Xem thêm

Vì gia đình không phải một điều dễ dàng có được và vì những người chúng ta yêu thương chúng ta cần phải cố gắng, chịu đựng học hỏi và tìm hiểu không ngừng. Đó là nỗ lực đáng giá nhất cuộc đời con người
Hai mặt của gia đình là cuốn sách thứ ba nằm trong bộ sách viết về tâm lý gia đình của bác sĩ tâm lý Choi Kwang Hyun. Hai mặt gia đình đi sâu vào những vấn đề, sự trăn trở, bất hòa trong các mối quan hệ gia đình như giữa vợ và chồng, giữa con cái và cha mẹ. Sau mỗi câu chuyện, tác giả trình bày một số quan điểm dựa trên kiến thức tâm lý, nhằm mở rộng góc nhìn và đề xuất cách giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ cho độc giả.

Nhiều năm kinh nghiệm công tác trong tham vấn, từng có khoảng thời gian du học và làm công tác tham vấn trị liệu gia đình tại Đức, bác sĩ Choi Kwang Hyun nhận thấy nguyên nhân khiến cho nhiều người bị sang chấn, mắc hội chứng tâm lý nạn nhân. Hầu hết niềm đau, nỗi buồn ấy đều bắt nguồn từ gia đình. Gia đình là tổ ấm, là nơi san sẻ tình yêu thương và sự quan tâm nhưng gia đình cũng có thể trở thành mảnh vườn nuôi dưỡng những hạt giống bất hạnh. Sự mệt mỏi, căng thẳng bất hạnh trong mối quan hệ, trong hôn nhân, ngày một gia tăng lên nhưng chưa có nhiều người cảm thấy thoải mái, sẵn sàng tìm đến với hoạt động tham vấn.

Vì có những tiếc nuối trong quá trình tư vấn, đồng thời tác giả mong muốn hỗ trợ mọi người, ngay cả khi họ chưa từng học về tâm lý hiểu được gốc rễ của những bất hạnh từ gia đình. Qua đó, mọi người có thể học cách xây dựng các mối quan hệ, tạo ra các tương tác lành mạnh trong cuộc sống.

Vì lẽ đó, tác giả Choi Kwang Hyun chọn viết cuốn sách Hai mặt của gia đình. Hai mặt gia đình làm rõ những khía cạnh phức tạp, mâu thuẫn trong gia đình. Những thách thức tưởng chừng là kết quả của số phận không may mắn, thực chất lại là sự tái hiện của những đau thương lặp đi lặp lại từ đời ông bà, cha mẹ truyền sang con cháu.

“Tuổi thơ bất hạnh biến chúng ta thành những người liều mình tìm nước trên sa mạc. Thế nhưng vì mãi không thể tìm thấy nên chúng ta cứ lang thang giữa sa mạc để tìm nước. Điều chúng ta cần làm không phải tìm kiếm nguồn nước trên sa mạc mà là tìm cách thoát khỏi chúng.”

“Không phải chỉ khi làm tốt những điều thế gian đòi hỏi bạn mới là người có giá trị, mà chỉ cần bạn tồn tại thôi, điều đó cũng đủ khiến bạn quan trọng và đáng được yêu thương rồi". (Yêu những điều không hoàn hảo – Đại đức Hae Min). Cuốn sách kinh điển của Đại đức Hae Min, sách gối đầu giường của nhiều độc giả trẻ Hàn Quốc và khắp thế giới. Những tâm sự giản dị của Đại đức Hae Min, hoá ra có sức nặng thuyết phục, thấm thía vô cùng…

Mỗi chương sách là một sự gợi mở không chỉ về cuộc sống xung quanh mà còn về chính bản thân ta: về gia đình, về những mối quan hệ, về bản tính bên trong ta và cả những dũng khí, cả sự chấp nhận… Thông qua đó, đại đức Hae Min muốn gửi gắm “dù đang sống giữa thế gian đầy rẫy những điều không hoàn hảo; ta vẫn không ngừng yêu thương những điều không hoàn hảo ấy” và quan trọng nhất, hãy luôn yêu lấy chính sự “không hoàn hảo” của bản thân mình.

Cuốn sách hay chữa lành những vết thương lòng, giúp bạn làm hòa với chính mình, yêu lấy những điều không tròn trịa ở bản thân và xung quanh, không làm nạn nhân của một thế giới cầu toàn luôn tuyệt vọng phấn đấu cho sự hoàn hảo.

Choi Kwanghyun là một tác giả tâm lý nổi tiếng với tác phẩm “Hai mặt của gia đình". Khi đọc “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về", bạn sẽ nhận ra rằng con người thường khá cố chấp sống trong một thế giới mà họ tự giới hạn mình trong tâm trí. Một tổn thương thuở nhỏ, một lần cãi vã hay không được người khác công nhận rất dễ khiến họ “ghim" lại trong lòng và tự lên phương án phòng vệ cho mình. Đó chính là rào cản khiến chúng ta không tài nào chạm tay đến hạnh phúc đích thực.

Cuốn sách đã liệt kê ra 8 đặc điểm cơ bản nhất của những con người có “đứa trẻ bên trong bị tổn thương” đồng thời phân tích một cách dễ hiểu, gần gũi nhất thông qua các trường hợp tham vấn để người đọc có thể nhận biết được mình đang ở dạng phức cảm nào, biểu hiện vô thức như trốn chạy, làm hài lòng người khác, nổi nóng bất thường…có nguồn cơn bắt đầu từ đâu, loại tổn thương nào sẽ chuyển hóa thành một phần tính cách trong ta.

Cuối cùng, tác giả đưa ra 6 bước làm hòa với đứa trẻ bên trong thông qua việc thừa nhận, ghi chép và đặc biệt là đặt tên cho những đứa trẻ ấy. Bằng tình thương và những điều tươi sáng tích cực nhất, Choi Kwanghyun một lần nữa đã thuyết phục trái tim mình đồng thời cũng khiến mình mở ra một cánh cửa tự chữa lành.

Nếu như “Hai mặt gia đình” là bức tranh toàn cảnh, “Góc khuất yêu thương” là cỡ trung của một khung hình nói về mối quan hệ gần gũi nhất thì “Trong mỗi chúng ta có một đứa trẻ cần vỗ về” chính là thấu kính của cận cảnh giúp bạn soi tỏ nỗi lòng mình. Như một phòng trị liệu qua những trang giấy, Choi Kwanghyun sẽ giúp bạn gỡ bỏ từng khúc mắc mà chính bản thân đã tự thắt nút lúc nào không hay. Đây là cuốn sách hay chữa lành mà bạn có thể đọc lại được khi bạn thấy mình vẫn còn nhiều điều chông chênh. Đã đến lúc nỗi buồn, vết thương và bao hờn tủi được đem ra ánh sáng và hong khô. 

"Hai mặt của gia đình" là một cuốn sách có nội dung không quá hàn lâm. Vì hướng tới đại chúng nên mặc dù có nhiều vấn đề về tâm lý nhưng dưới ngòi bút của tác giả chúng đều được diễn giải một cách khá dễ hiểu, gần gũi bằng các ví dụ minh họa trong cuộc sống.

Cuốn sách này cũng hoàn thành khá tốt vai trò cung cấp những hiểu biết sơ bộ về các ảnh hưởng của gia đình lên mỗi cá nhân. Giải thích cho chúng ta về những mâu thuẫn phát sinh trong gia đình, chủ yếu là đến từ tuổi thơ của mỗi người.

Con cái được nuôi dưỡng từ những người cha mẹ có tuổi thơ hạnh phúc thường thường sau này chúng cũng sẽ có một gia đình hạnh phúc.

Có người nói con cái chính là tấm gương phản chiếu 1 phần của cha mẹ, điều này thật không hề sai chút nào. Những cảm xúc, hành vi, kiến thức mà cha mẹ dành cho con cái từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành sẽ chính là yếu tố quyết định tâm lý vững mạnh, tự tin, vui vẻ hay nhút nhát, cộc cằn, nóng giận của chúng.

Gia đình là tổ ấm nơi nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, nhưng đồng thời đó cũng là nơi dễ làm ta đau đớn nhất. Có lẽ với nhiều bạn, nhiều hoàn cảnh sau khi đọc xong cuốn sách này cũng sẽ vô tình nhận thấy hình bóng mình đâu đó trong đây.

Một thời gian dài đọc tâm lí nhưng mình nhận thấy vấn đề của cá nhân chưa thật sự giải quyết. Cho đến khi đọc được những quyển  sách viết về đứa trẻ bên trong, cuộc sống thuở nhỏ ở gia đình, những ảnh hưởng của gia đình đến một con người. Trong những quyển tâm lí mình đọc thì đây chỉ là một nhánh nhỏ của tâm lí học phát triển. Nhưng theo mình đây thực sự ảnh hưởng đến cả một cuộc đời của một con người.

Mình đã từng gặp những người bạn họ yêu tha thiết ba mẹ họ nhưng họ cũng căm ghét ba mẹ họ. Cũng giống như cảm giác vừa yêu thương ba mẹ vừa tránh né ba mẹ của mình. Những cảm giác thuở nhỏ như được yêu thương, được quan tâm, được tin tưởng, được thuộc về…nếu không được thoả mãn thì nỗi đau có thể kéo dài cả cuộc đời. Đứa con căm ghét ba mẹ cư xử với mình như thế và sau đó cũng bước vào cuộc sống gia đình với một bản sao y chang như thế. Tất cả cứ như một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát. Thế nên trang bị thêm tâm lí, tìm hiểu đến tận cùng để chấm dứt những tổn thương là điều cần thiết. Hiểu mình, hiểu ba mẹ và thương đủ nhiều để con mình đừng khổ như thế nữa.

“Hai mặt của gia đình” được đông đảo độc giả đón nhận, trở thành một trong những tác phẩm best-seller của nhà văn Choi Kwang Hyun, đã bán được hơn một triệu bản tại Hàn Quốc và được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Sách đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình, các chuyên gia tâm lý học, và các độc giả tại Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. 

“Hai mặt của gia đình” là một tác phẩm xứng đang có trong tủ sách của mỗi gia đình. Tác giả Choi Kwang Hyun đã thành công trong việc truyền tải ý nghĩa của sách và tạo ra một tác phẩm ảnh hưởng lớn trong đời sống của độc giả. Dù bạn là ai, bạn cũng có thể tìm thấy điểm chung trong cuốn sách này và tìm thấy sự đồng cảm. Đặc biệt, cuốn sách này có giá trị cao đối với thế hệ trẻ GenZ hiện nay. GenZ là thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nhưng cũng đầy nhạy cảm và dễ tổn thương. “Hai mặt của gia đình” giúp độc giả trẻ tuổi hiểu rõ hơn về tình yêu trong hôn nhân, những mặt trái của gia đình. Bằng những phân tích sâu sắc, sách giúp các bạn trẻ hiểu nguyên nhân và cách ứng xử thiết thực để giải quyết những mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình.

Tựa sách về chủ đề gia đình này gồm 4 chương, mỗi chương tập trung vào một khía cạnh khác nhau của mối quan hệ gia đình, như: tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ vợ chồng, mâu thuẫn giữa các thế hệ, lý do đằng sau việc chọn bạn đời,…

Nội dung sách “Hai mặt của gia đình” xoay quanh những nhân vật có câu chuyện tuổi thơ đầy tổn thương và xúc động, cùng hành trình hàn gắn trái tim của họ. Mở đầu tác phẩm, tác giả Choi Gwanghyun chia sẻ trải nghiệm ngày đầu trở thành giảng viên đã phải đối mặt với vấn đề từ một sinh viên trong lớp học. Qua quá trình tìm hiểu, ông khám phá ra những tổn thương sâu sắc từ quá khứ của cậu sinh viên, lý giải cho hành vi bồng bột và phẫn uất của cậu.

Tiếp theo, tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới nội tâm của những người từng trải qua tuổi thơ bất hạnh. Đó là những đứa trẻ lớn lên trong thiếu thốn tình thương, bị bạo hành hoặc từng bị bỏ rơi. Những câu chuyện này cho thấy ảnh hưởng to lớn của tổn thương tuổi thơ đối với tâm lý và hành vi của con người khi trưởng thành.

Không phải là tập trung mổ xẻ chi tiết những bất hạnh của trẻ thơ, điểm sáng của tựa sách “Hai mặt của gia đình” chính là những lời khuyên thiết thực được tác giả chia sẻ để giúp độc giả xoa dịu những tổn thương. Tác giả khuyến khích người đọc nên trò chuyện với đứa trẻ bên trong nội tâm, thừa nhận cảm xúc của bản thân và học cách yêu thương chính mình.

Xuyên suốt quyển sách, độc giả được hiểu thêm về rất nhiều khái niệm khác nhau, ví dụ điển hình cho khái niệm sự chuyển di về mặt tâm lý, là khi sự tổn thương lại được phóng chiếu, dán chặt lên người khác, điển hình là con cái của họ (hoặc mối quan hệ gần gũi). Tổn thương tuổi thơ chính là khiếm khuyết khó có thể quên đi hay mãi mãi được chôn chặt ở đâu đó trong trí nhớ, đó là ngọn nguồn của hàng loạt hành động, trạng thái, hành vi sau này. Hoặc “Các ký ức về sang chấn luôn tiềm ẩn vô thức bên trong chúng ta, và lưu lại dấu ấn cố định” nó lưu lại trên cơ thể những dấu vết bạo hành, hay tâm lý bị gạt bỏ, không công nhận, cho đến hai mươi năm sau mới xuất hiện trở lại, rồi họ lấy đó làm nôi với thế hệ sau của mình.

Tác giả cũng không quên nhắc đến việc chúng ta sẽ xử lý, đối diện các vấn đề đó như thế nào, nhưng trước tiên. Người bị tâm lý (còn gọi là chủ động), hay người bị động (bị tâm lý gián tiếp), họ đều có xu hướng trốn tránh không nhìn vào quá khứ, hoặc dùng phương thức nghiện một cái gì đó để quên đi. Người bố quá khứ bị bố mẹ bạo hành bằng lời nói, dùng những từ ngữ khó nghe để lăng mạ, chê bai. Để sau này, người bố dùng sự khiếm khuyết đó áp đặt lên con cái của mình. Người bố không biết vì sau gia đình lại luôn trong trạng thái bất ổn, không biết vì sao con cái lại không thích về nhà, cũng không biết bản thân phải làm gì cho đến khi được tham vấn tâm lý học gia đình. 

Hai Mặt Của Gia Đình được viết bởi tác giả Choi Kwang Hyun – nhà tư vấn tâm lý hàng đầu của Hàn Quốc. Là một chuyên tham vấn về khúc mắc tổn thương tâm lý, những câu chuyện tiêu cực sẽ được vén lên sau hai chữ gia đình, về mối liên kết bám rễ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý các thành viên trong gia đình. Đều được tác giả liệt kê và miêu tả tâm lý, hành vi, hậu quả, đồng thời giải quyết các vấn đề như một người hướng dẫn tận tâm. 

Quyển sách thực sự có ích cho bậc cha mẹ đang tìm hiểu vấn đề nuôi dạy con, hoặc các cặp vợ chồng đang loay hoay, rối rắm trong mối quan hệ mang tên gia đình. 

Độc giả có thể thấy gia đình là nơi cốt cán nuôi dạy, chăm sóc những đứa trẻ như một mầm non, là nơi chúng được lớn lên, được học cách đi đứng, nói năng, được chăm bẵm bằng tình yêu thương của những thành viên. Hoặc không, chúng vẫn trưởng thành, nhưng lại khiếm khuyết về tâm lý, suy nghĩ, một sự tổn thương ảnh hưởng trầm trọng đến mãi sau này.

Đó là một trong số ít lý do tác giả mong muốn sự phổ biến về tâm lý học gia đình sẽ là sự cần thiết, để có thể lý giải vì sao mầm non ấy lại lớn lên theo cách như thế kia, hoặc tự nhận thức vấn đề trong gia đình mình, hiểu được mức độ cần phải xử lý và thay đổi,.. vì theo người Việt Nam, đại đa số đều nghĩ rằng việc chữa trị bằng tâm lý tốn kém và tốn thời gian: “Vậy nên, tôi thấy cần có hướng tiếp cận đại chúng hơn, giúp người đọc có thể hiểu tâm lý học gia đình ở mức độ thường thức, khi các nhà thâm vấn tâm lý còn quá xa lạ và việc tham vấn thực sự rườm rà”.

Chúng ta thường tâm niệm rằng về nhà là trở về với mái ấm yêu thương, bình yên, nhiều nhung nhớ và gắn bó. Nhưng đâu đó, vẫn có những trường hợp, về nhà lại đem đến những xúc cảm áp lực, mỏi mệt và cố gắng. Đâu là nguyên nhân?

Chúng ta có thể tham khảo cách lý giải tiến sĩ Choi Kwang Huyn - hiện là Trưởng khoa Tham vấn gia đình, Trường Đại học Hansei, đồng thời là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trị liệu Gia đình và Sang chấn.

Với kinh nghiệm tham vấn tâm lý cho rất nhiều trường hợp có khúc mắc về tổn thương tâm lý xuất phát từ gia đình, tác giả cho rằng gia đình là nơi ẩn chứa những mâu thuẫn tâm lý vô cùng tinh vi, đến nỗi những thành viên tồn tại trong đó cũng không hề hay biết.

Cuốn sách cũng phân tích, mổ xẻ hàng loạt những tình huống xoay quanh cuộc sống gia đình như: ngoại tình, chứng nghiện một điều gì đó, lựa chọn người bạn đời tương đồng…

Từ đó, sách giúp độc giả nhận thức đầy đủ nguyên nhân của sự việc, đồng thời tìm được cách chấp nhận và xoa dịu những tổn thương trong lòng.

Điều gì cũng có thể có mặt trái và gia đình cũng vậy. Cuốn sách giúp chúng ta thẳng thắn đối diện điều mà chúng ta vốn luôn muốn né tránh, không thừa nhận; giúp chúng ta mạnh mẽ vượt qua những rào cản tâm lý để hiểu sâu hơn về những nguyên do xung đột của mối quan hệ gia đình trong quá khứ lẫn hiện tại.

Bóc trần về gia đình không phải để khơi lại những tội lỗi, hay giày vò những đau thương mà là để tìm ra hướng đi cho hiện tại và tương lai, để xây đắp một gia đình hoàn hảo.

Thế nên, cuốn sách không chỉ đi tìm lời giải cho sự đổ vỡ của những mỗi quan hệ hiện tại của mỗi người thông qua những mặt khuất của gia đình, mà còn đề xuất cách giải quyết đối với các vấn đề gia đình nhức nhối, những cơ chế phòng vệ tổn thương tâm lý từ gia đình.

Đây thực sự là cuốn sách chữa lành thật đáng đọc vào dịp đầu năm mới, giúp chúng ta có lời giải cho bí mật của một gia đình hạnh phúc.