Khi nhắc đến những cuốn sách bán chạy nhất của thế kỷ 21, chúng ta không thể không nhắc đến cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn và nhà viết kịch người Mỹ Suzanne Collins – Đấu Trường Sinh Tử. Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2009, cuốn sách đã nhận được thành công vang dội, được dịch ra 26 thứ tiếng và phát hành tại 38 quốc gia và đã được chuyển thể thành một series phim cũng thành công không kém. Đấu Trường Sinh Tử kể về Katniss Everdeen, một cô gái cá tính và nổi loạn, và trải nghiệm của cô trong một show truyền hình mang tên Đấu trường sinh tử - nơi những thiếu niên từ 12 - 18 tuổi ở các quận bị cho vào một đấu trường để chém giết nhau.
Thế giới giả tưởng
"Welcome to District 12, where you can starve to death in safety."
Thật không sai khi cho rằng Suzzanne Collins là một tác giả rất táo bạo - lấy cảm hứng từ Theseus trong thần thoại Hy Lạp, cùng với những võ sĩ giao đấu trong những cuộc chiến sinh tử để mua vui khán giả thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, cô đã tạo nên Đấu Trường Sinh Tử, một hình thức giải trí đầy bạo lực cho khán giả ở vùng đất Panem. Chính thế giới tưởng tượng này là một trong những yếu tố cốt yếu làm tạo nên thành công vang dội của cuốn tiểu thuyết này.
Tác phẩm được lấy bối cảnh ở một quốc gia giả tưởng Panem ở Bắc Mỹ trong một tương lai xa, nơi quyền bá chủ nằm vào tay của thành phố Capitol. Tuy chỉ là một thành phố, nhưng Capitol lại sở hữu quyền kiểm soát tuyệt đối đối với 12 quận xung quanh, mỗi một quận tập chung vào một ngành nghề nhất định, chẳng hạn như quận 11 là dành riêng cho nông nghiệp, trong khi quận 12 của nhân vật chính Katniss chủ yếu là khai thác than. Khác với các quận, cư dân thành phố Capitol chỉ ăn sung mặc sướng, hưởng thụ thành quả của 12 quận. Chính vì thế, trong thế giới tưởng tượng của Suzanna Collins, sự chênh lệch giữa cuộc sống cùng cực của người dân các quận và cuộc sống sang chảnh trong Capitol lộng lẫy luôn hiện diện xuyên suốt câu chuyện.
Thật vậy, trong khi thần dân các quận nghèo túng và khổ cực bao nhiêu, thành phố Capitol lại ăn chơi, truỵ lạc bấy nhiêu. Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội giả tưởng này được thể hiện rất rõ ràng qua nhiều tiện nghi và công nghệ hiên đại trong Capitol, những bữa ăn sang trọng nơi mà khách còn phải uống một loại thuốc đặc biệt để kích thích khẩu vị và ăn hết suất ăn đã cho, những xu hướng thời trang, những bộ quần áo kỳ quặc nhưng xa xỉ và cuối cùng là những dịch vụ giải trí, đặc biệt là các “chương trình truyền hình thực tế” như là The Hunger Games. Gọi là chương trình truyền hình thực tế như thế thôi, chứ Đấu trường sinh tử thực chất là một hình thức trừng phạt cho các quận xung quanh sau một cuộc nổi dậy, một cách để nhắc nhở cư dân các quận rằng họ buộc phải phục tùng những mệnh lệnh từ thủ đô Capitol, không được chống đối.
Dẫu vậy, nhu cầu giải trí của cư dân Capitol là quá lớn, khiến cho họ có thể chấp nhận, và cả cổ vũ, một “trò chơi” tàn bạo như thế này. Các “vật hiến” tham gia không những phải chém giết nhau, mà còn phải chịu nhiều thách thức đặt ra bởi những “gamemakers” để chiều thị hiếu khán giả. Những người “gamemakers” này có quyền kiểm soát xem các thí sinh sẽ chết như thế nào, chịu đựng thời tiết gì, thậm chí là có thể giết luôn những thí sinh dễ như trở bàn tay, nhưng họ vẫn phải đảm bảo phần “giải trí” của chương trình - các thí sinh vẫn phải chém giết nhau, và đến đỉnh điểm của “The Hunger Games”, những người này có thể kéo dài cái chết của Cato, chỉ để chiều lòng khán giả. Sự dã man này chính là cách tác giả châm biếm một hiện tượng đã khá phổ biến trong xã hội hiện đại - khi sự đau khổ quả người khác bị biến thành một hình thức giải trí để làm hài lòng khán giả hay cộng đồng mạng. Dù thế giới này khá cực đoan, nhưng tác giả vẫn khiến cho chúng ta tự hỏi rằng thế giới chúng ta đang sống thực sự có khác thế giới giả tượng này quá nhiều không? Chính cách vận dụng thế giới giả tưởng để phản ánh những vấn đề xã hội của thực tại cho thấy sự tài tình của tác giả Suzanne Collins khi viết tiểu thuyết này.
Những nhân vật khó quên
Nhưng thế giới tưởng tượng không phải là tất cả, vậy điều gì đã làm nên sức hút của Đấu trường sinh tử? Câu trả lời chính là nhân vật chính Katniss, một điểm nhấn đặc sắc của cả cuốn truyện. Dù là nhân vật nữ chính, cô sống tự lực, không trông cậy hoàn toàn vào một người “hoàng tử” như những nữ chính thông thường. Ở Katniss cũng không tồn tại một vẻ dịu dàng, yểu điệu như các nữ chính khác. Thay vào đó, vì hoàn cảnh khó khăn, cô buộc phải gồng mình lên, và do đó cô rất cá tính và mạnh mẽ, với ý chí luôn luôn bền bỉ y như một ngọn lửa vậy. Từ bé, sau khi mồ côi cha, cô đã phải tự lực gánh sinh, phải vào khu rừng cấm để săn động vật kiếm ăn cho gia đình. Dần dần, cô tự tích luỹ kinh nghiệm săn bắn, thương lượng với những người dân trong quận để đổi lấy thức ăn về cho em và mẹ. Dù cho khoảng thời gian này có khó khăn thế nào, thì ý chí của Katniss vẫn luôn kiên cường, cô vẫn luôn cố gắng vì gia đình mình. Nhưng, dẫu cuộc sống của Katniss đã tràn đầy những khó khăn, ngày hội reaping tới và mang theo đầy rẫy những rắc rối cho Katniss - em của cô, Primrose, đã bị chọn làm “vật tế” cho Đấu Trường Sinh Tử năm đó. Dù có gai góc cỡ nào, ẩn sâu trong Katniss vẫn là một tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương lớn lao đối với gia đình và bạn bè, và đó chính là lí do tại sao cô tự nguyện xung phong đi thay cho em của mình.
Môi trường của The Hunger Games lại càng khiến cô phải khép mình, thận trọng trong từng ý nghĩ cử chỉ, và đề phòng tất cả mọi người, kể cả thí sinh cùng quận Peeta, người đã giúp cô trong một hoàn cảnh khó khăn trước đấy. Dù cho Peeta không có ý gì xấu, Katniss vẫn luôn luôn đề phòng, luôn luôn tự hỏi xem những hành động tốt đẹp của Peeta là có ý đồ sâu xa gì. Thật vậy, dẫu rằng Katniss có nhiều phẩm chất rất tốt đẹp mà chúng ta luôn ao ước, chẳng hạn như sự can đảm để có thể hy sinh thân mình cho mạng sống của em gái, nhưng cô ấy cũng như chúng ta, không bao giờ hoàn hảo. Sự thận trọng của cô khiến cho cô nghi ngờ tình cảm của Peeta một cách vô lí, dù các manh mối đã rõ ràng. Và cũng như mọi thiếu niên khác, tâm trạng của Katniss đôi khi thay đổi rất bất thường, như khi cô hận bố mình vì đã thiệt mạng trong sự cố hầm mỏ đó, hay khi cô tức giận với Peeta, ngay sau khi cậu vừa khen tài năng săn bắn của cô. Sự không hoàn hảo về mặt tính cách này cũng khiến cho nhân vật Katniss trở nên gần gũi và dễ đồng cảm hơn với độc giả.
Ngoài Katniss ra, thì các nhân vật khác cũng đặc sắc không kém. Trong số đó, chúng ta không thể không kể đến Gale. Không những là người bạn đồng hành thân thiết với Katniss trong những buổi săn bắn, Gale còn là một chỗ dựa vững chắc cho Katniss trong những thời gian khó khăn. Sau khi Katniss tự nguyện đi thay vị trí em gái, Gale đã hứa sẽ chăm sóc và lo cho gia đình Katniss. Là một hình mẫu con trai lý tưởng, đương nhiên Gale có rất nhiều cô gái khác luôn dõi theo, nhưng anh chỉ luôn quan tâm đến Katniss. Nhưng anh không phải là người duy nhất. Peeta, chính anh chàng thí sinh còn lại của quận 12, đã âm thầm ấp ủ một tình cảm lớn lao cho Katniss. Anh luôn dõi theo cô trong từng hành động nhỏ, dù anh chỉ đứng ở phía xa và không dám lại gần. Trong Đấu Trường, Peeta cũng luôn luôn cố gắng để bảo vệ Katniss, sẵn sàng chiến đấu với những thí sinh khoẻ nhất chỉ để cho Katniss có thời gian trốn chạy. Cả hai nhân vật cùng với Katniss tạo nên một mối tình tay ba vô cùng khó quên.
Cốt truyện thu hút cùng cái kết khó đoán
Ngay từ đầu cuốn sách, độc giả dường như đã bị hấp dẫn hoàn toàn bởi thế giới giả tưởng thú vị. Với giọng văn không quá rườm rà, tác giả Suzanne Collins kể lại từng sự việc một cách nhanh chóng, từng trang như một loạt những cảnh quay liên tiếp khiến độc giả không thể rời mắt. Với tình tiết này nối tiếp tình tiết kia với tốc độ chóng mặt, sự kịch tích của cuốn chuyện cũng dần dần tăng theo cho đến đỉnh điểm là ngày cuối cùng của “The Hunger Games”.
Lời kết
Khác với những câu chuyện thông thường với phần kết rõ ràng viên mãn làm hài lòng độc giả, thay vào đó Suzanne Collins đã xây dựng phần kết mở để người đọc tò mò chờ đợi cuốn tiếp theo, và trong lúc đợi có thể tự do liên tưởng đến những khả năng có thể xảy ra. Dẫu vậy, phần kết này vẫn được đánh giá rất cao vì tính hợp lý với nội dung cốt truyện - nó cho thấy một sự kết thúc của một hành trình dài, và cũng là sự mở đầu cuả một cuộc sống mới, vất vẻ và gian nan hơn bao giờ hết. Nụ hôn cuối cùng với Peeta đánh dấu cái kết của hành trình đầy khó khăn của Katniss trong Đấu Trường Sinh Tử. Từ đây, Katniss sẽ phải đối diện với những thử thách mới, những mối quan hệ phức tạp và hơn hết là những mối nguy hiểm từ chính quyền ông tổng thống Snow. Nhưng sau tất cả, Katniss đã có cho mình một mục đích, một ngọn lửa nhen nhóm trong tim, một ước muốn để cuối cùng có thể đứng lên thách thức Capitol, và chấm dứt “truyền thống” tổ chức những đấu trường tàn ác như là “The Hunger Games”.
Review chi tiết bởi: Hoàng Nguyễn Phúc Anh - Bookademy
Hình ảnh: Kiều Oanh
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Theo nguồn tin tôi tìm hiểu được thì Suzanne Collins là một tác giả và nhà văn truyền hình người Mỹ. Suzanne Collins sinh ngày 10 tháng 8 năm 1962 tại Hartford, Connecticut, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Alabama ở Birmingham năm 1980 với chuyên ngành Nghệ thuật Sân khấu. Cô đã hoàn thành bằng cử nhân nghệ thuật tại Đại học Indiana Bloomington vào năm 1985 với chuyên ngành kép về sân khấu và viễn thông. Năm 1989, Collins lấy bằng Thạc sĩ Mỹ thuật về viết kịch tại Trường Nghệ thuật Tisch thuộc Đại học New York. Với thành tích học tập đáng nể phục của cô cùng với việc là con gái út của một sĩ quan quân đội, cô và gia đình thường xuyên di chuyển, cô đã trải qua thời thơ ấu của mình ở miền đông Hoa Kỳ với nhiều trải nghiệm sâu sắc góp phần giúp cô đạt được nhiều giải thưởng đáng ngưỡng mộ và cô được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của bộ sách dành cho thanh thiếu niên trẻ tuổi - “"Đấu Trường Sinh Tử"”
Nhắc đến top danh sách những cuốn sách best - seller của thế kỷ XXI, có 1 cuốn tiểu thuyết k thể k nhắc đến đó là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà viết kịch và nhà văn người Mỹ tên Suzanne Collins – ""Đấu Trường Sinh Tử"". Đc xuất bản lần đầu tiên vào năm 2009, ""Đấu Trường Sinh Tử"" đã tạo được tiếng vang và được dịch ra 26 thứ tiếng, phát hành tại 38 quốc gia, được chuyển thể thành 1 chuỗi phim cũng không kém phần thành công. ""Đấu Trường Sinh Tử"" kể về Katniss Everdeen - 1 cô gái nổi loạn cùng sự cá tính, và trải nghiệm của cô ấy trong một chương trình truyền hình mang tên ""Đấu Trường Sinh Tử"", đây là nơi mà những bạn trẻ mười hai đến mười tám tuổi ở các địa phương bị cho vào cùng một đấu trường để c h é m g i ế t nhau. Không có gì sai khi nói rằng Suzzanne Collins là một tác giả rất táo bạo - với nguồn cảm hứng bắt nguồn từ Theseus trong thần thoại Hy Lạp cùng với các võ sĩ giao đấu trong các cuộc chiến sinh tử nhằm mua vui khán giả thời La Mã và Hy Lạp cổ đại, cô ấy đã xây dựng nên một "Đấu Trường Sinh Tử", một cách thức giải trí đầy bạo lực dành cho khán giả ở khu vực trong vùng đất Panem. Chính cái thế giới giả tưởng này là một trong những yếu tố tất yếu để tạo nên sự thành công vang dội cho cuốn tiểu thuyết giả tưởng này. Cuốn tiểu thuyết được lấy bối cảnh ở một quốc gia giả tưởng Panem ở Bắc Mỹ trong một tương lai xa, nơi mà quyền bá chủ nằm trong lòng bàn tay của thành phố Capitol. Tuy nơi đây chỉ là một thành phố, nhưng lại nắm quyền sở hữu, quyền kiểm soát tuyệt đối đối với 12 quận xung quanh, ở mỗi một quận lại tập chung vào một ngành nghề nhất định, chẳng hạn như ở quận mộtmột là chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, trong khi ở quận của nhân vật chính Katniss - quận 12 phần lớn là khai thác than. Khác với các quận khác, cư dân ở thành phố Capitol chỉ ngồi ăn sung mặc sướng và hưởng thụ thành quả của 12 quận còn lại. Chính vì vậy, trong thế giới giả tưởng của Suzanna Collins, sự chênh lệch giữa cuộc sống khó khăn, cùng cực, cơ hàn của người dân các quận đối lập với cuộc sống vô cùng sang chảnh trong Capitol lung linh lộng lẫy luôn được thể hiện xuyên suốt cả câu chuyện. Quả thật như thế, trong khi thần dân các quận khổ cực, nghèo nàn và cơ hàn bao nhiêu thì thành phố Capitol lại trụy lạc, sa đọa, ăn chơi hưởng thụ bấy nhiêu. Sự chênh lệch giữa giàu & nghèo trong thế giới giả tưởng này được thể hiện rất chi tiết và rõ ràng thông qua rất nhiều những công nghệ hiện đại và tiện nghi trong Capitol, những bữa ăn cao cấp, sang trọng nơi mà người ta còn phải uống một loại thuốc đặc biệt gì đó để kích thích khẩu vị và ăn hết suất ăn đã cho, những xu hướng thời trang, những bộ quần áo kỳ quặc nhưng xa xỉ và cuối cùng là những dịch vụ giải trí, đặc biệt là các “chương trình truyền hình thực tế” như là "Đấu Trường Sinh Tử". Gọi là chương trình truyền hình thực tế như thế thôi, chứ "Đấu Trường Sinh Tử" thực chất là một hình thức trừng phạt cho các quận xung quanh sau một cuộc nổi dậy, một cách để nhắc nhở cư dân các quận rằng họ buộc phải phục tùng những mệnh lệnh từ thủ đô Capitol, không được chống đối. Bảy mươi bốn năm sau cuộc chiến tàn bạo vô cùng tàn khốc, Hoa Kỳ được chia thành 12 quận do thủ đô Panem đứng đầu. Để trừng phạt cho chiến tranh, mỗi quận phải nộp hai cống phẩm, một nam và một nữ, để tham gia "Đấu Trường Sinh Tử" hàng năm, một cuộc thi đấu sinh tử được phát sóng cho tất cả mọi người xem, với quận của người chiến thắng sẽ được thưởng thêm thực phẩm cho đến khi cuộc chiến tiếp theo diễn ra. Katniss là một cô gái mười sáu tuổi đến từ Quận 12, khu vực cung cấp than cho Thủ đô. Cô sống trong cảnh nghèo khó với mẹ (ở xa) và em gái của cô, Primrose. Là trụ cột của gia đình kể từ khi cha cô qua đời trong một vụ tai nạn khai thác mỏ, Katniss đã dành phần lớn thời gian để tìm kiếm buôn bán và tiêu dùng thực phẩm trái phép và đây là thứ duy nhất giúp gia đình cô sống sót. Em gái của Katniss, Primrose được coi là cống phẩm nữ của Quận 12. Biết Primrose không có cơ hội sống sót, Katniss tình nguyện ra đi thay vì cô ấy biết rằng cô ấy có khả năng sẽ được an toàn quay trở về. Katniss bị đưa đến Thủ đô, tại đây cô ấy phải đối mặt với nỗi kinh hoàng chưa từng thấy và cái chết gần như là chắc chắn trong ""Đấu Trường Sinh Tử"" lần thứ bảy mươi tư.
Từ cái tiêu đề cuốn tiểu thuyết ta cũng có thể phần nào chắc chắn đây là cuốn sách thú vị. Nhưng hôm nay, tôi sẽ bắt đầu viết bài cảm nhận này với một trong những phàn nàn chính của tôi về cuốn sách. Mặc dù nó này rất thú vị và hấp dẫn, nhưng nó không đặc biệt phù hợp để chúng ta đọc và nghiên cứu sâu về nó. Có thể sau khi đọc cuốn sách chúng ta sẽ chia làm 2 nhóm khi nói đến ""Đấu Trường Sinh Tử"": những người thích thú với sự tàn sát, kịch tính và những người chỉ chấp nhận nó một cách thụ động. Đây là những đứa trẻ, một số người mới 12 tuổi, đang đọ sức với nhau. Thật khó tin khi mà chứng kiến họ tàn sát lẫn nhau mà không có một sự phản đối, can thiệp nào từ người thân. Ngày nay, chúng ta dễ dàng thấy các bậc cha mẹ đều cố gắng hết sức để bảo vệ con cái của họ, đặc biệt là ở các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, nơi trẻ em thường bị ép đi lính hoặc bị bắt làm nô lệ. Các bậc cha mẹ này biết rằng họ chắc chắn phải đối mặt với cái chết, nhưng họ sẵn sàng làm những gì cần phải làm để tìm và bảo vệ con cái của họ. Collins cố gắng giải thích thái độ thờ ơ, vô cảm đối với trò chơi này bằng cách nói rằng số người tham gia quá ít so với dân số nên không đáng để quan tâm hoặc phản đối. Thật là như vậy ư? Không có bất kỳ một ai, thậm chí là bất kỳ người làm cha làm mẹ nào cố gắng đứng lên chống đối ư? Bên cạnh đó, ""Đấu Trường Sinh Tử"" là một cuốn sách thú vị. Phần đầu hơi chậm, nhưng tốc độ dần dần tăng lên khi Katniss rời Quận 12. Collins xứng đáng được khen ngợi vì đã bắt nhịp vào đoạn này rất mượt. Thật khó để dừng lại khi bạn đang trên đà đọc cuốn sách này bởi sự kịch tính, thú vị của nó tạo cho bạn cảm giác luôn muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Câu chuyện mượt mà từ phần này sang phần khác và không bao giờ có cảm giác gượng ép, gượng gạo hay tệ hơn là nhàm chán. Rất nhiều tiểu thuyết dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên mà tôi đọc gần đây có phần giữa quá cồng kềnh khiến cho tốc độ tổng thể của cuốn sách bị chậm lại - may mắn thay, đối với cuốn tiểu thuyết này điều đó hoàn toàn không đúng. Điều đáng nói cuốn tiểu thuyết được viết với một sự trôi chảy và mạch lạc . Các hành động diễn ra đúng nơi đúng chỗ, hợp lý hóa, và các trình tự rất mượt (ngay cả ở phần đầu) dường như không bao giờ dài dòng, lan man và luôn phục vụ một mục đích của nó. “"Đấu Trường Sinh Tử"” thực sự rất hấp dẫn, thật khó để từ chối - đó là một câu chuyện có cốt truyện và có nhịp độ, không bao giờ gây nhàm chán hay lạc đề, lan man. Cốt truyện cũng xứng đáng được công nhận vì nó quá hay. một trong những điểm chưa thực sự tốt theo suy nghĩ của tôi về những cuốn sách mà tôi đọc gần đây là chúng quá dễ đoán, đặc biệt là ở thể loại dành cho Thanh thiếu niên. Tuy nhiên, khi đọc tiểu thuyết ""Đấu Trường Sinh Tử"" dường như tôi không thể đoán trước được điều gì; những khúc quanh bất ngờ và thực sự đáng ngạc nhiên, chứ không phải đi theo lối mòn một cách vô nghĩa. Như tôi đã đề cập ở trên, bỏ qua tính hợp lý, tiêu đề hấp dẫn và phần lớn là sự khác biệt. Tôi không nghĩ việc Katniss sống sót là điều đáng ngạc nhiên đối với bất kỳ ai đọc cuốn tiểu thuyết này, cho đến tận khi có thêm hai cuốn sách nữa được kể theo quan điểm đầu. Tuy nhiên, làm thế nào cô ấy có thể sống sót là một cuộc hành trình đầy bất ngờ và quanh co, có một số chuyện tốt, một số chuyện lại vô cùng khủng khiếp. Collins không có tạo ra bất kỳ cú sốc nào. Nó không quá nghiệt ngã, nhưng khi đọc chúng ta đủ cảm thấy thật phiền lòng, đủ để ghét những người cầm quyền trong thế giới giả tưởng trong cuốn tiểu thuyết này và đủ để khiến chúng ta phải suy nghĩ. Về mặt viết lách thì ""Đấu Trường Sinh Tử"" không giành được bất kỳ giải thưởng nào về văn xuôi, nhưng phong cách viết được sử dụng trong cuốn tiểu thuyết lại rất thành công đối với thể loại kể chuyện, đôi khi, cách viết của Collins rất tối giản. Cuốn sách không được nhồi nhét bằng câu chữ bóng bẩy hay mềm yếu và câu chuyện không bao giờ bị lạc đề, lan man trong cả biển chữ. Thay vào đó, chúng ta có đủ tầm hiểu biết để đọc hiểu bối cảnh và những gì đang diễn ra trong thế giới giả tưởng của Aldous Huxley, điều này mang lại cho chúng ta một cuốn sách đi thẳng vào vấn đề và không sa lầy vào văn xuôi lan man không cần thiết. Đây là một câu chuyện được viết hướng tới diễn biến nhanh chóng và khiến người đọc liên tục phải lật trang, không ngừng đọc lại được vì sự tò mò bởi vì tác giả không dành nhiều câu chữ để giải thích cụ thể. Mặc dù có lẽ không phải là văn xuôi phức tạp nhất hoặc hoàn hảo nhất về mặt kỹ thuật, nhưng cách viết được sử dụng trong ""Đấu Trường Sinh Tử"" không chỉ phục vụ mục đích của nó: kể câu chuyện theo cách thỏa mãn, thoải mái. Ngoài ra, cái chết của Rue dễ dàng là một trong những điều đáng buồn nhất mà tôi đã đọc trong thời gian qua. Nói một chút về bản thân thực sự tôi không thích khi các tác giả cố gắng sử dụng trẻ em để giật dây trái tim của độc giả. Nhưng, chết tiệt, cái chết của cô gái nhỏ này đã giáng một đòn mạnh vào ruột gan tôi. Tôi đã phải dừng việc đọc lại để khóc... trong khi tôi không phải là một độc giả dễ dàng xúc động. Nó xảy ra nhanh đến mức ngay cả khi bạn biết nó sẽ đến, bạn cũng không muốn tin vào điều đó. Rất nhiều cái chết giữa cuộc chiến tranh đẫm máu có thể làm xúc động hàng triệu độc giả nhưng cái chết của Rue đã gây xúc động theo một cách rất độc đáo, cũng như khoảnh khắc bất chấp của Katniss để tôn vinh người bạn trẻ của mình. Giống như hầu hết các tiểu thuyết dành cho giới trẻ, cuốn này có một mối tình tay ba nhưng không giống như nhiều cuốn sách khác, cuốn tiểu thuyết này không chi phối câu chuyện. Điều đó không có nghĩa là tôi thích sự lãng mạn, đơn giản vì tôi hầu như không bao giờ thích sự lãng mạn, nhưng ít nhất thì các yếu tố lãng mạn cũng khác một chút so với những gì chúng ta thường thấy. Mối quan hệ giữa Katniss và Peeta ban đầu được tạo ra và thể hiện nghiêm túc như một nguồn cho bộ phim truyền hình, còn Katniss và Gale chỉ có một mối tình lãng mạn thoáng qua giữa họ với một tình bạn lâu dài gắn kết mối quan hệ của họ. Mặc dù Katniss bắt đầu nhận ra mình có tình cảm với cả hai chàng trai ở nhiều điểm khác nhau trong tiểu thuyết, nhưng điều đó không bao giờ chi phối cốt truyện. Điều đáng chú ý là cả hai lựa chọn lãng mạn đều đáng yêu. Quá điển hình khi nhân vật chính phải lựa chọn giữa một cậu bé hư siêu nhiên và người bạn thân trung thành của cô ấy, nhưng ở đây cô ấy có hai chàng trai tử tế với những khuyết điểm và thuộc tính riêng của họ. Ít nhất là trong cuốn sách này, tôi chưa bao giờ thấy cái này rõ ràng là một lựa chọn tốt hơn cái kia. Không có gì ngạc nhiên khi cô ấy không đưa ra quyết định ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, nhưng điều đó không sao vì những cuộc đấu tranh lãng mạn của cô ấy không phải là tâm điểm của cuốn sách. Mặc dù vẫn còn có khuyết điểm nhưng cuốn tiểu thuyết “"Đấu Trường Sinh Tử"” này thực sự rất thú vị và khiến tôi phải ngồi lật trang liên tiếp hàng giờ đồng hồ liền và có lẽ quan trọng hơn hết, cuốn sách rất nổi trong thể loại tiểu thuyết dành cho giới trẻ vì nhiều lý do, tất cả các lý do đều mang tính tích cực.
Không giống với các câu chuyện thông thường với kết truyện rõ viên mãn, rõ ràng, làm vừa ý độc giả, Collins đã xây dựng nên phần kết mở để khi gấp lại trang cuối cùng của cuốn sách người đọc còn vương vấn, mang trong mình sự tò mò, mong đợi cuốn sách tiếp theo, và trong lúc chờ đợi, đọc giả có thể tự do sáng tạo, liên tưởng đến các khả năng có thể xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên, cái kết truyện này vẫn đc đánh giá cao bởi tính hợp lý với n dung cốt truyện - nó cho thấy 1 sự kết thúc của 1 hành trình dài, và cũng là sự mở đầu của 1 cs mới, vất vả và gian nan hơn bao giờ hết. Nụ hôn cuối cùng của Katniss với Peeta đánh dấu cái kết cho 1 hành trình đầy gian khổ, đầy khó khăn trong “"Đấu Trường Sinh Tử"”. Và cũng chính từ đây, Katniss sẽ phải trực tiếp đối mặt với các thách thức mới, các mối quan hệ ngày càng phức tạp và hơn hết là các mối nguy hiểm đến từ chính quyền của tổng thống Snow. Nhưng cuối cùng, sau tất cả, Katniss cũng đã có cho chính mình 1 mục đích, 1 ngọn lửa nhe nhó trong trái tim, 1 mong muốn để có thể vượt lên thách thức Capitol, & kết thúc “truyền thống” tổ chức các đấu trường tàn ác tiêu biểu như “Đấu Trường Sinh Tử”.