Cuốn Đi Qua Hoa Cúc là tập truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, mở đầu câu truyện tác giả kể lại tuổi ấu thơ hồn nhiên của nhân vật trong truyện, kết hợp với tả cảnh ở miền quê, những ngôi nhà nằm dọc hai bên đường đá sỏi dọc theo hai bên hàng dâm bụt và cả cây sứ cây bàng tỏa bóng mát, tỏa hương thơm trước sân nhà. Một nét vẽ nên thơ thật đầm ấm ở một vùng quê xa xôi tác giả dường như làm ấm lòng cho người đọc. Thật vậy mỗi cốt truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa lên một nét quê hương ngọt ngào, một thời ấu thơ đẹp, một tình yêu của tuổi học trò cũng hòa lẫn tình yêu khát khao của bao lứa tuổi. Cuốn truyện dài Đi Qua Hoa Cúc là một trong những tác phẩm tuyệt tác hay của tác giả làm thôi thúc người đọc thêm nhiều ấn tượng và sự lôi cuốn tràn dâng trong lòng bạn đọc.
Xem thêm

Nguyễn Nhật Ánh dường như đã thổi hồn vào những câu chuyện đã cũ mèm, những điều mà tưởng chừng ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu một chút tinh tế, một chút bồi hồi, một chút tiếc nuối, một chút day dứt để lại trong tôi một điều mà tôi gọi là “ám ảnh” qua tác phẩm “Đi qua hoa cúc”.

“Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình…”

“Đi qua hoa cúc” kể về một tình yêu trong sáng đầu đời chớm nở. Tình yêu đó rực rỡ như màu vàng của bông cúc, nhưng tiếc thay đến cuối cùng lại bị xéo nát, dày vò…tác phẩm đã viết nên câu chuyện trưởng thành qua chuyện tình buồn của Trường. Bởi vì chưa trưởng thành nên những rung động chỉ nhẹ nhàng nhen nhóm, những tổn thương càng ám ảnh day dứt hơn, tình yêu ấy khiến Trường từ một cậu bé trở thành một chàng trai, đọc từng trang văn, tôi như đang chứng kiến sự khôn lớn ấy, chậm rãi nhưng dữ dội. Trường yêu chị Ngà, nhưng chị Ngà lại yêu kẻ phụ bạc, kết truyện mở, buồn nhưng không quỵ lụy, để người đọc tự vẽ ra những điều mà mỗi người tự cảm nhận.

Những trang sách đầu khiến tôi như đắm chìm trong tuổi thơ của mình, với giàn hoa giấy đỏ, bông cúc vàng rực chứng kiến cậu bé Trường đã trở thành một thanh niên, với những trò nghịch ngợm của Trường với Chửng Anh, Chửng Em, với những suy nghĩ ngây ngô, vô tư. Rồi tình yêu như liều thuốc tiên làm thay đổi cả con người Trường, cậu không còn thích câu cá, để có thể kề vai chị Ngà bên bờ suối. Cậu đem lòng yêu chị Ngà nên cũng đem lòng yêu loài hoa cúc chị thích. Cậu dường như trở thành một kẻ ngốc nghếch, khờ khạo trong tình yêu. Nhưng tôi thấu hiểu được điều ấy, bởi tình yêu tuổi 16 ai chẳng  khờ dại như thế, chẳng cần thổ lộ, chẳng mơ mộng xa xôi, chỉ cần những chiều ngồi cạnh bên người mình thích, ngắm ánh dương trải trên tóc, trên vai người ấy. Những nỗi niềm yêu đương cậu gửi vào hoa cúc, cậu chăm hoa như đang chăm bón cho chính mối tình của mình, thầm lặng nhẹ nhàng và kín đáo. Cậu xem chị Ngà là viên ngọc, không thể chạm vào, chỉ cần ngắm nhìn từ xa.

Hoa cúc nở vàng rộ nhưng tình yêu của cậu lại không thế. Những ngày tháng êm đềm rồi cũng cũng qua. Anh Điền xuất hiện và cũng yêu chị Ngà. Khác với chàng trai mới lớn như Trường, anh táo bạo và lì lợm, anh thể hiện tình yêu mãnh liệt cho chị Ngà biết, cậu bé mới lớn kia đau lòng khi thấy người mình yêu đem lòng yêu người khác, chỉ biết bày trò nghịch ngợm cùng Chửng Anh, Chửng Em, Những trò phá phách ấy, tuy trẻ con nhưng lại là biểu hiện của sự ích kỷ trong tình yêu, chỉ muốn người mình yêu luôn bên mình.

Mở đầu nhẹ nhàng pha chút hài hước nhưng kết thúc lại đầy bất ngờ, đau đớn xen lẫn day dứt. Hoa cúc vẫn nở nhưng chẳng còn ai cùng Trường ngắm nữa, Trường rời bỏ tuổi thơ theo một cách đau đớn hơn nhiều bị tình yêu từ chối. Những rung động đầu đời như trở thành nỗi ám ảnh, bởi nó chẳng trọn vẹn, bởi Trường phải chứng kiến nỗi đau của người mình yêu, bởi cậu phải chia xa mà chẳng một lần hứa gặp lại.

Tôi đã đọc đi đọc lại “Đi qua hoa cúc” không biết bao nhiêu lầm, từ khi xấp xỉ tuổi của Trường đến khi trưởng thanh hơn nữa, mỗi lần đọc lại là một thứ cảm xúc khác nhau. Khi 16 tuổi, tôi cảm thấy chị Ngà thật đáng trách, tôi đồng cảm với Trường bởi tôi cũng có mối tình đầu khi ấy. Khi 20 tuổi, tôi thấy chị thật đáng thương, tôi đã biết đồng cảm với chị Ngà bởi tôi hiểu tình yêu làm sau có thể dựa vào lý trí, tình yêu của tuổi trẻ đâu toan tính gì. Và cho dù sao đi nữa, mỗi cảm nhận đều là thứ tôi trân trọng, cũng là điều mà tôi thấy biết ơn đối với tác giả khi đem lại cho tôi những cảm xúc ấy.

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh nhẹ nhàng, sâu lắng và thường hay để lại cho ta những nỗi niềm tâm sự khó cất thành lời mỗi lần nghĩ tới. Tuổi 16, 17, 18 hay những tuổi đời sau thì mỗi lần đọc những câu chuyện ấy ta sẽ lại ngẫm được những nỗi xót xa vừa riêng lại vừa chung, vừa lạ mà vừa quen. Chuyện đáng buồn là gặp đúng người đúng lúc bản thân không có khả năng, đến lúc đủ khả năng lại chẳng thể tìm đúng người.


23 điểm

“Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỉ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Đừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người…”

Năm mười sáu tuổi, Trường chuẩn bị vào lớp mười, cậu có mối tình đầu. Một tình yêu đơn phương với người bạn của dì mình. Chị tên Ngà, và chị thích hoa cúc. Chị đã từng nói rằng, hoa cúc mang lại niềm vui cho tâm hồn.
Mình thực sự không thích "Đi hoa qua cúc", đây không phải là một quyển sách tệ, nhưng cách những nhân vật trong đó hành động và suy nghĩ làm mình cảm thấy khó chịu hết mức.
Hai trăm hai mươi sáu trang sách nhưng lại chẳng thể khắc họa nhân vật Ngà một cách rõ nét, tất cả những thông tin mình biết được về Ngà đó là tên của chị, chị đẹp, và chị thích hoa cúc. Nhiều khi mình còn cảm thấy anh em thằng Chửng được nhắc đến nhiều hơn cả Ngà. Quyết định của chị khi biết mình có thai với Điền và Điền đã có vợ cũng chẳng tỉnh táo và khôn ngoan tí nào. Ngà là mẫu con gái yếu đuối đến phát chán mà mình từ chối hiểu hay thương cảm ngay từ khi đọc được phần ba sách.
Còn về Trường, cậu là học sinh lớp mười. Nhưng thật sự đã đến lớp mười rồi mà còn suốt ngày chạy đi bắn chim với hái xoài hay bắt cá thì mình hết nói nổi. Đồng ý đây là ý muốn của bác Ánh, nhưng xét theo thực tế thì mình không ưa gì tính cách như thế này. Và cũng vì Trường còn "bé" quá, nên tình cảm của Trường dành cho chị Ngà chỉ ở mức "cảm nắng" thôi chứ mình không nghĩ sẽ đến mức mười năm sau vẫn còn vấn vương được.
Có lẽ điểm cộng duy nhất của quyển này là cách hành văn thơ mộng và dân dã mang đậm nét Việt Nam của bác Ánh. Chứ còn lại từ cốt truyện đến nhân vật mình không ưa tí nào được.

“Thật ra chị chẳng hề có lỗi gì với tôi. Chị chỉ có lỗi với những giấc mơ đẹp đẽ và ngọt ngào của tôi thôi. Nhưng chị thì lại chẳng bao giờ biết được điều đó. Chị vẫn coi tôi như một đứa em. Những gì thuộc về tâm hồn tôi đều xa lạ với chị. Nhưng nếu vậy thì tại sao chị lại bảo tôi tha lỗi cho chị? Hay chị đã hơn một lần lẻn vào trong những giấc mơ tôi mà tôi không hề hay biết và như vậy, phải chăng cuối cùng chị đã phát giác ra nỗi lòng yêu dấu tôi dành cho chị bấy lâu nay?”

Vẫn mộc mạc, đơn giản và nhẹ nhàng như vốn có. Sau một ngày làm việc căng như dây đàn thì việc đọc vài trang sách bác Ánh như là mang não đi lên thiên đường vậy.

“Đi qua hoa cúc”, cũng giống như các cuốn khác, bối cảnh của truyện là miền quê miền Trung, Quảng Nam. Nhân vật chính - một cậu nhóc 16 tuổi. Và tình cảm đầu đời với một người chị.

Dù không khắc khoải và dai dẳng như “Mắt Biếc”, nhưng “Đi qua hoa cúc” cũng có một cái kết khiến người đọc phải ngẩn ngơ tiếc nuối. Tiếc cho số phận các nhân vật, tiếc cho truyện tình cảm dở dang.

À mà mình phát hiện ra, sách bác Ánh, hình như cuốn nào cũng sẽ có một nhân vật phải bỏ xứ mà đi. Từ bỏ dường như là phương án tối ưu trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh.

Chị Ngà có lẽ đã quá vô tâm và không chú ý đến sự suy tư trên khuôn mặt Trường, giá như chị đừng quá hồn nhiên, ngây thơ thì có lẽ chị đã nhận ra là Trường đã yêu mình mất rồi. Chính cái nét hồn nhiên của Ngà đã khiến chính bản thân chối bỏ đi tình yêu thuần khiết đến từ Trường. Để rồi, chị lại đem lòng say yêu anh Điền và kết cục của tình yêu ấy là cái chết của Ngà, giá như nhân vật Điền không xuất hiện thì có lẽ mọi chuyện đã khác, giá như Ngà đừng quá vô tư với Trường thì có lẽ hai người đã bên nhau nhưng đó chỉ còn là hai từ “giá như”. Có lẽ chị Ngà cũng biết rằng Trường quan tâm đến từng lời nói, cử chỉ, hành động của chị đến nhường nào nhưng đối với chị đó có lẽ là tình cảm chị em, bạn bè. Cái chết của chị Ngà đã để lại cho người đọc một sự tiếc nuối, một sự đau đớn trong lòng và đặc biệt là đối với Trường mà cho đến tận sau này có lẽ cậu cũng không dám nhắc đến những tháng ngày ở trong căn nhà của ông mình nữa.
Chả biết phải nói sao nhưng có lẽ dàn hoa cúc ấy sẽ có cánh cửa một chiều mà Trường đã bước qua cùng chị Ngà trong những tháng hè nhưng đến cuối cùng thì chỉ còn lại mỗi Trường thui thủi đơn độc sau cái chết của người mình yêu.Cuốn sách đã đem đến cho mình một nỗi buồn quá lớn, một sự đau đớn thay cho Trường, thay cho tấm lòng của cậu. Nếu đặt mình vào tình cảnh như thế, có lẽ mình sẽ ám ảnh những tháng ngày ấy, ám ảnh về tình yêu đã dành cho chị Ngà trong quá khứ, ám ảnh về hình ảnh dàn hoa cúc mà hai người đã ngồi bên nhau.

“Có một người đi qua hoa cúc
Có hai người đi qua hoa cúc
Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình…”

Trong ấn tượng của mình về văn học Việt Nam thời nay, có bác Ánh và tác giả nữa là Nguyễn Ngọc Tư là 2 ngòi bút đắt giá nhất. Bác Ánh viết với bằng sự hài hước, gần gũi và thân thuộc của mình trong hầu hết các tác phẩm, và “Đi Qua Hoa Cúc” cũng không là ngoại lệ. Xuyên suốt cả câu chuyện kể về chuyện tình của Trường - cậu con trai 16 tuổi với nhiều mộng mơ mới chớm trong chuyện tình cảm lúc gặp gỡ người con gái tên Ngà đến và khuấy động cuộc sống đời thường của cậu. Mang nỗi nhớ nhung, ôm giấc mộng để rồi tự mình đau khổ, chứng kiến những cảnh tượng buồn mà cả đời này cậu sẽ không tài nào quên được. Cái kết của câu chuyện có hậu với nhân vật Trường và những người bạn thuở bấy giờ, liệu có thực sự đóng với người con gái thành phố xinh xắn, nõn nà tên Ngà ấy không?

Đây là một tác phẩm hay, pha giữa những rắc rối về câu chuyện tình cảm của một cậu nhóc mới lớn là những trò đùa tinh quái của những người bạn cậu. Cuốn sách này phù hợp với những bạn đang cảm thấy áp lực, muốn khuây khỏa khỏi căng thẳng trong công việc thì có thể tìm đọc.

Có lẽ với Nguyễn Nhật Ánh, tuổi thơ luôn là những giọt nước tưới đẫm lên từng trang sách của bác, khi bắt gặp những dòng văn ấy lại không thể ngừng thấy day dứt về những ngày xưa cũ.
"Đi qua hoa cúc" đưa chúng ta trở về miền kí ức đầy trong trẻo và cũng đầy sự buồn bã trong mối tình đầu của Trường, một mối tình đã sớm nảy nở trong trái tim của cậu trai 16 với Ngà, những cảm xúc trong sáng và thuần khiết lẫn kì lạ đã dần được ươm mầm trong trí óc dại khờ, đọc “Đi qua hoa cúc” ta có lẽ dường như bắt gặp được hình ảnh của chính bản thân mình trong những năm tháng bồng bột và nông nổi, chúng ta cũng như Trường, cũng đã từng thích một người đến ngây dại, vui khi thấy nụ cười của họ. Như một thứ rượu lâu năm, chỉ cần nhấp môi đã say, tình đầu vốn dĩ chính là thứ rượu đó, khiến ta say nhưng lại chẳng muốn tỉnh. Vì một câu nói của chị Ngà mà đem lòng yêu hoa cúc, vì chị mà cậu từ bỏ những trò nghịch ngợm với hai đứa nhóc để tập trưởng thành nhưng buồn cười ở đây đó chính là có những chi tiết thể hiện ra rằng thật ra vẫn còn một đứa trẻ chưa lớn trong tâm hồn Trường. Tuổi thơ êm ả trôi qua lại không lâu, sự xuất hiện của Điền đã cuỗm mất trái tim của người thiếu nữ tên Ngà, Điền nhờ Trường đưa thư hộ, Trường giấu đi, anh nhờ Trường ngỏ lời với chị, Trường tìm cớ từ chối, vì cậu sợ một ngày nào đó, chị sẽ hồi đáp lại tình cảm của Điền. Xuyên suốt câu chuyện là những thổn thức, những sự hi sinh của cậu trai mới lớn dành cho người mà cậu đã phải lòng, là tiếng tan vỡ của trái tim chất chứa nhiều nỗi niềm của tuổi mới lớn, sau cùng Trường đã buộc phải rời bỏ tuổi thơ một cách u uất, tạm biệt hoa cúc, xa rời Ngà, bởi cuộc đời là những chuyến đi, không ai dừng lại mà chờ đợi một người, càng cố quên lại càng thương nhớ. Những xúc cảm đẹp đẽ nhất đã khắc sâu vào một con người, Trường đã yêu Ngà, một cách trọn vẹn và thuần túy nhất của thời niên thiếu.

“Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người…”

Đi qua hao cúc là câu chuyện về mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ nhưng cũng đầy đớn đau. Truyện kể về Trường và chính tình yêu đã theo cậu một đời. Vào độ tuổi 16 đẹp nhất của cuộc đời, Trường đã có cho mình tình yêu đẹp nhất - tình đầu. Tình đầu thường được ví von như cơn mưa đầu hạ, như khúc ca, như màu phượng, còn với Trường, tình đầu là hoa cúc, là mùa hạ, là Ngà.

Tình yêu tìm đến thầm lặng mà nhẹ nhàng, không vồ vập, Trường yêu chị Ngà và yêu cả những khóm hoa cúc mà chị yêu thích. Nhưng tình yêu của cậu chỉ có thể mãi mãi dừng lại ở một mối tình đơn phương không được biết mặt chỉ tên vì Ngà chỉ xem cậu như em trai. Khác với đứa trẻ tuổi mới lớn ngây thơ và ngông ngênh, Điền xuất hiện, táo bạo và mãnh liệt thành công cướp đi tái tim Ngà. 

Điền có được Ngà như ngắt lấy một nhành hoa làm của riêng, kẻ bội bạc lại chẳng biết nâng niu mà vội giẫm nát những cánh hoa nhỏ bé. Ngà ra đi, cay đắng và nhục nhã. Tình yêu, hoa cúc và mùa hạ cũng theo đó chết đi trong tim Trường. Quá đau đớn khi mất đi người mình yêu, cậu rời khỏi quê hương với một trái tim đầy vết sẹo, ra đi, bro lại hoa cúc sau lưng mà yêu Ngà một trọn một đời nhưng với Trường có lẽ sẽ chẳng còn màu hạ nào và những bông hoa cúc sẽ mãi mãi là niềm đau mà cậu chộn giấu.

Tình yêu đẹp nhất đời người là tình đầu, tình yêu để lại nhiều day dứt nhất cũng là tình đầu. Đối với Trường, tình yêu đầu không những cho cậu những cảm xúc ngọt ngào, những kỉ niệm đẹp đến xốn xang cùng hoa cúc và chị Ngà, người con gái yêu hoa cúc. Chính tình yêu của Trường dành cho chị Ngà đã làm dấy lên tình yêu xót xa của cậu dành cho hoa cúc, loài hoa dại nhỏ bé mà kiên cường xinh đẹp. Đi qua hoa cúc là một câu chuyện đẹp về tình yêu cũng là một khúc ca đẫm đầy đau thương về tình yêu đầu tiên.

Giọng văn nhẹ nhàng, giản dị của tác giả Nguyễn Nhật Ánh như khiến cả bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ hiện ra trước mắt và khiến lòng người xốn xang vì tình yêu quá đỗi đớn đau của Trường và chị Ngà. Trường yêu chị Ngà, nhưng chị Ngà lại mãi mãi xem cậu là đứa em trai thân thiết, tình yêu đơn phương ấy có lẽ sẽ mãi mãi khắc ghi một nốt trầm trong lòng Trường cho đến khi Điền xuất hiện. Anh con trai học sinh của ông Trường tán tỉnh chị Ngà bằng tất ả sự nồng nghiệt mà một đứa con trai 16 tuổi như Trường chẳng thể có. Và rồi tất nhiên chị Ngà chẳng thể từ chối anh Điền, hai người bí mật vùng trộm vào mỗi đêm khuya sau vườn nhà. Cay đắng thay, Trường lại là người phát hiện ra bí mật đó, bằng tình yêu đơn sơ của mình, cậu đã tìm mọi cách bảo về chị Ngà, cũng như tình yêu của chị. Ấy vậy mà, giấy không gói được lửa, sự thật muộn màng về anh Điền dần hé lộ, anh đã có vợ con. Quá nhục nhã và cay đắng, chị Ngà cùng đứa bé chưa thành hình trong bụng lựa chọn ra đi, để lại một miền tiếc thương đau xót cho người ở lại cùng với mối tình dang dở chẳng thể đặt tên của Trường. 

Đi qua hao cúc là một tác phẩm nhẹ nhàng những để lại nhiều bứt rứt khó tả cho người đọc. Tiếc thương thay cho một bông hao bị thói đời vùi dập, đau đớn thay cho một mối tình đầu vừa chớp nở đã bị giết chết.