Phố những cửa hiệu u tối của nhà văn Pháp Patrick Modiano, được xuất bản năm 1978, và đạt giải thưởng danh giá Goncourt của văn học Pháp cùng năm. Cuốn sách kể về cuộc hành trình tìm lại chính mình của Guy Roland, cựu nhân viên của một hãng thám tử tư. Guy bị mất đi toàn bộ ký ức của mình nhiều năm trước thời điểm của trang sách đầu tiên trong câu chuyện này. Anh được ông chủ của anh, ông Hutte – chủ hãng thám tử tư, giúp đỡ rồi tạo cho anh giấy tờ tùy thân mới và mời anh về làm việc cùng ông. Thông qua những manh mối rời rạc, những cái tên lạ lùng của quá khứ như “Kỵ Sĩ Xanh”, và những con người mà Guy tin rằng đã từng đi qua cuộc đời anh, hay ít nhất là đã từng có mối liên hệ nào đó với anh, Patrick Modiano dựng lên hình ảnh thu nhỏ về Paris và nước Pháp thời Đệ Nhị Thế Chiến: hỗn loạn, bất trắc và đáng sợ.

Con người cũ của Guy thật sự là một kẻ có thân thế vô cùng mờ ám: dùng tên giả, giấy tờ giả, nghề nghiệp không rõ ràng, kể cả địa chỉ cũng chỉ là những khách sạn. Cho dù đã biết được nhiều điều về con người cũ của mình, Guy vẫn không thể nào ngừng nghi ngờ chính bản thân mình: “Tôi là ai? Có đúng là đời tôi không? Hay là đời một ai khác mà tôi đã lẻn vào?” Ngay cả địa chỉ thật của người đàn ông rất có thể là thân thế thật của Guy, vốn chính là tiêu đề cuốn sách, xem ra cũng là một nơi chốn hết sức mờ mịt và có thể là không hề tồn tại một nơi như thế. Những ký ức, những con người đã từng gặp qua hoặc có liên hệ với người ấy, những gì mà tất cả bọn họ cung cấp là không nhiều, thậm chí còn có kẻ không thể cung cấp được bất cứ điều gì nữa vì đã nằm yên dưới ba tấc đất. Có thể người đó chính là Guy, có thể hoàn toàn không phải, nhưng những cuộc hội ngộ ấy giữa anh và những chứng nhân của quá khứ chẳng hề mang lại những khoảnh khắc ấm áp hoặc giúp anh nhớ lại ký ức như mọi người vẫn thường hình dung, ngược lại, những cuộc hội ngộ ấy làm tăng thêm cảm giác cay đắng, buồn bã và khắc khoải về việc không thể xác định mình là ai.

           

Tạm dịch: Người ta chia tay, thời gian trôi đi, rồi họ gặp lại – và cuộc gặp gỡ chẳng phải là cuộc hội ngộ, cũng không tạo ra một ký ức đẹp đẽ nào. Chỉ có đó một nhận thức cay đắng rằng thời gian đã trôi qua, và sự vật chẳng còn tươi sáng đẹp đẽ như thuở ban đầu.

Cuộc đời cũ của Guy dường như là một tập hợp đầy những lời nói dối. Có lẽ chỉ có một người biết được sự thật về Guy. Và khi con người không có điểm xuất phát này tìm tới kẻ dường như biết sự thật thì oái ăm thay, hắn lại mất tích trên biển. Hành trình tìm lại chính mình của Guy dường như dài ra thêm và phải chăng sẽ không có kết quả khả quan lẫn một hồi kết?

Vậy, bạn nghĩ xem, tại sao Patrick Modiano lại bắt nhân vật chính của mình phải tìm lại chính mình không? Guy Roland có thể an nhàn sống tiếp phần đời còn lại của mình mà đâu cần biết gì về cái quá khứ xa xăm mờ mịt đó. Hoặc giả anh cũng có thể mở lại hãng thám tử tư mà anh từng làm với ông chủ cũ của mình. Tại sao lại cứ phải đi tìm lại chính mình? Tại sao cứ phải làm khó mình bằng những cuộc tìm kiếm mệt mỏi như vậy? Chính những cuộc tìm kiếm lần mò trong vô vọng ấy đã làm nên chất riêng trong tác phẩm của Patrick Modiano. Ông bắt nhân vật phải tìm lại chính mình để nói lên cái vấn đề mà ông luôn day dứt: đó là việc đánh mất danh tính cũng như bản sắc của chính mình.

Đây không chỉ là bi kịch của một cá nhân, một nhóm nhỏ, mà còn là bi kịch chung của nhiều cộng đồng trên thế giới. Chúng ta đã chẳng phải từng chứng kiến nhiều dân tộc, vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, đánh mất bản sắc của chính mình và chìm vào quên lãng đấy sao? Tộc Ainu đã vĩnh viễn mất đi những người nói giọng Sakhalin cuối cùng của họ. Những người Ainu còn lại ở Nhật thì không còn bao nhiêu. Còn bao nhiêu người ở đảo Okinawa có thể nói thuần thục tiếng mẹ đẻ của họ? Thậm chí giới khoa học còn không thống kê được nữa là. Ngôn ngữ, lịch sử lẫn văn hóa của các tộc người thổ dân châu Mỹ giờ đã lùi sâu vào dĩ vãng cũ xưa.

Ngoài ra, tác giả còn gửi gắm vào trong tác phẩm này một nỗi khát khao mà tôi tin rằng ai cũng đều có: khát khao biết về cội nguồn cùa chính mình. Thật may mắn là phần lớn chúng ta đều biết và nhớ được rằng cha mẹ ta là ai, ta đã học ở những ngôi trường nào, bạn bè ta gồm những ai, tên tuổi họ là gì và tính tình của họ ra sao, ta thích ăn món gì, ta ghét ăn món gì, ta thích đọc những quyển sách nào, ta ghét đọc những quyển sách nào, ta thường ngâm nga những bài hát nào khi ta một mình…v…v…

Tất cả những điều ấy, kể cả những chi tiết mà ta cho là nhỏ nhoi và vụn vặt nhất, làm nên con người ta và từ đó, làm nên cội nguồn ta. Phần lớn chúng ta đều nhớ được những điều ấy, cho dù có thể chính chúng ta lại không nhận biết chúng hoặc xem chúng như một phần bản thân. Đó là với số đông. Còn đối với trẻ mồ côi thì sao? Hay tệ hơn nữa, những người vì lý do gì đó mà mất đi ký ức của mình? Những con người của những cảnh ngộ mất đi gốc rễ ấy còn khao khát biết về cội nguồn của mình hơn cả người thường. Khao khát ấy luôn mãnh liệt và âm ỉ trong con tim và tâm tưởng của họ bởi lẽ cội nguồn của một người thường góp phần quan trọng trả lời cho ba câu hỏi muôn thuở của nhân loại:

"Tôi là ai?

Tôi từ đâu đến?

Tôi sẽ đi về đâu?"

           

Một câu hỏi cuối mà Patrick Modiano gửi gắm vào Phố những Cửa hiệu U tối : Quá khứ hay Tương lai, đâu mới là điều có giá trị đối với một con người? Tôi tin rằng nhiều bạn sẽ trả lời ngay: “Là tương lai chứ gì nữa. Tương lai mới là quan trọng. Quá khứ đã qua đi rồi, làm sao có thể làm gì được nữa.” Phải, ta không thể tác động hay sửa đổi quá khứ được nữa vì quá khứ là thứ đứng yên. Đúng vậy, chính tôi vẫn thường nghĩ như vậy. Và sau khi đọc xong cuốn sách này, tôi thường ngẫm nghĩ về câu hỏi trên. Là Quá khứ hay là Tương lai…

Con người thường nghĩ rằng mình kiến tạo nên tương lai của chính mình. Vậy thì con người kiến tạo nên Tương Lai từ những vật liệu gì? Từ nỗ lực, từ lao động, từ sự kiên trì, hay từ sự vất vả, câu trả lời khác nhau là do hoàn cảnh sống, công việc, môi trường, sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội cũng như tính cách của mỗi người. Vậy tất cả những thứ đó từ đâu mà có? Có chăng là từ những thói quen, suy nghĩ, những thiên hướng cũng như những cảm tính và óc phán đoán của người đó. Mà con người không hề có tất cả ngần ấy điều từ Hiện Tại. Con người chỉ có thể gặt hái những vật liệu đó từ Quá Khứ rồi đem ra sử dụng trong Hiện Tại và tới lượt nó, Hiện Tại cấu thành nên Tương Lai của mỗi người. Đó là lí do vì sao không ai giống ai cả, kể cả anh chị em ruột. Vì mỗi người đều có một cội nguồn cũng như một quá khứ chỉ thuộc về người đó, và chính vì vậy mà mỗi người đều có một bản sắc cho riêng mình, dù họ có nhận ra hay không. Lạ thay, người ta thường dễ nhận ra bản sắc của người khác hơn là bản sắc của mình. Vậy tôi xin bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ, thật sâu rồi trả lời câu hỏi này: Quá Khứ hay Tương Lai, đâu mới là điều quan trọng đối với một con người?

Câu trả lời là như thế nào thì tùy vào bạn thôi. Về cơ bản, cuốn sách này giống như một cuốn nhật ký của nhân vật chính – Guy Roland – mọi thứ đều được đặt dưới góc nhìn của “tôi” – của Guy. Vì là “nhật ký”, hơn nữa lại là “nhật ký điều tra”, nên đọc giả có thể nhìn và nghe thấy những chi tiết từ góc nhìn của nhân vật chính và cảm thấy những cảm xúc của anh. Có lúc Guy đã bối rối và lo âu, và có lúc Guy đã cảm thấy chông chênh và thất vọng vì nhận ra tung tích của bản thân thật là mờ mịch.

Đó, thế là rõ, tôi không phải tên là Freddie Howard de Luz. Tôi nhìn bãi  cỏ mọc cao rậm chỉ còn nhuốm ánh mặt trời tà ở ngoài rìa. Không bao giờtôi từng khoát tay một bà nội người Mỹ dạo chơi theo bãi cỏ này. Thuở nhỏ,không bao giờ tôi từng chơi trong vườn “mê cung” ấy. Cái xà móc gì này vớinhững cái đu của nó không phải đã được dựng cho tôi. Đáng tiếc.- Bác bảo Nam Mĩ à?- Phải… Nhưng gã nói tiếng Pháp thạo như ông và tôi ấy…- Và bác thường thấy anh ta ở đây?- Nhiều lần.- Làm sao bác biết anh ta là người Nam Mĩ?- Bởi vì một hôm, tôi đưa xe lên kiếm gã ở Paris để chở về đây. Gã đãhẹn tôi đến chỗ gã làm việc… Trong một đại sứ quán Nam Mĩ…- Sứ quán nào?

- Đến đoạn này thì ông hỏi quá tầm hiểu biết của tôi… Tôi cần phải làm quen với sự thay đổi này. Tôi không còn là con cháu một gia đình có tên trong mấy cuốn Bottin thời lưu nữa và cả trong niên giám năm nay, mà là một gã Nam Mĩ mà tung tích còn khó dò tìm hơn gấp bội.” 

“Phố vắng tanh và tối hơn lúc tôi vào khu nhà. Gã cảnh sát vẫn đứng canh vỉa hè trước mặt. Phía trái, nếu tôi cúi đầu, tôi có thể thấy một khoảng cũng vắng tanh với những nhân viên cảnh sát khác đứng canh. Như thể cửa sổ của tất cả những khu nhà nuốt lấy bóng đêm đang xuống dần. Những cửa sổ ấy đen ngòm và ta thấy rõ là không có ai ở đấy. Bấy giờ, một cái gì bật đánh “tách” trong tôi. Cái cảnh nhìn thấy từ căn phòng này gây cho tôi một cảm giác lo âu, nơm nớp, mà tôi đã từng biết. Những mặt tiền này, con phố vắng này, những bóng người canh gác này trong hoàng hôn làm tôi bối rối một cách quỷ quyệt như một bài hát hay một mùi hoa xa kia đã từng quen thuộc. Và tôi dám chắc rằng nhiều lần, cũng vào giờ này, tôi đã từng đứng đây rình ngóng không động đậy, không làm một cử chỉ nhỏ nào và thậm chí không dám thắp một ngọn đèn.”

Có duy nhất ba chương được kể theo ngôi thứ ba, và đó là các câu chuyện của ba con người khác nhau. Họ có duy nhất một điểm chung: đã từng gặp người mà Guy tin là chính anh ta, nhưng không bao giờ gặp Guy trong suốt cả cuốn sách.

“Vào khoảng bảy giờ tối, y ở bãi tắm trở về với đứa con trai và đó là cái thời điểm y thích nhất trong ngày. Y dắt tay thằng bé để cho nó chạy lên trước. Đại lộ vắng ngắt, vài tia nắng còn vương trên hè. Hai cha con đi dọc theo những dây cuốn và đứa bé lần nào cũng dừng lại trước cửa hiệu bánh mứt kẹo Hoàng hậu Astrid. Còn y thì nhìn tủ kính hiệu sách. Chiều hôm đó, một cuốn sách trong tủ kính làm y chú ý. Đầu đề sách, in chữ màu lựu, có từ “ Castille” và trong khi y đi dưới những dây cuốn, nắm chặt tay đứa con trai đang vui đùa nhảy qua những tia nắng rạch xiên vỉa hè, cái từ “ Castille” ấy khiến y nhớ đến một khách sạn ở Paris, gần khu ngoại ô Saint- Honoré.

Một hôm, có một người đã hẹn gặp y ở khách sạn Castille. Y đã gặp gã này trong những văn phòng ở đại lộ Hoche, giữa cả đám người lạ thì thầm giao dịch các vụ “ áp- phe”, và gã ấy đã ngỏ ý muốn bán cho y một cái cặp trang sức và hai chiếc vòng kim cương, vì gã muốn đi khỏi nước Pháp. Gã đã giao cho y những đồ trang sức xếp trong một chiếc hộp da và họ thỏa thuận chiều hôm sau gặp lại nhau tại khách sạn Castille. Y thấy lại trong tưởng tượng chỗ tiếp tân của khách sạn, quầy rượu nhỏ xíu ở bên cạnh và khu vườn với dây tường rào mắt cáo xanh. Người gác cửa gọi dây nói để bảo y đến và chỉ cho y số buồng. Gã kia nằm dài trên giường, một điếu thuốc lá trên môi. Gã không nuốt khói mà bứt rứt nhả ra thành từng nạm đặc. Một gã tóc nâu cao lớn, hôm qua ở đại lộ Hoche tự giới thiệu là “ cựu tùy viên thương mại của một công sứ quán Nam Mỹ”. Gã chỉ xưng gọn một cái tên tục: Pedro.”

“Một người đàn bà đứng ở một cửa sổ một tầng trệt, góc phố Rude và phố Sàigòn, có nắng và trẻ con còn chơi bóng trên vỉa hè, cách đó một chút. Người ta không ngừng nghe thấy bọn trẻ kêu “Pedro” vì có một đứa tên như thế và những đứa khác vừa gọi nó vừa tiếp tục chơi. Và cái tiếng “Pedro” ấy, gào bằng những giọng lanh lảnh, vang lên một cách kỳ lạ trong con phố. Từ cửa sổ mình, bà không nom thấy bọn trẻ. Pedro. Bà đã từng biết một người có mang cái tên đó, cách đây lâu rồi. Bà cố nhớ xem đó là vào thời kỳ nào, trong khi vẳng đến tai bà những tiếng la, tiếng cười, tiếng bình bịch của những trái bóng đập vào tường. Ờ phải. Đó là vào hồi bà làm Mannocanh ở tiệm may của Alex Maguy. Bà đã gặp một cô nàng Denise nào đó, tóc vàng, mặt hơi có vẻ Á Đông, cũng làm công việc khâu may. Hai người lập tức có thiện cảm với nhau. Cô Denise này sống với một người đàn ông tên là Pedro. Chắc hẳn là một người Nam Mỹ. Thật vậy, bà nhớ ra rằng tay Pedro này làm việc ở một sứ quán. Một gã cao lớn tóc nâu mà bà có thể hình dung lại diện mạo khá rõ nét. Bây giờ gặp, bà vẫn còn có thể nhận ra, nhưng chắc y đã già đi nhiều.”

Patrick Modiano có ý đồ gì khi viết ba chương này? Phải chăng đây là lời khẳng định về thân thế thật của Guy Roland?

Và như để tăng thêm kịch tính cho câu chuyện, tác giả đã để Guy hóa thân thành người mà anh ta đinh ninh rằng là chính con người cũ của mình trong trọn vẹn một chương sách. Ở đấy, Guy đã kể lại chuyến đi định mệnh vốn đã làm đảo lộn cuộc đời anh.

“Bây giờ, chỉ cần nhắm mắt lại. Những sự kiện xảy ra trước khi cả bọn chúng tôi đi Megève trở lại trong trí nhớ tôi, từng mẩu một. Chính những cửa sổ lớn sáng đèn của khách sạn Zaharoff cũ ở đại lộ Hoche, những câu nói rời rạc của Wildmer, những cái tên – đỏ tía lấp lánh như Rubirosa hay bảng lảng như Oleg de Wredé cùng nhiều chi tiết không sờ mó thấy được – bản thân cái giọng của Wildmer, khàn khàn và gần như không nghe rõ được – chính tất cả những cái đó đã làm kim chỉ nam cho tôi.”

Bên cạnh nội dung lôi cuốn và trầm buồn, giọng kể chuyện của Phố những Cửa hiệu U tối cũng là một điểm hay: không nhanh không chậm, khá là… đều đều. Nhưng đừng vội nghĩ đọc cuốn sách này sẽ làm bạn buồn ngủ! Hãy nhớ là Guy đang kể chuyện điều tra về chính mình, tìm lại những ký ức và những con người bị lãng quên. Mà nếu kể chuyện về quá khứ, mà lại là một quá khứ xưa lắc xưa lơ, thì bạn sẽ kể nhanh hay chậm? Tuy nhiên, ở một số ít chương, Guy, hay Patrick Modiano, đã đẩy nhanh tốc độ kể của mình, điển hình là ở Chương XIV. Những cái tên, những con số, những địa chỉ - tất cả đều nối tiếp nhau không ngừng nghỉ, tựa hồ dòng lũ bất ngờ ập tới, kéo phăng đi sự tỉnh táo của người đọc.

“Cộng hoà Đôminích Đại lộ Messine, 21 (Q.8) CaRNot 10 – 18 N… Đặc phái viên và công sứ đặc mệnh toàn quyền. Tiến sĩ Gustavo J.Henriquez. Bí thư thứ nhất. Tiến sĩ Salcador E. Paradas. Bí thư thứ hai (và phu nhân), phố Alsace, 41 (Q.10). Tiến sĩ Bienvenido Carrosco. Tuỳ viên, phố Descamps, 45 (Q.16), điện thoại: TRO 42 – 91. Vênêzuêla Phố Copemic, 11 (Q.16), PASsy 72 – 29. Công sứ quán: phố la Pompe, 115 (Q.16), PASsy 10 – 89 Tiến sĩ Carlo Aistimuno Coll. Đặc phái viên và công sứ đặc mệnh toàn quyền. Jaime Picon Fegres. Tham tán. Antonio Maturib. Bí thư thứ nhất. Antonio Brinno. Tuỳ viên.

Đại tá H. Lopez – Mendez. Tuỳ viên quân sự. Pedro Saloaga. Tuỳ viên thương mại. Goatêmala. Quảng trường Joffre, 12 (Q. 7), điện thoại: SEGur 09 – 59 Adam Maurisque Rios. Tham tán đại diện lâm thời. Ismael Gonzalez Arevalo. Bí thư. Frederico Murgo. Tuỳ viên. Êcuador Đại lộ Wagram, 91 (Q.17), điện thoại: ETOde 17 – 89 Gonzalo Zaldumbido. Đặc phái viên và công sứ đặc mệnh toàn quyền (và phu nhân). Alberto Puig Arosemena. Bí thư thứ nhất (và phu nhân) Alfredo Gangotena. Bí thư thứ ba (và phu nhân) Carlos Guzman. Tuỳ viên (và phu nhân). Victor Zevallos. Tham tán (và phu nhân), đại lộ Iéna, 21 (Q.16).

El Savador Riquez Vega. Đặc phái viên Thiếu tá J.H.Wishaw. Tuỳ viên quân sự (và con gái) F. cappurro. Bí thư thứ nhất. Luis… Những con chữ nhảy múa. Tôi là ai?”

Lời kết

Kết lại, nếu bạn muốn đọc một cuốn sách và ngẫm nghĩ về những gì viết trong sách thì Phố những Cửa hiệu U tối chính là cuốn bạn nên đọc. Hãy đọc vài chương rồi ngừng lại và nghĩ về những gì mình đã đọc, rồi đọc vài chương và ngừng lại để ngẫm nghĩ tiếp. Và sẽ càng tuyệt hơn nữa nếu bạn nghĩ về những gì bạn đã trải qua, những người bạn đã gặp hay những việc bạn đã làm.

Chúc bạn có một khoảng thời gian đáng nhớ ở Phố những Cửa hiệu U tối.

 

Tác giả: Dạ Lâm - Bookademy

---

Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) về: [email protected]

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

 

Xem thêm

Tớ đang ở đây, viết dưới máy chủ Proxy để bảo vệ danh tính của mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tớ là vô số hoặc tổng hợp các giọng nói ẩn danh? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bản thân tớ chẳng là gì ngoài sự vướng víu của những sợi dây sinh mệnh riêng biệt? Danh tính của tớ có thể là một lăng kính bị vỡ của những tấm gương méo mó không? Mải mê với cuốn tiểu thuyết tuyệt vời này, tớ chắc chắn sẽ quên mất chính mình. Dưới vỏ bọc của một câu chuyện trinh thám mang sắc thái 'noir', Modiano đã mở rộng một cuộc điều tra về bản chất của danh tính giống như hấp dẫn như một bài hát trữ tình. Dường như cư trú trong một cái tên, một quốc tịch, một năm sinh, một số điện thoại, trong thực tế có thể được thiết lập trong một chứng minh nhân dân, tuy nhiên, chúng ta sớm phỏng đoán rằng danh tính thật sự là điều khó nắm bắt. Có thể thoáng qua như hương nước hoa, lác đác bông tuyết, như nước mắt trẻ thơ. Cuộc tìm kiếm đưa chúng ta qua mê cung của những dấu chân biến mất chỉ để lại một danh sách dài những tên đường, hầu hết là nẻo đường ở Paris. Như thể các địa chỉ đã lưu giữ những điểm kỳ dị của vô số nhân cách đã cư trú ở đó, và những con phố và con số đó trở thành những con người. Tương tự như vậy với những bức ảnh. Có phải chúng ta thật không? Sự nối tiếp của những tính cách phi lý, những cuộc đối thoại không thể đoán trước, những gợi ý khó xảy ra nhưng được kết nối đặc biệt với nhau đã khiến tớ bị mê hoặc. Cuộc điều tra của Modiano về bản chất của cái tôi phức tạp hơn và kéo theo một sự hồi hộp sâu sắc hơn một bộ phim kinh dị thông thường. Sự phản ánh về cách chúng ta hiểu về bản thân, dù là từ ký ức được ghi lại, hay qua trí tưởng tượng của chúng ta, hay từ tiếng vang mà chúng ta cảm nhận được từ cách người khác nhìn chúng ta, được mở rộng một cách đáng ngưỡng mộ trong cuốn tiểu thuyết tuyệt đẹp này. Ngay cả khi chúng ta đóng cuốn sách lại và nhận ra rằng cuối cùng chỉ có một người trong cuộc tìm kiếm này và rằng nó có thể không có điểm kết thúc. Tớ thấy "Phố những cửa hiệu u tối" quá rõ ràng và không phù hợp với cách viết và suy nghĩ tài tình của Modiano. Tên gốc là bản dịch tiếng Pháp của con phố ở Rome nơi Mondiano từng sống, Via delle botteghe oscure. Tác giả hẳn đã cảm thấy rằng ông ấy đã để lại một phần danh tính của mình ở đó.

Thật là một câu chuyện hấp dẫn. Một người đàn ông bị mất trí nhớ muốn tìm lại quá khứ của mình. Nghe có vẻ đơn giản nhưng cuốn sách xuất bản năm 1978 này đã có trước thế giới kỹ thuật số của chúng ta rất nhiều và nó tuân theo phương pháp trinh thám truyền thống hơn. Dưới bàn tay của Patrick Modiano, câu chuyện được nâng tầm lên rất nhiều. Guy Roland đã làm việc cho một công ty thám tử tư được 8 năm thì người chủ quyết định nghỉ hưu. Được tự do tìm hiểu về quá khứ của anh ta và được sự hỗ trợ của công việc thám tử của ông chủ cũ, họ bắt đầu chắp nối những sợi dây mảnh mai lại với nhau. Nó bắt đầu bằng một bức ảnh - một người đàn ông với cháu gái của mình. Oddly Guy cho rằng người đàn ông này giống mình. Anh ấy gặp nhiều người hơn và sếp của anh ấy cung cấp một số thông tin bổ sung, được viết dưới dạng sổ ghi chép. Điều này rất hữu ích vì nó đánh vần tên, địa điểm và số điện thoại; một phần quan trọng trong việc giải quyết một bí ẩn. Hãy chú ý đến những điều này! Cuối cùng, tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra một sự cố khi Paris không còn là nơi an toàn để sinh sống trong chiến tranh và việc trốn sang Thụy Sĩ là một trong những lựa chọn của họ. Không thể nói nhiều hơn nữa nếu không sẽ tiết lộ cốt truyện. 

Đây là cuốn sách Modiano thứ hai của tôi. Chủ đề của ông, một cuốn tiểu thuyết trinh thám lấy bối cảnh thời chiến, nghe giống như phiên bản tiếng Pháp của Graham Greene. Nhưng Greene thì không. Modiano có những phẩm chất riêng khi dẫn dắt chúng ta tìm kiếm quá khứ của một người đàn ông. Một điều thú vị bên lề nữa, tựa đề của cuốn sách, được dịch thành “Mất Tích” trong phiên bản tiếng Anh, chứ không phải “Phố Những Cửa Hiệu U Tối/ Tối Tăm”. Đây là một con phố có thật ở Rome, nơi chính Modiano từng sống. Người chiến thắng giải Le Prix Goncourt 1978.

Tôi chỉ đọc cuốn này vì tôi muốn đọc một cuốn sách bằng tiếng Pháp và nó đang nằm trên kệ. Nhưng tôi phải nói rằng, nếu đây là phong cách của những người đoạt giải Prix Goncourt thì tôi không muốn đọc thêm bất kỳ nhà văn chiến thắng nào nữa. Có một điều, tác phẩm không thực sự là một cuốn tiểu thuyết. Đó là một kịch bản phim. Chà, dù sao thì một cuốn sách cũng không nên như thế. Thì, chúng ta có một ý tưởng đầy tiềm năng như sau: một anh chàng (người kể chuyện) bị mất trí nhớ và quyết định điều tra về quá khứ, chính danh tính của anh ta. Anh ta bắt đầu cuộc hành trình của mình khi ông chủ của anh ta - một điều tra viên tư nhân, người đã cho anh ta danh tính tạm thời và người mà anh ta đang làm việc cùng - quyết định nghỉ hưu. Nhưng tất cả đều quá hời hợt và đầy sáo rỗng. Và gần cuối có một số chương đột nhiên kể ở ngôi thứ ba, cứ như vậy, bất ngờ chưa. Ý nghĩa của việc đó là gì? Nếu người kể chuyện là một người bị mất trí nhớ thì tại sao lại đột ngột thay đổi điều đó trong một vài chương? Không có nghĩa lý gì. Mặt khác, nếu bạn đang học tiếng Pháp thì đây là một cuốn sách hay để đọc vì ngôn ngữ rất đơn giản và dễ hiểu.

Tôi có một câu chuyện và sau đó là một câu hỏi dành cho bạn. Đây là câu chuyện. Nhân vật chính, anh hùng của chúng ta, bị mất trí nhớ. Anh ấy không nhớ bất cứ điều gì từ quá khứ của mình. Có một người nào đó tốt với anh ta và đưa cho anh ta giấy tờ mới và danh tính mới. Nhưng anh hùng của chúng ta muốn khám phá quá khứ của mình và tìm hiểu xem anh ấy thực sự là ai. Vì vậy, một ngày nọ, anh ấy lấy những manh mối mỏng manh mà mình có và bắt đầu nghiên cứu chúng. Anh gặp một số người dường như nhớ anh một cách mơ hồ. Chuyện này dẫn đến chuyện khác và anh ấy nhìn thấy ai đó giống mình trong một bức ảnh. Anh ấy cố gắng theo dõi những người khác trong bức ảnh. Sau khi lần theo manh mối, anh nhận ra mình là một người. Nhưng rồi anh đi vào ngõ cụt, lần theo manh mối khác và anh nhận ra mình là một người khác. Điều này tiếp tục một cách hấp dẫn khi anh hùng của chúng ta cố gắng vật lộn với quá khứ của mình khi ngày càng có nhiều người giống anh ấy xuất hiện và anh ấy phát hiện ra những bí mật về những người mà anh ấy có thể đã biết mà không biết anh ấy thực sự là ai. Liệu anh hùng của chúng ta có tìm ra mình thực sự là ai không? Bây giờ, câu hỏi. Cốt truyện trên nghe có vẻ quen thuộc phải không? Bạn có đoán được đó là cuốn tiểu thuyết nào không? Tất nhiên là đoán được.

Patrick Modiano nhận giải Nobel văn học năm 2014 với động lực “cho nghệ thuật ký ức mà nhờ đó ông đã gợi lên những số phận khó nắm bắt nhất của con người và khám phá ra thế giới sống của nghề” với nhiều tính chính trực. Ông rất vui khi được chọn và là thành viên của nhóm tác giả mà bản thân ông luôn ngưỡng mộ. Dù là một tác giả nổi tiếng ở Pháp, với 30 cuốn sách, nhiều người - độc giả, giới phê bình văn học và trong đó có chính ông - đã rất ngạc nhiên khi ông thắng giải thưởng này. Nhiều độc giả Thụy Điển không biết đến quyền tác giả của ông - điều này chắc chắn là lỗi của các nhà xuất bản lớn, gần đây đã không dịch sách của ông, có lẽ vì họ cho rằng giá trị thương mại của chúng quá thấp. Chỉ có một nhà xuất bản nhỏ hơn tỏ ra quan tâm đến tác phẩm của ông ấy và dịch nó. Gần như thể những cuốn sách của ông giống với những cái bóng mà chúng chứa đựng. May mắn thay, những cuốn sách của Modiano giờ đây đã nhận được sự quan tâm xứng đáng. Modiano sinh năm 1945 tại Paris. Cha mẹ ông đã gặp nhau trong thời gian chiếm đóng và cuộc sống ban đầu của ông gắn liền với một số trải nghiệm đen tối đã tạo nên nền tảng cho công việc của ộng. Modiano có sở thích khám phá những bí ẩn trong quá khứ và trong "Phố Những Cửa Hiệu U Tối", nhân vật chính bị mất trí nhớ đang tìm kiếm danh tính của mình. Manh mối dẫn đến sự chiếm đóng ở Paris. Cốt lõi của cuốn tiểu thuyết là bản sắc và ý nghĩa của quá khứ. Không có ký ức, chúng ta không biết chính mình. Chúng ta chỉ là những người xa lạ, những cái bóng không có phương hướng. Những con phố tối tăm trong tiểu thuyết thể hiện hoàn hảo nỗi buồn của nhân vật chính. Thời gian là một chủ đề thiết yếu. Đó là một khái niệm trôi nổi và đôi khi rất khó để quyết định khi nào điều gì đó xảy ra. Những ấn tượng về hiện tại và quá khứ hòa quyện vào nhau và sự hiểu biết của nhân vật về quá khứ của anh ta thay đổi theo câu chuyện của những người khác nhau. Đôi khi chúng thậm chí không phải là ký ức của riêng anh. Văn xuôi khiêm tốn nhưng hiệu quả. Modiano rất khéo léo trong việc miêu tả con đường ký ức lừa dối, với những ngõ cụt mê hoặc và tâm trí chủ quan có thể dễ dàng bị ảnh hưởng như thế nào. Các tác giả từng nhận giải Nobel thường bị coi là nặng nề, ngay cả với những người chưa đọc tác phẩm của họ. sách, nhưng tác phẩm của Modiano rất dễ tiếp cận với người đọc. "Phố Những Cửa Hiệu U Tối" rất thú vị cũng như dễ tiếp cận và sẽ thu hút được nhiều độc giả.

Cuốn sách nhỏ này lấy bối cảnh vào giữa những năm 1950. Guy đang tìm kiếm danh tính của mình. Trong bảy hoặc tám năm, anh ta đã làm việc ở Paris với tư cách là thám tử cho một người đàn ông tên là Hutte, nhưng Hutte sẽ nghỉ hưu và chuyển đến Nice. Guy chuyển sự chú ý sang việc tìm kiếm danh tính của chính mình. Anh ta dường như bị mất trí nhớ do một điều gì đó đã xảy ra trong Thế chiến thứ hai. Tên thật của anh ta không phải là Guy - tên trên giấy tờ mà Hutte đặt cho anh ta sau khi Hutte không thể tìm ra danh tính của anh ta. Vì một lý do không giải thích được, Guy lần đầu tiên liên hệ với một nhân viên pha chế, người này giới thiệu anh ta với một người bạn quản lý một nhà hàng và hai người đó nói với anh ấy về một người Nga mà anh ấy nên hỏi chuyện, và anh ấy đã làm như vậy. Người Nga cung cấp cho anh ta những bức ảnh và tên/địa chỉ dẫn anh ta đến một người chơi piano, người này cho anh ta những bức ảnh/địa chỉ để dẫn anh ta đến một người khác, v.v. Guy bắt đầu không biết mình là ai, và cuối cùng biết được anh ta được gọi là "Pedro", nhưng danh tính Pedro có lẽ không phải là danh tính thực sự. Khi cuộc tìm kiếm tiếp tục, Guy thoáng nhìn thấy quá khứ. Anh ấy nhìn thấy mình cùng với bạn gái và những người khác và anh ấy nhìn thấy những sự kiện đã xảy ra. Nhưng tất cả đều bị bao phủ trong một màn sương mù không bao giờ tan hết. Có những đoạn văn xuôi hay trong số các cuộc đối thoại phát hiện mà Guy có với những người mà anh ấy theo dõi và đặt câu hỏi, một số người trong số họ khá kỳ lạ. Chẳng hạn, Nhưng tại sao tâm trí u ám của tôi lại lưu giữ hình ảnh Scouffi, gã béo mặt chó bull này, hơn là ai khác! Có lẽ vì bộ đồ màu trắng. Một điểm sáng, như một bản nhạc hòa tấu bùng nổ hay âm thanh thuần khiết của một giọng nói giữa tiếng tanh tách và nhiễu âm khi bạn vặn nút radio… .Cuốn sách ngắn gọn, dễ đọc nhưng có rất nhiều điều diễn ra bên dưới bề nổi. Để hiểu điều đó, bạn cần biết rằng chứng mất trí nhớ của Guy có liên quan đến Thế chiến thứ hai và Paris mà anh ấy sống vào thời điểm đó đã bị Đức Quốc xã chiếm đóng - một khoảng thời gian rất đáng sợ khi sống ở Paris. Điều này không bao giờ được đề cập trực tiếp trong cuốn sách và đòi hỏi người đọc phải hiểu những gì đang diễn ra trong thời gian đó.

Tuy nhiên, khi đã đi được nửa chặng đường, bạn có thể nói rằng tác phẩm này có bối cảnh của một bộ phim noir, hoặc thích hợp hơn là một câu chuyện trinh thám kinh phí thấp*, nhưng không mang lại cảm giác như vậy. Tất cả mọi thứ, không có cá tính. Một lần nữa, Modiano có vẻ rất có ý định liên tục nhắc nhở bạn rằng chúng ta ở Pháp. Tôi hiểu sự cần thiết của việc đặt câu chuyện vào một địa điểm cụ thể, nhưng điều này giống như chôn vùi nó hoàn toàn hơn. Nhiều câu thoại, không thú vị. Làm xáo trộn mọi thứ, không tạo ra gì cản trở bầu không khí và bắt giữ nhịp độ. Bí ẩn không hề hấp dẫn mà triển khai cũng không tốt. Đã đọc những cuốn sách khác của Modiano, điều đó hoàn toàn được mong đợi. Đáng buồn thay, tác giả làm việc với nhiều “manh mối” hoặc tài liệu hoặc “gợi ý” buồn tẻ giống như trong “Dora Bruder” và “Tuần Trăng Mật”. Sau đó, ông ghép những mảnh ghép này lại với nhau để khám phá quá khứ, tìm lại những gì đã mất, đã bị lãng quên. Chứng mất trí nhớ có cảm giác giả tạo hoặc bị ép buộc là một phương tiện hỗ trợ cốt truyện. Modiano nhất quyết biến quá nhiều cuốn sách của mình thành bán tự truyện, và ông ấy tình cờ gặp một người vẫn đang tìm kiếm chính mình, trong một sự trở lại vĩnh cửu. Tất cả điều này được thực hiện dưới hình thức điều tra quá khứ. Ông thực hiện điều này theo nhiều cách: sử dụng trí nhớ như một cấu trúc, cân nhắc nhiệm vụ quên đi, hỏi cách chúng ta tạo ra - hoặc loại bỏ - “cái tôi” của mình, tranh luận về vai trò của cảm giác tội lỗi. Bản thân tất cả đều có ý nghĩa, nhưng ở đây chúng kém phát triển, chưa hoàn thiện. Modiano, nếu có, là người mơ hồ và khó tiếp cận trong các văn bản của mình. Đôi khi nó có tác dụng, nhưng thường thì nó chỉ khiến tôi bực bội và trống rỗng. Nếu đây là cuốn sách Modiano đầu tiên của tôi, tôi sẽ không đọc cuốn khác. Kỳ lạ thay, cuốn Modiano đầu tiên của tôi lại là cuốn sách tôi yêu thích nhất (So You Don't Get Lost in the Neighborhood), nhưng cuốn sách đó cũng chứa đựng những vấn đề tương tự mà tôi gặp phải với tất cả tác phẩm của Modiano. Việc tôi khăng khăng muốn đọc thêm sách của ông ấy có thể là một nỗ lực để “làm quen lại với quá khứ phù du đó”. Nghe có quen không?*Thật đáng buồn là ý tưởng phim sẽ do Mỹ sản xuất. Phim Pháp có nhiều khoảng lặng hơn, ít nói hơn và có chiều sâu hơn.

*Điểm: 8,5/10*

Câu chuyện xoay quanh một thám tử vào những năm 1960, người gần như không có ký ức về cuộc đời mình trong thời kỳ Paris bị chiếm đóng trong Thế chiến thứ 2. Sau khi đóng cửa công ty, anh bắt tay vào một cuộc hành trình để tìm hiểu thêm về quá khứ của chính mình và tạo nên bức tranh về thời thơ ấu và những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất của mình. Đầu tiên, tôi phải nhấn mạnh rằng ngôn ngữ ở đây tuyệt vời như thế nào. Modiano là bậc thầy về ngôn ngữ, kết hợp giữa cảm giác cấp bách và văn xuôi hết sức tinh tế. Bất kể chất lượng của cuốn sách này hay các tác phẩm khác của ông ấy như thế nào, tôi chắc chắn sẽ đọc tất cả các tác phẩm của ông ấy chỉ để ngấu nghiến thứ văn xuôi tuyệt vời như vậy. Cảm giác về bầu không khí rất mạnh mẽ và bạn sẽ có cảm giác hoàn toàn được đưa vào Paris vào những năm 1960 và cả những năm 40 trong thời gian ngắn. Tôi có thể cảm nhận một cách sống động đường phố, ánh đèn, bầu không khí của các quán bar và nhà hàng cũng như những khu vườn xinh đẹp và những thư viện cổ. Ngoài ra, các chủ đề về ký ức, ý nghĩa cuộc sống, tuổi thơ đều nổi bật và chúng là một số chủ đề cá nhân của tôi nên tôi thấy mình có rất nhiều mối liên hệ. Tại sao tôi không đạt điểm cao hơn? Quá ngắn... cảm giác như là một nửa cuốn tiểu thuyết vậy. Các nhân vật và câu chuyện tuy tuyệt vời nhưng vẫn cần nhiều nội dung hơn để phát triển hơn nữa và có cảm giác như một tác phẩm hoàn chỉnh. Với chất lượng tương tự, có thể nhân đôi chiều dài lên, tôi có thể thấy đây dễ dàng là một kiệt tác, nhưng tốc độ ngắn và tương đối nhanh thực sự gây tổn hại cho tác phẩm và khiến một số phần có cảm giác không đáng tin cho lắm. Ở trạng thái hiện tại, tác phẩm này giống như một viên ngọc chưa được mài giũa nên chắc chắn không phải là 5 sao.

TÔI KHÔNG LÀ GÌ CẢ. Chẳng có gì ngoài một hình dáng nhợt nhạt, in bóng tối hôm đó trên sân hiên quán cà phê, chờ mưa tạnh. Chỉ vậy thôi Những chiếc kệ gỗ tối màu che kín nửa bức tường: có những dãy danh bạ và kỷ yếu về đường phố và thương mại đủ loại, quay trở lại hơn năm mươi năm qua. Hutte thường nói với tôi rằng đây là những công cụ thiết yếu của nghề buôn bán và rằng ông sẽ không bao giờ chia tay với họ. Và rằng những thư mục và niên giám này tạo thành thư viện có giá trị và cảm động nhất mà bạn có thể tưởng tượng, vì các trang của chúng liệt kê những con người, sự vật, những thế giới đã biến mất mà chỉ những người xưa là nhân chứng. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau hơn tám năm. Chính ông ấy đã bắt đầu việc này công ty thám tử tư vào năm 1947 và đã làm việc với khá nhiều người khác trước tôi. Công việc kinh doanh của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng thứ mà Hutte gọi là "thông tin xã hội". Tôi đang dần ngờ ngợ ra điều gì đó. Quá khứ của tôi. Tại sao một hành động vô hại như bấm số điện thoại lại khiến tôi đau khổ đến thế? Nice là thành phố của ma và bóng ma. Cô ấy là một cô gái tóc vàng với đôi mắt xanh lục. Cô ấy đã tự tử. Cô ấy sợ già. Bao nhiêu sổ đính hôn vẫn còn ghi số điện thoại này, dãy số từng là của tôi. Chuông reo mãi nhưng không ai trả lời. Có còn dấu vết nào của tôi trong căn hộ hoang vắng, căn phòng không có người ở đã lâu, nơi chiếc điện thoại cứ reo vô ích hồi tối nay không? Mọi người chắc chắn có cuộc sống riêng biệt và bạn bè của họ không biết nhau. Thật không may. Có những mảnh ghép bị thiếu. Những khoảng trống chưa được lấp đầy. Tôi tin rằng tiền sảnh của các tòa nhà vẫn còn vang vọng tiếng bước chân của những người đã từng đi qua và đã biến mất. Có những lúc tôi có cảm giác ai đó đang ẩn sau những tấm rèm. Đối với tôi, tất cả những giọng nói này đều là những giọng nói từ bên kia nấm mồ, những giọng nói của những người đã biến mất - những giọng nói lang thang chỉ có thể trả lời nhau qua một số điện thoại đã ngừng hoạt động. Denise và tôi một ngày đã gặp nhau trong mê cung của những con đường và đại lộ. Những con đường đi qua, giữa hàng nghìn hàng nghìn người ở Paris Alec đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Từ Bồ Đào Nha ngay lập tức gợi lên đại dương xanh, mặt trời, một thức uống màu cam mà người ta nhấm nháp qua ống hút, ngồi dưới một chiếc ô. Tuyết, bóng tối, sự u ám của mùa đông Paris này thật quá khó để thoát khỏi. Bạn đã đúng khi nói với tôi rằng trong cuộc sống cái chính không phải tương lai mà là quá khứ. Tôi không còn nhớ tối hôm đó tên tôi là Jimmy hay Pedro, Stern hay McEvoy. Mọi thứ đều bối rối trong tâm trí cô ấy. Cô ấy nhầm lẫn tên, ngày tháng, địa điểm. Tuy nhiên, một ký ức thường xuyên quay trở lại với cô ấy. Cô ấy nhớ một ngày Chủ nhật, khác với những ngày khác. Có những khoảng trống trong ký ức của tôi Cái tên này có tác dụng như một cú sốc điện đối với tôi. Chúng tôi dần dần trở nên vô hình. Có lẽ cuối cùng chúng tôi sẽ biến mất hoàn toàn. Hoặc chúng tôi sẽ hòa vào sương mù. Cho đến bây giờ mọi thứ dường như thật hỗn loạn, thật rời rạc. Có phải đó thực sự là cuộc đời tôi mà tôi đang theo dõi? Hay của ai khác mà tôi đã tự mình thâm nhập vào. Chẳng phải cuộc sống của chúng ta tan biến vào buổi tối nhanh chóng như nỗi đau buồn thời thơ ấu này sao?

Tôi dành xếp hạng một sao cho hai loại sách; những sai sót cơ bản - đầy những loại lỗi và thiếu sót mà một giáo viên tiếng Anh trung học sẽ chú thích bằng bút đỏ. Kiểu phê bình thứ hai có thể khiến tôi xếp hạng một sao mang tính chủ quan hơn và cuối cùng dẫn đến một kết luận - tôi hoàn toàn không nhận được gì từ cuốn sách. Cuốn sách của Patrick Modiano rơi vào loại thứ hai trong trường hợp này. Một người đàn ông được người chủ cũ đặt cho cái tên Guy Roland quyết định tìm kiếm và xác định quá khứ của mình - trên thực tế, anh ta quyết định tự mình xác định danh tính của bản thân. Những khoảng trống trong trí nhớ đã dày vò anh và anh quyết định một cách kiên quyết, gần như bị ám ảnh, là cố gắng lấp đầy những khoảng trống đó. Một trong những vấn đề nổi bật nhất tồn tại trong cuốn sách này là sự buồn tẻ. Bất chấp những gì có vẻ như là một tiền đề hấp dẫn, Modiano áp dụng một phong cách viết mà trong đầu tôi gọi là 'nặng thông tin', nghĩa là nói cho ngắn gọn thì cuốn sách dày đặc. Đây dường như là một đặc điểm chung trong văn học đương đại châu Âu và đặc biệt là các tác phẩm dịch. Những đoạn văn xuôi chứa đầy những mô tả dày đặc, cũng như những thông tin quan trọng giúp người đọc hiểu được câu chuyện, là đặc điểm nổi bật của phong cách này. Nếu bạn bỏ lỡ một điều gì đó, bạn gần như đã bỏ lỡ toàn bộ vấn đề, và đó là trường hợp của Phố Những Cửa Hiệu U Tối. Thêm vào phong cách viết là một câu chuyện có vẻ phức tạp đòi hỏi sự chú ý của bạn. Có thể cuốn sách này đáng để đọc lại nhưng tôi nghĩ có nhiều khả năng xảy ra trường hợp tôi sẽ tặng cuốn sách cho một cửa hàng từ thiện nào đó, để một số người nghèo khác có thể khám phá ra văn xuôi nhàm chán trông như thế nào.