Dù hiện nay có rất nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, song theo thống kê hiện nay vẫn còn khoảng 1000 xã vẫn còn trong diện đặc biệt khó khăn và cần nhờ đến sự giúp đỡ của Nhà Nước. Mỗi năm Nhà Nước chuyển hàng chục nghìn tỷ đồng tới các xã nghèo song dường như nghèo vẫn hoàn nghèo, mãi không khá lên được. Vấn đề này đã được tác giả Đặng Hoàng Giang đặt ra trong cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” xuất bản 2015 với tiêu đề “Người nghèo không có lỗi”.
Với tiêu đề như một lời
khẳng định “Người nghèo không có lỗi”, trong cuốn sách, tác giả dần đặt ra các
dẫn chứng về hình ảnh những người nghèo ở các xã hộ nghèo, tiếp đến là bài “Sống
ăn bám” của tác giả Hoàng Xuân nhận được hưởng ứng của đông đảo của bạn đọc, rồi
đến sự bất lực của chính quyền Đảng bộ Điện Biên và trích dẫn một câu nói của
chính quyền và sử dụng tính từ “khá táo bạo” để diễn tả: “Nguyên nhân căn bản cản
trở mục tiêu giảm nghèo của địa phương là bệnh lười khá phổ biển trong tư tưởng
người nghèo… Có nỗ lực tuyên truyền vận động thì tất cả cũng trở thành vô nghĩa”.
Cuối cùng tác giả đặt ra một luận điểm rằng Việt Nam – khá giống với London hai
thế kỉ trước – và các nước Trung Âu và Mỹ hiện tại – không suy xét hết những
khó khăn hay tâm lý stress của người nghèo mà đổ lỗi cho họ lười – dẫn đến quan
điểm nạn nhân có lỗi.
Khi đọc bài viết này, bạn
có thể thấy dường như quan điểm của tác giả đang cố muốn bênh vực và thể hiện sự
thấu cảm của mình với người nghèo. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, dường như
đây cũng chỉ là một sự ngụy biện cho việc không cố gắng thoát nghèo của những
người dân ở những nơi đó.
Đầu tiên, tôi cũng xin khẳng định một phần tôi đồng ý với quan điểm của tác giả, rằng người nghèo phải gánh chịu một phần stress cao hơn rất nhiều so với những người bình thường, và họ phải nỗ lực nhiều lần để có thể thoát nghèo. Song việc tác giả đặt người nghèo là “nạn nhân” của vấn đề này thì tôi không đồng ý.
Nguồn ảnh: ClipartMax
Tác giả nói rằng dư luận
xã hội đang “nhìn nhầm vấn đề”, “không
phải lối sống của họ dẫn tới họ nghèo đói, mà nghèo đói đã tạo cho họ lối sống
như thế” và việc cha truyền con nối nghèo tới nghèo mới dẫn đến việc “con
người có thái độ sống buông xuôi”. Liệu tác giả đã thực sự nhìn thấu đáo mọi
khía cạnh để khẳng định như vậy? Cha ông ta có câu: “Tiên trách kỉ hậu trách
nhân”, và chắc chắn việc họ nghèo có lí do. “Không ai giàu ba họ, không ai khó
ba đời” – hẳn câu nói này cũng có phần nhiều đúng khi vận vào hoàn cảnh này. Về
lí do khách quan, có thể nghèo là do hoàn cảnh sống khó khăn, không có người định
hướng rõ ràng,… còn về lí do chủ quan, hẳn không thể truy trách nhiệm cho ai
ngoài bản thân người nghèo phải không? Không thể nói rằng họ chưa cố gắng hay gì,
nhưng hình ảnh “người dân ngủ lăn lóc trên vệ đường, xe máy vứt lỏng chỏng bên
cạnh” hay “ngày ngày cứ ra đường ngồi chống cằm rồi về uống rượu” thì chúng ta
có thể tự hiểu được ở đây. Tại sao không đặt ngược lại tại sao họ lại nghèo để
khiến họ bị dẫn đến một lối sống như thế mà lại khẳng định là không phải họ
nghèo do lối sống? Hẳn lối sống ở đây có phải là lối sống lười biếng, chán nản,
thụ động và ỷ lại?
Tiếp đến, tác giả nói rằng
người nghèo bị stress cao, nhận thức không bằng, và không thể yêu cầu họ phải
có nghị lực, phải biết sử dụng đồng tiền và lao động (rồi thậm chí tác giả còn
ví với việc bắt dân văn phòng phải hoạt động như vận động viên – trong khi hai vấn
đề này dường như không liên quan). Ừ thì đúng là họ bị stress cao, nhận thức của
họ không bằng, tuy nhiên không thể nói là không thể yêu cầu họ phải thế này thế
kia được. Ở đây không phải là yêu cầu, mà là dư luận muốn cuộc sống của họ bớt
bần tùng, bớt cực khổ, và hơn ai hết là sung sướng cho bản thân họ và gia đình
họ. Tại sao vẫn có những người nghèo, họ có nghị lực, có quyết tâm, chăm chỉ cần
cù và đã thoát nghèo thành công, mà lại có những người “được coi là” bị nghèo
do hoàn cảnh?!
Nguồn ảnh: Internet
Cuối cùng, điều tôi đặc
biệt không đồng ý với tác giả ở bài viết này, chính là việc tác giả nói dư luận
đổ tội và khiến “nạn nhân” thành người “có lỗi”. Tại sao họ lại không có quyền
lên tiếng khi chính họ là người nộp thuế để Nhà Nước có thể mang tiền lên cho
những hộ này thoát nghèo? Đặc biệt, Nhà Nước luôn tạo điều kiện cho những người
dân nghèo có công ăn việc làm, cho con đi học, đi thi Đại Học thì được cộng điểm
ưu tiên để khuyến khích, xây cầu xây trường cử giáo viên bác sĩ về những vùng
xa xôi hẻo lánh để dạy họ chưa bệnh, nông dân thì cấp đất cấp lúa cấp trâu cấp
bò để ra đồng. Vậy mà mấy ai họ làm theo những lời vận động tuyên truyền của
Nhà Nước, khi có bò thì bán lấy xe máy, lấy rượu để uống, không cho con đi học
vì nói không có tiền, bị ốm thì không đi chữa bệnh mà đắp chiếu chờ chết. Nếu
nói những chủ trưởng, chính sách của Nhà Nước là sai lầm thì hỏi tại sao vẫn có
những xã làm theo và đã thoát nghèo thành công? Dù nó có tồn tại nhiều hạn chế,
song không thể nói đây là nguyên nhân khiến người nghèo mãi nghèo. Thực sự là
chưa ai chê trách hay lên án, song những hành động của họ thật sự không thể nào
bênh vực mãi được. Tôi cũng đã từng đọc báo chứng kiến nhiều xã nghèo vì hay được
nhiều đội tình nguyện, Nhà Nước và các cơ quan tổ chức chu cấp lương thực và tiền
bạc nên ỷ lại và lười biếng, chỉ biết chờ đợi người khác giúp đỡ. Xã hội đã cho
họ “cần câu” và dạy họ cách “câu”, còn việc “câu hay không” đó hoàn toàn phụ
thuộc vào người dân. Không thể bênh vực và cảm thông mãi cho những cá nhân chỉ biết phụ thuộc
vào trợ cấp xã hội được.
Tác giả: PL
Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy ấn nút Upvote và chia sẻ đến cộng đồng nhé!
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị và các cuộc thi về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn