Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn
Xem thêm

Người lớn chúng ta thường cho rằng có được những đứa con ngoan là điều tuyệt vời nhất trên đời, bởi vì chúng chẳng bao giờ gây ra nhiều vấn đề trầm trọng, chẳng phá phách, và cãi lời, chẳng phản bác hay bướng bỉnh. Thế nhưng cơ chế mệnh lệnh - vâng lời này rất có thể gây ra 2 chiều hướng tiêu cực trong sự hình thành nhân cách và tâm lý của 1 đứa trẻ “ngoan”.

Thứ nhất: Chúng luôn đeo mặt nạ, che dấu đi cảm xúc thật của mình để làm hài lòng bố mẹ.

Nhưng thực chất bên trong là những diễn biến tâm lý phức tạp, những bất mãn luôn luôn được kìm nén, những suy nghĩ mà chúng không bao giờ bộc lộ hoặc không dám bộc lộ; từ đó sinh ra những triệu chứng nổi cáu bất chợt, hoặc xuất hiện những cảm xúc cay đắng không nguôi vì “hư” là một hành vi chúng “không được phép thể hiện”.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng những diễn biến tâm lý ngầm này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể gây ra triệu chứng thần kinh và những hành vi lệch chuẩn ở trẻ mà bố mẹ không thể biết. Cuối cùng chúng không tự kiểm soát được bản thân và đánh mất chính mình.

Thứ hai: Chúng sẽ không có quan điểm hay lập trường cá nhân, và chỉ biết làm theo những gì được bảo.

Vì ngay từ bé chúng đã được dạy cách vâng lời và làm theo, không được phản bác, cũng không có quyền thay đổi. Chúng không được hình thành tư duy phản biện, cũng không có thói quen tranh luận để giải quyết vấn đề, càng không có khái niệm với việc tự chịu trách nhiệm về hành vi mà chúng gây ra. Kết quả là chúng không mấy khi có tiếng nói trước đám đông hay tập thể, lập trường và quan điểm cá nhân không vững vàng, dễ bị lôi kéo và dụ dỗ, dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, dễ đánh mất bản thân mình.

Và rõ ràng cả 2 kết quả trên đều không phải điều mà bất cứ phụ huynh nào mong muốn. Hầu hết chúng ta, trong sâu thẳm, đều mong muốn con cái biết độc lập suy nghĩ, tự chủ trong các mối quan hệ xã hội, bạn bè, quyết đoán hoặc dũng cảm trước mọi thử thách khó khăn.

Vì vậy đừng kỳ vọng con luôn luôn vâng lời, mà hãy mong rằng con luôn thành thật với mọi cảm xúc, đừng bắt con trở thành người mà cha mẹ mong, hãy để con làm những gì mà con có thể làm tốt nhất. Đừng áp đặt bằng mệnh lệnh, hãy chỉ bảo bằng lý lẽ và sự kiên nhẫn.

Thay vì cấm đoán thì hãy định hướng và đưa ra lời khuyên, hãy để cho con tự quyết rồi dạy chúng biết chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình. Bạn không cần phải lấy tình yêu thương để làm công cụ kiểm soát khiến con trở nên ngoan ngoãn, mà hãy là điểm tựa để con tự tin thể hiện bản thân mình và hoàn thiện nhân cách theo một hướng tích cực nhất.

Nếu như con trẻ có thể tự kiểm soát cuộc sống của mình và cha mẹ là người cho họ có khoảng không đó chắc chắn con trẻ sẽ phát triển theo hướng tốt hơn khi cha mẹ là người kiểm soát, bởi vì một sự nhầm lẫn tai hại: “Kiểm soát khiến việc nuôi dạy con trẻ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn, bởi vậy càng khiến bậc làm cha mẹ không tình nguyện chuyển giao quyền lực. Khi con trẻ lớn dần, bắt đầu tự ý thức, có mong muốn tự lập, một số phụ huynh vẫn không muốn từ bỏ sự kiểm soát với con mình. Các bậc phụ huynh này thường luôn miệng cho rằng “vì muốn tốt cho con”, “vì quá yêu thương con”, nhưng thực chất họ đang kiểm soát cuộc sống của con cái, phủ nhận nhân cách độc lập của trẻ, can thiệp và cản trở sự trưởng thành tự lập của chúng, đồng thời gây nên những tổn thương tinh thần dai dẳng cho con cái”.

“Chân Thành, Cảm Thông và Thấu Hiểu”, chính là ba điều bản thân mình kết lại được sau khi đọc qua 10 chương của quyển sách tâm lý này. Đừng cố gắng đặt mình vào thế bị hại, vì chúng ta vẫn có thể làm khác đi một đứa trẻ hiểu chuyện vẫn thường thấy, và chỉ là đôi khi ba mẹ không thể giải thích việc họ đang làm, nhưng chủ yếu mọi thứ cũng chỉ xuất phát từ tình yêu mà thôi: “Trong lòng người mẹ này, cuộc sống của con trai chính là cuộc sống của bà ấy. Con trai ăn không ngon, ngủ không yên đều là trách nhiệm của bà, cho dù con đã lớn khôn bà vẫn không muốn tách khỏi cuộc sống của con mình. Bởi vì bà gần như không có cuộc sống riêng cho mình”. 

Xin cha mẹ hãy để cho con lớn, chỉ cần con ngã hãy động viên con đứng dậy thay vì đỡ con. Ngược lại, khi cha mẹ không biết phải làm sao, con cái hãy thấu hiểu tâm lý đó mà lắng nghe nỗi lòng của họ. Bởi vì con cái là tất cả của cha mẹ, nhưng ngoài cha mẹ ra con cái còn nhiều  mối quan hệ và nhiều thứ khác để khám phá… Đích đến cuối cùng của mọi người chẳng phải là đứa trẻ ấy biết mình thực sự muốn và cần gì hay sao? Vì khi đến một khoảnh khắc quan trọng trong đời, chỉ mong đứa trẻ ấy có thể tự đưa ra quyết định cho mình.

Có hai hướng đối nghịch nhau trong 2 chương đầu mà tác giả nhắc đến, nếu như chấp nhận bị kìm hãm, quản thúc để sống theo ý muốn của bố mẹ thì ngược lại, nổi loạn, tự quyết định cuộc đời chính mình là điều mình muốn đề cập: “Khi bạn đặt phần lớn quyết định đời mình dựa vào việc có làm cha mẹ vui lòng hay không, bạn đã đang từ bỏ quyền tự do lựa chọn của chính mình”.

Khi đứa trẻ nổi loạn, cũng chính là lúc chúng thực sự biết mình đang muốn làm điều gì, là lúc chúng đuổi theo nguyện vọng và ngọn lửa tự do bên trong mình, tự phá chiếc kén của chính mình khi bố mẹ đã góp phần bóc hộ chiếc vỏ sau đó thay thế bằng chiếc lồng tâm lý yêu thương của mình, đó cũng là lúc sự phản nghịch trong mọi cuộc tranh chấp bắt đầu nổ ra: “Nếu các bậc làm cha mẹ không thấy được tính hợp lý của vấn đề này, lại phản ứng bằng cách dùng vũ lực trấn áp, can thiệp thô bạo vào quá trình này thì chỉ gây thêm trở ngại cho sự trưởng thành của con trẻ”. 

Mọi thứ đều có lý do để bắt đầu và tác giả giải thích việc con trẻ nổi loạn không phải là sự đáp trả ngay lập tức, mà chính là sự dồn nén từ bên trong cho đến lúc không thể tiếp nhận được nữa nhưng đó cũng chỉ là tình yêu thương, sự bao bọc, khi sự quan tâm ít nhiều sẽ làm con trẻ nghẹt thở. Tác giả gợi ý biện pháp cho cả hai là việc ngồi lại với nhau, chia sẻ những tâm tư phiền lòng để cả hai tin tưởng nhau hơn, làm bạn với con cũng là một cách được khuyến khích từ rất nhiều nhà tâm lý học giáo dục. 

Đứa trẻ nổi loạn không xấu, không đứa trẻ nào xấu cả, chỉ là cách giáo dục của bố mẹ sẽ ảnh hưởng chúng đến mãi sau này: “Nếu cha mẹ không may là người thắng cuộc thì xin chúc mừng, bạn đã sinh ra một đứa trẻ yếu đuối, thiếu chính kiến độc lập và quen dựa dẫm vào người khác. Chúng lớn lên với thân xác của một con người trưởng thành, nhưng tinh thần lại yếu đuối, mong manh như một đứa trẻ. Bạn có được chiến thắng nhất thời, nhưng bạn cũng phải đối mặt với gánh nặng lâu dài”  – Đứa Trẻ Hiểu Chuyện Thường Không Có Kẹo Ăn

Tác giả cũng đưa hiện thực là những câu chuyện từng xảy ra vào quyển sách của mình, sau mỗi chương cô sẽ đưa một vài lời khuyên cho đứa trẻ rằng nên tin tưởng vào uy quyền hay nên tin vào chính mình giống như nhân vật Khương Bình, khi ngã rẽ cuộc đời buộc cô phải lựa chọn, liệu cô sẽ trở về là chính bản thân mình ? Học cách buông bỏ kỳ vọng của người khác, buông bỏ chấp niệm tự gượng ép bản thân hay sẽ mãi trở thành đứa trẻ hiểu chuyện đây?

Một danh xưng khác là “Người hiền lành” – có thể hiểu là đứa trẻ ở quá khứ từng rất cần tình yêu thương và quan tâm, sau này đem mong mỏi đó đặt vào người khác như cái cách Thủy Quyên vẫn đang làm: “Người khác cần gì, cô chính là người đầu tiên đưa cho họ. Chỉ cần đưa ra yêu cầu nào đó, dẫu đang mệt mỏi cỡ nào, cô đều sẽ thỏa mãn họ trước”. Điều này sẽ dễ dàng bộc phát sự oán hận bướng bỉnh sau này, phương pháp ở đây chính là con trẻ ngay từ nhỏ nên được ba mẹ dạy cách nói không, và phát triển theo hướng tình cảm thiện chí trong sáng chứ không phải thực hiện mọi nghĩa vụ. 

Có phải định nghĩa về hiểu chuyện, chính là luôn nghe theo lời cha mẹ sắp đặt rồi chấp nhận từ bỏ chính mình, luôn muốn làm hài hòa mọi thứ, luôn chấp thuận yêu cầu của người khác trước tiên sau đó bản thân mình thế nào cũng được ? Có phải đứa con hiểu chuyện trong gia đình ngoài việc vâng lời, thì luôn phải hỏi ý kiến cha mẹ từ việc nhỏ nhặt nhất, luôn hành động và suy nghĩ như thể mình là người đã trưởng thành, hay là đứa trẻ không biết vòi vĩnh cũng không biết từ chối mà phải thật mạnh mẽ và không được yếu đuối, là đứa trẻ luôn được dạy bảo theo con nhà người ta: “Khi người lớn yêu cầu chúng làm gì đó, chúng sẽ vui vẻ làm theo. Không phàn nàn, không oán trách, không cáu gắt, lại càng không phản kháng cự cãi”.  Nhưng thật ra, đứa trẻ bên trong chúng vừa mới sinh ra đã bị giam cầm mất rồi. 

Theo lời tác giả: “Thật ra, chúng cố gắng nỗ lực như vậy chỉ vì yêu thương bạn, không muốn mất bạn mà thôi. Chúng trưởng thành sớm, cẩn thận che đi sự yếu đuối, buông thả, giấu đi những ước vọng bé nhỏ trong lòng cùng nỗi mong mỏi được tự do rong chơi chạy nhảy như những đứa trẻ khác”.

Có thể nhận sự khẳng định từ độc giả một điều, những đứa trẻ hiểu chuyện thật sự đang gồng mình quá mức, hay còn gọi là sự chín ép, khi chúng chưa thật sự lớn nhưng buộc phải tập tành làm người trưởng thành, phần lớn vì mối liên kết gia đình, nguyện vọng quá lớn từ cha mẹ, ảnh hưởng tâm lý vì chúng được uốn nắn qua từng ngày hoặc từ hoàn cảnh gia đình buộc chúng phải hy sinh và biết san sẻ. 

Chỉ những đứa trẻ giống nhau mới thực sự hiểu ẩn phía sau đứa trẻ ấy đã phải trải qua những gì, như mình có nhắc đến việc từ bỏ bản thân ví dụ điểm hình là vào đại học theo lý tưởng của cha mẹ, tâm lý rối bời hỗn độn phần thì không thể khước từ cha mẹ phần lại muốn lắng nghe con tim mình. Ngoài ra, những đứa trẻ hiểu chuyện ấy buộc phải làm người lớn từ sớm, phải biết đâu là đúng là sai mặc dù chưa ai thật sự hỏi rằng đứa trẻ có muốn như vậy hay không, phải luôn là người đi đầu và nghiêm khắc, phải biết thứ gì là dành cho mình thứ gì là không, phải biết nhẫn nhịn, phải luôn nói lời xin lỗi, không được đòi hỏi cũng không được nghĩ ngợi xa vời, ba mẹ nói như thế nào chính là như thế ấy… Cũng chính từ tâm lý như này, đã có vô số người trưởng thành phải tự chữa lành khoảng thời gian ở quá khứ của mình. 

Phương pháp trưởng thành méo mó: “Họ hoàn toàn không nhận ra rằng,  phương pháp trưởng thành méo mó sẽ lưu lại khoảng trống tình cảm khổng lồ ở sâu thẳm trong trái tim của một người. Những nhu cầu chưa được đáp ứng ở quá khứ sẽ tìm cách để được thỏa mãn bằng nhiều phương pháp khác nhau vào một thời điểm nào đó trong tương lai” – Đứa Trẻ Hiểu Chuyện Thường Không Có Kẹo Ăn

“Hiểu chuyện là tiêu chuẩn bên ngoài mà cha mẹ dạy cho con cái, đồng thời cũng là gánh nặng mà các bậc phụ huynh dồn lên con mình” – Đứa Trẻ Hiểu Chuyện Thường Không Có Kẹo Ăn

Đứa Trẻ Hiểu Chuyện Thường Không Có Kẹo Ăn là quyển sách mới ra mắt của nữ tác giả Nguyên Anh, cô là người chữa lành cho rất nhiều tâm hồn đứa trẻ từng mang theo thương tổn của quá khứ, khi lời thật việc thật đều được tác giả gói gọn trong quyển sách tâm lý này. 

Quyển sách chú tâm vào góc nhìn của những đứa trẻ, để nhìn nhận, phân tích những hành vi sai lầm của các bậc làm cha mẹ, không những vậy, các phương pháp chữa lành, cải thiện cũng được tác giả thêm vào sau mỗi chương. Mong rằng những đứa trẻ hiểu chuyện hay bất kể là đứa trẻ trưởng thành nào, đều có thể nguôi ngoai, đều có thể trấn an chính mình và thực hiện lại những mong muốn bấy lâu, vì đường đã đi rồi, nếu không thể quay lại thì chỉ có thể tiếp bước theo cách đúng đắn mà mình đã nhận ra thôi.

Đóng lại Đứa Trẻ Hiểu Chuyện Thường Không Có Kẹo Ăn, không hẳn một trong số độc giả sẽ là đứa trẻ bên trong quyển sách ấy, có thể đúng hoặc có thể không. Vì mình nhận ra một điều rằng, ngoài đứa trẻ hiểu chuyện tiêu cực (buộc thụ động) thì vẫn có đứa trẻ như mình và vài độc giả khác, là kiểu hiểu chuyện tích cực (chủ động), điều đó đương nhiên sẽ không có sự phản kháng quá mức nào với cha mẹ, chỉ phản kháng với chính mình là chủ yếu. Nên hy vọng độc giả đừng quá suy tư, đừng ám ảnh tâm lý vì còn nhiều những điều mà ta phải khám phá ngoài quyển sách nữa.

Người lớn chúng ta thường cho rằng có được những đứa con ngoan là điều tuyệt vời nhất trên đời, bởi vì chúng chẳng bao giờ gây ra nhiều vấn đề trầm trọng, chẳng phá phách, và cãi lời, chẳng phản bác hay bướng bỉnh. Thế nhưng cơ chế mệnh lệnh - vâng lời này rất có thể gây ra 2 chiều hướng tiêu cực trong sự hình thành nhân cách và tâm lý của 1 đứa trẻ “ngoan”

Thứ nhất: Chúng luôn đeo mặt nạ, che dấu đi cảm xúc thật của mình để làm hài lòng bố mẹ

Nhưng thực chất bên trong là những diễn biến tâm lý phức tạp, những bất mãn luôn luôn được kìm nén, những suy nghĩ mà chúng không bao giờ bộc lộ hoặc không dám bộc lộ; từ đó sinh ra những triệu chứng nổi cáu bất chợt, hoặc xuất hiện những cảm xúc cay đắng không nguôi vì “hư” là một hành vi chúng “không được phép thể hiện”.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng những diễn biến tâm lý ngầm này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể gây ra triệu chứng thần kinh và những hành vi lệch chuẩn ở trẻ mà bố mẹ không thể biết. Cuối cùng chúng không tự kiểm soát được bản thân và đánh mất chính mình

Thứ hai: Chúng sẽ không có quan điểm hay lập trường cá nhân, và chỉ biết làm theo những gì được bảo

Vì ngay từ bé chúng đã được dạy cách vâng lời và làm theo, không được phản bác, cũng không có quyền thay đổi. Chúng không được hình thành tư duy phản biện, cũng không có thói quen tranh luận để giải quyết vấn đề, càng không có khái niệm với việc tự chịu trách nhiệm về hành vi mà chúng gây ra. Kết quả là chúng không mấy khi có tiếng nói trước đám đông hay tập thể, lập trường và quan điểm cá nhân không vững vàng, dễ bị lôi kéo và dụ dỗ, dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, dễ đánh mất bản thân mình.

Và rõ ràng cả 2 kết quả trên đều không phải điều mà bất cứ phụ huynh nào mong muốn. Hầu hết chúng ta, trong sâu thẳm, đều mong muốn con cái biết độc lập suy nghĩ, tự chủ trong các mối quan hệ xã hội, bạn bè, quyết đoán hoặc dũng cảm trước mọi thử thách khó khăn.

Vì vậy đừng kỳ vọng con luôn luôn vâng lời, mà hãy mong rằng con luôn thành thật với mọi cảm xúc, đừng bắt con trở thành người mà cha mẹ mong, hãy để con làm những gì mà con có thể làm tốt nhất. Đừng áp đặt bằng mệnh lệnh, hãy chỉ bảo bằng lý lẽ và sự kiên nhẫn

Thay vì cấm đoán thì hãy định hướng và đưa ra lời khuyên, hãy để cho con tự quyết rồi dạy chúng biết chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình. Bạn không cần phải lấy tình yêu thương để làm công cụ kiểm soát khiến con trở nên ngoan ngoãn, mà hãy là điểm tựa để con tự tin thể hiện bản thân mình và hoàn thiện nhân cách theo một hướng tích cực nhất


Thời gian trước, có một câu chuyện được lan truyền trên mạng thế này: "Có 5 đứa trẻ và 4 chiếc kẹo. Đứa trẻ cao nhất nói không ăn. Vậy đấy, chịu thiệt để được nghe chữ "ngoan" và đứa trẻ Ngoan thì chẳng bao giờ được ăn kẹo!". Người thì thấy đáng thương, người thì thấy câu chuyện này đang làm quá lên vì theo lẽ thường:
 Hiểu chuyện có nên hay không ?

Với rất nhiều phụ huynh, từ nhỏ chúng ta vẫn thường được gia đình, thầy cô, mọi người xung quanh dạy rằng phải ngoan ngoãn, phải biết vâng lời người lớn. Và bây giờ, chúng ta cũng dạy dỗ lại con cái bằng những lời như vậy. Mỗi khi chúng làm điều gì không vừa lòng mọi người thì đều được bảo rằng như vậy là không ngoan, là hỗn. Trẻ con rất thông minh, hết lần này đến lần khác thấy như vậy thì chúng học được cách đè nén cảm nhận của chính mình vào một bên, cố gắng làm ra dáng vẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện để bản thân được yêu thương.

Nhưng với những đứa trẻ hiểu chuyện, luôn luôn ngoan ngoãn trong mắt người lớn thì sao?
 Những đứa trẻ dần mất đi sự ngây thơ vốn có, không còn có chính kiến của riêng mình.
 Sau này khi trưởng thành chúng dần trở nên nhạt nhòa, khép kín và thu mình lại với thế giới xung quanh.
 Chúng luôn sợ bản thân làm sai, sợ liên luỵ, sợ làm phiền hay mất lòng người khác.
 Thay vì thể hiện mọi cảm xύc trong lòng mình, con lại chọn cách nương theo cảm xύc người lớn, vì chúng sợ không được thương, sợ bị bỏ rơi.
 Lớn lên theo thói quen, con sẽ cũng luôn nhìn sắc mặt người khác mà sống khiến cuộc sống của mình trở nên mệt mỏi.
------------------
 Trẻ em có quyền sai. Bất cứ ai cũng có quyền sai. Đó chỉ là 1 bước trong hành trình phát triển của bản thân. Vậy vì sao mà chúng ta lại muốn 1 đứa trẻ không được sai, không có cơ hội được sai để nó được học được những bài học thực tế từ đó.
 Thay vì chỉ luôn yêu cầu con nghe lời, ngoan ngoãn và cảm thấy thấy hãnh diện vì điều đó, cha mẹ hãy giáo dục con một cách tích cực, cho con đủ cảm giác an toàn khi ở bên cạnh mình, để con được sáng tạo, học tập và thể hiện những suy nghĩ, phát triển bản thân cùng bố mẹ. Con sẽ tự nhận biết đúng sai, làm điều tốt vì thật tâm thấy vậy chứ không phải làm chỉ vì vừa lòng một ai khác.


Đứa trẻ ngoan thì không có kẹo ăn...Tôi đã nghe một câu chuyện ngắn như này:"- 8 cái kẹo chia cho 9 đứa trẻ, thì chia như nào đây?-Vậy cháu không ăn nữa."Thấy chưa, trẻ ngoan không có kẹo đâu...Tôi tự nhận mình là một đứa trẻ hiểu chuyện. Từ hồi còn bé, tôi rất sợ cha mẹ tức giận, sợ bị phạt, bị bỏ rơi, không có tình yêu thương của cha mẹ. Khi ấy, tôi thường có thói quen nhìn sắc mặt cha mẹ để mà chọn cách cư xử phù hợp, hạn chế thấp nhất những việc làm khiến cha mẹ không hài lòng. Bởi vậy, tôi rất ít khi thể hiện cảm xúc trong lòng mình. Từng ngày từng ngày cứ như vậy trôi qua, tôi rất mệt mỏi, mệt mỏi lắm chứ. Cho đến ngày tôi lên lớp 10,tôi ở nội trú tại trường và tôi phát hiện ra nhiều điều khiến tôi khiếp sợ. Tôi cảm thấy mình rất tự ti, không biết cách từ chối để rồi nhiều khi kìm nén cảm xúc quá lâu khiến nhiều đêm tôi bật khóc nức nở. Tôi hoang mang không biết phải làm sao, nên thay đổi như nào nữa.Các bạn biết không, đằng sau những đứa trẻ hiểu chuyện ngoan ngoãn là sự tổn thương và sự buộc phải nhường nhịn người khác, là sự giấu đi những đòi hỏi vốn có của bản thân mình. Những đứa trẻ hiểu chuyện sẽ luôn nỗ lực để mọi người xung quanh không phiền lòng về mình hay chúng làm tất cả những điều đó chỉ vì yêu thương cha mẹ mình mà thôi. Chúng làm tôi đau lòng quá.


“Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” – Cuốn sách dành cho những thời thơ ấu đầy vết thương.
Trên đời này có một điều rất kỳ diệu, đó là bậc phụ huynh nào cũng mong muốn con mình trở nên hoàn hảo theo một hình mẫu giống hệt nhau.
Lanh lẹ, khôn khéo, dễ thương, luôn nhìn cha mẹ với gương mặt tươi cười trong sáng.
Khi người lớn yêu cầu chúng làm gì đó, chúng sẽ vui vẻ làm theo, Em sẽ cố gắng hoàn thành trong hôm nay. Không phàn nàn, không oán trách, không cáu gắt, lại càng không phản kháng cãi cự.

Những khi cha mẹ mệt mỏi hay chán chường, chúng sẽ rúc vào lòng cha mẹ như một chú chim nhỏ, giúp họ giải tỏa ưu tư phiền muộn.
Thậm chí ngay cả khi cha mẹ cáu giận, đối xử bất công với chúng, chúng cũng phải nhanh chóng tha thứ, dịu dàng an ủi ngược lại cha mẹ.
Chúng chẳng khác nào một con búp bê phó mặc hoàn toàn cho người khác sắp xếp, Em sẽ cố gắng hoàn thành trong hôm nay. Thà bản thân chịu thiệt cũng không để cha mẹ buồn lòng.
Nhưng bạn biết không, đằng sau những đứa trẻ hiểu chuyện ngoan ngoãn trong mơ ấy, hóa ra lại toàn là sự tổn thương, Em sẽ cố gắng hoàn thành trong hôm nay. Chúng không muốn tổn thương người khác, vì vậy chúng lựa chọn tổn thương chính mình.
Mà chúng làm tất cả những điều đó chỉ đơn giản là vì yêu thương cha mẹ mình mà thôi.
Nếu bạn cũng từng là một đứa trẻ như thế, từng phải hạ thấp bản thân, từng buộc phải nhường nhịn người khác, từng phải học cách nhận biết sắc mặt từ khi còn quá nhỏ… thì nhất định đừng bỏ qua cuốn sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” của tác giả Nguyên Anh.
Với tư cách cố vấn cấp hai quốc gia, Nguyên Anh đã từng là người tìm cách chữa lành vết thương cho hàng nghìn tâm hồn mang theo tổn thương thời thơ ấu, Em sẽ cố gắng hoàn thành trong hôm nay. Từng câu, từng chữ bà viết nên đều xuất phát từ những câu chuyện hoàn toàn có thật.
Có thể sau khi đọc xong, những vết thương của bạn vẫn sẽ chẳng thể lành lại vĩnh viễn, nhưng chỉ cần bạn cảm thấy ổn hơn một chút, như vậy là đủ rồi.

Thông thường cách mà bậc phụ huynh mong muốn con của mình trở nên hoàn hảo theo một mô hình giống nhau. Điều này được miêu tả qua việc mô tả các đặc điểm mà cha mẹ mong muốn, như là con ngoan ngoãn, biết lắng nghe và tuân thủ lời cha mẹ, và luôn luôn tươi cười và dễ thương.

Quyển sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” của tác giả Nguyên Anh, nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2023 là một quyển sách dành cho những thời thơ ấu đầy vết thương. Cuốn sách này nhấn mạnh rằng đằng sau những đứa trẻ hiểu chuyện ngoan ngoãn là sự tổn thương và sự buộc phải nhường nhịn người khác. Chúng chẳng khác gì một con búp bê phó mặc hoàn toàn cho người khác sắp xếp. Chúng làm tất cả những điều đó chỉ vì yêu thương cha mẹ mình mà thôi. Tác giả Nguyên Anh, từng là người tìm cách chữa lành vết thương cho hàng nghìn tâm hồn mang theo tổn thương thời thơ ấu. Quyển sách sẽ giúp những người đã từng là một đứa trẻ như thế cảm thấy ổn hơn một chút.

Tác giả cho rằng đằng sau những đứa trẻ “hoàn hảo” này là những tổn thương về tâm lý mà chúng phải chịu đựng. Chúng cảm thấy áp lực và nỗi sợ hãi khi không đáp ứng được kì vọng của cha mẹ, và thường tự đặt áp lực lên bản thân để đạt được sự hoàn hảo đó. Mục đích chính của những đứa trẻ như thế là vì yêu thương cha mẹ của chúng, muốn làm hài lòng cha mẹ và giúp đỡ họ trong những lúc khó khăn, và thường chịu đựng những tổn thương của bản thân một cách sâu sắc và đơn độc.

Nếu bạn cũng đã từng là một đứa trẻ như thế, từng phải hạ thấp bản thân, từng buộc phải nhường nhịn người khác, từng phải học cách nhận biết sắc mặt từ khi còn quá nhỏ… thì nhất định đừng bỏ qua quyển sách “Đứa trẻ hiểu chuyện thường không có kẹo ăn” của tác giả Nguyên Anh.