Xem thêm

Lại một lần nữa tôi tới muộn “bữa tiệc”- Lần này là bữa tiệc của Sally Rooney- và thậm chí bây giờ, tôi còn tới nhầm địa chỉ bởi vì tôi không đọc quyển sách mới, hot của cô ấy, chính là vì tôi không muốn là người thứ 74 trong danh sách chờ tại thư viện địa phương. Cô ấy là một hiện tượng lớn trong giới sách, vậy mà bây giờ tôi mới bắt đầu tìm hiểu mọi điều về cô ấy. Đây là hậu quả của việc dành nhiều thời gian để “nghiện” những thứ như John Updike ( một lần nữa tôi cũng lại đến muộn “ bữa tiệc” nhưng tôi biện minh rằng tôi chưa sinh ra khi ông ấy đang ở thời kì đỉnh cao). À, tôi có thể hiểu tại sao cô ấy có nhiều người hâm mộ đến vậy. Tôi “ nuốt” quyển sách khá nhanh khoảng 2 ngày. Nó dễ đọc vì viết khá tốt và cũng vì nó cuốn hút ( ít nhất là khúc đầu ). Cuốn sách nói về mối quan hệ của một cặp đôi trẻ người Ireland, Marianne và Connell. Mối quan hệ của họ thì bất ổn, lúc gần, lúc xa, họ có lúc bên nhau, lúc lại rời xa, và học giao tiếp với nhau lúc thì tốt lúc thì tệ. Cuốn sách “Giữa Hai Chúng Ta” làm tôi cảm giác như một thú vui tội lỗi- nó cho ta cái nhìn thấu đáo về cuộc sống riêng tư của cặp đôi này, giống như một cuốn tiểu thuyết thương mại, nhưng lại có chất lượng văn phong và sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý, khiến nó trở nên "văn học" hơn.

Việc nói rằng bạn đã đọc một cuốn sách hay có một quan điểm cứng rắn về chính trị trở thành một hành động thể hiện sự vượt trội, trong khi thực tế là việc có kiến thức về những điều này và quan tâm đến chúng lại mang đến cho Marianne một cơ hội dễ dàng để hòa nhập vào nền văn hóa này. May mắn thay, Rooney đã tránh khiến người đọc có ấn tượng rằng Connell và Marianne là những người real và những người còn lại thì giống như “kẻ giả tạo” trong tác phẩm của Salinger. Điều này được ngụ ý, nhưng được xử lý khá khéo léo. Mặc dù Rooney đôi khi có những nhân vật phụ là kiểu người ở đại học hài hước, nhưng các nhân vật chính của cô lại rất tinh tế và phức tạp, đến nỗi, khi kết thúc cuốn sách, bạn sẽ cảm thấy như mình đã chia sẻ thời gian với những con người thực sự vậy. Cả Marianne và Connell đều có những vấn đề, đặc biệt là Connell với những rắc rối về tình dục hay ấn tượng của anh về Marianne là “hư hỏng”, nhưng Rooney đã dành thời gian để khám phá cảm xúc của họ một cách sâu sắc, điều này mang lại cho họ một cảm giác chân thực. Không giống như cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất trong Conversations, Normal People được kể từ một góc nhìn thứ ba không thiên vị, hay phán xét về các nhân vật. Bạn sẽ thấy những khuyết điểm của họ, những lý do hay nỗi buồn sâu kín của họ, nhưng người đọc sẽ tự quyết định phải hiểu họ như thế nào. Có những lúc bạn sẽ cảm thấy ghê tởm hay thất vọng với một trong hai nhân vật, nhưng cũng có lúc bạn thật sự cảm thông với họ. Giống như cuộc sống, không có gì trên mạng xã hội là đơn giản. Khi cuốn tiểu thuyết tiến triển hơn, cái nhìn về tình trạng cảm xúc của họ cũng thay đổi, đạt đến cao trào khi Connell có những suy nghĩ tự tử và Marianne cảm thấy mình vô nghĩa trong thế giới này. May mắn thay, Rooney đã xử lý những chủ đề này một cách khéo, nắm bắt được cảm giác trầm cảm mà không làm đẹp hóa chúng hay sử dụng chúng như một công cụ trong cốt truyện. Tương tự là cuộc sống gia đình của Marianne, với người cha bạo hành đã mất, người mẹ gần như vắng mặt và người anh trai yếu đuối nhưng lại bạo hành cô. Cách mà những yếu tố này hình thành một con người được thể hiện khá tốt – mặc dù có một số vấn đề trong cách Rooney thể hiện sự thống trị tình dục mà sẽ được nhắc đến sau – và tác động mà mọi người có đối với sự phát triển và bản sắc của nhau được miêu tả như một nỗi buồn và một niềm vui xuyên suốt cuốn sách này.

“Đó là tiền, thứ chất liệu khiến thế giới trở nên thực hơn. Có điều gì về nó vừa đồi bại, vừa quyến rũ .”

Một điều tôi có thể chắc chắn là bạn không muốn gặp bất cứ nhân vật nào trong cuốn sách này trong đời đâu. Đánh giá của tôi hôm nay sẽ chỉ về cách viết và cách mà con người có thể trở thành những kẻ thô lỗ, và cuộc sống thì cứ bình thường như vậy. Đây là một trong những cuốn sách hiếm hoi mà cách viết là như thế, nhân vật cũng là như thế (làm người đọc khó chịu suốt cả cuốn sách). Có điều gì đó trong cuốn sách, cách viết và các nhân vật cảm giác rất thật. Vâng, nó thể hiện tình yêu như một câu chuyện tình yêu tồi tệ trong cuộc sống (tôi còn không chắc liệu tôi có thể gọi nó là như vậy không nữa), bắt nạt và phân biệt đối xử, cách mà cuộc sống thay đổi từ trường học đến đại học rồi đến đời sống trưởng thành. Vâng, không phải tất cả đều là hoa hồng và mây bông. Nhưng đôi khi nó lại quá thảm hại và tuyệt vọng. Đến lúc này, tôi chỉ muốn hát bài The Heart Wants What It Wants của Selena Gomez 🤦 

(À... ***Mọi người: Cách viết tệ quá! Bạn gọi đó là đối thoại hợp lý à??? Tôi không thể phân biệt ai đang nói gì và ai nói cái gì? Tôi: Tôi có thể đọc tiếng Anh. Vậy nên tôi đọc được. Tôi đã quen với nó từ trang thứ 2. ***Mọi người: Các nhân vật đều khó ưa. Các nhân vật chính thật thảm hại. Tôi: Chỉ là những người rối loạn như bạn và tôi thôi. ***Mọi người: Câu chuyện chẳng có cốt truyện gì cả. Tôi: Cuộc sống của tôi cũng chẳng có cốt truyện gì cả. Nó chỉ là chuỗi những ngày tháng mà thôi. Giống như chuỗi tháng năm trong cuốn sách này. ***Mọi người: Câu chuyện thật kỳ lạ. Tôi: Chính xác. Giống như các câu chuyện của Murakami. (Tôi cũng sẽ nói những điều giống vậy nếu tôi không thích cách viết! Cuối cùng thì, cách viết hay luôn cứu vãn cả câu chuyện!).

Việc cứ quay đi quay lại với những lời xin lỗi và hối hận không ngừng “ Anh biết nhưng anh yêu em” quá là khó chịu và phát cáu. Marianne  tự hạ thấp bản thân vì cô ấy cảm thấy không xứng đáng là điều vô nghĩa nhất tôi từng đọc đó. Có một thứ được gọi là TRỊ LIỆU đó cô gái. Có lẽ cô nên thử đi. Tôi hiểu cho Marianne vì những điều cô ấy đã trải qua và cách gia đình đối xử với cô ấy nhưng mà cô ấy không bao giờ cố gắng làm gì cho bản thân mình cả. Kể cả tới lúc cuối cùng. Ai sẽ đứng về phía bạn khi mà bạn còn không muốn đứng về phía mình? Tất cả những nhân vật trong cuốn sách này cần trị liệu đó. Mối quan hệ của họ cảm giác như chỉ có thể xác. Không có kết nối không có hợp nhau gì cả. Tôi còn không hiểu sao học yêu nhau nữa ? Nếu họ không bao giờ gặp lại ở đại học thì tốt biết mấy. Marianne bị ảo tưởng quá vì nghĩ Connell muốn nhiều hơn là chỉ lợi dụng cô ấy vì tình dục. Anh ta thương hại cô và nghĩ đó là tình yêu. Marianne không nhận ra thiệt hả ? Bỏ qua những cảnh quan hệ thì bạn sẽ thấy không còn cốt truyện gì hết. Họ không đi hẹn hò với nhau vì nghĩ rằng việc quan hệ sẽ giải quyết mọi vấn đề. “ Tôi không phải là một người mê tín nhưng tôi thường nghĩ Chúa đã tạo ra em là dành cho anh” Không đời nào đâu, Connell, anh chỉ đang lừa dối bản thân mình như khi anh nói anh yêu Marianne.

Mở đầu, ta bắt gặp Connell và Marianne, 2 bạn trẻ lớn lên ở phía Tây Ireland. Marianne xuất thân từ gia đình giàu có còn mẹ của Connell, Lorraine là người giúp việc trong gia đình xa hoa đó. Lúc bắt đầu câu chuyện, cả hai đang ở năm cuối trung học- Connell là một dân thể thao nổi tiếng ở trường còn Marianne thì bị cô lập. Họ thân nhau dù 2 người ở 2 cuộc sống hoàn toàn khác xa nhau. Khi họ học đại học ở Dublin, hoàn cảnh của họ đã được hoán đổi cho nhau- Marianne tham gia vào một nhóm mà sự thông minh và dí dỏm của cô ấy được mọi người yêu mến. Còn Connell thì lầm lì và khó kết bạn. Câu chuyện theo chân mối quan hệ chập chững của họ qua nhiều năm- họ từ những người bạn rồi lại trên tình bạn, rồi không biết sẽ tới gì nữa ? Họ là một phần không thể thiếu của nhau bất kể họ có ra sao. Rooney rất khéo léo trong việc miêu tả những mối quan hệ phức tạp - cách mà ảnh hưởng của một người có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc đời người khác, và cách những hiểu lầm nhỏ có thể trở thành nỗi đau lòng lớn. Một lúc, Connell nhận ra rằng việc trở thành một cặp đôi cũng có thể giúp khẳng định sự tồn tại của mình: "Khi được biết đến là bạn trai của cô ấy, anh ấy đã trở nên có chỗ đứng trong xã hội, được công nhận là một người có giá trị, là người mà những khoảng lặng trong cuộc trò chuyện sẽ được coi là suy tư thay vì vụng về xã hội." Cô ấy cũng rất nhạy bén trong việc mô tả hành trình từ tuổi thanh thiếu niên đến trưởng thành, giai đoạn mà bạn rời xa tổ ấm để đối mặt với thế giới và cuối cùng gặp được những người có cùng sở thích, tự tin, hứng khởi nhưng cũng đầy lo lắng: "Họ đến trường đại học mỗi ngày để tham gia những cuộc tranh luận sôi nổi về những cuốn sách mà họ chưa bao giờ đọc."