Từng trang sách là từng trang thư day dứt, nghiệt ngã, cuồng loạn, giằng xé mà cũng đầy tâm tình, ngọt ngào ru vỗ của một bà mẹ trẻ viết cho đứa con trong bụng mình. Tình mẫu tử, tình yêu thương chắp cánh cho từng trang viết của mẹ. Nhưng… cho đến cuối cùng… mẹ cũng chỉ có thể gửi nó cho đứa trẻ chưa từng được sinh ra của mẹ… vì mẹ đã đánh mất con rồi.

Oriana Fallaci là một nhà văn, một nhà báo, một phỏng vấn gia chính trị người Ý. Tuy chắp bút làm văn không nhiều nhưng các tác phẩm của bà đều có giá trị thức tỉnh lớn cho nhân loại, khiến bạn đọc phải trăn trở, phải ngẫm nghĩ về những điều mà người ta tưởng là họ đã hiểu thấu. Một trong những tác phẩm như thế là “Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra”.


Với bất cứ ai từng đọc tác phẩm này, chắc chắn sẽ đều có cảm giác này giống như tôi, cảm giác là người thứ ba chứng kiến câu chuyện đầy tình yêu và nước mắt này. Bởi lẽ, từng câu chữ là những tâm tình của một người mẹ trẻ gửi đến hài nhi bé nhỏ. Tự hai nhân vật tạo nên một thế giới mộng mơ mà trần trụi nghiệt ngã của riêng họ mà bạn đọc tưởng như chỉ có thể đứng ngoài chứng kiến hành trình bão tố đầy yêu thương ấy.

“Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra” - nạo phá thai ở một góc nhìn rất khác

Tựa truyện tưởng như nói lên tất cả nhưng thực ra lại chẳng thể vén lên bức màn của sự thật nghiệt ngã ẩn sâu trong nội dung tác phẩm. Chắc bạn sẽ nghĩ đứa trẻ không sinh ra là do mẹ nó đi nạo hút. Chắc bạn sẽ nghĩ đứa trẻ chưa từng sinh ra là do mẹ nó gặp tai nạn hay bị trượt chân ngã. Nhưng bạn nhầm rồi, sự ra đi của đứa trẻ ấy khác xa với những gì mà ta có thể tưởng tượng được. Thì ra, việc gián tiếp giết chết một hài nhi đâu cần có sự can thiệp của y học hay một động thái mạnh lên cơ thể của người mẹ… Đôi khi là vì những lí do rất đời, rất thường khác.

Công việc của một bà mẹ không phù hợp với ta. Ta có những nghĩa vụ khác trong cuộc sống. Ta có một công việc mà ta yêu thích và ta muốn tiếp tục theo đuổi. Ta có một tương lai đang đợi và ta không có ý định từ bỏ nó. Những ai miễn trách cho một phụ nữ nghèo túng không muốn có thêm con, những ai miễn trách cho một cô gái bị cưỡng hiếp và không muốn có đứa con đó, nên miễn trách cho cả ta nữa… Việc gì phải đến sẽ đến. Nếu con có thể ra đời, con sẽ được sinh ra. Nếu con không thành công, con sẽ chết. Ta sẽ không giết con, con có hiểu không…


Người phụ nữ cũng có cho mình những ước mơ, họ cũng có hoài bão, họ cũng có khao khát được thành công và có một sự nghiệp rực rỡ của riêng mình. Và sự đam mê thường tình ấy đã vô tình tước đi ở họ cái quyền được làm mẹ. Thượng đế tưởng chừng không có đủ nhân từ để cho họ có được cả hai lựa chọn. Nếu họ muốn dành trọn thời gian để chăm nom cho bào thai trong bụng, họ buộc phải hi sinh phần nào đó sự nghiệp hào nhoáng của mình. Còn nếu họ muốn sự nghiệp, muốn hết mình cho công việc và thể hiện bản lĩnh như một người đàn ông nơi công sở, họ sẽ rất dễ bị tước đoạt quyền làm mẹ và rồi sẽ lại có nhiều lá thư được gửi đến đứa trẻ chưa từng được sinh ra.

Áp lực cuộc sống, áp lực công việc và những đam mê và ước mơ còn đang dang dở cứ mãi thôi thúc, mời gọi đã là liều thuốc độc tiêm thẳng vào trái tim đứa trẻ trong bụng mẹ, khiến trái tim ấy giá băng và không còn vang lên nhịp đập như nó đã từng.

Oriana Fallaci đã đem đến cho ta một góc nhìn rất khác về nguyên nhân có thể khiến bà mẹ bị sảy thai mà không cần có bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Cho ta hiểu hơn về sự trả giá quá đắt của người phụ nữ, một sự đánh đổi mà cái giá của nó không thể đong đếm được. Thực tế tàn nhẫn hơn sức chịu đựng của người phụ nữ.

Cô ta đi. Cô ta giết nó… Không hề có que dò phá thai, thuốc hay phẫu thuật phá thai. Theo luật, người đàn bà này được miễn tội vì không có hành động phá thai. Nhưng chúng ta là bồi thẩm đoàn của sự sống, thưa quý bà quý ông, và nhân danh sự sống tôi xin nói với quý vị rằng hành vi của cô ta còn tệ hơn những que dò, thuốc phá thai hay phẫu thuật.

“Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra” – hành trình bên nhau của mẹ và con

Bạn có dám chắc rằng mình đang hiểu người phụ nữ bên mình khi họ đang chuẩn bị làm mẹ ? Về những niềm vui nhỏ nhoi mà đáng quý, về những giằng xé điên cuồng và mâu thuẫn trong tâm lí, về những hi sinh mà họ đang gánh chịu. Bạn có dám chắc mình thấu hiểu tất cả ? Để hiểu họ, không dễ. Vì phụ nữ là cả một vũ trụ bí ẩn và vô tận. Nhưng hãy để cuốn sách này một lần đưa bạn bước vào thế giới ấy của những người phụ nữ sắp làm mẹ.

Người phụ nữ khi mang thai rất nhạy cảm. Họ vui từ những điều giản dị và bé nhỏ mà sinh linh trong bụng đem lại. Họ không ngừng tìm cách lí giải về mối nhân duyên trời định giữa họ và đứa trẻ chưa rõ hình hài kia. Mọi cung bậc cảm xúc qua từng ngày từng tháng được Oriana Fallaci khắc họa trong từng dòng chữ. Hình như, ta cũng đang được trải nghiệm trong thế giới phức tạp ấy của một bà mẹ trẻ. Những tâm tình, thủ thỉ vọng về trong kí ức bạn đọc và trở thành một nỗi niềm ám ảnh.

Hãy dũng cảm lên con !... Nếu một ngày nào đó con hét lên : ‘‘Tại sao mẹ lại đem con đến thế giới này, tại sao ? ’’. Ta sẽ trả lời : ‘‘ Ta đã làm điều mà những cái cây đã và đang làm, từ hàng triệu triệu năm nay. Ta đã nghĩ đó là điều đúng, nên làm’’.

Và đúng lúc đó, con động đậy. Con làm điều mà ta đã chờ đợi, mong ngóng hàng tháng nay. Con duỗi người ra, có lẽ là ngáp và thúc nhẹ ta một cái. Cú huých đầu tiên của con… Một cú huých nhẹ. Giống như cú huých mà ta đã báo cho mẹ ta để bà đừng vứt bỏ ta. Chân ta như hóa đá. Trong vài giây, ta ngồi đó không thở được, thái dương giật giật. Ta cũng có cảm giác như thiêu đốt trong cổ họng, một giọt nước mắt làm nhòe mắt ta.

Không chỉ là niềm vui nhỏ nhoi, không chỉ là những phút giây ấm áp khi có con gần cạnh mà còn là những khoảnh khắc tưởng chừng mẹ muốn rời xa con, là khoảnh khắc đấu tranh giữa vì con hay vì mẹ, là khoảnh khắc mẹ nhận ra … mẹ đã mất con chỉ vì sự cố chấp của mình.

Và chúng ta không phải là một cặp. Chúng ta là kẻ hành hạ và kẻ bị hành hạ. Con là kẻ hành hạ và ta là kẻ bị hành hạ. Con đã trườn vào người ta như một tên trộm, con lấy đi tử cung của ta, máu của ta, hơi thở của ta. Giờ con muốn lấy cắp toàn bộ sự tồn tại của ta. Ta sẽ không cho phép con… Ta không thấy tại sao mình nên có một đứa con.

Thời khắc của chúng ta đã tới, con à… thời khắc chia rẽ chúng ta… Mẹ không muốn… Mẹ không muốn họ dứt con ra như một cái răng sâu, ném con vào thùng rác cùng với bông gạc bẩn… Mẹ không muốn thế… Nhưng mẹ không có lựa chọn.

Đau, căm, tiếc nuối là tất cả những cung bậc cảm xúc mà bạn sẽ trải qua.

“ Thư Gửi Đứa Trẻ Chưa Từng Sinh Ra”-  khi đứa trẻ vô tri lên tiếng

Đứa trẻ chưa sinh ra, làm sao lên tiếng? Đứa trẻ chưa chào đời, sao nó biết nghĩ suy? Thế nhưng, Oriana Fallaci lại biến điều ấy thành có thể trong cuốn sách của mình. Dẫu rằng chỉ là cuộc độc thoại nội tâm của người mẹ, chỉ là vì hoang tưởng mà thành nhưng chính sự lạ kì ấy lại là tiếng chuông cảnh tỉnh cho biết bao người phụ nữ, cho tất cả những ai đã, đang và sẽ trở thành một người mẹ.

Nhưng con tha thứ cho mẹ mà. Mẹ đừng khóc. Đừng quay về hư không với con. Một lúc nào đó, con sẽ được sinh ra.

Việc tưởng tượng ra sự lên tiếng của một đứa trẻ vô tri đã cảnh tỉnh những bà mẹ trước ngưỡng cửa quyết định giữ hay vứt bỏ đứa trẻ trong bụng mình. Bởi lẽ đứa trẻ ấy dường như cũng có tâm hồn, có nhận thức, có nghĩ suy và những rung động cảm xúc. Nó là một thực thể có linh hồn.

“Thư Gửi Đứa Trẻ Chưa Từng Sinh Ra” – nếu một ngày người phụ nữ mất con đứng trước phiên tòa phán xử

Kết thúc tác phẩm, Oriana Fallaci xây dựng một phiên tòa giả tưởng, một phiên tòa tinh thần theo đúng nghĩa. Ở đó có sự xuất hiện của tất cả những con người xuất hiện trong đời người phụ nữ ấy. Mỗi người có một lí lẽ riêng để từ đó có người trở thành luật sư biện hộ cho người phụ nữ tội nghiệp ấy, có kẻ lại trở thành công tố đẩy người phụ nữ trở thành kẻ tội đồ nghiệt ngã.


Bạn đọc không biết cuối cùng ai đúng ai sai mà chỉ biết rằng, trong tâm hồn người phụ nữ sau khi mất đi sinh linh bé nhỏ giằng xé mãnh liệt đến nhường nào. Một cuộc nội chiến mà không có kẻ thua người thắng cuối cùng.

Ông ta gọi ta là sát thủ. Thu người trong cái áo khoác trắng, ông ta không còn là một bác sĩ nữa, mà là một quan tòa, phán rằng ta đã không làm tròn những nghĩa vụ cơ bản nhất của một người mẹ, của một phụ nữ, của một công dân. Ông ta gào lên rằng việc trốn việc sẽ là một tội ác, ra khỏi giường đã là một hành vi nghiêm trọng, nhưng tiến hành một chuyến đi là giết người có dự mưu và luật pháp nên trừng phạt ta giống như trừng phạt bất cứ một kẻ sát nhân nào.

Đồng nghiệp thân mến của tôi, người phụ nữ này không muốn có cái chết của đứa trẻ : cô ấy khao khát cuộc sống của chính mình. Và không may là trong vài trường hợp, cuộc sống của ta là cái chết của kẻ, cuộc sống của kẻ khác là cái chết của ta. Chúng ta bắn vào những kẻ bắn chúng ta. Pháp luật gọi đó là phòng vệ chính đáng. Nếu người phụ nữ này mong muốn một cách vô thức cái chết của đứa trẻ, cô ấy làm thế để phòng vệ chính đáng. Vì thế, cô ấy không có tội.

Những phút giây bên con, những dằn vặt đau đớn, muốn níu con lại mà cũng muốn để con đi, muốn sống cho con nhưng mẹ cũng không thể để cho sự nghiệp của mẹ tan thành mây khói. Mẹ đã ích kỉ hay do mẹ đã sai lầm ngay từ khi có con ? Mẹ đã đến bên con để mất con mãi mãi…

Nhà văn người Ý Oriana Fallaci cùng với cuốn sách “Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra” đã để lại bao trăn trở, suy ngẫm, xót thương về phận đời, về kiếp người, về thứ được gọi là tình mẫu tử và sự hi sinh trong lòng bạn đọc. Một cuốn sách đáng đọc và cũng đáng cho chúng ta trao cho mình cơ hội trải nghiệm thế giới ấy cùng những người phụ nữ để hiểu họ hơn và để có cái nhìn rộng lượng hơn với cuộc sống này. Hãy để Oriana Fallaci nói thay lòng những bà mẹ trẻ!


Review chi tiết bởi Thu Ngọc - Bookademy

---------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3


Xem thêm

“Làm mẹ không phải là một công việc. Thậm chí nó cũng không phải là một nghĩa vụ. Đó chỉ là một quyền trong rất nhiều quyền”- câu nói đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho tôi ngay từ lần đầu tiên mở cuốn sách “Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra”. Cuốn sách tuy nhỏ nhắn, thiết kế đơn giản, không màu mè nhưng chính nhan đề đầy ý nghĩa đã thu hút sự chú ý của tôi bởi nó gợi ra nhiều suy ngẫm sâu sắc. Đứa trẻ còn chưa được sinh ra, còn chưa đầy đủ nhận thức và tư duy nhưng đã được trao gửi một lá thư – được viết bằng tất cả tình yêu thương và tấm lòng người mẹ. Có thể thấy tình mẫu tử được hình thành từ rất sớm, khi mà đứa trẻ còn chưa chào đời, nó nuôi dưỡng, lớn dần theo sự phát triển của sinh linh nhỏ bé, tạo thành sợi dây liên kết bền chặt giữa mẹ và con. Ngay cả bìa sách cũng đã nói lên được mối liên kết ấy qua hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria bế một đứa bé trên tay. Nhan đề cuốn sách đã nói lên phần nào ý nghĩa về nội dung và tư tưởng của tác phẩm, được viết ra từ chính câu chuyện cuộc đời tác giả. Tác giả của cuốn sách là nhà văn, nhà báo nổi tiếng Oriana Fallaci, sinh ngày 29 tháng 9 năm 1929 tại Frienze và mất ngày 15 tháng 9 năm 2006. Có thể thấy trong suốt sự nghiệp của mình, Fallaci giành được rất nhiều giải thưởng. Bà đã 2 lần nhận được giải thưởng St.Vincent cho báo chí năm 1967 và năm 1971.Vào ngày 30 tháng 11 năm 2005, tại thành phố New York, Fallaci nhận được giải thưởng Annie Taylor vì sự dũng cảm của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa .Ngày 14 tháng 12 năm 2005 Fallaci được Chủ tịch nước Cộng hòa ý ,Carlo Azeglio Ciampi trao huy chương vàng cho những đóng góp văn hóa của mình.Oriana Fallaci đặc biệt nổi tiếng với vai trò nhà báo ,và được nhà viết tiểu sử Jill M.Duquaine tôn vinh là nhà báo chính luận xuất sắc nhất mọi thời đại.Cả cuộc đời,với vai trò là một nhà văn, nhà báo, Oriana Fallaci đã sử dụng ngòi bút làm vũ khí đấu tranh để đòi lại công bằng, bình đẳng cho phụ nữ trên toàn thế giới. “Thư gửi đứa trẻ chưa từng được sinh ra” được viết như quyển nhật kí mà trong đó người mẹ viết ra hết tất cả suy nghĩ, tình cảm, cái nhìn của mình về cuộc đời và con người khi bắt đầu cảm nhận thấy mình đã mang thai. Cách xưng hô “con - ta” cho thấy những gì người mẹ viết ra cũng chính là lời tâm sự dành cho với đứa con bé nhỏ trong bụng, thể hiện được khát khao, niềm hạnh phúc khi biết mình sắp được làm mẹ. Nhưng bối cảnh tác phẩm được viết vào năm 1975, khi mà ở các quê hương của tác giả, mọi người đều có những suy nghĩ, thái độ coi thường những người phụ nữ có con mà không có chồng, Chính vì vậy người mẹ đang phải đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan - trao sự sống cho đứa trẻ trong bụng hay chối bỏ nó, nhất là khi mọi người đều khuyên cô từ bỏ, từ người bạn thân nhất đến bố mẹ, hay thậm chí cả người chồng cũ sau khi nghe tin cô có thai đã hỏi rằng mất bao nhiêu tiền để bỏ con của họ đi,như thể nó chỉ là một món hàng hỏng. Dường như lúc này phá thai là một công cụ đơn giản, phổ biến mà mọi người nghĩ đến đầu tiên khi họ muốn loại bỏ kết quả của những ‘sai lầm’. Điều này được tác giả nhắc đến, lên án một cách gay gắt, bởi với những người phụ nữ trưởng thành, suy nghĩ đã chín chắn thì việc đưa họ đến với quyết định phá thai lúc bấy giờ nguyên nhân xuất phát từ định kiến của xã hội về người phụ nữ, về vị trí, vai trò, khả năng của phụ nữ trong xã hội. Đơn giản nếu như người phụ nữ mang thai mà đã có chồng hoặc một người đàn ông mang về một đứa con riêng – đặc biệt là con trai ,đây sẽ trở thành một điều hết sức bình thường. Nhưng khi người phụ nữ không có chồng mà lại có con,trước hết trong gia đình,mọi người sẽ lo lắng rằng cô ta không thể nuôi được đứa trẻ ,không có khả năng dạy dỗ đứa trẻ nên người,rằng đứa trẻ sẽ trở thành gánh nặng; sau đó, trong con mắt vô cảm, phiến diện của người đời cô trở thành kẻ phiền toái, đáng trách thậm chí lẳng lơ.Trong tác phẩm cũng vậy, khi cô báo tin cho mọi người rằng mình có thai, tất cả những gì cô nhận được là sự tức giận của cô bạn thân, sự lo lắng của bố mẹ và chồng cũ (lo rằng cô sẽ quay trở lại và đòi tiền ông ta với lí do nuôi dưỡng đứa trẻ), thái độ khó chịu, thiếu thiện chí của bác sĩ khoa sản khi biết cô là mẹ đơn thân. Những điều mà người mẹ nói với đứa con trong bụng đã khắc họa rõ xã hội lúc bấy giờ: người phụ nữ bị đối xử bất công, bình đẳng nam nữ lúc ấy là điều hoàn toàn xa xỉ, suy nghĩ trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào suy nghĩ con người, điều này đã được tác giả nói đến khá nhiều, với giọng điệu mỉa mai mà vô cùng sâu sắc: “Ta biết thế giới chúng ta là một thế giới do đàn ông và vì đàn ông, chế độ độc tài của họ cổ xưa đến nỗi thậm chí đã đi vào cả ngôn ngữ… Trong các truyền thuyết đàn ông nghĩ ra để giải thích về sự sống, cá thể đầu tiên của loài người không phải đàn bà, mà là một người đàn ông có tên Adam… Trong các bức tranh trang trí nhà thờ, Chúa là một ông già có râu, chứ không bao giờ là một bà già tóc trắng. Và tất cả các anh hùng đều là đàn ông: từ Prometheus – người tìm ra lửa tới Icarus – người tìm ra cách bay, rồi tới cả Jesus, người mà họ gọi là Con của Chúa và các Thánh Thần, cứ như thể người đàn bà sinh ra ông ta chỉ là một cái lồng ấp hoặc vú em” – khi người phụ nữ không có tiếng nói trong xã hội, cho dù họ có làm được những việc lớn lao ngang những người đàn ông thì người đàn ông vẫn luôn được nhắc đến đầu tiên và duy nhất. Những điều làm cô trăn trở là đúng và có căn cứ, nó cũng xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc ,tình mẫu tử thiêng liêng mà cô dành cho con, đứa con mà cô chưa gặp mặt bao giờ. Cô làm việc đến kiệt sức, quyết tâm sau này sẽ không để con có một cuộc sống thiếu thốn bất hạnh, bởi cuộc đời gắn với nỗi lo cơm áo gạo tiền, cô không thể chỉ nuôi con bằng tình thương. Nhưng cũng chính lí do ấy dẫn đến việc cơ thể suy nhược và cô bị sảy thai. Điều này như một cú đánh mạnh vào tâm trí của cô, sự bất công trong xã hội đã lấy đi điều đẹp đẽ nhất trong cuộc đời cô.Lúc này ,những dằn vặt trong cô được tác giả khác họa vô cùng rõ nét ,bởi nó cũng giống như hoàn cảnh của nhà văn, cũng đã trải qua một lầm sảy thai nên Oriana Fallaci hiểu cảm giác của một người mẹ mất con đau khổ và bất lực đến như thế nào. Quá sốc trước sự ra đi của đứa bé, không thể tha thứ cho bản thân,cô đã tự kết tội mình là kẻ sát nhân trong phiên tòa nội tâm chính mình. Phiên tòa này một lần nữa cho thấy tình yêu thương và trách nhiệm nơi người mẹ ,đồng thời là nỗi đau đớn tuyệt vọng khi mất con. Trong những giằng xé nội tâm ấy, hình ảnh đứa con hay chính là suy nghĩ trong sâu thẳm của cô đã xuất hiện và kết tội . Nhưng đến cuối cùng, đứa bé trong tâm trí đã tha thứ cho cô “Con tha thứ cho mẹ mà. Mẹ đừng khóc. Đừng quay về hư không với con. Một lúc nào đó, con sẽ được sinh ra.”Đây cũng chính là người mẹ tự tha thứ cho bản thân: cô biết mình đã sai,nhưng không phải cô chưa nỗ lực hết sức để chống lại những định kiến xã hội và giữ lại đứa bé. Chỉ là trong giai đoạn khó khăn cuối cùng, cô đã không thể đứng vững. Đau đớn nhất, khi cô quyết định vượt qua nỗi đau tinh thần để sống tiếp,vượt lên trên những rào cản định kiến,những lề thói khắt khe,cổ hủ,vô nhân tính của miệng đời thì cái chết lại tiến gần hơn tới sinh mệnh của cô:”Trí óc mẹ như có mây bao phủ…Mí mắt mẹ nặng như chì… Đó là giấc ngủ hay là sự kết thúc?Mẹ không được đầu hàng giấc ngủ,đầu hàng sự kết thúc”,”Cái giá lạnh biến mất khi mẹ nói cuộc sống tồn tại,trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của mẹ biến mất,mẹ cảm thấy mình chính là cuộc sống” và rồi kết thúc cuộc đời trên bàn phẫu thuật khi tách đứa bé ra khỏi cơ thể cô “Nhìn kìa, ánh sánh lóe lên.Mẹ nghe thấy những tiếng nói…Ai đó đang chạy,gào lên tuyệt vọng…Cuộc sống không cần con hay ta.Con chết rồi. Giờ mẹ cũng chết theo.Nhưng điều đó không quan trọng. Bởi vì cuộc sống không chết”.Nhưng sau tất cả, cô đã ra đi với một trạng thái hoàn toàn bình tâm và thanh thản. Tác phẩm được nhà văn đa phần miêu tả nội tâm nhân vật, suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của các nhân vật, để từ đấy làm làm nổi bật lên tất cả các cung bậc cảm xúc: niềm vui, sự âu yếm, nỗi tuyệt vọng, cơn thịnh nộ, nỗi buồn, sự lo âu và niềm hy vọng. Tác giả đã trải qua nỗi đau đớn tương tự, nên từng cung bậc cảm xúc đều được miêu tả rất rõ nét, khắc sâu vào tâm trí người đọc, khiến người đọc phải suy ngẫm giống như nếm trải được từng cảm xúc của nhân vật. Tên của các nhân vật đều không cụ thể, giống như là một câu chuyện không chỉ về một người mẹ mà là hàng trăm người mẹ, hàng trăm hàng nghìn những hoàn cảnh tương tự, những số phận tương tự, những đứa trẻ tương tự. “Thư gửi đứa trẻ chưa từng được sinh ra” đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, vấn nạn nạo phá thai bừa bãi, sự công bằng trong xã hội và niềm tin, hy vọng của con người.Với ngòi bút sắc sảo, châm biếm và mỉa mai, Oriana Fallaci đã lên án những bất công trong xã hội, những bất công đã tước đi hy vọng vào cuộc sống,tước đi những điều tốt đẹp nhất của con người. Cuốn sách này đã truyền cảm hứng cho hàng triệu con người, đặc biệt là những người phụ nữ dám đứng lên đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho mình, phá bỏ những định kiến ,lề thói cổ hủ mà xã hội đặt lên vai họ. Điều ấy cũng đã thể hiện mong ước của Oriana Fallaci về một xã hội công bằng bình đẳng. Chính vì vậy mà dù đã xuất bản được hơn 40 năm, nhưng những giá trị nhân văn mà nó mang lại sẽ luôn được nhắc đến , trở thành một món quà quý giá mà tác giả dành tặng cho mọi người phụ nữ trong xã hội này- món quà từ một người phụ nữ dành tặng mọi người phụ nữ .

Tôi sẽ không bao giờ hiểu cảm giác mang thai là như thế nào (ít nhất là trong cuộc đời này, nếu bạn tin vào luân hồi). Tôi sẽ không bao giờ biết những gì diễn ra trong tâm trí của một người phụ nữ khi cô ấy phải đối mặt với việc mang thai mà cô ấy hoàn toàn không chuẩn bị. Tuy nhiên, 'Thư gửi một đứa trẻ không bao giờ được sinh ra' của Oriana Fallaci đã cho tôi cái nhìn về cảm giác của ít nhất một người phụ nữ trong hoàn cảnh như vậy.

Mặc dù ngắn nhưng 'cuốn tiểu thuyết' này (tôi không biết nó dựa trên suy nghĩ hay kinh nghiệm của chính cô ấy) bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm phá thai và quyền sống, nữ quyền và quyền lựa chọn của phụ nữ, ý nghĩa về cuộc sống và tình yêu, sự áp bức và chế độ gia trưởng, những kỳ vọng và áp lực của xã hội, v.v.

Nhân vật nữ chính, lúc thì đầy hy vọng và hợp lý, lúc thì điên rồ và khó chịu, giải thích những mối quan tâm này trong một 'bức thư' hư cấu gửi cho đứa con chưa chào đời của mình, cô ấy chọn bên này rồi bên kia cho đến khi cô ấy quyết định đi đến một sự hiểu biết cuối cùng, thật mệt mỏi. Với rất nhiều chủ đề nóng vẫn đang được tranh luận ngày nay, thật đáng ngạc nhiên khi cuốn sách này được xuất bản lần đầu vào năm 1975, khi xã hội có lẽ còn bảo thủ hơn bây giờ nhiều. Đây là một cuốn sách hấp dẫn và thông minh nên đọc bất kể quan điểm của bạn về việc phá thai như thế nào.

Thư gửi đứa con chưa chào đời là một cuộc thảo luận mang tính cá nhân cao giữa một người phụ nữ và đứa con chưa chào đời của cô ấy, đây là một trong những cuốn tiểu thuyết buồn sâu sắc nhất mà tôi từng đọc. Bạn có thể gọi nó là một cuộc độc thoại, nhưng đối với tôi nó giống như một cuộc đối thoại hơn, ngay cả khi đứa trẻ nhận được 'bức thư' này thì vẫn còn là một bào thai. Bài phát biểu của Fallaci với chàng trai trẻ khiến nó cảm thấy quá chân thật. Vâng, thai nhi không phản ứng ngay lập tức với người mẹ, nhưng có một mối liên kết ngày càng sâu sắc khi cuốn tiểu thuyết mở ra. Không phải mang thai là một trong những bí ẩn lớn nhất của cuộc đời sao? Sự gắn bó của một người mẹ với đứa con của cô ấy chắc chắn là mạnh mẽ. Cuốn sách này có thể được xếp vào loại tiểu thuyết sử thi vì nó được viết dưới dạng một bức thư của một người mẹ gửi cho đứa con chưa chào đời của mình. Tôi đã gọi nó là một cuộc đối thoại bằng văn bản, nhưng tôi không tin rằng việc chúng ta phân loại nó như thế nào không quan trọng; điều quan trọng là nó là một cuốn tiểu thuyết xuất sắc.

Rõ ràng, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở nhiều khía cạnh. Tôi vừa miêu tả nó như một tác phẩm mang tính cá nhân cao, nhưng cũng mang tính triết học. Nó đặt ra các vấn đề như cuộc sống, vai trò giới tính, trách nhiệm và quyền tự do của con người, phá thai và nuôi dạy con cái. Nó giải quyết các chủ đề đầy thách thức bằng trí tuệ, sự trung thực và lòng dũng cảm. Nó mô tả những gì nó giống như là một người phụ nữ. 

Một người phụ nữ yêu thích sự nghiệp của mình, nhiệt tình với công việc viết lách của mình nhưng sợ mất đi sự tự do nghệ thuật do mang thai. Thư Gửi Đứa Trẻ Chưa Ra Đời vừa là một câu chuyện cá nhân vừa là một bài giảng triết học. Với rất nhiều khái niệm được tung ra xung quanh, được phân tích chuyên sâu và được mô tả một cách tao nhã, đôi khi nó có vẻ là một tập hợp các bài viết của các nhà tiểu luận, nhưng nó vẫn là lời tường thuật cá nhân về một lần mang thai không lường trước được. Theo mọi nghĩa của thuật ngữ này, đó là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời. Tác giả viết đẹp, thông cảm và chu đáo về cảm giác của một người phụ nữ.

Tôi nhớ mình đã xem một chương trình nói rằng một số nhà nữ quyền người Ý cáo buộc Fallaci ủng hộ việc phá thai, nhưng đó không phải là chủ đề của cuốn sách này. Ngược lại, nó có thể được gọi là một tiểu thuyết nữ quyền bởi vì nó dễ dàng nằm trong bối cảnh của chủ nghĩa nữ quyền những năm bảy mươi. Nó được viết vào thời điểm mà chủ nghĩa nữ quyền vẫn còn có ý nghĩa, trái ngược với bây giờ, khi nó dường như thiên về đổ lỗi cho đàn ông về mọi thứ hơn là trao quyền cho phụ nữ. Trong mọi trường hợp, đây không phải là sách quảng cáo, và nó không ủng hộ cũng như chống phá thai. Tại một thời điểm, Fallaci thậm chí còn đặt câu hỏi liệu chúng ta có quyền để bất kỳ đứa trẻ nào bước vào thế giới đau đớn này hay không. Có đứa trẻ nào đòi hỏi được sinh ra không? Trên thực tế, đây là một cuốn sách đề cập đến những chủ đề khó và không ngần ngại đưa ra những câu hỏi thăm dò. 

Câu chuyện kể về một phụ nữ trẻ độc thân chuyên nghiệp đấu tranh để quyết định có nên giữ lại đứa con của mình hay không. Cuộc sống sẽ liên tục cung cấp cho chúng ta những quyết định khó khăn để thực hiện. Nuôi dạy con cái thường là một vấn đề khó khăn theo một cách nào đó. Đôi khi việc không trở thành cha mẹ không phải là một quyết định, mà là kết quả của một tai nạn thương tâm hoặc vấn đề sức khỏe. Ngay cả khi chúng ta không đủ may mắn để coi mình là cha mẹ, thì những vấn đề tồn tại của việc nuôi dạy con cái vẫn còn. Cả cha mẹ và người lớn không có con đều cảm thấy hối hận và nghi ngờ bản thân. Trong cuốn sách này, người phụ nữ mang thai (có lẽ là tác giả) bị xã hội chối bỏ và bị bác sĩ chất vấn, tuy nhiên tất cả những điều này chỉ là thứ yếu. Có lẽ trở thành một người mẹ thường là một lựa chọn cá nhân sâu sắc nhất. Có lẽ nó không bao giờ là một điều dễ dàng.

Trong phần giới thiệu cuốn sách (ấn bản của Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn học, 2015) có viết: “Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra được xuất bản lần đầu tiên năm 1975, được coi là một trong những trang viết đẹp đẽ nhất của phụ nữ và mang thai, nạo phá thai và những dằn vặt nội tâm. Điều này quả đúng nhưng chưa đủ. Cuốn sách mỏng của Oriana Fallaci còn nhiều hơn thế nữa. Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra là một tiếng nói mạnh mẽ của phụ nữ, trước ngưỡng cửa làm mẹ và trước cuộc đời, nhất là trong bối cảnh mà phụ nữ vẫn chịu những bất công, tổn thương, từ hàng nghìn năm trước và cho đến hiện tại, vẫn không thay đổi: “Tất cả những gì ông thấy ở một người đàn bà là một cái tử cung và hai buồng trứng, không bao giờ là bộ não”. Quả thực là như thế, cuốn sách tràn đầy tính nữ, luôn muốn vượt thoát ra khỏi những quan niệm, lề thói nhưng vẫn bị giới hạn trong chính tính nữ đó. Fallaci đã rút hết ruột gan ra mà viết, vì bà là phụ nữ, vì bà hiểu được “vấn đề trọng nam khinh nữ”, về người phụ nữ luôn bị chà đạp một cách nhẫn tâm: “Ta biết thế giới chúng ta là một thế giới do đàn ông và vì đàn ông, chế độ độc tài của họ cổ xưa đến nỗi thậm chí đã đi vào cả ngôn từ”. Phụ nữ luôn phải mang nặng đẻ đau, Fallaci không cho đó là “tội lỗi” mà bà cho đó là một quyền trong rất nhiều quyền của người phụ nữ. “Trở thành mẹ không phải là một công việc. Thậm chí đó cũng không phải là một nghĩa vụ. Đó là một quyền trong rất nhiều quyền”. Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra thực chất là một câu chuyện lặp lại, một lần “tự vấn” trước quyết định mang thai và sinh con. Người mẹ trong cuốn sách cũng từng là một bào thai, cũng từng có ý định bị “vứt bỏ” trước khi thành hình, nhưng rồi lại vẫn được sinh ra. Và ngược lại, đến lượt bà tự truy vấn chính mình: "Công việc của một bà mẹ không phù hợp với ta. Ta có những nghĩa vụ khác trong cuộc sống. Ta có một công việc mà ta yêu thích và ta muốn tiếp tục theo đuổi. Ta có một tương lai đang đợi và ta không có ý định từ bỏ nó”. Trong lời đề tặng cuốn sách, Oriana Fallaci tặng tất cả mọi người nhưng đặc biệt là phụ nữ. Bà viết: “Dành tặng cho những ai không sợ nghi ngờ. Dành tặng những ai luôn tự hỏi vì sao không biết mệt mỏi và chấp nhận cái giá là khổ đau và cái chết. Dành tặng những ai đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan trao sự sống hay chối bỏ nó. Cuốn sách này được một người phụ nữ đề tặng cho tất cả phụ nữ”. Chính vì thế, Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra là cuốn sách mà phụ nữ đọc sẽ thấy được sự đồng cảm sâu sắc, thấy được rằng tình yêu của mọi người mẹ đều vĩ đại như nhau. Và nếu độc giả là nam giới, cuốn sách là những tâm sự sâu kín trong tâm tư người phụ nữ, để yêu thương, thấu hiểu hơn nữa người đàn bà sống cạnh mình.

Marcel Proust, một trong những nhà văn Pháp vĩ đại nhất từng nói: ""Câu đầu tiên bao giờ cũng là quan trọng nhất". Điều này không chỉ đúng với người viết mà còn với độc giả. Nhiều khi, chỉ vì một câu mở đầu đắt giá, một dòng văn làm động đậy những sợi dây thần kinh, cảm xúc túa ra, và thế là ta yêu cuốn sách vô điều kiện. Với Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra, ta hoàn toàn có thể cảm nhận được điều đó ngay từ lúc bắt đầu. “Đêm qua ta biết là con tồn tại: một giọt sống thoát thai từ hư vô”, Fallaci viết, từ linh cảm của một người phụ nữ sắp làm mẹ. Tác giả giấu đi tất cả các chi tiết, hạn chế tiết lộ những cảm xúc. Vì thế, người đọc ít nhiều nhìn thấy vấn đề ở lời thông báo này. Ngay sau cái phút giây thiêng liêng đó, là hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi, kéo theo đó niềm vui, nỗi sợ, sự cô đơn và cả cơn thịnh nộ lần lượt ập đến, quyết liệt trong cuộc truy đuổi, để tìm một câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi: “Thế nếu con không muốn được sinh ra thì sao?” Sinh ra và nuôi lớn một đứa trẻ là không hề dễ dàng, nhưng gượm đã, trước hết người phụ nữ phải mang thai. Fallaci viết, không thể đẹp đẽ hơn: “Có gì đó thật huy hoàng trong việc gắn sự sống của một sinh linh với cơ thể của chính mình, khi biết bản thân mình sẽ là hai người chứ không phải một” và “mang thai không phải là sự trừng phạt mà tự nhiên giáng xuống để bắt người ta trả giá cho phút thăng hoa. Đó là sự nhiệm màu cần được diễn ra theo một cách không gò bó như điều được ban cho cây cối và loài cá.” Ở bất cứ trang sách nào trong Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra, người đọc cũng đều thấy được một sự phản tư sâu sắc trong từng câu chữ của tác giả. Một cuộc chiến dữ dội xảy ra và một cuộc kháng chiến quyết liệt đã được kiến thiết, với mục đích bảo vệ đứa trẻ đang thành hình, để nó tránh xa những hiểm nguy, để nó (nếu may mắn ra đời) sẽ được đối xử một cách công bằng, hạnh phúc và được trọn vẹn yêu thương. Chúng ta có thể trích dẫn, thậm chí hàng trăm câu văn của Oriana Fallaci từ Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra, bởi những câu chữ đó thấu tỏ được quyền năng lay động người đọc. Chỉ có một người phụ nữ với sự thấu hiểu và lấp lánh tình mẫu tử thiêng liêng mới viết được những câu như: “Cuộc đời là một nỗ lực lớn, con ạ. Đó là cuộc chiến lặp lại hàng ngày, và những giây phút vui vẻ hạnh phúc là những khoảng lặng ngắn ngủi mà vì chúng, người ta phải trả mọi cái giá tàn khốc”. Nhưng rốt cuộc thì người phụ nữ trong Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra vẫn để tuột tay đứa con của mình, tuột tay một hình hài bé bỏng, và tuột tay luôn cơ hội được làm mẹ. Điều này thật buồn, nhưng chẳng thế nào làm khác được bởi biết đâu, không được sinh ra cũng là một hạnh phúc? “Theo một thống kê gần đây, chúng ta đã có bốn tỷ người. Con sắp gia nhập đám này. Rồi con sẽ ngoảnh lại và ước ao về sự vùng vẫy đơn độc của mình trong bọc nước, con à!”.

Tôi vô tình chạm tay vào một cuốn sách. Sau đó nó liền trở thành định mệnh của cuộc đời tôi. Bất kể khi nào tôi nghĩ về những cuốn sách đã đi qua cuộc đời mình, nó lập tức xuất hiện, như cái cách mà người ta vẫn thường mơ về mối tình đầu, càng day dứt lại càng khó quên. Cuốn sách này chưa từng nằm trong danh mục những cuốn sách bán chạy nhất hay được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển; nhưng những giá trị nhân văn mà nó mang lại đã thay đổi nhận thức của hàng triệu người trên thế giới về vấn đề nạo phá thai đồng thời cho họ thấy rằng tình yêu của mọi người mẹ trên trái đất này đều vĩ đại như nhau. Riêng đối với bản thân tôi, cuốn sách không phải chỉ đơn giản là tập hợp của những câu chữ mà nó là tập hợp của tất thảy những gì tinh tế nhất, đẹp đẽ nhất, sâu sắc nhất trong xúc cảm của một người phụ nữ mang thai. Điều này khiến tôi trân trọng người phụ nữ đã sinh ra mình hơn bao giờ hết và cũng nhận thức được tầm quan trọng của “quyền làm mẹ” mà chắc chắn tương lai tôi sẽ có. Cuốn sách tới tay tôi vào ngày 30-4-2018, kèm theo lời đề tặng: “Chúc em có một tuổi 18 thật trọn vẹn. Chị gái – Lan” Hôm đó là sinh nhật tôi. Và món quà mà tôi nhận được là một cuốn sách có tên “Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra”. Cuốn sách nhỏ nhắn, thiết kế đơn giản nhưng bìa sách đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi. Nhan đề và hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria bế một đứa bé trên tay khiến tôi nghĩ ngay đến sợi dây liên kết linh thiêng trong tình mẫu mà chắc chắn sẽ được thể hiện trong tác phẩm. Xuyên suốt tác phẩm là lời trò chuyện, thủ thỉ của một người mẹ nói với đứa con trong bụng. Đó là một người phụ nữ độc thân, dẫu vậy, cô vẫn quyết định sinh ra đứa con ấy mặc cho những định kiến của xã hội, bỏ qua lời khuyên của cha mẹ và lời cầu xin bỏ đứa con của người cha vô trách nhiệm chưa một ngày trở thành chồng cô. Cô kể cho bào thai nghe về chuyện mình đã được sinh ra như thế nào, cô nói về tình yêu, về niềm tin, về thù hận, về những điều giả dối đang diễn ra trong thế giới này. Một bào thai liệu có nên được nghe về những gì xấu xa nhất trước khi nó trào đời? “Công việc của một bà mẹ không phù hợp với ta. Ta có những nghĩa vụ khác trong cuộc sống. Ta có một công việc mà ta yêu thích và ta muốn tiếp tục theo đuổi. Ta có một tương lai đang đợi và ta không có ý định từ bỏ nó. Những ai miễn trách cho một phụ nữ nghèo túng không muốn có thêm con, những ai miễn trách cho một cô gái bị cưỡng hiếp và không muốn có đứa con đó, nên miễn trách cho cả ta nữa… Việc gì phải đến sẽ đến. Nếu con có thể ra đời, con sẽ được sinh ra. Nếu con không thành công, con sẽ chết. Ta sẽ không giết con, con có hiểu không…” Và rồi, dưới sự áp đặt của định kiến lề thói, dưới sự áp lực của công việc, cô đã quên mất đi việc phải nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân, cũng chính là chăm sóc cho đứa con trong bụng mình. Cho đến một ngày, trái tim bé bỏng trong cái bào thai kia ngừng đập, mọi thứ chấm hết. “Thời khắc của chúng ta đã tới, con à… thời khắc chia rẽ chúng ta… Mẹ không muốn… Mẹ không muốn họ dứt con ra như một cái răng sâu, ném con vào thùng rác cùng với bông gạc bẩn… Mẹ không muốn thế… Nhưng mẹ không có lựa chọn.” Một đứa trẻ đã chết bởi vì nó không có tiếng nói, là bởi vì nó không được quyền lựa chọn giữa cuộc đời và hư không. Nhưng trong tác phẩm này, đứa trẻ đã lên tiếng phán xét và kết tội người mẹ. Dẫu rằng chỉ xuất hiện trong độc thoại nội tâm của người mẹ, do hoang tưởng mà ra nhưng đây lại là tiếng chuông cảnh tỉnh cho bất kì ai đã, đang và sẽ làm mẹ. Việc tưởng tượng ra sự lên tiếng của một đứa trẻ vô tri đã thức tỉnh những người mẹ trước quyết định có nên giữ lại hay bỏ đi đứa con trong bụng mình. “Mẹ! Để con nói, mẹ ơi. Đừng sợ, không cần phải sợ sự thật”. “Cho dù mẹ còn sợ hãi và lưỡng lự, nhưng mẹ đã rất giỏi thuyết phục con rằng sinh ra là điều đẹp đẽ và thoát khỏi hư không là một niềm vui.” “Nhưng rồi sự không chắc chắn và những nghi ngờ của mẹ tăng lên, và mẹ bắt đầu dao động giữa nịnh nọt và đe dọa, âu yếm và oán giận, dũng cảm và sợ hãi.” “Nhưng con tha thứ cho mẹ mà. Mẹ đừng khóc. Đừng quay về hư không với con. Một lúc nào đó, con sẽ được sinh ra.” Thực sự từng câu từng chữ này đã khắc sâu vào tâm can tôi, khiến tôi không thể òa lên mà khóc. Những dòng nước mắt cứ lăn xuống theo bản năng, lồng ngực tôi đau nhói, cổ họng nghẹn ngào. . . Kết thúc tác phẩm, Oriana Fallaci xây dựng một phiên tòa giả tưởng, một phiên tòa tinh thần theo đúng nghĩa. Ở đó có sự xuất hiện của tất cả những con người có mặt trong đời người phụ nữ ấy. Mỗi người có một lý lẽ riêng để từ đó có người trở thành luật sư biện hộ cho người phụ nữ tội nghiệp ấy, có kẻ lại trở thành công tố đẩy người phụ nữ trở thành kẻ tội đồ nghiệt ngã. “Ông ta gọi ta là sát thủ. Thu người trong cái áo khoác trắng, ông ta không còn là một bác sĩ nữa, mà là một quan tòa, phán rằng ta đã không làm tròn những nghĩa vụ cơ bản nhất của một người mẹ, của một phụ nữ, của một công dân. Ông ta gào lên rằng việc trốn việc sẽ là một tội ác, ra khỏi giường đã là một hành vi nghiêm trọng, nhưng tiến hành một chuyến đi là giết người có dự mưu và luật pháp nên trừng phạt ta giống như trừng phạt bất cứ một kẻ sát nhân nào.” “Đồng nghiệp thân mến của tôi, người phụ nữ này không muốn có cái chết của đứa trẻ : cô ấy khao khát cuộc sống của chính mình. Và không may là trong vài trường hợp, cuộc sống của ta là cái chết của kẻ, cuộc sống của kẻ khác là cái chết của ta. Chúng ta bắn vào những kẻ bắn chúng ta. Pháp luật gọi đó là phòng vệ chính đáng. Nếu người phụ nữ này mong muốn một cách vô thức cái chết của đứa trẻ, cô ấy làm thế để phòng vệ chính đáng. Vì thế, cô ấy không có tội.” Tôi không biết rằng cuối cùng ai đúng ai sai, rốt cục người phụ nữ kia có tội hay không. Nhưng tôi thấy thương cho cô ấy, những giằng xé sau khi mất đi đứa con mãnh liệt đến nhường nào, đớn đau ra sao, chẳng ai ngoài cô ấy có thể cảm nhận được. Cuối cùng, cái giá người phụ nữ phải trả chính là cái chết, một cái chết đầy xót xa. Có lẽ đọc đến đây bạn sẽ thắc mắc vì sao tôi chưa từng nhắc đến tác giả của cuốn sách. Thành thực, tôi không biết gì nhiều về tác giả trước khi tôi biết đến cuốn sách này của bà. Nhưng sự xuất chúng trong ngôn ngữ diễn đạt và khả năng làm lòng người xáo động đã khiến tôi tò mò về người phụ nữ này. Sau những nỗ lực tìm kiếm, tôi cũng có được một vài thông tin về bà. Sinh ngày 29 tháng Sáu năm 1929 tại Firenze, Oriana Fallaci là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Italia. Bà đặc biệt nổi tiếng với vai trò nhà báo và được nhà viết tiểu sử Jill M.Duquaine tôn vinh là “nhà báo chính luận xuất sắc nhất thời đại.” Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra như một trang nhật ký được xé rời từ chính cuộc đời của tác giả Oriana Fallaci. Khi còn trẻ bà đã gặp và đem lòng yêu một phóng viên làm việc tại London và sau đó bị sảy thai. Quá đau khổ vì mất con, có lúc bà định tự tử. Nhưng rồi bà ngày càng trở nên mạnh mẽ và vĩ đại. Bà đã dành cả cuộc đời mình cùng với ngòi bút để lên tiếng và đấu tranh đòi quyền bình đẳng và hạnh phúc cho những người phụ nữ trên toàn thế giới. Đọc văn của Oriana khiến người ta phải kinh ngạc, điên loạn và đau đớn. Cuốn sách dường như đã cho tôi trải nghiệm tất thảy những cung bậc cảm xúc tồn tại trên cõi đời: niềm vui, tình yêu thương, nỗi buồn, sự day dứt, cảm giác bồn chồn, lo lắng, nỗi tuyệt vọng, cơn thịnh nộ và cả niềm tin, sự hi vọng. Phải thừa nhận rằng dịch giả Lê Thúy Hiền đã vô cùng thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để thể hiện lại một tác phẩm nước ngoài tuyệt vời như thế. Trọn vẹn và ám ảnh có lẽ là hai từ duy nhất tôi nghĩ ra lúc này để nói về tác phẩm. Nhà văn người Ý Oriana Fallaci cùng với cuốn sách “Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra” đã để lại trong tôi những dấu ấn sâu đậm, về thứ được gọi là sự sống, cái chết và tình mẫu tử linh thiêng. Đây là một cuốn sách đáng để đọc và trao tặng đi, để một lần nữa cho ta cơ hội được hiểu những người phụ nữ và có cái nhìn rộng lượng hơn đối với cuộc sống. Cho phép tôi được gửi một lời cảm ơn chân thành đến Oriana – một người phụ nữ tuyệt vời. Cũng cho tôi cảm ơn chị gái mình – người trao tặng cuốn sách tuyệt vời này vào tay tôi, để tôi một lần nữa được sinh ra, được trải nghiệm cuộc đời một cách rất khác. Tôi cũng hy vọng bạn đủ dũng cảm để cầm cuốn sách nhỏ này trên tay và trao cho nó cơ hội thay đổi cuộc đời bạn. Như cái cách mà nó đã thay đổi tôi.

Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra chứa đựng những cảm xúc hỗn độn của một người phụ nữ trước ngưỡng cửa làm mẹ. Không chỉ có lo âu và sợ hãi, ở đó ấp ủ cả niềm tin và hy vọng. Nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết là một phụ nữ độc thân phát hiện mình mang thai. Với tất cả niềm hạnh phúc của lần đầu làm mẹ, cô báo tin vui cho người yêu. Nhưng người đàn ông muốn rũ bỏ trách nhiệm nên đã khuyên cô phá thai. Trong lần đầu đi khám thai, khi biết cô chưa có gia đình, bác sĩ cũng khuyên cô điều tương tự. Hoang mang, sợ hãi đã có lúc cô nghĩ mình nên phá thai. Tình cờ, cô đọc được những bài báo về sự hình thành và phát triển của bào thai từ khi được thụ tinh cho tới những tuần đầu tiên. Bản năng làm mẹ trong cô trỗi dậy, cô quyết tâm giữ đứa bé. Dù đứa trẻ được tạo ra từ một sự cố ngoài ý muốn thì nó vẫn là một con người, có trái tim và biết đau đớn nếu bị tước đoạt quyền sống. Hơn ai hết cô hiểu điều đó, bởi mẹ cô từng muốn vứt bỏ con gái khi cô còn là thai nhi. Quyết định này mang đến cho cô nhiều khó khăn. Cô mang thai nhưng không được nghỉ ngơi, không có người chăm sóc, vẫn phải hoàn thành những chuyến công tác dài ngày như đã định. Sếp cô không chấp nhận một "sự cố bất ngờ" đến với nhân viên nữ. Nếu không hoàn thành công việc, có thể cô sẽ bị sa thải. Điều đó đồng nghĩa việc cô sẽ mất đi nguồn thu nhập và không thể lo cho con khi ra đời. Người mẹ ấy còn phải chịu sự kỳ thị của người xung quanh. Áp lực tâm lý cùng chuyến công tác dài ngày khiến cô sảy thai. Cô đã dằn vặt bản thân và có cảm tưởng cả thế giới đang lên án mình với tội danh giết người. Đau đớn hơn, người phụ nữ ấy còn gặp một biến chứng và tử vong. Cuốn sách là cuốn tiểu thuyết tâm lý điển hình, rất ít đối thoại, chủ yếu miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật. Đặc biệt, các nhân vật trong tiểu thuyết không có tên riêng, nên tác phẩm mang một ý nghĩa biểu tượng. Tác giả không chỉ kể câu chuyện cụ thể của một người phụ nữ, đó là hoàn cảnh mà hàng nghìn, hàng vạn người phụ nữ trên khắp thế giới phải gánh chịu. Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra như một trang nhật ký được xé rời từ chính cuộc đời của tác giả Oriana Fallaci. Khi còn trẻ bà đã gặp và đem lòng yêu một phóng viên làm việc tại London và sau đó bị sảy thai. Quá đau khổ vì mất con, có lúc bà định tự tử. Oriana Fallaci là một nhà báo chính luận nổi tiếng của Italy. Trong những năm 1960-1970, bà có mặt ở nhiều chiến trường như: Ấn Độ, Pakista, Trung Đông, Nam Mỹ và Việt Nam. Trong thời gian này Fallaci đã phỏng vấn nhiều chính trị gia và những nhà quân sự nổi tiếng như: Hussein, Henry Kissinger, Indira Gandhi, Võ Nguyên Giáp, Đặng Tiểu Bình... Ngoài ra, bà còn là một nhà hoạt động cho phòng trào nữ quyền và đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Sinh thời bà tham gia giảng dạy và diễn thuyết tại nhiều đại học lớn của Mỹ như: Harvard, Columbia, Yale... Những năm cuối đời, bà dành tâm huyết cho sự nghiệp chống khủng bố, đặc biệt là sau khi sự kiện 11/9 xảy ra. Oriana Fallaci qua đời năm 2006, ở tuổi 77 vì ung thư phổi. Bà an nghỉ tại Florence - thành phố quê hương, bên cạnh chồng và cũng là người bạn chiến đấu thân thiết Alexandros Panagulis. Thư gửi đứa trẻ chưa từng sinh ra xuất bản lần đầu năm 1975 và đã bán hết 4,5 triệu bản trên toàn thế giới. Không chỉ là một cuốn sách, nó là một món quà mà một người phụ nữ dành tặng cho tất cả phụ nữ.