Nghi can giết người, vứt xác, nhưng không ngờ lại bị bắt quả tang ngay giữa chốn công cộng đông người. Lúc đó ít nhất có đến vài trăm người tận mắt chứng kiến, hắn cũng đã khai nhận toàn bộ quá trình phạm tội. Tất cả chuỗi chứng cứ đều đầy đủ: nhân chứng, vật chứng, lời khai, nhưng đúng vào thời điểm cơ quan kiểm sát chính thức đưa ra khởi tố, thì tình tiết vụ án đột ngột có sự thay đổi to lớn... Đằng sau sự việc này rốt cuộc ẩn giấu tình hình vụ án kinh thiên động địa đến nhường nào? Những nhân vật trong truyện đứng giữa ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa sự sống và cái chết, mỗi quyết định đều thay đổi cả vận mệnh cuộc đời họ. Liệu họ sẽ rẽ về hướng nào? Liệu cái thiện có lên ngôi và cái ác có phải chịu sự trừng phạt?...
Xem thêm

Một cuốn sách trinh thám không có yếu tố tâm lý xã hội mà khiến cho người đọc phải bật khóc có phải là rất “đặc biệt” không. Và cuốn sách đặc biệt đó chính là “Đêm trường tăm tối” của Tử Kim Trần. Vẫn cái giọng văn đều đều như kể chuyện thường ngày ở huyện đó, vẫn những cuộc nói chuyện đươc đan cài vừa tự nhiên vừa có dụng ý đó, vẫn cách xây dựng nhân vật rất đời đó nhưng không giống như Đứa trẻ hư đem đến cho người đọc loại cảm giác băn khoăn thông thường, mà ở Đêm trường tăm tối người đọc dường như được chính nhân vật nam chính gọi lại giãi bày tâm sự như một người bạn thân, khiến chúng ta không thể không rút hết tâm can ra mà cảm thương, không thể không ngưỡng mộ đồng thời cũng tự hổ thẹn với chính mình rằng liệu không biết nếu ở trong hoàn cảnh đó, là một người đại diện cho công lý, mình có bằng lòng đánh đổi cơ hội thăng tiến, bình an, gia đình và cả tính mạng để kêu lên tiếng “công bằng” trong xã hội này không?!?! Một cuốn sách trinh thám với bối cảnh là một “đêm trường tăm tối” nhưng nổi bật lên trên con đường tăm tối mịt mùng đó dường như có những con người “tâm sáng như ngọc” đang âm thầm bước đi - à không, đag lết từng chút một - để đòi lại công bằng cho bản thân mình và những người thấp cổ bé họng. Chính giọng văn đều đều ít biểu lộ cảm xúc của mình mà mỗi lần pha chút hài hước vào tác giả thực sự có thể khiến người đọc mỉm cười, tấm tắc trong lòng mà highlight dòng văn đó. Điển hình như khi kể về Trần Minh Chương, ông Trần đó đúng thật là người khiến cho người ta không biêt đâu mà lần, chặt chém của người ta 800 nghìn tệ mà lại còn chê 1 tô mì lấy 1 tệ là “kiếm tiền cũng đừng quá quắt như thế chứ”. Hay như lâu lâu tác giả thêm vào những nhận xét rất đời kiểu như về sự thay đổi trước và sau khi trang điểm của phụ nữ cũng khiến người ta bật cười. Chính vì như vậy mà những dòng văn trầm xuống khi miêu tả cách những người bạn và vợ đón nhận cái chết của Giang Dương, khiến cho người đọc dường như ngừng thở vài nhịp, nước mắt cũng không kiềm được mà muốn rơi xuống, thực sự chỉ muốn nói rằng “(chú) anh đã vất vả rồi”. Một cuốn sách trọn vẹn, vừa có giá trị nghệ thuật qua cách kể chuyện gay cấn hấp dẫn với những plottwist, vừa mang giá trị nhân văn lấy được nước mắt và sự đồng cảm của bạn đọc qua cách nhân vật chính hướng tới vẻ đẹp của công lý và ca ngợi đức hy sinh chính nghĩa cao đẹp, đồng thời chất chứa giá trị hiện thực khi vạch ra một vấn đề không gì thực tế hơn trong xã hội hiện nay khi những kẻ thấp cổ bé họng sẽ bị bẻ cổ như ếch nhái nếu dám đối đầu với cỗ xe tăng của người cầm quyền, và đồng thời đặt ra vấn đề nhức nhối “hối lộ tình dục trẻ vị thành niên” - một tội ác đã và đang diễn ra nhưng lại được chính những người nắm giữ cán cân công bằng thực hiện và che giấu. Tính chất của vấn đề này không nằm ở sức nặng của tội ác mà ở việc nó sẽ - hoặc hầu như sẽ khó có thể bị phanh phui. Chính vì những vụ án mang tính chất như vậy mà tôi nghĩ nhà nước liệu có nên có “một vài” thay đổi hay không. Câu hỏi ấy sẽ mãi là câu hỏi muôn thủa bởi vì dù có thay đổi thế nào thì vẫn sẽ có những con người bị mù mắt bởi quyền hành, bởi kim tiền, tự coi mình có quyền một tay che trời để làm những việc không bằng cầm thú, nhưng bên ngoài thì đạo mạo cao thượng…. Thực sự đêm trường mà Giang Dương và những người bạn đánh đổi tất cả để dấn thân vào như “tiền đồ của chị Dậu” vậy - tối tăm và mù mịt.

Trên thực tế, đằng sau vụ án này có vấn đề. Rõ ràng là khi có vấn đề với báo cáo giám định tử thi Hầu Quý Bình, Triệu Thiết Dân vẫn tỏ ra là người vô danh và nhẹ dạ. Đội cảnh sát hình sự cũng lo lắng về điều đó. Nhìn thấy kết cục từ đầu. Quyển sách này hay, nhưng thực sự rất chán nản. Thành thật mà nói, nếu công lý cần dùng phương pháp này để kéo giãn, thì không chỉ là sự sỉ nhục của toàn xã hội, mà còn là sự thất bại của hệ thống. Mặc dù tán của ô bảo vệ thường tỏa ra ngày càng lớn, nhưng là bởi vì càng nhiều người biết thì càng không thể bảo mật. Vì trong hệ thống càng có nhiều người hơn, thế lực tà ác không thể giết chết tất cả bọn họ. Nếu có Sức mạnh có thể trực tiếp cướp đoạt không cần phải bí mật ra tay và nó toàn bộ thuộc về anh ta thì nó cũng không thể là luật tham lam được. Bởi vì lúc đó, thiệt hại do tham nhũng đã trở thành lợi ích của riêng anh ta. Vấn đề chỉ là phần lớn bọn họ đều lựa chọn im lặng, không ai nói gì. Vì phần lớn mọi người đều không nói gì nên một số ít chỉ có thể nói một vạn lần, cho đến khi cổ họng câm lặng, đây có phải chỉ là trách nhiệm của kẻ xấu không?

Tại ga tàu điện ngầm, một người đàn ông lạ mặt đang bị trì hoãn cùng với một chiếc vali. Người đàn ông đó rất khỏe bởi vì anh ta mang theo một chiếc vali có chứa thi thể bên trong, với tôi việc đó có vẻ không dễ dàng. Người đàn ông bị trì hoãn, anh ta ngay lập tức thú nhận tội giết người để tuyên bố mình vô tội tại phiên tòa đầu tiên, việc này cung cấp chứng cứ ngoại phạm sắt đá cho anh ta. Chuyện gì xảy ra, xảy ra như thế nào và ai đã đóng thế (hoặc không thay thế?) Một người đàn ông với một chiếc vali nên tìm hiểu cuộc điều tra. Tôi thất vọng. Mọi thứ thú vị đã kết thúc và không có bắt đầu. Tác giả gần như ngay lập tức giới thiệu một cốt truyện khác, và trong một phần ba đầu tiên của cuốn sách, người ta thấy rõ ai là người đáng trách, ai đứng sau mọi thứ và điều gì đang xảy ra trong thực tế. Trên thực tế, kỹ thuật này rất phổ biến trong văn học của các tác giả Châu Á. Sự hấp dẫn không được xây dựng dựa trên việc ai đã phạm tội, mà dựa trên cách bắt được tên vô lại. Có thú vị không? Thú vị. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi không có độc thoại nội tâm, trải nghiệm, anh hùng trong tiểu thuyết, khi tất cả trông giống như một mô tả sơ đồ hơn là một cuốn tiểu thuyết hư cấu, thì nó không thú vị. Trên thực tế, đây chính xác là những gì đã xảy ra với thám tử này. Không có câu đố, không có kịch tính, thậm chí ít nhất là một số sự sắc sảo không cần phải nhấn mạnh. Sự hiện diện của một số lượng lớn các nhân vật với một màu sơn riêng biệt. Và rắc rối không nằm ở số lượng của họ, mà ở tên của họ. Không chỉ ở bất bình thường về nguyên tắc đối với chúng ta, mà còn ở chỗ chúng rất giống nhau. Có phải kho vũ khí danh nghĩa của tác giả chỉ là những biến thể này đôi khi chỉ khác nhau ở một chữ cái? Tất nhiên, rất vô lý khi đề cập đến tên tiếng Trung của tác giả Trung Quốc. Nhưng, tuy nhiên, đó là một vấn đề đối với tôi. Tôi thực sự chán chúng. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi gặp phải trong toàn bộ trải nghiệm đọc các tác giả châu Á. Tuy nhiên, các anh hùng không khác nhau nhiều so với nhau. Tất cả họ đều giống nhau. Cùng một hành động, cùng một hành vi, cùng một hành động. Không có chiều sâu về nhân vật, không có sự phát triển. Bạn hoặc là người xấu hoặc là người tốt. Halftone vắng mặt. Như trong toàn bộ lịch sử. Một rừng bảng tên các nhân vật và hoàn cảnh mà bạn lang thang, không thể tìm thấy lối thoát vì mọi thứ đều giống nhau và nhàm chán. Cuốn sách không tìm thấy màu sắc Trung Quốc. Không có mô tả sống động về thiên nhiên, thành phố hoặc phong tục. Ngoài tên của các nhân vật về Trung Quốc, không có gì giống như vậy. Nhược điểm chính mà các nhân vật phải đối mặt, cụ thể là tham nhũng, bảo lãnh tuần hoàn, sự thiếu hành động của chính quyền và sự tham nhũng, ảnh hưởng của tội phạm đến nhiều lĩnh vực trong xã hội (và không chỉ xã hội), không chỉ là sự khốn khổ của Thiên đường. Và ngoài tất cả những điều trên, nó cũng không phân biệt thám tử này là người Trung Quốc, mà ngược lại còn khiến cho anh ta trở nên vô nhân tính, không có bất kỳ bản sắc nào.

Trước hết phải khẳng định đây không phải cuốn sách để giải trí, nội dung của nó thực sự khiến chúng ta phải bứt rứt, lặng người suy ngẫm. Khác với những tác phẩm khác của Tử Kim Trần như "Đứa trẻ hư", "Ám sát", hay "Sự trả thù hoàn hảo".. nơi mà trí thông minh có thể bẻ cong công lý, thì ở "Đêm trường tăm tối", công lý lại bị bẻ cong bởi quyền lực, địa vị, thứ mà ở bất kỳ một thế chế xã hội nào, ở bất kỳ thời điểm nào trong dòng chảy lịch sử, nó vẫn ở đó. Như một thói quen của Tử Kim Trần, người mỉm cười cuối cùng vẫn là kẻ thủ ác, nhưng ở những tác phẩm khác, kẻ thủ ác đều gây án vì mục đích chính đáng, thậm chí chúng ta có thể hài lòng với những cái kết đó, thì ở "Đêm trường tăm tối", hiện thực xã hội đã lên ngôi, khi mà, những người đi tìm công lý đều thất bại, và "trùm cuối" – kẻ thủ ác thực sự mới là người chiến thắng cuối cùng. Nội dung cuốn sách có thể tóm tắt bằng những câu hát trong "favorite song" của tôi – "Inner Demons" :

"Cause inner demons don't play well with angles. They cheat and lie and steal and break and bruise.. Life is pain, life is not fair" (Tạm dịch: "Lũ ác quỷ không chơi công bằng với thiên thần. Chúng lừa lọc và dối trá, chúng cướp bóc và phá hủy, bóp méo mọi thứ.. Cuộc đời là bể khổ, cuộc sống vốn không công bằng"). 

Chỉ khác một điều, bài hát nói về sự đấu tranh với "ác quỷ" trong nội tâm, còn những nhân vật trong cuốn sách này lại chiến đấu với những "ác quỷ" thật sự, những ác quỷ đội lốt người.