Tiền -  một món quà vật chất dùng để trao đổi mà ai cũng muốn có, càng nhiều càng tốt.Tại sao vậy? Tiền có lẽ không là tất cả nhưng có tiền, cuộc sống của bạn mới có thể trở nên thoải mái hơn. Và ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng con người ta gần như đang ‘định nghĩa’ nhau bằng tiền. Cũng phải thôi, vì những người làm ra được nhiều tiền và biết cách tiêu tiền của chính họ thường là những người tài giỏi; điển hình như Warren Buffet, hay Jack Ma, … Thế nhưng, có một định nghĩa mới liên quan đến đồng tiền đã được những người giàu có nhất thành Babylon ‘phát hiện’ ra từ lâu: khi chúng ta có những suy nghĩ đúng đắn về đồng tiền và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, chúng ta sẽ giàu! Chúng ta không nhất thiết phải giỏi để trở nên giàu có, mà cái chúng ta cần là sự hiểu biết đúng đắn về tiền. Đó là một trong số 7 bài học, và còn rất nhiều bài học khác nữa mà tôi đã học được từ cuốn sách Người giàu có nhất thành Babylon của tác giả George Samuel Clason.

 

1.    Nỗ lực mới gặt hái được thành quả

Tôi nghĩ, có lẽ ai bây giờ cũng đều biết tới điều này, nhưng thực hiện được lại chỉ có một số ít. Ai cũng muốn được giàu sang sung túc, nhưng chẳng ai là muốn làm việc vất vả. Thế nhưng, để trở nên giàu có, chúng ta đều phải nỗ lực! Đó cũng là bài học đầu tiên được nhắc tới trong cuốn sách, để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự nỗ lực.

Bansir, một người thợ làm điêu khắc chữ ở thành Babylon, với mong muốn sẽ được giàu sang, có một cuộc sống sung túc, nên đã thương lượng với người giàu có nhất thành Babylon rằng nếu ông có thể chỉ cách để anh ta cũng trở nên giàu có như ông thì anh ta sẽ hứa dù có thức cả đêm cũng sẽ hoàn thành xong nhiệm vụ được giao trước sáng hôm sau. Và thế là người giàu có nhất thành Babylon đã đồng ý với thỏa thuận ấy. Suốt đêm đó, Bansir đã thức trắng để khắc chữ, cho dù lưng của anh ta mỏi nhừ, mùi của muội đèn dầu làm đầu anh ta nhức và hai mắt lờ mờ nhìn không rõ chữ. Nhưng cuối cùng, anh ta cũng đã hoàn thành công việc vào lúc bình minh. Và như đã thỏa thuận, người giàu có nhất thành Babylon đã kể cho Bansir nghe về bí quyết để trở nên giàu có. Đó là những bài học về đồng tiền sẽ được kể đến trong phần tiếp theo đây.

 

2.    Hãy trích một phần trong tổng số tiền mà bạn kiếm được để dành riêng ra cho mình.

Đúng vậy, ví dụ như khi bạn kiếm được mười đồng, thì bạn chỉ nên tiêu 9 đồng thôi, và để một đồng còn lại dành riêng cho mình. Tại sao chúng ta nên làm vậy? Bạn thử nghĩ xem nhé, chắc chắn rằng bạn sẽ phải trả tiền cho người thợ may quần áo, hay những người chăn nuôi,… để mua thức ăn và các vật dụng trong nhà nữa. Vậy số tiền bạn kiếm được trong tháng có còn là của bạn nữa hay không? Vì vậy, hãy dành 10% tiền lương của bạn là của riêng bạn, số tiền ấy bạn có thể đem đi đầu tư sinh lợi nhuận, tuy ít nhưng tích tiểu thành đại, một ngày nào đó số tiền ấy sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn đấy.

 

3.    Lên kế hoạch cho những khoản chi tiêu

Có những người kiếm được gấp 3, gấp 4 lần người khác, nhưng đến cuối cùng mọi người vẫn rỗng túi như nhau? Đã bao giờ chúng ta thắc mắc về vấn đề chi tiêu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày? Việc lập kế hoạch chi tiêu ngay sau khi bạn nhận lương hoặc đầu tháng là một việc vô cùng đơn giản, nhưng nó lại mang lại hiệu quả không ngờ. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch cho một tháng mới cũng thể hiện bạn là một người vô cùng chủ động đấy. 

Bạn đã biết tới phương pháp tư duy 6 chiếc lọ (JARS system) được tạo ra bởi triệu phú tự thân T. Harv Eker chưa? Đây là phương pháp khá hữu ích và bản thân mình cũng cảm thấy vô cùng hiệu quả khi làm theo phương pháp này. Đó là các bạn sẽ chia khoản tiền lương bạn nhận được vào 6 cái lọ. Lọ đầu tiên cũng là lọ to nhất dùng để chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, bạn hãy dành 55% tiền lương của mình vào đây; tiếp đến là 10% cho giáo dục đào tạo; lọ thứ 3 với 10% để tiết kiệm dài hạn; lọ thứ 4 với 10% để tiết kiệm đầu tư, lọ thứ 5 với 10% để thỏa mãn các hoạt động vui chơi; và lọ cuối cùng là 5% dành để cho đi.

 

4.    Mỗi đồng bạc là một người nô lệ làm việc chăm chỉ cho chính bạn

Việc giàu có của một người không chỉ căn cứ vào những đồng tiền nằm trong túi của anh ta, mà điều cần lưu ý hơn chính là số tiền thu nhập hàng năm của người đó. Bắt đầu từ một số vốn nhỏ, tôi đã mở rộng vốn cho vay và cho nhiều người vay.

Ngày nay, chúng ta có thể lấy số tiền mình tiết kiệm được đi đầu tư hoặc gửi ngân hàng; và còn rất nhiều cách khác nữa để bạn có thể làm cho đồng tiền của bạn ‘tự nhân đôi’.

 

5.    Bí quyết giữ gìn tài sản

Khi đã sở hữu được tiền, bạn phải biết cách giữ gìn cẩn thận, nếu không nó sẽ nhanh chóng vuột mất bởi những ham muốn nhất thời của bạn. Người trẻ chúng ta thường có xu hướng sau khi nhận lương là tiêu pha vào những gì mình thích trước khi tiêu vào những gì cần thiết vì nghĩ rằng mình còn nhiều tiền cho cả tháng. Thế nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Đừng để một phút bất cẩn mà khiến chúng ta rỗng túi nhanh chóng. Điều thứ 2 của bí quyết giữ gìn tài sản là trước khi bỏ vốn đầu tư, bạn phải lường trước những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giải quyết như thế nào cho thỏa đáng. Chúng ta không nên vì muốn có lợi nhuận lớn ngay trước mắt mà lơ là việc tìm hiểu xem ‘người đó’ có tin cậy hay không. Cái gì cũng đều có cái giá của nó, lợi nhuận cao thì rủi ro cũng sẽ cao và ngược lại.

 

6.    Hiểu rõ mình thật sự mong muốn gì, và đó có phải là điều xác đáng hay không.

Đó là câu chuyện về một chàng thanh niên nọ tìm đến Arkad - người giàu có nhất thành Babylon để vay tiền. Anh ta kêu rằng số tiền anh ta kiếm được không đủ để chi tiêu. Arkad đáp lại “Bây giờ, điều cần thiết nhất là cậu phải nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn để tiêu xài cho thỏa thích. Vậy cậu đã làm gì để tăng khả năng kiếm tiền của mình nào?”. Chàng trai ấy vội đáp rằng trong hai tháng anh ta đã đến gặp ông chủ để đòi tăng lương nhưng đều không được. Hẳn chúng ta đều thấy câu trả lời này khá buồn cười với suy nghĩ đơn giản ấy, bởi vì anh ta không hề có một chút nỗ lực nào, nhưng lại luôn mong muốn được tăng lương.

Vậy cần phải làm thế nào để có thể thực hiện những ước muốn của bản thân?

Trước tiên bạn cần phải hiểu rõ mình thật sự mong muốn điều gì, và đó có phải là điều xác đáng hay không. Chúng ta thường mong ước được giàu có nhưng chúng ta không biết rằng đang trong tình trạng nghèo khổ mà mong muốn được giàu có ngay thì chỉ là điều không thể. Nhưng nếu bạn mong ước có 5 đồng tiền vàng, thì đó chính là mong ước có mục đích rõ ràng cụ thể và nằm trong khả năng của bạn. Đây chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy bạn phải thực hiện cho bằng được. Và sau đó thì không có gì ngăn cản được bạn, với những cách thức tương tự như cách đã làm để có 5 đồng tiền vàng đầu tiên, tiếp tục có thêm 10 đồng vàng, 20 đồng vàng, 1000 đồng vàng… Thế là hiển nhiên bạn đã trở thành một người giàu có. Học hỏi phương pháp để đạt được một mong muốn nhỏ, tức là bạn đã rèn luyện và trang bị cho mình những khả năng để đạt được những mục tiêu lớn hơn. Đây là một tiến trình công việc mà qua đó sự giàu có sẽ dần dần tích lũy: trước hết là có được những món tiền nhỏ rồi sau đó là những món tiền lớn hơn.

 

Bài viết chi tiết bởi: Minh Trang – Bookademy

Ảnh: Minh Trang

 

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

 

Xem thêm

Những bài học của "Người giàu nhất thành Babylon" có thể được tóm tắt chỉ trong vài câu, nhưng phải mất cả đời để sống theo chúng. Trong cuốn sách ngắn này, tác giả George Clason đưa ra lời khuyên vượt thời gian, vượt qua mọi nền văn hóa và ranh giới. Những bài học này đủ chung chung để có thể áp dụng theo nhiều cách khác nhau bất kể bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.


Những điểm ông nhấn mạnh thực sự xuất hiện trong những câu chuyện ngắn mà ông kể. Chắc chắn ông có thể đưa tất cả chúng vào một trang, nhưng như vậy thì còn gì vui nữa. Bằng cách đặt chúng vào một câu chuyện cổ xưa, nó mang đến một chiều hướng bổ sung cho trí tuệ tài chính, và một chiều hướng mà không thể nắm bắt được nếu chỉ là một danh sách gạch đầu dòng. Có lẽ bạn sẽ đọc danh sách, đồng ý với nó, tự nhủ rằng "Thật tuyệt", rồi tiếp tục ngày của mình mà không thay đổi gì.


Chìa khóa của bất kỳ kế hoạch tài chính nào là sử dụng kiến thức và đưa kế hoạch vào hoạt động. Cho dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền, tiền sẽ không tự nhiên tích lũy trong tài khoản của bạn trừ khi bạn cố tình và cố ý để dành tiền sang một bên. Tiền bạc có cách biến mất, như bạn đã biết.


Vì vậy, sau khi bạn đọc cuốn sách, hãy ứng biến một kế hoạch hành động, sau đó thực hiện nó. Theo thời gian, bạn sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch của mình và bạn sẽ làm tốt hơn theo thời gian sau khi suy nghĩ lên xuống. Và chẳng mấy chốc bạn sẽ giống như "Người giàu nhất thành Babylon", giúp đỡ những người khác đạt được thành công.

"Người Giàu Có Nhất Thành Babylon" là tập hợp những hiểu biết ẩn dụ về trí tuệ tài chính và sự giàu có, được kể qua những câu chuyện ngụ ngôn của nhiều thế hệ đàn ông sống ở Babylon cổ đại. Những bài học được dạy có điểm tương đồng đáng kinh ngạc với những bài học của Rich Dad, Poor Dad - được xuất bản hơn 70 năm sau đó và những người hâm mộ cuốn sách Kiyosaki/Lechter sau này có thể sẽ thích cuốn sách cũ hơn này do Clason viết, được xuất bản vào những năm 1920. Tôi đã biết rất ít về Babylon trước khi đọc cuốn sách này. Mặc dù phần mở đầu có thảo luận về bối cảnh lịch sử của Babylon, nhưng bản thân cuốn sách *không* nói về thành phố này. Nó nói về tài chính theo nghĩa thực tế, từ nghèo khó đến giàu có nhất.


Lời kể ở ngôi thứ 3, từ vựng Kinh thánh và phong cách ngữ pháp khiến tôi bất ngờ, mặc dù khi tôi nhìn thấu đoạn hội thoại vào chính những câu chuyện, tôi thấy mình thích thú và thường gật đầu đồng ý. Những người nói tiếng anh không phải là người bản ngữ *có thể* vấp phải đoạn hội thoại của các nhân vật. Ví dụ: "Trong suốt những năm tháng tình bạn của chúng ta, chưa bao giờ anh nói chuyện như thế này trước đây...", hoặc "Có những skekels mà tôi đã ném một cách vô tư cho những người ăn xin, có những miếng bạc mà tôi đã dùng để mua đồ trang sức cho vợ mình..." sẽ không gây khó khăn nhiều cho độc giả bản xứ, mặc dù có thể gây mất tập trung cho những độc giả không quen với cách viết tiếng anh cổ.

Đây là kết luận. Cuốn sách này là một trong nhiều cuốn sách về các nguyên tắc kiểm soát tài chính của bạn. Nếu bạn có thể kiểm soát những gì bạn ăn, mức độ tập thể dục, bằng cấp giáo dục nào để theo đuổi, khi nào bạn thức dậy, khi nào bạn ngủ,... thì không có sự khác biệt nào trong việc quyết định bạn chi tiêu bao nhiêu và bạn tiết kiệm bao nhiêu (phải biết mục đích là gì!). Tất cả những gì bạn cần làm là đọc cuốn sách này cùng với tất cả các cuốn sách thông tin khác ngoài kia và áp dụng các nguyên tắc phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bạn. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu. Tất cả là về "nguyên tắc" và cách áp dụng nó. Phần mà nhiều người, giống như tôi trong quá khứ, dường như bỏ qua là bạn cần kiểm soát và tách mình khỏi tiền bạc về mặt cảm xúc. Nếu bạn có thể hiểu được mình kiếm được bao nhiêu, khi nào bạn phải trả và cần bao nhiêu để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cần thiết của mình (thôi nào, đừng quá tham lam), thì hãy suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ, lập kế hoạch và thực hiện và làm lại tất cả nếu bạn thất bại. Tôi nghĩ nó hiệu quả với tôi vì tôi đã loại bỏ phần "cảm xúc" ra khỏi phương trình và xử lý tiền một cách khách quan. Vậy cuốn sách này có giúp ích không? Chắc chắn rồi. Mỗi bài học giáo dục đều đáng giá một tấn hạnh phúc. Tôi nghĩ điều quan trọng là phải giữ quan điểm thực tế nhưng vẫn phải có thái độ kiên định mà không bỏ qua mọi sự giúp đỡ ngoài kia. Cuốn sách có giá bằng, nếu không muốn nói là rẻ hơn, một đĩa thức ăn nhanh. Tại sao không mua nó thay vì lãng phí vào đồ ăn vặt?