Lý
do nào để tiểu thuyết trào phúng của Henry Fielding được xếp hạng cao hơn cả
những tác phẩm nổi tiếng của Emily Bronte, F.Scott Fitzgerald hay Harper Lee?
Khi xếp Tom Jones - Đứa trẻ vô thừa
nhận của Henry Fielding ở vị trí thứ 5 trong danh sách 100 cuốn
tiểu thuyết hay nhất, cây viết kỳ cựu Robert McCrum của tờ The Guardian đã gây ra một số ồn ào không nhỏ từ
phía độc giả.
Bởi lẽ Tom Jones là
một tác phẩm ra đời vào năm 1749, không được biết đến rộng rãi và được nhiều
nhà phê bình lựa chọn so với các tác phẩm nổi tiếng hơn như Giết con chim nhại (số 78), Đại gia Gatsby (số 51) hay Đồi gió hú (số 13).
Giải thích về lựa chọn của mình, Robert McCrum đã tiết lộ rằng, bí quyết để Tom Jones trở nên hấp dẫn chính là nhờ khả năng liên kết sâu sắc với độc giả ở thời đại ấy. Ra mắt vào giữa thế kỷ 18, Tom Jones là cuốn tiểu thuyết kinh điển lột tả tinh thần của thời đại, nơi những nhân vật nổi tiếng như Squire Western mưu mô, thầy tu Thwackum giả dối, Blifil xảo quyệt, Molly Seagrim quyến rũ hay Sophia Western nhân hậu - tình yêu đích thực của Tom Jones đã trở thành đại diện cho xã hội văn chương trào phúng với đầy đủ diện mạo, ba hoa và khôi hài.
Nhân vật trung tâm
trong cuốn tiểu thuyết của Henry Fielding là Tom Jones, một chàng thanh niên
nóng tính nhưng quyến rũ, với cuộc sống đa tình, phóng đãng. Hắn vốn là một đứa
trẻ bị bỏ rơi được nhà điền chủ giàu có Allworthy nuôi dưỡng và dạy dỗ. Tom
Jones có nhiều mối quan hệ nhập nhằng với những hạng người phụ nữ khác nhau.
Nhưng Tom chỉ có một mối tình nồng nhiệt và say đắm nhất với Sophia - một thiếu
nữ xinh đẹp và hiền dịu với đầy đủ phẩm chất của phụ nữ trong thời đại khi ấy.
Nhưng để hai trái tim
khao khát tình yêu đó đến được với nhau, Tom và Sophia phải trải qua rất nhiều
thử thách, từ những kế hoạch xấu xa của quý bà Bellaston cho đến trò trái khoáy
của Blifil hòng cướp lại nàng Sophia.
Có thể nói chỉ bằng
một cốt truyện đơn giản là cuộc tình duyên trắc trở trong chuỗi hành trình đầy
tai tiếng mà Henry Fielding đã thu hút bao thế hệ độc giả Anh đương thời đến
với cuốn tiểu thuyết trào phúng của mình.
Một nguyên nhân thú vị khác mà McCrum đưa ra, đó là nội dung
truyện Tom Jones sinh ra là để dành cho màn ảnh. Tác phẩm
chuyển thể dưới bàn tay tài hoa của John Osborne và diễn xuất tuyệt vời của
Albert Finney đã đưa nhân vật Tom Jones trở thành một kẻ bất lương được yêu mến
khắp nước Anh và cả trên thế giới.
Bộ phim Tom Jones sản xuất năm 1963 đã giành được bốn tượng vàng Oscar trong các hạng mục quan trọng như Bộ phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Nhạc phim hay nhất, trên tổng số 10 đề cử mà bộ phim nhận được.
Nhiều nhà phê bình đã coi Tom Jones - Đứa trẻ vô thừa
nhận giống như một “Tấn trò đời của
Balzac” khi đi sâu về tâm lý con người để tìm kiếm những ngóc ngách sâu kín
nhất về mặt đạo đức xã hội.
Cuộc hành trình Tom
theo đuổi Sophia là một dịp để tiếp xúc với nhiều hạng người, với nhiều cảnh
ngộ éo le hoặc tức cười, thương tâm hay êm đềm, làm cho vốn hiểu biết của ta về
con người và cuộc sống tại thế kỷ 18 ở Anh càng thêm phong phú.
Henry Fielding là nhà
văn tiêu biểu của nước Anh ở thế kỷ 18. Sinh năm 1707 trong một gia đình quý
tộc, ông nổi tiếng uyên bác khi biết nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Ý, tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp.
Khi gia đình sa sút,
ông quyết tâm bước vào con đường gai góc của nhà văn, một phần là để chi trả
cho lối sống phóng túng của mình, phần là để hòa cùng thế hệ độc giả sôi nổi
đương thời.
Fielding cầm bút vào thời điểm xã hội chính trị đang gặp nhiều căng thẳng. Ông phẫn nộ trước cái luật pháp chằng chịt của xã hội phong kiến tư sản, thứ đã tạo điều kiện cho những trò hoành hành của bọn quan chức. Khi viết Tom Jones, Fielding đã xây dựng một xã hội có kẻ thật xấu xa, những cũng có người thật tốt đẹp, thậm chí cái xấu và cái tốt lẫn lộn trong một người. Bởi lẽ đối với ông, con người vốn là sinh vật phức tạp và đa dạng, hành động bên ngoài không thể đại diện hết cho bản tính đích thực ở sâu trong nội tâm.
Tom Jones - Đứa trẻ vô thừa nhận khi đến tay độc giả Anh đã gặp phải rất
nhiều chỉ trích từ những nhà phê bình, coi đó là một thứ tiêu khiển nguy hiểm
dành cho giới quý tộc. Nhưng câu chuyện về tên vô lại cao hứng nô đùa khắp nước
Anh vẫn bán được 10.000 bản sách tại thời điểm dân số London chỉ khoảng 700.000
người.
Trong danh sách top 100 tiểu thuyết hay nhất của Robert McCrum,
5 vị trí đứng đầu đều là các tác phẩm văn học kinh điển được viết từ thế kỷ 17
và 18 như Gulliver du ký hay Robinson Crusoe. Việc Tom Jones có
mặt trong top 5 đã được chính McCrum giải thích rất rõ ràng và lựa chọn theo
cảm nhận của riêng ông.
Không còn nghi ngờ gì về những giá trị văn học và giá trị hiện
thực trong tác phẩm của Henry Fieding, nhưng cây viết của The Guardian hy vọng nhiều thế hệ trẻ ngày nay sẽ
có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với Tom Jones - Đứa trẻ vô thừa
nhận nói riêng và các cuốn sách kinh điển nói chung để hiểu
thêm về vẻ đẹp của các tác phẩm văn học thay vì tranh cãi về thứ hạng cao thấp
của chúng trên các diễn đàn.
Nguồn : Zing.vn
----------
Theo dõi fanpage của
Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Tham gia Bookademy Team để có cơ hội đọc và nhận
những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
Tôi đã đọc cuốn sách này bốn mươi năm trước tại Columbia. Tôi không nói rằng tôi ghét nó, nhưng nó cũng không nói lên điều gì với tôi. Tom Jones rất quyến rũ. Anh ấy thắng mọi cuộc đấu tay đôi, và anh ấy luôn có được cô gái. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất khiến tôi không thích anh ấy. Tom Jones không làm gì ngoài việc mỉm cười mọi lúc. Anh ấy không bao giờ tức giận, không bao giờ chán nản, không bao giờ nghi ngờ giá trị của mình và không bao giờ oán giận những người hạ thấp anh ấy.
Khi đọc cuốn sách này tại Columbia, vào thời điểm tôi rất chán nản về đủ loại vấn đề gia đình, tôi không khỏi tự hỏi thông điệp mà các giảng viên tận tâm của Columbia đang cố gắng truyền tải là gì. Nếu bạn là một chàng trai đẹp trai với nụ cười trên môi, luôn cảm thấy tốt, bạn có quyền được sống. Nếu không, hãy chết đi.
Khi tôi đọc cuốn sách này, vào mùa thu năm 1982, tôi sống trên một tầng toàn những chàng trai giống hệt Tom Jones. Ý tôi là họ ồn ào, đặc quyền và ngu ngốc. Họ ngồi suốt đêm và uống rượu. Họ chơi bài poker suốt đêm. Họ đá bóng lên xuống hành lang trong nhiều giờ, và bật nhạc thật to khi tôi cố ngủ. Hầu hết thời gian là những bài hát năm 1982 như "Rock the Casbah" của Clash. Nhưng có một bài hát khác biệt so với những bài còn lại. Đó là "I've Got The World On A String" của Frank Sinatra.
Chỉ cần nghe bài hát đó thôi cũng gợi lại rất nhiều ký ức, về việc ở một mình trong phòng, cảm thấy bất lực, và cảm thấy căm ghét mấy gã đó. Và bạn biết không? Đó chính là vấn đề của cuốn sách này.