Dù hiện nay có rất nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, song theo thống kê hiện nay vẫn còn khoảng 1000 xã vẫn còn trong diện đặc biệt khó khăn và cần nhờ đến sự giúp đỡ của Nhà Nước. Mỗi năm Nhà Nước chuyển hàng chục nghìn tỷ đồng tới các xã nghèo song dường như nghèo vẫn hoàn nghèo, mãi không khá lên được. Vấn đề này đã được tác giả Đặng Hoàng Giang đặt ra trong cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” xuất bản 2015 với tiêu đề “Người nghèo không có lỗi”.



Với tiêu đề như một lời khẳng định “Người nghèo không có lỗi”, trong cuốn sách, tác giả dần đặt ra các dẫn chứng về hình ảnh những người nghèo ở các xã hộ nghèo, tiếp đến là bài “Sống ăn bám” của tác giả Hoàng Xuân nhận được hưởng ứng của đông đảo của bạn đọc, rồi đến sự bất lực của chính quyền Đảng bộ Điện Biên và trích dẫn một câu nói của chính quyền và sử dụng tính từ “khá táo bạo” để diễn tả: “Nguyên nhân căn bản cản trở mục tiêu giảm nghèo của địa phương là bệnh lười khá phổ biển trong tư tưởng người nghèo… Có nỗ lực tuyên truyền vận động thì tất cả cũng trở thành vô nghĩa”. Cuối cùng tác giả đặt ra một luận điểm rằng Việt Nam – khá giống với London hai thế kỉ trước – và các nước Trung Âu và Mỹ hiện tại – không suy xét hết những khó khăn hay tâm lý stress của người nghèo mà đổ lỗi cho họ lười – dẫn đến quan điểm nạn nhân có lỗi.

Khi đọc bài viết này, bạn có thể thấy dường như quan điểm của tác giả đang cố muốn bênh vực và thể hiện sự thấu cảm của mình với người nghèo. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, dường như đây cũng chỉ là một sự ngụy biện cho việc không cố gắng thoát nghèo của những người dân ở những nơi đó.

Đầu tiên, tôi cũng xin khẳng định một phần tôi đồng ý với quan điểm của tác giả, rằng người nghèo phải gánh chịu một phần stress cao hơn rất nhiều so với những người bình thường, và họ phải nỗ lực nhiều lần để có thể thoát nghèo. Song việc tác giả đặt người nghèo là “nạn nhân” của vấn đề này thì tôi không đồng ý.

Nguồn ảnh: ClipartMax


Tác giả nói rằng dư luận xã hội đang “nhìn nhầm vấn đề”, “không phải lối sống của họ dẫn tới họ nghèo đói, mà nghèo đói đã tạo cho họ lối sống như thế” và việc cha truyền con nối nghèo tới nghèo mới dẫn đến việc “con người có thái độ sống buông xuôi”. Liệu tác giả đã thực sự nhìn thấu đáo mọi khía cạnh để khẳng định như vậy? Cha ông ta có câu: “Tiên trách kỉ hậu trách nhân”, và chắc chắn việc họ nghèo có lí do. “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” – hẳn câu nói này cũng có phần nhiều đúng khi vận vào hoàn cảnh này. Về lí do khách quan, có thể nghèo là do hoàn cảnh sống khó khăn, không có người định hướng rõ ràng,… còn về lí do chủ quan, hẳn không thể truy trách nhiệm cho ai ngoài bản thân người nghèo phải không? Không thể nói rằng họ chưa cố gắng hay gì, nhưng hình ảnh “người dân ngủ lăn lóc trên vệ đường, xe máy vứt lỏng chỏng bên cạnh” hay “ngày ngày cứ ra đường ngồi chống cằm rồi về uống rượu” thì chúng ta có thể tự hiểu được ở đây. Tại sao không đặt ngược lại tại sao họ lại nghèo để khiến họ bị dẫn đến một lối sống như thế mà lại khẳng định là không phải họ nghèo do lối sống? Hẳn lối sống ở đây có phải là lối sống lười biếng, chán nản, thụ động và ỷ lại?

Tiếp đến, tác giả nói rằng người nghèo bị stress cao, nhận thức không bằng, và không thể yêu cầu họ phải có nghị lực, phải biết sử dụng đồng tiền và lao động (rồi thậm chí tác giả còn ví với việc bắt dân văn phòng phải hoạt động như vận động viên – trong khi hai vấn đề này dường như không liên quan). Ừ thì đúng là họ bị stress cao, nhận thức của họ không bằng, tuy nhiên không thể nói là không thể yêu cầu họ phải thế này thế kia được. Ở đây không phải là yêu cầu, mà là dư luận muốn cuộc sống của họ bớt bần tùng, bớt cực khổ, và hơn ai hết là sung sướng cho bản thân họ và gia đình họ. Tại sao vẫn có những người nghèo, họ có nghị lực, có quyết tâm, chăm chỉ cần cù và đã thoát nghèo thành công, mà lại có những người “được coi là” bị nghèo do hoàn cảnh?!


Nguồn ảnh: Internet


Cuối cùng, điều tôi đặc biệt không đồng ý với tác giả ở bài viết này, chính là việc tác giả nói dư luận đổ tội và khiến “nạn nhân” thành người “có lỗi”. Tại sao họ lại không có quyền lên tiếng khi chính họ là người nộp thuế để Nhà Nước có thể mang tiền lên cho những hộ này thoát nghèo? Đặc biệt, Nhà Nước luôn tạo điều kiện cho những người dân nghèo có công ăn việc làm, cho con đi học, đi thi Đại Học thì được cộng điểm ưu tiên để khuyến khích, xây cầu xây trường cử giáo viên bác sĩ về những vùng xa xôi hẻo lánh để dạy họ chưa bệnh, nông dân thì cấp đất cấp lúa cấp trâu cấp bò để ra đồng. Vậy mà mấy ai họ làm theo những lời vận động tuyên truyền của Nhà Nước, khi có bò thì bán lấy xe máy, lấy rượu để uống, không cho con đi học vì nói không có tiền, bị ốm thì không đi chữa bệnh mà đắp chiếu chờ chết. Nếu nói những chủ trưởng, chính sách của Nhà Nước là sai lầm thì hỏi tại sao vẫn có những xã làm theo và đã thoát nghèo thành công? Dù nó có tồn tại nhiều hạn chế, song không thể nói đây là nguyên nhân khiến người nghèo mãi nghèo. Thực sự là chưa ai chê trách hay lên án, song những hành động của họ thật sự không thể nào bênh vực mãi được. Tôi cũng đã từng đọc báo chứng kiến nhiều xã nghèo vì hay được nhiều đội tình nguyện, Nhà Nước và các cơ quan tổ chức chu cấp lương thực và tiền bạc nên ỷ lại và lười biếng, chỉ biết chờ đợi người khác giúp đỡ. Xã hội đã cho họ “cần câu” và dạy họ cách “câu”, còn việc “câu hay không” đó hoàn toàn phụ thuộc vào người dân. Không thể bênh vực và cảm thông mãi cho những cá nhân chỉ biết phụ thuộc vào trợ cấp xã hội được.


Tác giả: PL

Nếu bạn yêu thích bài viết này, hãy ấn nút Upvote và chia sẻ đến cộng đồng nhé!

-------
Tham gia cuộc thi Đọc Ngược để rèn luyện khả năng phản biện và có cơ hội nhận giải thưởng tiền mặt cùng voucher mua sách hấp dẫn tại: https://goo.gl/NNcFHR

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị và các cuộc thi về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Xem thêm

Về tác giả: Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, minh bạch, và tiếng nói của người dân. Anh nỗ lực truyền bá tri thức, khuyến khích tư duy phản biện và xây dựng văn hóa tranh luận. Review sách: Bức xúc không làm ta vô can – tiêu đề của cuốn sách dễ khiến chúng ta ấn tượng. Đây là một cuốn sách tổng hợp nhiều bài viết của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang thể hiện quan điểm, cách nhìn về nhiều chủ đề nóng trong xã hội. Tiêu đề của cuốn sách thật ra cũng là tên của một bài viết trong đó. Và vì sao tác giả lại chọn cái tên đó thì ở cuối cuốn sách, tác giả sẽ bật mí câu chuyện về việc chọn tên. Cuốn sách gồm 26 bài viết – 26 câu chuyện về các đề tài nóng trong xã hội. Mới có, cũ có, nhưng tất cả không có cái nào là lỗi thời, tất cả đều còn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Từ những câu chuyện “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như ăn thịt chó, phẫu thuật thẩm mỹ, câu like, nghiện mạng xã hội,… cho đến những chủ đề mới lạ đối với nhiều độc giả như mặt trái của kinh tế thị trường, lỗi của những người nghèo, thực trạng “bức xúc”, nạn tôn thờ sách,…. 26 bài viết được chia thành 3 phần chính, tên của bài viết nổi bật nhất trong phần đó sẽ được chọn làm tên của phần đó. Thật sự thì tôi cũng không hiểu cách chia 3 phần này dựa theo tiêu chí gì, theo tôi đoán có lẽ chia theo mức độ, quy mô của sự việc. Ở mỗi bài viết tác giả nêu lên những vấn đề đang tồn tại trong xã hội trước, sau đó nêu thêm thông tin và những ý kiến của những người liên quan và sau đó tác giả mới nêu ý kiến của mình. Tất nhiên tác giả không quên lồng ghép những dẫn chứng về các số liệu thống kê, những bài viết trong những cuốn sách của những tác giả uy tín, những quan điểm đã được nhiều người công nhận vào trong những bài viết để tăng tính thuyết phục. Tác giả mô tả các hiện tượng thời sự bằng giọng văn hài hước nhưng không đanh đá chua ngoa, phê phán nhưng không mỉa mai bỉ báng. Đáng trân trọng nhất là sau những so sánh, phân tích đa chiều trong tương quan với nhiều nền văn hóa khác nhau từ Đông sang Tây, người viết gợi ra được những hướng giải quyết khả thi hoặc cách ứng xử tương đối chừng mực phù hợp với tình huống. Mỗi vấn đề được đem ra mổ xẻ trên nhiều khía cạnh dưới ngòi bút phân tích khúc chiết, lập luận logic dựa trên nền tảng những nghiên cứu xã hội, dữ liệu và con số cụ thể thực tế. Đó là lí do mà những bài bình luận xã hội của Đặng Hoàng Giang khiến người đọc thỏa mãn. Nội dung bài viết thì không làm độc giả thất vọng. Có những bài viết, tác giả nêu lên những tồn tại ngay trong xã hội nhưng ở những góc khuất không ai thấy. Chúng đã được tác giả tìm ra và đưa lên cho mọi người cùng xem xét. Như những cuốn sách Self-hep, thể loại được nhiều bạn trẻ hiện nay xem như là kim chỉ nam trong cuộc sống, xem như là bí kíp làm giàu, trở thành người có chỗ đứng trong xã hội, lại bị tác giả lên án không thương tiếc. Ngay bản thân tôi, trước kia cũng rất có cảm tình và cũng từng rất hâm mộ thể loại này, mặc dù vẫn ưu tiên thể loại văn học kinh điển hơn, nhưng khi đọc những dòng này, vẫn thấy mình trong đó. Tác giả đã nêu lên những cái mà phần đông độc giả không thấy được khi đứng trước trào lưu sách Self-help đổ bộ vào nước ta. Hoặc là vấn nạn tôn thờ sách của mức, đề cao cái hình thức mà quên mất cái quan trọng nhất của cuốn sách là nội dung bên trong đó. “Tôi kính trọng sách, cho nên tôi có giá trị, còn tôi có đọc chúng hay không thì không còn giá trị” -Cách tác giả châm biếm những kẻ tôn thờ sách quá mức nhưng không quan tâm tới nội dung- Rồi ngay cả những vấn đề cũ, chủ đề cũ, tác giả cũng cung cấp cho chúng ta những cách nhìn rất khác, những góc nhìn mới về những mặt khác của vấn đề. Tác giả bóc tách những vấn đề – tưởng như ai cũng tường tận – và cho mọi người được thấy bản chất của vấn đề và những mặt mọi người không để ý. Ví dụ như vụ hôi bia ở Đồng Nai, vụ công nhân đập phá máy móc, công xưởng ở Thái Nguyên, tác giả đã nêu rõ bản chất là sự bức xúc, sự bất cần của những đối tượng không được quan tâm trong xã hội, tâm lý hùa theo đám đông và dễ bị kích động của những thành phần ấy. Hay tác giả lại nêu lên lỗi của những người nghèo – những người mà chúng ta thường chỉ nghĩ về họ như những kẻ cần được giúp đỡ chứ ít khi chúng ta suy xét về trách nhiệm của những người đó đối với cái thiếu thốn, cái nghèo đói của họ. Sau tất cả, những gì đươc viết trong cuốn sách này đều là viết theo ý kiến của tác giả. Bạn có thể đồng ý với điều này, phản đối với điều kia. Không sao cả. “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” là một cuốn sách nên đọc và cần phải đọc. đọc để hình thành một tư duy phản biện, đọc để tự ngẫm, tự giác ngộ, đọc để hiểu sâu hơn những vấn đề của xã hội dưới những lớp giấy gói khác nhau, đọc để nhìn thấy rõ những hình hài của thời đại mình đang sống, đọc để thấy bức xúc, nhưng đừng làm ra vẻ mình vô can. Đoạn trích hay: “Bất cứ ai đọc quá nhiều và sử dụng bộ óc của mình quá ít sẽ có thói quen lười nhác trong suy nghĩ.” Câu này là của Einstein, và nó đặc biệt đúng khi người ta đọc những thứ linh tinh. Ở Việt Nam, bán chạy nhất từ nhiều năm nay vẫn luôn luôn là sách bói toán, tử vi và truyện ngôn tình rẻ tiền. Chúng là những liều thuốc ru ngủ làm người ta lười động não y như những xê ri phim Hàn Quốc sướt mướt và các game show nhảm nhí trên ti vi. Chưa kể, sách nhảm, từ điển rác tràn lan thực sự không xứng đáng với giá trị của các tờ giấy dùng để in chúng.

Cách ứng xử trên mạng xã hội, nơi ai cũng có thể trở thành một vị quan tòa, đang trở thành đề tài nhiều người nói đến. Tuy nhiên, mạng xã hội chỉ là tấm gương phản chiếu của toàn xã hội, là nơi toàn bộ thói quen tư duy được mặc sức tung hoành. ELLE MAN đối thoại cùng Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – tác giả cuốn sách đang gây thu hút dư luận “Bức xúc không làm ta vô can”. Anh từng nói: “Đám đông trên mạng không có nhiều sức mạnh trong việc mang lại sự dân chủ như chúng ta vẫn tưởng. Họ chỉ đánh người yếu”. Nhưng ai là người yếu ở đây, theo ý anh? Đám đông trên mạng thích thể hiện mình là quan tòa với những người thấp kém trong xã hội: mấy cô bảo mẫu đánh trẻ, những người hôi bia ngoài đường, đám thanh niên vặt hoa ngày Tết. Tuyệt nhiên, không thấy họ bàn nhau truy tìm danh tính của chủ nhân những dinh thự trong rừng quốc gia, những dự án chuyển đổi đất mờ ám, những công ty lớn lũng đoạn thị trường dược phẩm, đường dây bán thuốc trừ sâu giả… Họ không muốn chất vấn quyền lực, vì điều đó đòi hỏi thời gian, tâm huyết, sựhy sinh, phải chấp nhận khó khăn, nguy hiểm. Sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi họ ngồi ở Paris Deli uống cappuccino và dè bỉu mấy người nông dân cân điêu cho họ, người nghèo sao mà lười thế, và các cô gái sang Singapore bán thân làm họ “thấy nhục quốc thể”. Điều đó cho họ cảm giác là họ thuộc về một đẳng cấp khác, văn minh, ưu tú hơn những người cần lao lam lũ ngoài kia. Anh có cho rằng sự bức xúc cũng là bằng chứng của sự yếu thế? Anh có thể chỉ hệ quả nếu ai cũng nhận mình là người yếu trong xã hội và không thể làm được gì hết để thay đổi những điều họ bức xúc? Có nhiều người tức giận vì họ thực sự ở dưới cùng của chuỗi quyền lực, và hàngngày nếm trải những bất công trong xã hội: người nông dân bị thủy điện xả lũ “đúng quy trình” trôi hết hoa màu, người công nhân bên băng chuyền không dám uống nước vì không có thời gian đi tiểu. Nhưng rất nhiều người khác, dân trung lưu thành thị, họ thuộc về bên thắng cuộc, khỏe mạnh lành lặn, được học hành, được cuộc đời ưu ái, lại thích chọn vai trò “nạn nhân” cho bản thân. Họ không hạnh phúc và bức xúc vì họ cho rằng đó là lỗi của người khác. Từ sáng đến tối những người xung quanh họ chỉ có mỗi mục đích là làm họ bất hạnh. Có một bạn trẻ nói với tôi một câu rất hay: “Mỗi người đều là một phần của vấn đề, và mỗi người cần trở thành một phần của giải pháp”. Nhưng nhiều người lại sống với quan điểm “Những kẻ khác là vấn đề, và những kẻ khác cần tìm ra giải pháp”. Không những họ cho rằng mình vô can, họ còn không muốn động tay động chân để tạo một thay đổi gì, vì hoặc là “cái nước mình nó thế, làm gì cũng vô ích”, hoặc là “vun vén cho mình cái đã, tội gì”. Và họ cũng dạy con cái họ y như thế, để rồi quay ra phát biểu “từ lúc cháu nó sang Tây học, nó mới cảm thấy thực sự được làm người”. Cách ứng xử trên mạng xã hội, nơi ai cũng có thể trở thành một vị quan tòa, đang trở thành đề tài nhiều người nói đến. Tuy nhiên, mạng xã hội chỉ là tấm gương phản chiếu của toàn xã hội, là nơi toàn bộ thói quen tư duy được mặc sức tung hoành. ELLE MAN đối thoại cùng Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – tác giả cuốn sách đang gây thu hút dư luận “Bức xúc không làm ta vô can”. Anh từng nói: “Đám đông trên mạng không có nhiều sức mạnh trong việc mang lại sự dân chủ như chúng ta vẫn tưởng. Họ chỉ đánh người yếu”. Nhưng ai là người yếu ở đây, theo ý anh? Đám đông trên mạng thích thể hiện mình là quan tòa với những người thấp kém trong xã hội: mấy cô bảo mẫu đánh trẻ, những người hôi bia ngoài đường, đám thanh niên vặt hoa ngày Tết. Tuyệt nhiên, không thấy họ bàn nhau truy tìm danh tính của chủ nhân những dinh thự trong rừng quốc gia, những dự án chuyển đổi đất mờ ám, những công ty lớn lũng đoạn thị trường dược phẩm, đường dây bán thuốc trừ sâu giả… Họ không muốn chất vấn quyền lực, vì điều đó đòi hỏi thời gian, tâm huyết, sựhy sinh, phải chấp nhận khó khăn, nguy hiểm. Sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi họ ngồi ở Paris Deli uống cappuccino và dè bỉu mấy người nông dân cân điêu cho họ, người nghèo sao mà lười thế, và các cô gái sang Singapore bán thân làm họ “thấy nhục quốc thể”. Điều đó cho họ cảm giác là họ thuộc về một đẳng cấp khác, văn minh, ưu tú hơn những người cần lao lam lũ ngoài kia. Họ không muốn chất vấn quyền lực, vì điều đó đòi hỏi thời gian, tâm huyết, sự hy sinh, phải chấp nhận khó khăn, nguy hiểm. Anh có cho rằng sự bức xúc cũng là bằng chứng của sự yếu thế? Anh có thể chỉ hệ quả nếu ai cũng nhận mình là người yếu trong xã hội và không thể làm được gì hết để thay đổi những điều họ bức xúc? Có nhiều người tức giận vì họ thực sự ở dưới cùng của chuỗi quyền lực, và hàngngày nếm trải những bất công trong xã hội: người nông dân bị thủy điện xả lũ “đúng quy trình” trôi hết hoa màu, người công nhân bên băng chuyền không dám uống nước vì không có thời gian đi tiểu. Nhưng rất nhiều người khác, dân trung lưu thành thị, họ thuộc về bên thắng cuộc, khỏe mạnh lành lặn, được học hành, được cuộc đời ưu ái, lại thích chọn vai trò “nạn nhân” cho bản thân. Họ không hạnh phúc và bức xúc vì họ cho rằng đó là lỗi của người khác. Từ sáng đến tối những người xung quanh họ chỉ có mỗi mục đích là làm họ bất hạnh. Có một bạn trẻ nói với tôi một câu rất hay: “Mỗi người đều là một phần của vấn đề, và mỗi người cần trở thành một phần của giải pháp”. Nhưng nhiều người lại sống với quan điểm “Những kẻ khác là vấn đề, và những kẻ khác cần tìm ra giải pháp”. Không những họ cho rằng mình vô can, họ còn không muốn động tay động chân để tạo một thay đổi gì, vì hoặc là “cái nước mình nó thế, làm gì cũng vô ích”, hoặc là “vun vén cho mình cái đã, tội gì”. Và họ cũng dạy con cái họ y như thế, để rồi quay ra phát biểu “từ lúc cháu nó sang Tây học, nó mới cảm thấy thực sự được làm người”. Trong nhiều bài viết và chia sẻ, anh có bình luận về sự quá quan tâm đến việc làm giàu, về sự bần cùng của tư duy triệu phú. Thế nhưng, anh có cho rằng đó là một giai đoạn cần thiết đối với xã hội Việt Nam? Phát triển kinh tế là cần thiết, ai cũng muốn được ấm no, được học hành,được làm một công việc có ý nghĩa, có điều kiện kinh tế để phát triển bản thân, tiếp xúc với thế giới, với cái đẹp. Còn đánh đồng của cải vật chất với khái niệm thành công, với giá trị của một con người, với mục đích sống, thì là một vấn đề. Thế nhưng, nó lại chính là triết lý của tư duy triệu phú, và nó khốn cùng ở chỗ đó. Nó lập nên một tín ngưỡng tôn thờ việc kiếm tiền bằng mọi giá. Ở mức độ thấp, nó tạo ra những thanh niên không có gì trong tay ngoài quyết tâm sẽ có một triệu đô-la Mỹ trong vòng 12 tháng tới, “thông qua bất động sản, chứng khoán và online marketing”, đứng ở đường Nguyễn Huệ đập tay hi-five với nhau, hô vang “tôi sẽ thành công vì tôi không sợ hãi”. Ở mức độ cao hơn, người ta phạt núi, lấp sông, phá rừng, san bằng di sản, buôn lậu xuyên quốc gia, để tối đa hóa lợi nhuận. Tại sao việc kiếm tiền lại trở thành một “nỗi ám ảnh” lớn trong xã hội Việt Nam? Kiếm tiền không chỉ là một nỗi ám ảnh ở Việt Nam. Sách dạy làm giàu bán chạy ở tất cả các quốc gia, bao giờ cũng được tiêu thụ gấp hàng nghìn lần các tác phẩm đoạt giải Nobel. Trong một xã hội tôn thờ chủ nghĩa tiêu thụ, tiền là quyền lực. Toàn bộ cỗ máy truyền thông, quảng cáo, giải trí bán cho người dân giấc mơ mang tên nổi tiếng và nhiều tiền. Cái này dẫn đến cái kia và ngược lại, một vòng tròn rực rỡ, khiến người ta sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ. Có ý kiến cho rằng việc chỉ ra vấn đề nhưng không có một giải pháp cụ thểnào trong cuốn sách của anh có thể sẽ khiến độc giả hoang mang hơn. Anh nghĩ sao? Hoang mang, hoài nghi là một xuất phát điểm tốt để xây dựng một thái độ độc lập, một tinh thần phản biện. Chúng ta nên cưỡng lại khao khát nhanh chóng bám vào lý thuyết này, rồi lúc vỡ mộng thì lại bập vào chủ nghĩa kia. Cuộc sống, xã hội, thế giới phức tạp, và trái với lời hứa của nhiều cuốn self-help, không có một sổ tay hướng dẫn nào giúp ta đi qua cuộc đời một cách ngon ăn. Thay vì hối hả đòi hỏi câu trả lời, chúng ta hãy học cách đặt câu hỏi. Học cách nhìn sự việc ở những góc độ khác nhau, thử đứng ở chỗ của người phản đối mình. Cố gắng phân tích những nguyên nhân, những tương quan ở dưới bề mặt của một hiện tượng. Và không khi nào nên chắc mẩm rằng mình đã nắm chân lý trong tay. Câu hỏi quan trọng là “Trách nhiệm cá nhân của tôi là gì, tôi can dự như thế nào?”. Đó là xuất phát điểm để dẫn tới những giải pháp cá nhân và rất thiết thực. Nhiều người nói rằng cuốn sách làm họ giật mình, và đó là lời khen quý nhất với tôi. Quá trình viết là một quá trình tự vấn với tôi, và tôi vui khi thấy những điều mình viết ra giúp ích người khác trên con đường tự vấn. Còn với những người yêu cầu nhìn thấy các giải pháp rõ ràng được đặt lên bàn tôi đồ rằng nếu bây giờ cho họ đọc Kinh thánh, họ cũng sẽ phàn nàn là “không có giải pháp gì cụ thể, chỉ thấy nói mãi về tình thương”. Về sách Bức xúc không làm ta vô can Cuốn sách của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang bao gồm 26 bài tiểu luận về các vấn đề xã hội, văn hóa và chính sách tại Việt Nam. Dù đề cập đến rất nhiều vấn đề gây bức xúc của xã hội, nhưng tác giả vẫn giữ một cách viết điềm đạm và đưa ra cách giải thích toàn diện về căn nguyên, bản chất vấn đề. Trong cuốn sách, nhiều lần anh nói về chuyện các cá nhân cần ý thức được rằng họ không vô can trước tất cả các vấn đề xã hội và giải pháp của tất cả các vấn đề đó thực chất nằm trong chính bản thân mỗi người. Sách hiện có bán tại các nhà sách trên toàn quốc.

“Bức xúc không làm ta vô can” của Đặng Hoàng Giang – một tác giả chính luận khi mang đến tiếng nói phá vỡ những định kiến và kỳ thị, truyền bá tri thức và xây dựng xã hội khoan dung và trắc ẩn- là một chiếc gương phản chiếu những vấn đề trong xã hội, là sự quan sát thực tiễn, thú vị kèm theo là những giải mã hóm hỉnh nhưng không kém phần chua xót bời sự trần trụi của xã hội nhưng cũng ăm ắp nồng ấm lên giá trị nhân văn. Nếu mỗi bài báo là một câu chuyện, thì “Bức xúc không làm ta vô can” là sách bao gồm 26 bài viết là 26 câu chuyện trải dài từ những câu chuyện xoay quanh hàng ngày quen thuộc như: thịt chó, bia, đền chùa, thẩm mỹ,…cho đến những vấn đề lớn hơn :du học, truyền hình thực tế, văn hóa nước nhà. Và sau đây là quát quát về nội dung nổi bật của một số bài viết trích trong “Bức xúc không làm ta vô can”. Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót Mở đầu chương là một bài viết ca ngợi vẻ đẹp của người chạy marathon về chót – đó có lẽ không phải là vẻ đẹp của màu sắc chiến thắng huy hoàng, nét đẹp vinh quang của người dẫn đầu mà đơn thuần, đấy chính là nét đẹp của một cá nhân không lựa chọn bỏ cuộc. Người về chót vào thời điểm cuối cùng khi băng rôn đã tháo xuống, cổ động viên cũng quay gót đi về, tiếng hô hào cổ vũ đã hạ nhiệt thì sự thất bại của họ chẳng ai quan tâm, họ chẳng đem lại thắng lợi cho tổ chức nào  nhưng họ vẫn lẳng lặng tiến bước về phía vạch đích. Trong những con người bướng bỉnh, có chút điên rồ này, dù nhận thức bản thân không phải là nhân vật “chủ chốt” trong cuộc đua, họ vẫn bền bỉ bước chân vươn lên cột mốc định sẵn, mục tiêu cuối cùng không phải là tranh đua mà chính là đích đến để chính bản thân họ có thể cam đoan rằng, con đường đang chạy không phải là đường thoái lui. Liên tưởng hình ảnh này, tác giả đã viết về câu chuyện của cô bé Ruby đăng ký nhập học ở một trường gần nhà năm 1960 khi trường học là nơi vẫn không xóa bỏ sự phân biệt màu da. Em là học sinh da đen và chính vào ngày đầu tiên nhập trường, Ruby và mẹ trong sự hộ tống của bốn cảnh sát tòa án liên bang phải đối diện với đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa. Một người đàn bà da trắng đã gào lên “Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách”. Sống trong sự cô lập trong trường từ những giáo viên từ chối đứng lớp, bạn bè cùng với sự căm thù của người, Ruby nhẫn nại và mạnh mẽ phi thường học trong lớp một thầy một trò và cứ như vậy cho đến hết một năm – một năm trời lủi thủi cô độc và bị khủng bố tinh thần của một bé gái chỉ mới 6 tuổi cũng trở nên dài dăng dẳng và ám ảnh đến dường nào, chưa kể đến những tổn thất về việc làm, sinh hoạt mà cả cha mẹ của Ruby cũng phải chống chọi. Trong năm đó, có hàng vạn lí do để cô bé có thể chuyển sang trường tiểu học khác, nơi có các bạn da đen cùng lớn lên nhưng lựa chọn “đi ngược với làn sóng hung bạo” của gia đình ít học, lao động nghèo pha tính lì lợm và điên rồ chính là tiền đề tiên quyết cho những vận động thay đổi lớn lao của cộng đồng người da màu, không có họ thì sẽ không có những bước ngoặt. Gia đình Ruby, hay chính người chạy marathon về chót không đại diện cho thế lực siêu phàm nào, họ chỉ là người trần mắt thịt nhưng điểm chung của những họ là đều biết mình cần gì và bám theo lẽ sống của kim chỉ nam hướng về. Người nghèo không có lỗi Một vấn nạn nhức nhối có tác động không nhỏ đến xã hội đó là tình trạng “nghèo vẫn hoàn nghèo” mà Đặng Hoàng Giang đã quyết liệt vạch trần bộ mặt của những con người đội lốt “người nghèo” trì trệ trong sự lười biếng, vật vờ. Ở những vùng núi: người dân ngủ lăn lóc bên vệ đường, xe máy vứt lỏng chỏng bên cạnh, những làng nhận trợ cấp không bao giờ là đủ, trẻ em lớn lên trong sự thờ ơ, hoang dại không ai đoái hoài, phát gạo được phát cũng để “nảy mầm” thành rượu, người ốm thì cũng đắp chiếu chứ không tha thiết đi bệnh viện,.. Người nghèo càng trở nên nghèo đi, không phải vì sự áp đảo của công cuộc mưu sinh quá khó khăn đã vắt cạn kiệt sức lực, lao nhọc của họ mà vì tư tưởng “lười biếng” ăn mòn qua các thế hệ khiến cho họ ngày càng “mụ mẫm vì nghèo”. Để kéo những cá nhân đang “lún bùn” này thì theo tác giả, những “nghị lực, quyết tâm, chăm chỉ, cần cù, suy nghĩ, tiết kiệm, sử dụng đồng tiền đúng chỗ..” không khác gì đòi hỏi dân văn phòng phải có sự khéo léo, uyển chuyển, dẻo dai, động tác chính xác, duyên dáng như một vận động viên nhảy cầu, ta mới thấy những cổ động ấy thật vô nghĩa. Thật vậy, khó hơn nhiều việc chỉ quyên góp tiền hay hỗ trợ thóc gạo, chúng ta cần nhen nhóm lên sự tự tin, tạo thói quen bắt tay vào việc dù rất nhỏ để trong họ cháy lên hy vọng về chính mình, xua đi cảm giác không phải là phế thải. Bức xúc không làm ta vô can Trong một vụ tai nạn lật xe của chiếc xe tải chở xoài, hơn chục tấn xoài đổ tràn ra đường và hiện lên bên trong hình ảnh không may ấy là những cử chỉ đẹp đẽ và anh hùng của người dân đã giúp tài xế thu gom xoài nằm vung vãi. Các báo đưa tin ngắn về sự việc nhưng chỉ vài ngày đã trôi vào lãng quên. Nhưng thử đặt sự việc vào mặt trái, nếu người dân lao vào hôi của thì ngay lập tức, các trang báo dậy sóng cảnh báo về xã hội suy đồi đạo đức và không ngừng phê phán lẫn nhau. Qua câu chuyện nhỏ này, tác giả muốn chỉ ra rằng con người chúng ta đang thờ ơ với tin tốt, nhưng lại quan tâm đặc biệt với tin xấu. Tra cứu “bức xúc” có vẻ không bao giờ giảm nhiệt với 29 triệu kết quả trên Google. Vậy tại sao con người có xu hướng nhìn vào cái xấu, đắm đuối vào chúng hơn thay vì chú ý tới những điều tốt lành? Hội chứng “bức xúc” khiến cho người phê phán, chê trách người khác cảm thấy mình ưu việt hơn, tự hài lòng vì cho rằng mình tốt đẹp và ưu tú hơn những bảo mẫu đánh trẻ, vụ cướp tiệm vàng, bẻ hoa, hôi của,..đầy rẫy trong đời. Ta có thể đánh phào thở nhẹ vì chúng ta không phải là “họ”, vô can, không phải chịu trách nhiệm, và nó xoa dịu những dậy sóng trong lương tâm cho những điều mà bản thân không đủ dũng cảm đối diện. Ta tưởng mình có thể tách ra được những mảng tối xấu xí đó, ta đang đứng trên một hòn đảo mộng mơ và sống theo tiếng gọi của lương tri, đó là lí do khiến ta nghiện những cái lắc đầu, sự phẫn nộ và ưa cảm giác mình là người tốt. Nhưng chúng ta không vô can, cuộc sống của bất kì ai cũng đặt trên nền bất công và phi lí, ngôi nhà xây lên chẳng phải cũng nhờ những công lao vất vả của đứa trẻ có tuổi thơ lao nhọc sao? Công nhận sự cố gắng và truyền tai nhau những tên tốt thay ví tôn sùng ham nghe tin xấu là cách mà ta ươm mầm hạt giống tương lai mới cho xã hội. Vẻ đẹp của người đứng một mình “Chúa Trời đứng một mình- nhưng quỷ sứ thì trái lại, nó tìm tới hội đoàn, nó nhiều vô kể”– Henry David Thoreau. Đứng một mình chưa bao giờ là dễ dàng, chúng ta phải đối diện với bản thể của chính mình, phải đối diện với những cảm xúc, quá khứ luôn tụ nén lại ở góc khuất nào đó của lương tâm, những va vấp cộng hưởng sai lầm như không được nguôi dịu, ta thấy mình nhỏ bé và yếu ớt. Tất cả những gì chúng ta cần để vượt qua “cơn thác cuồng nộ của đám đông”  là lòng dũng cảm mà không cần bám víu vào sự tung hô của người khác. Hơn nữa, một mình không phải là cô đơn, tự cách li mình với thế giới bằng khoảng cách vật lí, không những không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra mà sáng ngời vẻ đẹp tự tại, vẫn hiểu biết và đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn. Tử tù sinh con: Quyền hay đặc ân Nhà tù được thiết kế và xây dựng để phục vụ 4 mục đích: ngăn ngừa, trừng phạt, phòng ngừa, cải huấn để chuyển biến từ nhân thành con người có ích cho cộng đồng. Họ bị tước các quyền tự do di chuyển, làm việc, và các quyền dân sự khác. Tuy nhiên, tù nhân kể cả tử tù vẫn là chủ thể nằm trong không gian được trị bởi luật pháp và có một số quyền nhất định như : Quyền được chữa bệnh,không bị tra tấn, ngược đãi và trong những quyền ấy, có một câu hỏi lớn: Tù nhân kể cả tử tù có quyền duy trì nòi giống không? Không một ai có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái của tù nhân nhưng cũng không ai có quyền tước đi quyền này của họ. Mỹ chưa bao giờ là đất nước có hệ thống trừng giới tiến bộ nhưng trái lại, Việt Nam đã thể hiện mặt nhân đạo hơn nhiều, cho phép tù nhân có con qua đường ống thụ tinh nhân tạo vì chúng ta tin rằng tước đoạt các quyền của con người quá mức sẽ biến họ trở nên hung hãn, dữ tợn trong sự tuyệt vọng hơn và điều đó làm mất chất năng cải huấn của biện pháp cầm tù. Văn hóa không phải là lí do khiến quốc gia thất bại  Người Việt không khỏi hưng phấn và nhanh chóng truyền tai nhau hai chữ “thoát Trung”, đăng tải rần rần trên mạng xã hội. Không phải thoát ra khỏi bóng ma “Trung Quốc” về kinh tế, chính trị, mà chúng ta muốn thoát li ra khỏi văn hóa,khước từ gốc gác Việt và chỉ điều đó là cấp thiết nhất để Việt Nam trở nên hùng mạnh, thịnh vượng. Thoát Trung luận của Giáp Văn Dương như gào thét kêu gọi Việt Nam hướng tới phương Tây, bài luận phê phán những thói hư tật xấu mà ông coi là đặc trưng của nền văn hóa Trung Quốc, dùng các bài khấn bằng chữ hán trong ma chay dù người chết không đọc được lấy một chữ, chiếu phim trên tivi… Có những người quan điểm còn xa hơn: Nếu không có đạo Khổng mà cả thế giới nằm dưới tôn ti trật tự của vua quan lại thì ta đâu có bi đát như bây giờ. Phải đoạn tuyệt và thay bằng chủ nghĩa tự do cá nhân, “Đi theo phương Tây hay là chết”. Nhưng chuyện không đơn giản là vậy, cái cần sửa là ruột bên trong chứ không phải là hình thức bên ngoài. Nếu không có phim Tàu thì cũng sẽ có phim Hàn đầy sướt mướt, nếu không chi chữ Nhẫn của ông đồ mà thay vào “Keep calm’’ thì chữ đó cũng chẳng thần kì biến người ta trở nên thay đổi, tự chủ hơn. Chúng ta không cần phải thoát đi đâu cả, mà cần đủ hiểu biết và sự dẻo dai về văn hóa để chèo lái trên biển văn toàn cầu hóa để không bị tha hương, bơ vơ về bản sắc. Sự trỗi dậy của tư duy phong kiến và bảo thủ Thái độ bảo thủ và phong kiến đang ngấm ngầm ăn sâu vào mọi gốc rễ trong xã hội. Hồi giữa tháng mười, trong một chương trình ca nhạc làng nhàng của VTV3, một nhóm nhạc pop đã làm khán giả phẫn nộ về ca khúc Tây Nguyên của mình khi sử dụng chiếc khăn Piêu như một chiếc khố trong khi nó được người Thái đội trên đầu. Và không nằm ngoài dự đoán, VTV3 bị phạt 15 triệu bởi các nhà chức trách. Cuối năm 2013, quán café Cộng cũng gây xôn xao, ồn ào dư luận bởi đợt vẽ lên tường hình Lenin và Karl Marx đội giấy chóp nhọn, tay cầm cốc rượu và còn bị phản ánh rằng thực đơn được chế từ cuốn Lenin toàn tập. Nếu thử hình dung phải sống trong một thế giới mà phim về đại gia buôn gỗ thì phải được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản duyệt kịch bản để bảo đảm không bị bêu riếu. Nếu trong một thế giới, mặc một cái T-Shirt có chân dung Che Guevara dính đầy dầu mỡ mà vô tình bắt gặp đại sứ quán Cuba thì khéo tạo ra một khủng hoảng ngoại giao nhỏ. Nghe thoáng qua thì có chút hài hước nhưng bản chất đây là hiện tượng bảo thủ khá nguy hiểm. Ở mức cao hơn nó có thể xảy khủng bố, cực đoan. Thật vậy, thay vì cấm đoán, đưa ra những quyết định trừng phạt như vua chúa ngày xưa, chúng ta cần thảo luận đa chiều về chất lượng nghệ thuật và để cho khán giả là giam khảo công tâm nhất đánh giá và quyết định cuối cùng của những sản phẩm nghệ thuật và văn hóa.  “Bức xúc không làm ta vô can” hội tụ những phản biện, tranh luận những vấn đề chủ chốt  xoay quanh trong xã hội, bao gồm nhiều khía cạnh dân sinh cho đến chính trị để từ đó, người đọc được khai sáng nhiều lí luận mới, suy ngẫm được nhiều tư tưởng đến từ góc nhìn khác nhau. Đọc cuốn sách, cá nhân mình tích lũy được nhiều kiến thức xã hội hơn, truy cập được tình hình dân sinh và những khái niệm mới. Như một hồi chuông thức tỉnh, chúng ta ý thức hơn về thế giới mình đang tồn tại, hiểu được những gì đang vận hành xung quanh để từ đó có những hành động cụ thể, những chứng kiến riêng của mình để giúp bản thân ưu tú và xã hội văn minh hơn.

1. Đôi nét về tác giả Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, minh bạch và tiếng nói của người dân. Anh đã rất nỗ lực trong việc truyền bá tri thức, khuyến khích tư duy phản biện và xây dựng văn hóa tranh luận. Cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” là một trong những tác phẩm đáng để đọc nhất của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Không cần tình cảm lâm ly bi đát đầy ngôn tình, không cần màu mè tô vẽ từng chữ, chỉ bằng một giọng văn thẳng thắn, bộc trực, tác giả đã đưa ta đến với cuốn sách này và khiến cho bất cứ người đọc nào đã cầm cuốn sách trên tay thì không đành lòng gấp sách. 2. Nội dung cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” Cuốn sách gồm 26 bài viết với 26 câu chuyện về các đề tài nóng trong xã hội. Mới có, cũ cũng có, tác giả không bỏ sót một vấn đề nhỏ hay lớn nào đang xảy ra Việt Nam, từ chuyện cá nhân, chuyện gia đình, đến chuyện cộng đồng, chuyện xã hội, chuyện quốc gia,…dù bản thân chúng cực kỳ ngắn gọn xúc tích. Tất cả không có vấn đề nào là lỗi thời, tất cả đều còn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Những câu chuyện quen thuộc như ăn thịt chó, phẫu thuật thẩm mỹ, câu like, nghiện mạng xã hội,…và đến những chủ đề mới lạ đối với nhiều độc giả như mặt trái của kinh tế thị trường, lỗi của những người nghèo, thực trạng “bức xúc”, nạn tôn thờ sác,… Nội dung 26 bài viết được chi thành 3 phần chính, tên của bài viết nổi bật nhất trong phần đó sẽ được chọn làm tên của phần đó. Thật sự thì không một độc giả nào có thể hiểu được cách chia 3 phần này dựa theo tiêu chí gì, chỉ có mỗi tác giả biết được, nhưng theo nhiều người đoán rằng là có lẽ chia theo mức độ, quy mô của sự việc. Ở mỗi bài viết, tác giả sẽ nêu lên những vấn đề đang tồn tại trong xã hội trước, sau đó mới nêu thêm thông tin và những ý kiến của những người liên quan và sau đó tác giả mới nêu ra ý kiến riêng của mình. Tất nhiên tác giả sẽ không quên lồng ghép những dẫn chứng về các số liệu thống kê, những bài viết trong những cuốn sách của những tác giả uy tín, những quan điểm đã được nhiều người công nhận vào trong những bài viết để tăng thêm tính thuyết phục.Tác giả mô tả các hiện tượng thòi sự bằng một giọng văn hài hước nhưng không đanh đá chua ngoa, phê phán nhưng không mỉa mai bỉ báng. Đáng trân trọng nhất là sau những so sánh, phân tích đa chiều trong tương quan với nhiều nên văn hóa khác nhau từ Đông sang Tây, tác giả đã gợi ra được những hướng giải quyết khả thi hoặc cách ứng xử tương đối chừng mực phù hợp với tình huống. Mỗi vấn đề được đem ra mổ xẻ trên nhiều khía cạnh dưới ngòi bút phân tích khúc chiết, lập luận logic dựa trên nền tảng nghiên cứu xã hội, dữ liệu và con số thực tế cụ thể. Đó là lí do mà những bài bình luận xã hội của Đặng Hoàng Giang khiến người đọc thỏa mãn và được ủng hộ nhiệt tình. Sau đây là quan điểm cá nhân của tác giả về một số vấn đề trong xã hội mang tính vi mô khá thực tế và người độc phải lưu tâm để thay đổi nhận thức của mình: Câu chuyện “Bức xúc không làm ta vô can” Nội dung câu chuyện này xoay quanh những hiện tượng hay vấn nạn mà chúng ta rất hay dễ tiếp cận và trải nghiệm hàng ngày, đặc biệt là những tin tức mang tính tiêu cực và gây chú ý đối với cộng đồng như hôi của, trộm cắp, bảo mẫu đánh đập trẻ em,…Theo tác giả, khi chúng ta cảm thấy bức xúc và giận dữ về một vấn đề xã hội nào đó, chúng ta không vô can, chúng ta vẫn phải có trách nhiệm để thay đổi, đóng góp và thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những bất công hay phi lý ấy. Thể hiện sự bức xúc không loại trừ ta ra khỏi những vấn đề xã hội đó, nó chỉ mang đến cho chúng tâ những cảm giác thoải mái tạm thời vì cho rằng chúng ta vô tội. Chính vì vậy, thay vì tỏ ra bức xúc và tỏ thái độ không hài lòng, cho rằng là mình vô tội, thì hãy luôn ý thức được sự thật ấy, thể hiện sự khiêm nhường và tự hỏi bản thân xem mình có thể làm được gì để đóng góp phần ngăn chặn được sự bất công ấy. Đó là việc tối thiểu mà chúng ta có thể làm được. Câu chuyện “Từ thiện câu like” Việc từ thiện, làm những công tác thiện nguyện cho người khác là một việc làm đáng được trân trọng và tuyên dương. Nó thể hiện tinh thần vì cộng đồng tốt đẹp và phát triển hơn, sự gắn kết của đồng bào lẫn nhau và đề cao tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Tuy nhiên, với ngòi bút mổ xẻ vấn đề thẳng thắn của tác giả, lại cho chúng ta một đòn mạnh dánh vào nhận thức về việc từ thiện trong xã hội ngày nay. Những gì chúng ta thường thấy trên mặt báo là những lần từ thiện theo kiểu “câu like” của một số người nổi tiếng, nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi của họ, chứ thực chất không nhằm để giải quyết vấn đề gốc rễ của khu vực được từ thiện. Tác giả muốn chúng ta nhận ra rằng nên bắt đầu đặt tâm điểm và sự chú ý vào người nhận chứ không phải người làm từ thiện, những ngôi sao hay người mẫu, nên suy nghĩ xem hướng nguồn lực của mình vào đâu để đem lại những lợi ích lớn nhất cho những người hay cộng đồng mình cần trợ giúp. Còn rất nhiều câu chuyện khác mang tính vi mô lẫn vĩ mô khác đang chờ bạn khám phá.

“Một góc nhìn thẳng thắn và tỉnh táo, xoáy vào những vấn đề bằng một con dao mổ sắc cạnh của tri thức. […] Từ lâu, những cây viết của nước ta vẫn dùng dao gọt hoa quả có lưỡi lượn sóng để mổ xẻ các vấn đề: chỉ làm cho bi thương trở thành một thứ lãng mạn và dễ đọc, dễ bán. Chúng ta thiếu những con dao mổ lạnh, nằm trong những bàn tay ấm.” – Nhà báo Đinh Đức Hoàng đã có nhận xét về tác phẩm “Bức xúc không làm ta vô can”. “Bi thương ngược dòng chảy thành sông” là tên một tiểu thuyết Trung Quốc của tác giả Quách Kính Minh mà nhà báo Đinh Đức Hoàng có nhắc đến trong lời bạt cuốn sách Bức xúc không làm ta vô can, rằng nếu Đặng Hoàng Giang tham khảo anh từ lúc đặt tên, có lẽ anh sẽ góp ý một cái tên lâm li hơn, để… sách bán chạy hơn, như tựa đề cuốn sách mà anh đã nhắc đến. Một cách gợi chuyện hóm hỉnh mà thật chứ chả đùa, bởi dường như ở thời đại nào cũng vậy, lỗ tai con người ưa cái sáo rỗng dễ nghe, khiến cho nền văn học có xu hướng “chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối” như lời ông vua phóng sự đất Bắc – Vũ Trọng Phụng. Chỉ riêng việc bàn về cái tên thôi đã khiến độc giả biết được nội dung “Bức xúc không làm ta vô can” không vui vẻ gì. Mà cụ thể, đây là một cuốn sách chính luận, phê bình xã hội, có khen nhưng đa phần là chê, gợi góc tối ở nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam ngày nay. “Bức xúc không làm ta vô can” – Làn sóng ngầm lan tỏa hứa hẹn cơn sóng thần Cuốn sách là tuyển tập 26 bài viết ngắn chia làm 3 chủ đề: Cái tôi cá nhân trong xã hội hiện đại; Các vấn đề phát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo; Thực trạng văn hóa – xã hội đương đại. Xem thêm: Đặng Hoàng Giang: Điểm đến của cuộc đời – Đồng hành của người cận tử & những bài học cho cuộc sống Đây là hỏi đáp giữa báo Lao Động và tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, rõ ràng cái tôi cá nhân được anh khẳng định tầm quan trọng. – Để mỗi cá nhân hội nhập thành công, theo ông, yếu tố cốt lõi là gì? – Nên tôn trọng bản thân, không quá lo lắng xem mọi người sẽ phản ứng thế nào. Hãy coi mình là một cá thể độc lập, trước khi băn khoăn mình có làm mất thể diện của họ tộc nhà mình, làng mình, tỉnh mình, quốc gia mình hay không. Bắt đầu bằng hình ảnh cuộc thi marathon, khi ai ai cũng tung hô người chạm qua vạch đích đầu tiên, thì tác giả chỉ chú ý những con người cắn răng lê bước tiếp để chạy hết quãng đường thi dẫu người chiến thắng đã được xác định. Họ không từ bỏ. Họ đơn thuần bướng bỉnh và có thể hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì “bỏ cuộc” không phải là lựa chọn của họ. Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót giống câu chuyện của cô bé Ruby bang New Orleans (Mỹ) vào cuối những năm 1950, trong hoàn cảnh chính quyền ra quyết định xóa bỏ phân biệt chủng tộc, Ruby là học sinh da đen đầu tiên và duy nhất của trường vào năm đó. Ruby lúc ấy 6 tuổi, là bé con lớp 1. Suốt một năm sau đó, Ruby lủi thủi một mình, không có bạn chơi, chịu sự căm thù, giận dữ, gào thét, chửi rủa của đám đông da trắng, chỉ có cô giáo trẻ Barbara Henry đối xử với em bình thường, cô dạy em trong lớp học một thầy một trò. Gia đình Ruby gặp vô vàn khó khăn vì quyết định này. Nhưng, họ không từ bỏ. Họ không chuyển con gái họ đến một ngôi trường khác nơi các bạn da đen đang học với nhau. Họ tiếp tục chỉ vì “như cũ” không phải là điều họ muốn. Con người có xu hướng bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi tiếng, rồi rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. Nếu bản thân mỗi người tự nhận thức, tự lựa chọn và cố gắng vì lựa chọn đó, như những người lê lết cuối đoàn marathon, như gia đình em Ruby, thì kết quả được tạo ra từ chính nổ lực của bản thân chứ không phải chờ đợi, nhòm ngó người khác nữa. Năm Ruby lên lớp 2, em được hòa nhập, trường bắt đầu chào đón những học sinh da đen khác. Những kẻ dù không chiến thắng nhưng vẫn cố gắng hoàn thành hết đường đua của mình, đó là những người đã chiến thắng chính cuộc chơi của bản thân. Đây mới là những nhân tố cốt yếu tạo nên sự thay đổi dần dần tốt đẹp của xã hội. Tác phẩm còn đề cập đến tâm lý đám đông và sự vận hành của nó, cũng chính là nguyên nhân sự thật đằng sau sự cuồng nộ đập phá quá khích của những người công nhân mà thường ngày vẫn hiền lành, chăm chỉ. Một đám đông có những yếu tố đặc biệt. Một là, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh, và cái vô danh đó đem lại cho mỗi người một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ. Hai là, đám đông gây phấn khích. Ba là, đám đông đem lại cho các cá nhân trong nó cảm giác về quyền lực. Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đó, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi. Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân. Những đám đông “mới” ngày nay, như vụ công nhân xây dựng Thái Nguyên xô xát ở nhà máy Samsung, người dân Đồng Nai “hôi bia”, thanh niên Nghệ An “đánh hôi” kẻ trộm chó, hay là hình ảnh xấu xí gần đây nhất là đầu năm 2019, người dân Hà Nội đổ xô “hôi hoa” trước khách sạn JW Marriott khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ 2 vừa kết thúc… Là những đám đông nổi lên không quan điểm xã hội hay mục đích chính trị, họ phá phách một cách vô phương hướng và vô nghĩa. Họ không hề giống như những đám đông “cũ” năm 1945 – những con người ấy được vận động tham gia cách mạng, được phổ biến để xây dựng một ý thức hệ vững chắc vì nước vì dân. Tác giả đề cập đến 3 tỷ lít bia, 5 triệu con chó, 500.000 ấn đền Trần được tiêu thụ trong một năm, người dân truyền tai nhau những con số này như những minh chứng hùng hồn cho sự bệ rạc và xuống dốc của người Việt, rồi cợt nhả nhau. Tự bao giờ người Việt có thói quen lấy khoái cảm từ việc tự xỉ vả bản thân? “Sự lộn xộn, nhếch nhác ở Việt Nam gắn liền với mức phát triển kinh tế của chúng ta, nhưng không phải là đặc thù Việt. Các nước đang phát triển khác cũng lộn xộn, bụi bặm, thiếu quy củ như vậy. Cũng khó mà yêu cầu những người nghèo đang vật lộn hằng ngày phải lịch sự, đi nhẹ nói khẽ và nhường nhịn người xung quanh. Hay thậm chí, những người không còn nghèo nữa thì vẫn mang thói quen từ thời bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức, nên vào resort (khu nghỉ dưỡng) vẫn còn chen lấn nhau khi lấy đồ ăn…” Đặng Hoàng Giang chia sẻ. Tác giả đưa ra những phân tích, lý giải và cả giải pháp về vấn đề người nghèo. Khi hiểu vì sao họ lại xử sự như vậy thì cũng dễ yêu thương và thông cảm nhau hơn. Ở Việt Nam, số lượng người ăn xin khá nhiều, người nghèo lại càng nghèo vì đi xin xỏ người giàu, đào mỏ, ăn bám. Họ trở nên lười vận động, ỷ lại. Người nghèo không phải do lối sống của họ dẫn đến nghèo đói, mà nghèo đói đã tạo nên lối sống như vậy. Dừng việc chê trách và lên án. Tìm cách giúp họ nhen nhóm lòng tự tin, kiên nhẫn hướng dẫn, khích lệ khi họ đạt được những thành tựu bé xíu, để họ thấy bản thân không phải là phế thải và có niềm hy vọng về tương lai… Một người nghèo hay một cộng đồng người nghèo đều nên được đối xử như vậy, thay vì chỉ quyên góp tiền hay thóc gạo. Rất nhiều hiện tượng xã hội khác được đem ra phân tích, như công việc và các mối quan hệ khiến cho“anh hùng thường nhật” – những người giữ được “la bàn đạo đức” của mình trong cuộc sống – ngày càng hiếm hoi; tử tù sinh con – quyền hay đặc ân; du học trời Tây; nên hay không nên phẫu thuật thẩm mỹ; thái độ của mọi người khi đi du lịch, đi bảo tàng, đi từ thiện; cuộc sống trên mạng xã hội; sự tôn thờ sách thái quá; như nỗi tự hào, hân hoan, hãnh diện với bạn bè năm châu quốc tế thế giới khi đất nước có nhiều người lọt vào danh sách tỷ phú… Chỉ có 222 trang sách nhưng lại đồ sộ về nội dung, nóng bỏng về tính thời sự, phê phán mà không nặng nề, chỉ trích mà không gay gắt, vừa đứng ở bên ngoài vừa nhập vai vào trong cuộc để lên tiếng, gợi ý đưa ra những hướng giải quyết. Một tác phẩm gây tranh cãi và khuyến khích tư duy phản biện Trong “Bức xúc không làm ta vô can”, tác giả đã hoàn thành tốt vai trò của một nhà phê bình xã hội, và còn hơn thế nữa, là một nhà hoạt động xã hội đang xây dựng văn hóa tranh luận. Những phân tích của anh là sự kết hợp của tri thức uyên bác, luận cứ trùng trùng và một cái nhìn trực diện, đánh thẳng vào vấn đề. Điều đặc biệt là anh thường dùng nghệ thuật viết ngược để đá xoáy các vấn đề, tạo nên các cuộc tranh luận mà tại đó, nếu mỗi người có thể mang tâm cầu thị để đưa ra ý kiến cá nhân, đồng thời tôn trọng người phát ngôn để phản biện, thì hướng giải quyết các nan đề của xã hội sẽ sáng hơn, tối ưu hơn. Lẽ dĩ nhiên là tiến sĩ Đặng Hoàng Giang đã thành công, cuốn sách thật sự gây ra nhiều tranh cãi. Theo một cuộc khảo sát nho nhỏ trong cộng đồng người đọc sách Nhã Nam reading club và Goodreads, nhiều độc giả không hẳn là chia sẻ hoàn toàn những quan điểm của tác giả. Hầu hết đều tâm đắc với những lập luận của tác giả, như những bài “Vẻ đẹp của người chạy marathon về chót”, “Những người khốn khổ ở Tiên Lãng”, “Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn”, “Ngó Mỹ, dòm Nhật, hóng Do Thái: lựa chọn nào cho ta”… Thế nhưng, một bộ phận khó chấp nhận về mối kinh hoàng của nhiều gia đình – theo lời tác giả – đó là khi “các cô các cậu không chịu lập gia đình mặc dù học hành đã xong và tuổi thì đã 24, 25, nghĩa là cũng không còn trẻ trung gì nữa” trong bài “Những ‘hiểm họa’ bất ngờ khi gửi con đi du học”. Thêm nữa, cũng như bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận xét, lời nhắn nhủ “để công chúng là người quyết định cuối cùng số phận của các sản phẩm văn hóa và nghệ thuật” trong bài “Sự trỗi dậy của tư duy phong kiến và bảo thủ” cũng khó nhận được sự đồng tình khi mà chính tác giả cũng nhận định qua những phân tích trước, rằng công chúng là số đông dễ bị tác động nhất. Có một hiện tượng gây nhiều phản ứng trái chiều là phẫu thuật thẩm mỹ. Tác giả phản đối phong trào này với rất nhiều lý giải hay ho, đưa ra cả lập luận của nhà nữ quyền Naomi Wolf, rằng “Một phụ nữ hiện đại thật may mắn khi có được một cơ thể cho phép cô chuyển động, chạy, múa, có khoái cảm tình dục, với bộ ngực khỏe mạnh, một cuộc đời dài gấp đôi cuộc đời của một người cách đây hai thế kỷ, đủ dài để cô thể hiện cá tính lên khuôn mặt mình. Nhưng Thời đại Phẫu thuật thẩm mỹ phá hủy sự may mắn khôn cùng này của cô, nó bẻ nhỏ món quà cô được trao, một cơ thể đầy cảm nhận và sức sống, một khuôn mặt của riêng mình, thành những bộ phận phế phẩm.” Ai cũng phải thừa nhận rằng chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ là chấp nhận cái giả, chấp nhận rủi ro về sức khỏe, để đổi lấy cái đẹp và sự tự tin, khi mà ta sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, phân biệt đối xử dựa trên vẻ bề ngoài. Tỷ như gần nhất là trường hợp của “cô gái mắt lươn” Lương Thị Hà, đây không đơn giản là xấu, mà còn bị người khác sỉ nhục vì định kiến với “mắt lươn”, lựa chọn giữa một đời bị kỳ thị và phẫu thuật để lột xác, Hà chọn vế sau và bản thân cô vô cùng hài lòng. Vậy thì phẫu thuật thẩm mỹ là nên hay không? Khi mà có quá nhiều người lựa chọn nó, chấp nhận rủi ro để sống theo tiêu chí “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã – Xuân Diệu). Dĩ nhiên sự lựa chọn thuộc về quyền dân chủ của mỗi người, và trên các diễn đàn tranh luận, vấn đề này chưa bao giờ hết “hot”. “Tôi tư duy do đó tôi tồn tại” Trích lời của bà Tôn Nữ Thị Ninh trong lời nói đầu của cuốn sách, Descartes, triết gia Pháp thế kỷ 17, nổi tiếng với lời khẳng định “Tôi tư duy do đó tôi tồn tại”. Đương nhiên tư duy và suy nghĩ đơn thuần là hai việc khác nhau. Mỗi một ngày, con người thực sự tư duy, động não, suy nghĩ tập trung bao nhiêu giờ hay thậm chí là bao nhiêu phút? Cái gì kích thích con người tư duy? Đó có thể là một cuốn sách, như “Bức xúc không làm ta vô can” chẳng hạn. Đây là cuốn sách chính luận mang tinh thần phản biện xã hội. Với lăng kính đa chiều, bằng ngòi bút hóm hỉnh, châm biếm, sắc sảo mà đầy tinh tế, tri thức, tác giả Đặng Hoàng Giang mổ xẻ xuyên qua lớp lang văn hóa, xã hội, đời thường mà hầu hết tất cả mọi người đều biết, để tìm đến thực chất, ý nghĩa đích thực của hiện tượng. Có cách đọc gọi là đọc hiểu, có cách đọc gọi là đọc nhìn mặt chữ. Và với một cuốn sách có bề dày nội dung đồ sộ như “Bức xúc không làm ta vô can”, cách đọc cưỡi ngựa xem hoa chưa bao giờ là đủ. Phải đọc với mong muốn mở rộng tầm nhìn tri thức, để rồi tư duy, phản biện khi cần thiết và tự tìm ra lối thoát trong tâm tưởng bản thân, thì mới khai thác được cái cốt tủy của cuốn sách này, như mục đích nhân văn mà tác giả hướng tới. Ở đây cần nhấn mạnh chữ “tự”. Nếu có nhiều băn khoăn về xã hội nhưng vẫn giữ thói quen đợi chờ chính quyền đưa ra giải pháp cho từng vấn đề thì quyển sách này không giúp ích gì. Ngược lại nếu trong lòng khát khao trở thành người có ích, muốn tìm cách thay đổi từ chính bản thân mình thì nên đọc tác phẩm này, để không còn là nạn nhân của một xã hội a dua, nơi mà lý lẽ của đám đông luôn chiến thắng. Suy nghĩ là quyền, tư duy là quyền, đừng để cái quyền quý giá đó bị cướp mất. Đọc để học cách nhìn nhận một vấn đề đa chiều, con người không phải con ngựa – bị bịt miếng da nơi hai bên mắt để chỉ thấy mỗi một con đường phía trước. Hãy mang tâm cầu thị và đọc “Bức xúc không làm ta vô can” để tạo cho bản thân cơ hội tư duy dưới cái nhìn phổ quát về xã hội đương đại Việt Nam và mở rộng ra thế giới, để rút ra cho bản thân những bài học và kinh nghiệm quý báu, để sống có ích chứ không phải chỉ tồn tại. Để biết rằng, mỗi cá nhân thay đổi tích cực là tiền đề xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đặng Hoàng Giang – Con người tạo sóng Đặng Hoàng Giang là người Áo gốc Việt, tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau (Đức), bảo vệ tiến sĩ kinh tế phát triển tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo). Anh trở về Việt Nam sau 20 năm sống và làm việc ở châu Âu. Trả lời phóng viên Tô Phương Thủy xoay quanh về quyết định về nước, Đặng Hoàng Giang nói: “Tôi muốn có một môi trường mới mẻ, gặp được những người thú vị, làm được nhiều điều khác nhau.[…] Ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong một xã hội chưa có độ chuyên môn hóa cao. Ở phương Tây, mỗi người sẽ chỉ có đúng chỗ đứng của mình như một mắt xích trong dây chuyền xã hội. Việt Nam đang chuyển dịch, đang đầy những đứt gãy xã hội, những xung đột về giá trị và văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa.” Vài nét về tác giả Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, minh bạch, và tiếng nói của người dân. Anh nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, khuyến khích tư duy phản biện và xây dựng văn hóa tranh luận. Các bình luận xã hội của anh xuất phát từ các hiện tượng văn hóa, xã hội đương đại để chỉ ra những vấn đề liên quan đến bình đẳng, công lý và tương quan quyền lực trong xã hội.

Cuốn sách là tập hợp những góc nhìn của tác giả về các vấn đề của xã hội hiện nay. Đặng Hoàng Giang có cái nhìn sâu sắc, nhìn thấu những nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Bằng cách phân tích, đánh giá thấu đáo các hiện tượng xã hội, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình một cách khéo léo nhưng vẫn rất thẳng thắn. Có những quan điểm ta sẽ gật gù đồng tình, có những cái sẽ khiến ta phải nhìn lại mình, cũng có những quan điểm ta chưa thoả mãn lắm. Tác giả đưa ra một cách nhìn toàn diện từ vi mô đến vĩ mô, từ câu chuyện đạo đức cho đến chuyện Quốc gia đại sự, từ chuyện văn hoá đến chính sách pháp luật. Có những câu chuyện gây bức xúc trong dư luận nhưng khó mà thay đổi nếu không có sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo - những người đề ra và thực thi hiến pháp. Cuốn sách với giọng văn hài hước nhưng chứa đầy tính nhân văn. "Đừng lên án và chỉ trích người nghèo, hãy giúp họ nhen nhóm lên sự tự tin, gây dựng niềm hy vọng với chính bản thân mình". Lối sống của một người dẫn họ đến sự đói nghèo hay sự đói nghèo đã tạo cho họ lối sống như vậy? Theo quan điểm của tôi thì nó là sự tác động qua lại lẫn nhau. Tôi thích những điều tự nhiên vốn có. Do đó tôi rất thích cách lập luận của tác giả về "phẫu thuật thẩm mỹ": Mỗi con người có một bản sắc riêng, sự độc đáo riêng. Phẫu thuật thẩm mỹ là sự chối bỏ cơ thể mình, là sự tự phá hoại bản thân. Trong cuộc chạy đua với thời gian và truy tìm tuổi trẻ, người ta luôn là người thua cuộc, không ai có thể chống lại thời gian và tuổi già để mãi mãi xinh đẹp. Cuốn sách cho thấy một sự am hiểu rộng của tác giả về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ông đưa ra những nhận định tinh tế và thấu hiểu từ nhiều góc độ. Có nhiều thứ hay ho trong cuốn sách và tôi xin nêu một vài điểm nhấn. "Mọi cái tệ hại của con người đến từ chỗ họ không thể rời smartphone để ngồi yên một mình". Đọc đến đây chắc nhiều bạn không khỏi giật mình và tôi cũng không ngoại lệ. Cái tát hữu hình của bàn tay vô hình - nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo một loạt hệ lụy của nó - thứ sẽ phá hủy đất nước và con người nếu ta không có những biện pháp kịp thời để "phát triển bền vững". Câu chuyện tác giả đề cập đến khiến tôi cảm thấy chua xót nhất là về những cậu bé mới chỉ học cấp ba, chỉ vì giật chiếc mũ 30 nghìn đồng để trêu bạn nữ phải nhận án tù 3 năm với tội danh cướp giật tài sản gây hoang mang dư luận...., giống như bi kịch của nhân vật Jean Valjean trong bộ tiểu thuyết Những Người Khốn Khổ của Victor Hugo, nhận án tù năm năm vì ăn cắp một ổ bánh mì cho mấy đứa cháu. Với cách nói hài hước đầy xót xa, tác giả đã chỉ ra những cái nhân dân thấy mà nhà nước không thấy, sự lo lắng về tương lai của các em... Đọc đến đây tôi có cảm giác hoang mang, không hiểu luật pháp đề ra để giúp con người sống tốt hơn, an tâm hơn hay để phục vụ một lợi ích nào đó? "Khi quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên trở nên cằn cỗi thì có ngồi trong Lexus người ta cũng chỉ là kẻ bất hạnh". Tác giả cũng bàn về "hạnh phúc thực sự", về sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng cao. Cuốn sách gồm nhiều chuyện ngắn, mỗi câu chuyện là một quan điểm của tác giả và lôi cuốn từ đầu đến cuối. Tôi rất tâm đắc với bài "tôn thờ sách là mê tin dị đoan". "Mục đích cuối cùng của giáo dục và văn hoá là tạo ra sự bao dung. Chúng ta có thể âu yếm lướt qua các trang sách, nhắm mắt hít vào mùi thơm và lắng nghe tiếng sột soạt quen thuộc của chúng, nhưng việc đó không chứng tỏ chúng ta ưu tú, hay đẳng cấp, hay có văn hoá hơn những người không làm như vậy. Chúng ta có thể học tập vị thiền sư nọ vào thời nhà Đường, người đã quẳng cái tượng Phật vào lửa để lấy hơi ấm, vì nó chỉ là gỗ, tinh thần của Phật không nằm ở đó. Sách cũng thế, để gối đầu giường hay kê dưới chân bàn không quan trọng, chúng chỉ là bột gỗ". Bên cạnh đó tôi lại có cái nhìn khác về việc đi du học và đọc sách help-self. Tác giả có cái nhìn tiêu cực, tuy không phải không có nhưng đó không phải là tất cả. Cái gì cũng có hai mặt, đôi khi tốt hay xấu còn ở góc nhìn và quan điểm của mỗi người. Nếu như tác giả cho rằng việc, luôn đặt câu hỏi và không bao giờ hài lòng với các câu trả lời kể cả khi chúng là của bố mẹ, là cứng đầu thì tôi cho rằng đặt câu hỏi là nền móng của sự phát triển, luôn không hài lòng với câu trả lời sẽ thúc đẩy sự sáng tạo. Tôi đọc đi đọc lại không hiểu có phải đoạn này tác giả dùng biện pháp "nói ngược" không? Vì những câu chữ thì thể hiện sự phản đối nhưng tôi nghĩ với tư duy của người đã từng sống ở nước ngoài 20 năm có vẻ như không mấy phù hợp. Các bạn hãy đọc cuốn sách như một lần tự nhìn lại mình và nhìn nhận một cách nghiêm túc các vấn đề xã hội.

Bao nhiêu lâu rồi bạn chưa đọc một quyển sách phê bình xã hội với những luận cứ sắc bén của một người uyên bác? Nếu như bạn hay quan tâm tới những vấn đề của xã hội hoặc nếu như bạn đã từng rất ham thích cuốn sách #NếuBiếtTrămNămLàHữuHạn của tác giả Phạm Lữ Ân thì không nên bỏ qua cuốn sách này. Quyển sách mà theo tôi không thua kém gì với cuốn của tác giả Phạm Lữ Ân. Tác giả của quyển sách, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là một chuyên gia phát triển, một nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Ông tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đức và bảo vệ tiến sĩ kinh tế phát triển tại Áo. Ông trở về Việt Nam sau 20 năm sống và làm việc ở Châu Âu, bởi vì ông ưa thích một tương lai bất ngờ, khó đoán định. Chính nhờ việc lớn lên và học tập ở môi trường cởi mở châu Âu, nhưng vẫn giữ những truyền thống và tinh hoa cố quốc, mà ông có những quan điểm và lập luận hết sức cởi mở và giá trị. Mỗi một câu chuyện trong đấy được viết ra là sự hội tụ của bao ngày nghiền ngẫm suy nghĩ và tìm hiểu không ngừng nghỉ những minh chứng rõ ràng và minh bạch của tác giả. Những câu chuyện tưởng chừng như bình thường nhưng đằng sau nó là một hậu quả khủng khiếp. Sự cố gắng ấy ắt hẳn phải đến từ một con người đa cảm, luôn đau đáu về con người và thời cuộc. Không phải ai cũng dễ viết được cuốn sách này, vì cuốn sách này tổng hợp nhiều lượng kiến thức rất lớn, cả trong nước và ngoài nước, cùng với nhiều lĩnh vực. Các bình luận xã hội của ông làm ta ngỡ ngàng như bây giờ ta mới nhận ra, những bài viết cực kỳ đẹp, hay và mang tính nhân văn sâu sắc. Như “Vẻ đẹp của người chạy Marathon về chót”, khi ai cũng chỉ biết đến hạng 1-2-3 trong một cuộc đua thì không ai quan tâm đến vẻ đẹp của người chạy về cuối là gì. Với một xã hội mà ai cũng chăm chăm vào chiếc smartphone, thức cả ngày lẫn đêm để trở thành “fan cứng” thì cũng ít ai biết đến “Vẻ đẹp của người đứng một mình là gì” Đến một bài viết mà tôi cực kỳ thích trong cuốn sách, là “Sự khốn cùng của tư duy triệu phú”, khi hàng loạt sách Nghĩ-giàu-làm-giàu lần lượt ra đời nhằm khuyến khích cho những con người tư duy triệu phú nhưng ít ai lại biết cái mặt tiêu cực của nó. Chỉ có duy nhất 2 bài viết tôi không tán thành với tác giả là một vài câu nói trong bài “Cơ thể giả, khát vọng thật” và “Hiểm họa bất ngờ khi đưa con du học”. Khi ông cho rằng “phẫu thuật thẩm mỹ là một sự hủy hoại bản thân, xuất phát từ sự chối bỏ cơ thể mình...”, thì theo tôi phẫu thuật thẩm mỹ không mang sự tiêu cực tới như thế, cũng như đưa con đi du học cũng không mang nhiều tiêu cực như tác giả đã nói. Bạn đọc thì tùy vào cách mỗi người mà cảm nhận. Vài bài khác có dụng ý hơi mờ nhạt, không như những bài khác, mặc dù tôi có tán thành cách nói. Ngoài ra, phần mục lục phân chia có hơi khó hiểu và không được mạch lạc lắm. Với cuốn sách này, để thấu và cảm nhiều nhất có thể, chỉ nên đọc khoảng 2,3 bài viết rồi gấp sách lại và nghiền ngẫm theo từng câu chuyện, nếu như mình là nhân vật trong câu chuyện thì mình nghĩ gì, sẽ làm thế nào... Chung quy lại, đây là một cuốn sách hay, mà lời mở đầu của Tôn Nữ Thị Ninh và lời bạt của Đinh Đức Hoàng cũng hay nữa. Thành ra, quyển sách đáng đọc từng trang một, dù cái bìa sách chẳng ấn tượng và thiện cảm tí nào. Đọc sách của Đặng Hoàng Giang, giống như ta đang nhìn ngắm một cơn mưa chiều nặng hạt, và chợt dấy lên một nỗi buồn lắng đọng. Nhưng sau cơn mưa chiều ấy, ta như chợt thức tỉnh, thấy mọi cảnh tượng xung quanh như đã rủ bỏ lớp màn nhung bóng bẩy kia thay bằng lớp màn mộc mạc và chân thực nhất. Đọc xong thì tự hỏi không biết có bao nhiêu tác giả nào giống như Đặng Hoàng Giang nhỉ? Muốn đọc nhiều hơn những quyển sách giống như thế này mà sao thấy ít quá. Việt Nam thật sự đang rất cần những nhà bình luận xã hội, tác giả chính luận xuất sắc như thế này, để định hướng lại một thời đại mà mọi giá trị đang bị đảo lộn.

Hôm nay mình đọc được một chương rất hay trong cuốn "Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can" của chú Đặng Hoàng Giang, mình muốn chia sẻ với mọi người góc nhìn khác rất hay của chú về sách và người đọc sách. Chương "Tôn thờ sách là mê tín dị đoan" - trang 189. Mình xin trích dẫn những câu cốt lõi mình tâm đắc nhất: - Dù bản thân là người thích đọc sách, tôi lấy làm tiếc phải cho rằng ở đây chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng mê tín dị đoan. - Người Việt dễ đánh mất cái nội dung để bám vào cái nghi thức, vào cái vỏ bên ngoài. Nên tới giờ câu đó đã trở thành "Mọi thứ đều hèn hạ, chỉ có sách là cao siêu". Tôi kính trọng sách cho nên tôi có giá trị, còn tôi có đọc chúng hay không thì không còn quan trọng nữa. - Thái độ này giống như sự kính cẩn với các loại học vị, bằng cấp giáo sư, tiến sĩ, mà không cần biết là từ trường nào, ai cấp, thật giả lẫn lộn ra sao. Con chữ có thể tới từ Thánh hiền, mà cũng có thể tới từ ma quỷ. - Mục đích cuối cùng của giáo dục và văn hóa là tạo ra sự bao dung. Chúng ta có thể âu yếm lướt tay vuốt các trang sách, nhắm mắt hít vào mùi thơm và lắng nghe tiếng sột soạt quen thuộc của chúng, nhưng việc đó không chứng tỏ chúng ta ưu tú, hay đẳng cấp, hay có văn hóa hơn những người không làm vậy. Chúng ta có thể học tập vị thiền sư nói đến vào thời thế Đường, người đã quẳng cái tượng Phật vào lửa để lấy hơi ấm, vì nó chỉ là gỗ, "tinh thần cuả Phật không nằm ở đó". Sách cũng thế, để gối đầu giường hay kê ở dưới chân bàn không quan trọng, chúng chỉ là bột gỗ. Đọc BXKLTVC mình bắt gặp bản thân trong từng câu chữ, từng tình huống tiêu cực nhưng bấy lâu nay mình cứ nghĩ "Tôi đã hành xử đúng và tôi vô can với chúng" Một quyển sách thú vị và nó xứng đáng để bạn dành thời gian cho nó! Hãy đọc và tự cảm nhận câu nói sâu sắc của tác giả "Bức Xúc không làm ta vô can" nhé.