Robbie Kellman Baxter - tác giả của cuốn sách Kinh tế thành viên là một nhà tiếp thị sản phẩm làm việc ở Thung lũng Silicon phía Bắc California Mỹ, sau đó bà trở thành chuyên viên tư vấn cho nhiều công ty khác nhau: Survey Monekry, Netflix, Yahoo. Khoảng 10 năm trước, bà đã bắt đầu hợp tác với Netflix và cảm thấy thích thú với mô hình đăng kí thành viên của Netflix. Từ đó bà tiếp tục tư vấn cho hàng chục công ty khác trong việc đăng kí kinh doanh và kinh doanh cộng đồng và tin rằng nền kinh tế thành viên này sẽ tương đương với một cuộc cách mạng công nghệ thời hiện đại. Nhờ cuốn sách này, bạn đọc sẽ tìm ra làm thế nào để xây dựng lòng trung thành khách hàng và có được mô hình doanh thu định kỳ hiệu quả. Đây là cuốn sách cần thiết với bất kỳ ai muốn khám phá những hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình.


Tác giả đã mở đầu cuốn sách một cách dễ hiểu bằng cách nêu ra những đều cần biết về kinh tế thành viên, Kinh tế thành viên là gì và tại sao chúng ta cần quan tâm đến nó. Sau đó là các chiến lược chiến thuật và làm rõ những gì đang diễn ra trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế sở hữu sang nền kinh tế thành viên, nó có các quy mô, tổ chức như thế nào và những bước để chúng ta có thể kiểm tra quá trình chuyển đổi những hoạt động này. Trước tiên phải hiểu tư cách thành viên trong nền kinh tế thành viên là gì: Tư cách thành viên là trạng thái liên tục gắn kết với một tổ chức hoặc một nhóm. Các thành viên là một phần của tổng thể – mặc dù không phải lúc nào họ cũng đóng góp cho hoạt động của các thành viên khác. Nghe có vẻ hơi khó hiểu nhỉ nhưng chúng ta sẽ thấy nó rõ ràng hơn, và thấy được vai trò rất quan trọng của nó ở những chương tiếp theo.





Nhu cầu của con người luôn định hình và ảnh hưởng đến kinh tế, nhu cầu thay đổi, cách thức kinh tế vận hành cũng sẽ thay đổi theo. Nếu như trước kia, việc trao đổi mua bán chỉ đơn thuần là mua và trả những giá trị vật chất tương đương và các mối quan hệ khách hàng sẽ kết thúc khi giao dịch đã hoàn tất, thì ngược lại, đó là khi công việc thực sự bắt đầu cho nền kinh tế thành viên. Dựa vào việc quan sát và đánh giá tinh tế, tác giả Robbie Kellman Baxter đã cho thấy sự chuyển đổi của nền kinh tế, chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế sở hữu sang nền kinh tế thành viên. Sự chuyển đổi đó bắt nguồn từ lực lượng then chốt bên ngoài đó chính là sự phát triển của công nghệ đang ngày càng thuận tiện trong việc kết nối , liên kết cộng đồng, khi chi phí xử lý dữ liệu giảm các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả để nhận lại tương tác của khách hàng thông qua công nghệ. Ngoài ra sự chuyển đổi còn gắn liền với nhu cầu cá nhân, nhờ công nghệ phát triển con người không còn bị giới hạn về sự gần gũi vật lý như các hiệp hội tổ chức đã làm nữa, họ có thể hoàn toàn gặp mặt hay liên lạc thông qua mạng xã hội, online… điều đó rất thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin và thỏa mãn một nhu cầu tâm lí thiết yếu ngày càng được củng cố: người ta ngày càng mong muốn có nhu cầu kết nối và sẵn sàng đổi quyền riêng tư để lấy sự gắn kết và trở thành một thành viên trong cộng đồng nào đó.

Sinh ra từ cuộc chuyển đổi công nghệ, nhấn mạnh vào các mối quan hệ liên tục, lâu dài hơn là các giao dịch cá nhân, mô hình kinh tế thành viên có thể tạo ra lợi ích cho các tổ chức. Tác giả đã cho thấy rằng tổ chức nào có khả năng xây dựng mối liên hệ với các thành viên – trái ngược với các khách hàng đơn thuần – tổ chức đó sẽ có sức cạnh tranh tốt. Vậy đó là lí do khiến kinh tế thành viên thực sự cần được quan tâm? Không đơn thuần như vậy, theo tác giả có ba lợi ích quan trọng:


1. Tao ra giá trị định kì và hoàn toàn có thể đoán được dòng tiền
2. Xây dựng mối quan hệ trực tiếp: mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức với khách hàng, và tự động chuyển đổi khách hàng theo quy trình tuyến tính, đồng nghĩa với sự tăng trưởng trong tương lai thông qua các hình thức như khách hàng này giới thiệu cho khách hàng tiềm năng khác... 
3. Tạo ra giữ liệu liên tục - công cụ giúp tổ chức tinh chỉnh chiến thuật và liên tục tìm hiểu về khách hàng của mình.

Điển hình cho nền kinh tế này không thể không nhắc đến Netflix, mô hình kinh tế thành viên của nó mang đến hàng loạt những rắc rối dẫn đến các chuỗi cửa hàng cho thuê phim bị phá sản. Netflix đầu tư nhiều phim và thiết lập tư cách thành viên, tạo ra những gói thuê bao phù hợp để giảm chi phí hàng tháng xuống thấp, đảm bảo túi tiền cho khách hàng. Nhờ tư cách thành viên, khách hàng sẽ không bị giới hạn quyền truy cập về số lượng và thời gian xem phim, quyền truy cập lớn hơn, đồng nghĩa với việc tương tác giữa khách hàng và công ty sẽ lớn hơn, gắn kết hai bên bền chặt hơn. Không chỉ đặt khách hàng làm trung tâm, khách hàng là người hưởng lợi, mô hình kinh tế thành viên của Netflix còn đem đến cho doanh nghiệp dĩ nhiên là doanh thu, và còn một thứ nữa rất quan trọng đó là dữ liệu người dùng. Nó rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, bởi từ dữ liệu thu được cùng những thuật toán phù hợp, doanh nghiệp có thể phân tích được hành vi khách hàng , từ đó điều chỉnh gợi ý và định hướng doanh nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu … Nó như một vòng tròn khép kín giữa khách hàng và doanh nghiệp, một mối quan hệ win - win cả hai cùng thắng, và vòng tròn đó sẽ ngày càng to ra khi chất lượng giao dịch ngày càng tốt lên, doanh nghiệp tập chung vào khả năng giữ chân và mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng, khách hàng phải làm chủ những giao dịch trọn đời này và phải ngày càng nhận được nhiều lợi ích cũng như thỏa mãn nhu cầu của mình về doanh nghiệp.





Vai trò và lợi ích quan trọng như vậy, một tin đáng mừng là hầu hết các công ty hoặc tổ chức có thể chuyển đổi từ nền kinh tế sở hữu sang nền kinh tế thành viên. Bởi mô hình nào cũng cần có chiếc lược và chiến thuật nhất định,  Robbie Kellman Baxter không quên đưa ra bảy bước trong khuân khổ tạo tiền để cho việc chuyển đổi từ kinh tế sở hữu sang kinh tế thành viên.
Có lẽ thú vị nhất chính là việc áp dụng chương trình “miễn phí” , chiến lược này dựa vào thuộc tính đa nhiệm của mô hình kinh tế thành viên, việc áp dụng nó vừa hiệu quả nhưng cũng đầy thách thức. Bạn cần phải tính toán xem khi nào mới áp dụng “Miễn phí” , trong nhiều trường hợp , “Miễn phí” rất ý nghĩa khi mà chính người sử dụng dịch vụ sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho tương lai, tương tác miễn phí và xây dựng mạng lưới lớn lên nhờ tương tác với các khách hàng tiềm năng khác , “bản dùng thử” này sẽ là tấm lưới “thu” vào khách hàng và trải nghiệm của họ một cách tự nhiên nhất. “Bản dùng thử miễn phí” sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi khách hàng đồng ý nâng câp từ miễn phí lên trả phí sau khi đã có trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ. Miễn phí dịch vụ như một công cụ giúp tăng trưởng hỗ trợ kinh doanh đem lại lợi ích về mặt số lượng, cấp độ hay tính năng dịch vụ, hãy cần coi “miễn phí” là chiến thuật để xây dựng chiến lược lâu dài .

Tác giả cũng đưa ra nhiều số liệu nghiên cứu, sơ đồ và lý lẽ để người đọc thấy được phản ảnh của khách hàng là rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nhưng nó lại luôn thay đổi, đôi khi phản ánh của khách hàng sẽ không còn đúng và đôi khi khách hàng không cần mình nữa .. những điều đó buộc doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và đặt ra những câu hỏi: Nền mở rộng sản phẩm dịch vụ công ty để mang lại lợi ích to lớn hay cứ bám sát thế mạnh của mình đang nắm giữ và không mở rộng. Robbie Kellman Baxter làm rõ điều đó thông qua những mô hình của các công ty/ tổ chức kinh tế thành viên lớn với những quy mô khác nhau, từ Survey Mobnkey, Match.com , LinkedIn, Star bucks, T mobile .. cho đến các doanh nghiệp nhỏ, các công ty tư vấn, thương mại. Nhờ những kinh nghiệm và bài học từ những mô hình này người đọc sẽ có những đúc rút và hiểu sâu hơn về nền kinh tế thành viên.





Kết thúc cuốn sách sẽ là sự chuyển đổi của nền kinh tế thành viên, Robbie Kellman Baxter càng nhấn mạnh rõ hơn vai trò của công nghệ, nhu cầu của khách hàng, nhất là khách hàng trung thành và chiến lược của doanh nghiệp trong sự chuyển đổi này. Ngay chính bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn đổi mới mình để bắt kịp xu thế kinh tế này. Xây dựng đội ngũ thành viên mang lại giá trị cho cả đôi bên không phải là điều dễ dàng và chính doanh nghiệp là phía phải chủ động để xây dựng giá trị đó với mục tiêu khách hàng là trung tâm, phải luôn khát khao, không ngại đổi mới và xây dựng một cộng đồng tiềm năng là bài học sẽ được rút ra từ cuốn sách này,

Mô hình kinh tế thành viên như một chiếc chén thánh, mang trong mình rất nhiều tiềm năng. Robbie Kellman Baxter thực sự là một chiến lược gia tài năng, bà dành rất nhiều tâm huyết và nghiên cứu để viết lên cuốn sách này nơi một nền kinh tế không chỉ đánh vào kế hoạch kinh doanh mà cả tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Mối dây liên lạc giữa tổ chức và khách hàng sẽ còn nên tiếp nối kể cả khi giao dịch đã kết thúc, xây dựng một cộng đồng thành viên chất lượng tốt, phát triển nó lớn lên từng ngày đến lúc nào đó cộng đồng sẽ tự thân nó vận hành đúng vai trò giá trị của nó, việc sở hữu càng nhiều khách hàng trung thành, sẽ càng giúp bạn phát triển doanh nghiệp hay tổ chức của mình. Càng nhiều khách hàng trung thành, hướng đi chiến lược sẽ càng rõ ràng và càng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệp như hiện nay….

Khái niệm kinh tế thành viên có lẽ sẽ còn xa lạ với nhiều người, nhất là những ai không chuyên về kinh tế hay quan tâm nhiều về nó. Ngay từ đầu khi cầm cuốn sách này đọc, bản thân mình cũng đã rất đắn đo không biết có nên lật những trang tiếp theo hay không, bởi mình không có nhiều kiến thức về kinh tế, cũng chưa từng đầu tư nhiều thời gian đọc sách hay tìm hiểu về kinh tế. Nhưng rồi một động lực nào đó đã khiến mình quyết tâm đọc hết cuốn sách bìa đỏ mà theo mình đánh giá là rất quyến rũ này. Vì vậy bài viết này sẽ không phải là cái nhìn của các nhà quản trị, doanh nhân, nhà lãnh đạo hiệp hội, các nhà marketing , sinh viên trường kinh doanh .. như tác giả muốn đề xuất mà là cái nhìn của một cá nhân không chuyên quan tâm đến nền kinh tế này. Nhờ Robbie Kellman Baxter viết cuốn sách này mà mình có thể hiểu hơn về mô hình kinh tế thành viên, hi vọng cuốn sách cũng sẽ đem lại thật nhiều kiến thức đến với mỗi bạn đọc như nó đã mang đến cho mình.                                                                                                                                                                                                                                                

Review chi tiết bởi Hồng Yến - Bookademy

Ảnh : Trang Nguyễn

Deal mua sách giá tốt hiện có: bìa mềm https://goo.gl/c6tC9m hoặc https://goo.gl/v9yPfe

-------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
Xem thêm

Tôi không phải người của nền kinh tế hội viên. Tôi ghét cảm giác bị lôi kéo vào những cộng đồng và hội nhóm. Nhiều năm trước, khi cửa hàng tạp hóa quen thuộc bắt đầu áp dụng thẻ khách hàng thân thiết, tôi lập tức chuyển sang cửa hàng khác. Rồi cửa hàng mới cũng áp dụng, tôi lại chuyển tiếp. Giờ đây, cửa hàng thứ ba cũng tham gia cuộc chơi và tôi như rơi vào bẫy. Tôi còn nhớ thời kỳ vàng son khi mua hàng giảm giá chỉ cần trả đúng giá niêm yết, không cần những chiếc thẻ ngu ngốc. Việc phải cung cấp số điện thoại cho Safeway để tiết kiệm được 37 xu cho một gói Doritos khiến tôi phát điên. Thế nhưng, những chương trình khách hàng thân thiết này, dù thường tỏ ra thao túng một cách thô thiển, vẫn có hiệu quả bởi con người vốn là những kẻ ngốc với bản năng bầy đàn. Trong cuốn “Kinh tế Thành Viên”, Robbie Baxter giải thích cách khai thác tâm lý đám đông để vắt kiệt tiền túi khách hàng. Được rồi, tôi thừa nhận mình đang quá khắt khe. Toàn bộ khái niệm về kinh tế hội viên trái ngược với bản năng của tôi (trừ những lĩnh vực kinh tế hội viên thực sự hợp lý như Costco, Netflix hay Amazon Prime). Tôi muốn hạn chế tối đa tiếp xúc với công ty bán hàng, trừ khi gặp vấn đề cần giải quyết. Rõ ràng, tôi không phải là đối tượng mục tiêu của nền kinh tế hội viên, và Baxter cũng thừa nhận điều này. Nhưng với nhiều người, cảm giác thuộc về một cộng đồng lớn dường như là yếu tố quyết định sự hài lòng khi mua một hộp bột giặt Tide Pods.

Cuốn sách "Kinh Tế Thành Viên" đưa ta vào một thế giới mới, nơi giá trị không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà còn là cảm xúc kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, con người luôn tìm kiếm sự thuộc về và khẳng định bản thân sau khi đã đáp ứng nhu cầu cơ bản. Kinh tế Thành Viên chính là không gian nuôi dưỡng những khát khao ấy. Điều cốt lõi không phải là sự đăng ký thành viên, mà là tâm thế gắn kết giữa tổ chức và mỗi cá nhân. Khi coi khách hàng như một phần của cộng đồng, doanh nghiệp không chỉ xây dựng mối quan hệ bền chặt mà còn mở ra những tiềm năng vô hạn. Giống như một cộng đồng trực tuyến, đa số người tham gia chỉ là những người quan sát, số ít đóng góp thỉnh thoảng, và chỉ một phần nhỏ tích cực tương tác. LinkedIn là một ví dụ điển hình về hiệu ứng mạng lưới: càng nhiều người tham gia, giá trị của nền tảng càng lớn với mỗi thành viên. Mô hình "phễu đồng hồ cát" và chiến lược "miễn phí để dùng" cũng là những công cụ hữu ích để thu hút và nuôi dưỡng cộng đồng. Tuy nhiên, thành công không chỉ đo bằng lợi nhuận. Những thành viên tích cực, dù không mang lại doanh thu trực tiếp, lại là động lực chính cho sự phát triển. Họ là những ngôi sao thầm lặng, góp phần tạo nên sức sống cho cả cộng đồng. "Kinh Tế Thành Viên" không chỉ là một cuốn sách về kinh doanh, mà còn là một lời mời gọi chúng ta nhìn nhận lại mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa con người với con người.

Khách hàng không chỉ là những người mua hàng thụ động, họ khát khao trở thành một phần của thương hiệu, như thể hiện qua sự trung thành với Uber/Lyft, Netflix hay Amazon Prime. Bạn có tò mò về bí quyết thành công của những doanh nghiệp này không? Liệu thành viên có đóng góp vào lợi nhuận? Trong "Kinh Tế Thành Viên", tác giả Baxter chia sẻ kinh nghiệm của mình để khám phá những mô hình khác nhau, thảo luận về cơ hội và thách thức mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt khi hướng tới mô hình kinh doanh dựa trên thành viên. Liệu chiến lược này có phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Điều đó phụ thuộc vào bản chất và văn hóa của từng công ty. Đây không phải là một cuốn sách khô cứng với những bảng biểu vô hồn. Ngược lại, nó khiến người đọc phải dừng lại và suy ngẫm. Đừng lo, đây không phải một tác phẩm dày cộp. Baxter khéo léo sử dụng các biểu đồ tóm tắt để giải thích những khái niệm chính và kết thúc mỗi chương bằng một danh sách tổng quan. "Kinh Tế Thành Viên" có thể giúp doanh nghiệp suy nghĩ về cách chuyển đổi sang mô hình kinh doanh dựa trên thành viên. Mặc dù những công ty và công nghệ nổi bật năm 2015 có thể trở nên lỗi thời vào năm 2019 và sau đó, nhưng những nguyên tắc cơ bản trong cuốn sách vẫn có giá trị lâu dài. Đây là cuốn sách đáng đọc lại khi doanh nghiệp sẵn sàng cam kết xây dựng một cộng đồng thành viên trung thành và nhiệt huyết. Tôi nhận được bản ebook của cuốn sách này từ NetGalley để đổi lấy đánh giá. Theo yêu cầu của Ủy ban Thương mại Liên bang, tôi cần thông báo điều này.

"Kinh tế Thành viên" là một khúc ca đầy suy tư về sự chuyển đổi từ sở hữu sang thành viên trong mọi khía cạnh cuộc sống. Từ Uber, Netflix đến LinkedIn và Peloton, tác giả Robbie Kellman Baxter (RKB) đã vẽ nên một bức tranh hùng hồn về tác động sâu rộng của nền kinh tế thành viên, ví von nó như một cuộc Cách mạng Công nghiệp mới. Sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiến tạo một "giao dịch vĩnh cửu" trong kinh doanh. Khi khách hàng đã gia nhập, họ cần liên tục được chăm sóc, trải nghiệm tuyệt vời mà không phải bận tâm đến thanh toán. Họ cần cảm thấy mình là một phần của cộng đồng, và cùng cộng đồng đó phát triển theo thời gian. RKB gợi ý rằng thành công trong nền kinh tế hiện đại đòi hỏi sự chuyển dịch từ sở hữu sang tiếp cận, từ giao dịch vô danh sang mối quan hệ thân thiết, và từ truyền thông một chiều sang đối thoại hai chiều. Điều này cần một tư duy ưu tiên giải quyết vấn đề hơn là bán sản phẩm. Cuốn sách mang đến những góc nhìn quý báu về sự chuyển đổi từ sở hữu sang thành viên, mở ra một chân trời mới về mối quan hệ khách hàng và mô hình kinh doanh. Đồng thời, nó cung cấp những lời khuyên thực tiễn để xây dựng một doanh nghiệp thành viên thành công, nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng và tương tác liên tục với khách hàng. Những ví dụ thực tế trong sách giúp độc giả dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn các khái niệm. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào mô hình thành viên có thể không phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình khác hoặc ngành nghề không thể áp dụng mô hình này. Một số độc giả có thể cho rằng việc nhấn mạnh tính cách mạng của nền kinh tế thành viên là hơi quá.

Các câu lạc bộ riêng tư hiện nay có quy mô lớn hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như Netflix, với 195 triệu người đăng ký trả phí, tương đương với tổng dân số của Đức, Pháp và Anh cộng lại. Bạn có phải là thành viên của Spotify, Amazon Prime, dịch vụ Apple, v.v.? Nền kinh tế hội viên đã thay thế cho nền kinh tế mua bán đơn thuần. Phần mềm đóng hộp không còn được bán theo cách đó nữa, chúng được cung cấp dưới dạng "phí hội viên" hàng tháng. Tháng Giêng 2020, giá trị thị trường của Netflix lên tới khoảng 240 tỷ đô la Mỹ, trong khi giá trị của kênh ABC chỉ ước tính từ 1,5 đến 2,5 tỷ đô la. Những ví dụ này cho thấy mô hình quảng cáo truyền thống đã bị mô hình truy cập vượt qua một cách triệt để như thế nào.

Tuy nhiên, mô hình hội viên này khiến nhiều người trên thế giới không được tiếp cận, mặc dù chất lượng nội dung chắc chắn phản ánh chính nền kinh tế đó. Cuốn sách này đã được xuất bản cách đây 5 năm và nhiều ví dụ được trích dẫn không còn phù hợp nữa, đây là bản chất của thương mại điện tử. Mặc dù vậy, những bài học được rút ra từ việc điều hướng nền kinh tế hội viên với vai trò là người tiêu dùng, nhà đầu tư và doanh nhân vẫn khiến cho cuốn sách này đáng đọc