Chúng ta đang bắt đầu bước vào một hành trình quan trọng cùng nhau. Đó là hành trình của sự thật và khám phá. Tới cuối con đường bạn sẽ phát hiện ra mình chịu trách nghiệm với đời mình hơn bao giờ hết. Tôi không đưa ra một bảo đảm chắc chắn rằng các vấn đề của bạn sẽ biến mất một cách kỳ diệu chỉ sau một đêm. Song nếu bạn có can đảm và sức mạnh để làm theo những chỉ dẫn trong cuốn sách này, bạn sẽ có khả năng đòi lại từ cha mẹ quyền lực với tư cách là một người trưởng thành, và nhân phẩm với tư cách một con người.
Trong phần đầu, chúng ta sẽ phân tích cách thức mà các cha mẹ độc hại khác nhau thực hiện. Sẽ khám phá ra vô số cách thức mà cha mẹ có thể làm tổn thương ta và có thể vẫn đang làm điều đó mỗi ngày.
PHẦN 1 CHA MẸ ĐỘC HẠI
Chương 1: ‘’Cha mẹ thần thánh truyền thuyết về các bậc phụ huynh hoàn hảo’’
Những đứa trẻ nằm dưới sự kiểm soát của các bậc cha mẹ thần thánh giống như những người Hy Lạp cổ đại, không bao giờ biết khi nào cơn giận dữ sẽ xảy ra, nhưng chúng biết sớm muộn gì nó cũng sẽ đến. Nỗi sợ hãi này thường trở nên sâu sắc và lớn lên cùng sự trưởng thành của đứa trẻ. Bước đi đầu tiên hướng đến việc kiểm soát cuộc đời bạn là bạn tự mình đối mặt với sự thật ấy, điều cần rất nhiều sự can đảm. Nhưng nếu bạn đang đọc cuốn sách này, bạn đã tạo cho mình một cam kết thay đổi. Chỉ riêng việc đó thôi cũng đã rất dũng cảm rồi.
Hãy ngưng sùng bái một cách mù quáng, cha mẹ thần thánh tạo ra luật lệ, đưa ra những phán xét, và gây ra nỗi đau. Khi bạn tôn thờ họ, dù còn sống hay đã mất, bạn đồng thuận sống dưới sự chỉ đạo của họ. Bạn chấp nhận cảm xúc đau khổ như một phần tự nhiên của cuộc sống, thậm chí còn hợp lý hóa rằng chúng tốt cho bạn. Đã đến lúc dừng lại.
Chương 2: “Không cố ý không có nghĩa là không đau đớn”
Khi cha mẹ áp đặt những trách nghiệm của bản thân lên con cái, vai trò trong gia đình trở nên không rõ ràng, bị bóp méo hay đảo lộn. Một đứa trẻ bị ép buộc phải trở thành cha mẹ của chính mình, hay thậm chí cha mẹ của cha mẹ, chúng sẽ không có ai để bắt chước, học hỏi và ngưỡng mộ. Thiếu đi hình mẫu của cha mẹ vào giai đoạn quan trọng trong phát triển cảm xúc, nhân cách đứa trẻ sẽ lênh đênh giữa biển thù địch hỗn loạn.
Cảm xúc của con trẻ trở thành vô hình trong mắt của cha mẹ, khi họ chỉ tập trung năng lượng vào cảm xúc và sức khỏe của bản thân rằng: “Cảm xúc của con không quan trọng. Chỉ có cha mẹ mới là người cần được quan tâm”. Nhiều đứa trẻ bị tước đi thời gian dành cho bản thân, sự chú ý và quan tâm, dần dần cảm thấy mình như người vô hình - như thể chúng không tồn tại trên đời.
Để trẻ phát triển được nhận thức về lòng tự trọng - nhận thức rằng chúng quan trọng và không chỉ tồn tại vô nghĩa - chúng cần sự xác nhận của cha mẹ về những nhu cầu và cảm xúc của mình.
Chương 3: “ Tại sao họ không để cho tôi được sống cuộc đời của chính mình”
Điều khiến cho một bậc phụ huynh thích kiểm soát trở nên độc đoán là sự thống trị thường xuyên tới từ bỏ vỏ bọc của mối quan tâm. Những lời kiểu như: “Đó là để tốt cho con”, “Ta chỉ làm điều này vì con” và “Chỉ bởi ta yêu con rất nhiều” đều mang cùng một ý nghĩa: “Bố mẹ làm như vậy là bởi bố mẹ sợ rằng sẽ không còn con của những ngày trước”.
Quan điểm của bạn không có giá trị, các nhu cầu và khao khát của bạn là không thích đáng. Sự mất cân bằng về quyền lực là vô cùng lớn. Với những bậc cha mẹ kiểm soát trực tiếp, không hề có sự trung lập, nếu như đứa con của họ cố gắng giành lại một chút quyền kiểm soát từ cuộc đời mình, chúng sẽ phải trả giá bằng cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng, và một cảm giác sâu sắc về sự bất hiếu.
Chương 4: “Không ai trong nhà này là bợm rượu cả”
Sự tự ti cùng nỗi giận dữ vì cảm xúc bị kìm nén đều là biểu hiện kinh điển của những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có người nghiện rượu. Nếu bạn là con của người nghiện rượu, bạn cần phải nhớ chính bạn mới có thể thay đổi cuộc sống của mình mà không phải cha mẹ bạn. Hãy đến những tổ chức cùng những người có hoàn cảnh giống nhau, thông qua việc trải nghiệm và trao đổi cảm xúc bạn sẽ nhận ra mình không còn đơn độc. Họ có thể đối mặt với “con khủng long” trong phòng khách. Đó là bước đầu tiên để đuổi nó đi.
Chương 5: “Tất cả vết thương đều ẩn bên trong”
Tính sát thương của những lời nói tàn độc, có hai loại cha mẹ bạo hành bằng lời nói. Một là công kích trẻ một cách trực tiếp, miệt thị công khai, đầy ác ý. Mắng chửi trẻ là ngu xuẩn, vô tích sự, hoặc xấu xí. Họ chẳng đoái hoài gì đến cảm xúc của đứa trẻ, và lời nói của họ sẽ có tác động lâu dài đến quá trình hình thành hình ảnh cá nhân của trẻ như nào.
Những người khác thì gián tiếp hơn, họ công kích trẻ bằng cách liên tục dội lên đầu trẻ những lời chế giễu, mỉa mai, những biệt danh xúc phạm, sỉ nhục rất tinh vi. Những người này che giấu hành vi bạo hành của họ đằng sau tính hài hước. Họ nói đùa những câu như: “Cái áo hợp đấy - cho một thằng hề” hay như “Chắc ngày mà Thượng đế ban phát não cho loài người mày nghỉ ốm phải không?’’.
Tất cả chúng ta đều mắc tội nói đùa nhưng làm tổn đến người khác, giống như một hình thức khác của cha mẹ độc hại. Con trẻ sẽ tin và nội tâm hóa những gì cha mẹ chúng nói. Liên tục lặp lại những lời nói gây tổn thương con trẻ yếu đuối là hành vi tàn bạo và hủy hoại một con người.
Chương 6: “Đôi khi những vết thương nằm trên cơ thể”
Bản thân những người ngược đãi thân thể người khác đều đến từ những gia đình mà sự ngược đãi được xem như là một quy tắc. Phần lớn hành vi của họ khi trưởng thành là một sự lặp lại những gì họ đã từng trải qua và học được hồi còn niên thiếu. Hình mẫu của họ là một kẻ bạo hành. Bạo lực là thứ công cụ duy nhất họ học cách sử dụng để đối mặt với các vấn đề cảm xúc - đặc biệt là cảm xúc giận dữ.
Nhiều người trong số những bậc cha mẹ này cũng gặp vấn đề với bia rượu và ma túy. Sự lạm dụng các chất kích thích thường là nhân tố góp phần vào việc không kiểm soát được cơn giận, dù cho nó không bao giờ là nguyên nhân duy nhất.
Chương 7: “Sự phản bội tột bậc”
Loạn luân có lẽ sự trải nghiệm tàn nhẫn, kinh khủng nhất đối với con người. Đó là sự phản bội niềm tin cơ bản nhất giữa một đứa trẻ với cha mẹ nó. Những kẻ lạm dụng tình dục mà nạn nhân nhỏ tuổi hoàn toàn phụ thuộc vào kẻ xâm phạm, vì thế mà chúng không có nơi nào để chạy trốn, và không biết tìm ai để cầu xin sự giúp đỡ. Những người bảo vệ trở thành kẻ ngược đãi, và thực tại trở thành nhà tù của những bí mật bẩn thỉu.
Loạn luân phản bội con tim của tuổi thơ - sự ngây thơ của cái lứa tuổi ấy. Nỗi tủi hổ ở các nạn nhân thật vô cùng đặc biệt, ngay cả những nạn nhân cực kỳ nhỏ tuổi cũng biết rằng loạn luân là điều cấm phải giữ bí mật. Bất kể họ có bị bắt giữ hay im lặng hay không, họ vẫn cảm giác được sự cấm kỵ và nhục nhã trước hành vi của kẻ xâm hại. Họ biết rằng họ đã bị lạm dụng, dù khi ấy họ vẫn còn quá nhỏ để có thể hiểu về tình dục. Họ cảm thấy thật nhơ nhuốc.
Chương 8: “Tại sao các bậc cha mẹ lại hành xử như vậy’’
Cạm bẫy của sự phục tùng, nó tạo ra sự mù quáng tạo nên những đặc điểm hành vi của chúng ta còn non trẻ và nó ngăn chúng ta thoát khỏi những đặc điểm đó. Áp lực luôn phải tuân phục luôn che mờ nhu cầu và khát khao mà ta sẵn có. Chỉ khi nào ta bật ngọn đèn soi rọi vào phần vô thức và đem những thứ đó lên bề mặt, chúng ta mới có thể vứt bỏ đi những thứ luật lệ đang hủy hoại bản thân mình. Phải nhìn rõ chân tướng đó ta mới có thể tự do.
Cách cha mẹ độc hại hành xử
Chối bỏ: Sự chối bỏ làm cho những hành vi có tính băng hoại giảm nghiêm trọng, trở thành trò đùa cho qua.
Phóng chiếu: Những bậc cha mẹ độc hại thường dùng cách này để tránh phải chịu trách nghiệm cho hành vi của mình.
Phá hoại
Tạo thế tam giác: Một người cha hoặc mẹ sẽ lôi kéo con mình trở thành đồng minh để chống lại người kia.
Giữ bí mật
Thấu hiểu là bước đầu của sự thay đổi. Nó mở ra lựa chọn và con đường mới. Nhưng nhìn mọi việc theo một cách khác vẫn chưa đủ. Tự do thật sự chỉ đến khi ta hành động khác đi.
PHẦN 2 GIÀNH LẠI CUỘC ĐỜI BẠN
Nếu tôi khuyên bạn đi theo con đường mà tôi phác thảo sẽ giúp mọi vấn đề của bạn sẽ biến mất sau một đêm sẽ là không thực tế. Nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn nếu bạn làm theo cách này thì bạn sẽ phát hiện được những cách thực mới thú vị trong quan hệ với cha mẹ bạn và những người khác. Bạn sẽ định nghĩa được mình là ai và bạn muốn sống như thế nào. Và bạn sẽ khám phá ra một cảm nhận mới về sự tự tin và giá trị bản thân.
Chương 9: “Bạn không cần phải tha thứ’’
Cạm bẫy tha thứ - một trong những điều nguy hiểm nhất của tha thứ là nó làm giảm khả năng buông bỏ những cảm xúc bị dồn nén của bạn. Làm sao bạn có thể thừa nhận cơn tức giận đối với người bố mà bạn đã tha thứ? Trách nghiệm chỉ có thể đi đến một trong hai nơi: bên ngoài, đặt lên người đã gây tổn thương cho bạn, hoặc bên trong, vào bản thân bạn. Một ai đó sẽ phải chịu trách nghiệm. Do đó bạn có thể tha thứ cho cha mẹ bạn nhưng rốt cuộc lại càng căm ghét bản thân nhiều hơn.
Người ta có thể tha thứ cho cha mẹ độc hại, nhưng họ nên làm điều đó vào lúc kết thúc - chứ không phải ở lúc bắt đầu - của việc dọn dẹp thanh lọc cảm xúc của họ.
Chương 10: “Tôi là một người trưởng thành nhưng tạo sao tôi không cảm thấy vậy?’’
Những niềm tin sai lầm, những cảm xúc đau thương, trong mối quan hệ của tôi với cha mẹ đây là những cảm nhận của tôi:
Tôi thấy có lỗi khi tôi không sống theo những kỳ vọng của cha mẹ.
Tôi thấy có lỗi khi tôi làm chuyện gì đó khiến cha mẹ buồn lòng.
Tôi thấy có lỗi khi tôi cãi lại cha mẹ.
Tôi thấy có lỗi khi tôi tranh luận với cha mẹ.
Tôi thấy có lỗi khi tôi nổi nóng với cha mẹ.
Tôi thấy có lỗi khi tôi không lo được đầy đủ cho cha mẹ.
Tôi cảm thấy sợ hãi khi nói với cha mẹ chuyện gì đó mà có thể họ không muốn nghe.
Tôi cảm thấy sợ hãi khi tôi bất đồng ý kiến với cha mẹ.
Tôi cảm thấy buồn khi tôi muốn làm việc gì đó khiến cha mẹ tổn thương.
Tôi thấy tức giận khi cha mẹ tìm cách kiểm soát tôi.
Tôi thấy tức giận khi cha mẹ khuyên tôi suy nghĩ, cảm nhận và hành xử như thế này thế khác.
Tôi thấy tức giận khi cha mẹ chối bỏ tôi.
Hãy bổ sung bất cứ cảm xúc nào bạn có mà chưa được liệt kê. Nếu bạn đánh dấu hơn một phần ba số câu trong danh sách trên thì bạn có thể vẫn còn nhiều vướng mắc với cha mẹ và thế giới cảm xúc của bạn phần lớn bị cha mẹ kiểm soát.
Chương 11: “Khởi điểm của độc lập’’
Độc lập về cảm xúc không có nghĩa là bạn phải tách bản thân ra khỏi cha mẹ hoàn toàn. Nó có nghĩa khi bạn vừa là một phần của gia đình, đồng thời là một cá thể riêng biệt. Nó cũng có nghĩa: bạn hãy là chính bạn và để cha mẹ là chính họ. Nếu cha mẹ bạn không thích những gì bạn làm hay nghĩ, hiển nhiên là bạn sẽ phải chịu đựng một vài sự không thoải mái, bạn sẽ phải chấp nhận những điều này khi bạn không vội vàng thay đổi bản thân vì họ.
Loài người là động vật xã hội, và các mối quan hệ mở yêu cầu những sự phụ thuộc cảm xúc nhất định. Vì lý do này, độc lập phải đi kèm với linh hoạt. Không có gì sai khi thỏa hiệp với cha mẹ, miễn là điều đó do bạn tự lựa chọn bằng ý chí của mình. Điều tôi đang nói đến ở đây là duy trì tính toàn vẹn về cảm xúc của bạn và là chính bạn.
Chương 12: “Ai sẽ phải chịu trách nhiệm’’
Chỉ khi nào bạn nhìn nhận một cách trung thực kẻ phải chịu trách nhiệm, bạn mới có thể chắc chắn vượt qua được cuộc sống nô lệ cho những lời tự trách móc này. Và nếu bạn còn tựu đổ hết oán thán lên đầu mình, bạn sẽ phải chịu sự nhục nhã và thù ghét bản thân, rồi đến lúc bạn sẽ tìm cách để trừng phạt chính mình.
Bạn phải buông xả cảm giác tội lỗi vì những sự kiện đau thương trong quá khứ và hãy để nó quay về nơi nó thuộc về. Bạn không phải chịu trách nhiệm vì:
Cách họ bỏ mặc và thờ ơ với bạn.
Cách họ làm bạn cảm thấy thiếu tình thương và không đáng được yêu thương.
Những câu nói ác ý và vô tâm.
Những cái tên mà họ gán cho bạn.
Sự đau khổ của họ.
Những vấn đề của họ.
Họ lựa chọn chạy trốn khi có vấn đề xảy ra.
Việc say xỉn của họ.
Điều họ làm trong cơn say.
Họ đánh bạn.
Họ xâm hại bạn.
Hãy cứ thêm vào bất cứ trải nghiệm đau thương và lặp đi lặp lại nào mà bạn cảm thấy đó là lỗi của mình vào danh sách. Và bạn cũng cần phải chịu trách nhiệm cá nhân.
Chương 13: “Đối chất: Con đường giải thoát’’
Đối chất cha mẹ không nhằm mục đích:
Trả đũa họ
Trừng phạt họ
Hạ thấp họ
Đổ sự tức giận lên đầu họ
Để giành lấy điều gì đấy tích cực từ họ
Mà để:
Để đối mặt với họ
Để đối trị nỗi sợ phải đối mặt với họ, một lần cho mãi mãi
Để nói sự thật với họ
Để xác lập kiểu quan hệ giữa bạn và họ từ giờ về sau
Khi nào thì tôi nên đối chất với cha mẹ mình?
Có bốn yêu cầu cơ bản bạn phải đáp ứng trước khi ra trận:
Bạn phải cảm thấy đủ mạnh mẽ để chống chọi được với sự từ chối, phủ nhận, đổ lỗi, tức giận và các phản ứng tiêu cực khác từ cha mẹ bạn trong suốt buổi nói chuyện.
Bạn phải có đầy đủ sự trợ giúp trong quá trình tiền đối chất, đối chất, và hậu đối chất.
Bạn phải viết một lá thư hoặc tập thoại những gì mình muốn nói từ trước, và bạn phải luyện tập những lời đáp ứng không phòng vệ.
Bạn không còn cảm thấy phải có trách nhiệm với những việc tiêu cực đã xảy ra trong thời thơ ấu.
Tôi phải đối chất với cha mẹ như thế nào?
Viết thư
( Cha mẹ bạn đã làm gì, cảm giác của bạn khi ấy, điều đó tác động đến cuộc đời bạn ra sao, bạn muốn điều gì ở cha mẹ bạn).
Mặt đối mặt
Chuẩn bị cho đêm công diễn
Không có buổi đối chất nào là một thất bại, ngay cả khi bạn không kết thúc nó một cách huy hoàng, thậm chí khi bạn không biết nói hết được những gì bạn dự định nói, ngay cả khi bạn trở nên phòng thủ và giải thích về bản thân mình, và ngay cả khi cha mẹ bạn đứng dậy bỏ đi… bạn cũng đã làm điều đó rồi. Bạn đã nói sự thật về cuộc đời mình với bản thân bạn, với cha mẹ bạn, để rồi nỗi sợ hãi đã kìm kẹp bạn trong tình trạng trước đây không còn khống chế được bạn nữa.
Chương 14: “Chữa lành nỗi đau bị cha mẹ lạm dụng’’
Hướng điều trị các nạn nhân bị cha mẹ lạm dụng tình dục trải qua ba giai đoạn: phẫn nộ, đau buồn và giải phóng.
Phẫn nộ là nỗi giận giữ sâu sắc nảy sinh từ những cảm xúc bị xâm phạm và phản bội trong sâu thẳm bên trong mỗi con người. Nó là phần thiết yếu đầu tiên trong quá trình điều trị và là phần khó khăn nhất.
Sự đau buồn của bạn nhân trong quá trình trị liệu, họ mất đi ảo tưởng về “gia đình hoàn hảo’’, mất đi sự ngây thơ, tình yêu, tuổi thơ, mất đi những năm tháng lẽ ra có thể rất hạnh phúc. Nỗi đau này có thể nhấn chìm họ.
Khi bạn đã kiệt sức vì phẫn nộ và đau buồn, bạn sẽ học cách lấy lại năng lượng đang được tiêu thụ và sử dụng nó để tái tạo cuộc đời và hình ảnh bản thân. Bạn sẽ phải đối mặt với một lựa chọn mới lần đầu tiên trong đời - rằng bạn không còn cảm thấy hay hành xử như một nạn nhân.
Chương 15: “Phá vỡ vòng luẩn quẩn’’
Bằng cách phá vỡ vòng lặp, bạn đang bảo vệ con cái mình khỏi những niềm tin, luật lệ và kinh nghiệm độc hại, những điều đó có thể đã tô quẹt lên tuổi thơ của bạn. Bạn có thể đang thay đổi cách tương tác trong gia đình chú trọng hơn vào lưa tuổi thơ. Thay đổi quy luật tương tác trong gia đình trong nhiều thế hệ tiếp theo.
Lời kết: Buông bỏ cuộc tranh đấu
Đã đến lúc dừng trò chơi và buông bỏ cuộc vật lộn, hãy từ bỏ, tiến lên, định nghĩa lại tình yêu và cuối cùng hãy tin tưởng vào bản thân. Trở thành một người trưởng thành thực thụ không phải là một quá trình tuyến tính. Nó sẽ kéo bạn đi lên, đi xuống, kéo bạn tiến lên và thụt lùi, bòn rút bạn từ trong ra ngoài. Cứ tin là mình sẽ phạm lỗi, cứ tin là mình sẽ vấp ngã, nản chí. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, tội lỗi và bối rối. Những cảm giác ấy sẽ chẳng có người nào thoát được. Nhưng chúng sẽ không còn kiểm soát đời bạn nữa…
Nội dung: Hoàng Thương
Hình ảnh: Hoàng Thương
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy được tự do như thế nào để thể hiện bản thân. Những gia đình lành mạnh khuyến khích tính cá nhân. Trách nhiệm cá nhân và sự tự lập. Những gia đình đó khuyến khích sự phát triển tự trọng và cảm giác xứng đáng ở trẻ con.