Lần đầu tiên trong lịch sử nền văn học thế giới, một câu chuyện được kể bởi Thần Chết. Bởi Thần Chết có mặt ở khắp mọi nơi, và vào năm 1943, thì công việc của hắn trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Hắn không phải là kẻ thù của bất cứ ai, trái lại, hắn lại là một người bạn thân ái, của kẻ trộm sách, khi câu chuyện này kết thúc. Và câu chuyện này, là câu chuyện về cuộc đời của một kẻ trộm sách - “người lay từ ngữ” - Liesel Meminger.


Đứa bé gái trên phố Thiên Đường


Chuyện của Liesel bắt đầu vào những ngày tháng yên bình cuối cùng của thế giới - mùa hè năm 1939 - ngay trước khi nhân loại bước vào một trong những sự kiện lịch sử tồi tệ nhất của loài người - thế chiến thứ II, trong đó, có thảm họa diệt chủng Holocaust. Cô bé 9 tuổi được một gia đình trên phố Himmel (Thiên Đường) nhận nuôi, gia đình của Hans Hubermann và Rosa Hubermann. Liesel là một đứa ngang ngạnh, ương bướng, là đứa mà có thể sẵn sàng đấm vào mặt bạn bất cứ lúc nào nếu nó bị bạn xúc phạm. “Cậu chẳng bao giờ biết được khi nào thì nó sẽ giáng cho cậu một cái bạt tai đâu”, một thằng con trai vừa nhận một trận nhừ đòn từ Liesel đã nói thế.


Tại phố Thiên Đường này, Liesel đã bắt đầu quen mặt với đủ loại nhân vật: từ người đàn bà không chồng Holtzapfel đặc biệt ưa thích việc khạc nhổ và chửi rủa người khác, đến mụ chủ cửa hàng tạp hóa người Aryan cao quý, thuần chủng; từ Rudy Steiner, đứa con trai với mái tóc màu vàng chanh và ba huy chương vàng treo trên cổ - mà sau này sẽ trở thành người bạn chí cốt của Liesel, đến thằng nhóc bị “thối tai kinh niên” Tommy Muller với bộ mặt lúc nào cũng có xu hướng co rúm lại đã nhận nhiều hơn một quả đấm từ Liesel. Và cũng phố Thiên Đường ấy, mặc cho sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế của nước Đức dưới thời Hitler,  vẫn là con phố của những kẻ nghèo khổ, bần hàn.


Hans Hubermann


Khi đến phố Thiên Đường, người bạn đầu tiên của Liesel, không ai khác, chính là người bố nuôi - Hans Hubermann - một người chơi đàn xếp tài ba. Hans đến bên nó khi nó gặp cơn ác mộng đầu tiên, ở bên nó những khi màn đêm buông xuống, bắt cho nó những con chữ đang nhảy múa trên từng trang sách.

        

                   


Ông mang âm nhạc tới con phố nghèo nàn u ám này, với cây đàn xếp cũ kỹ trên tay. Và cũng chính ông, một người Đức thuần chủng, đã giang tay che chở cho Max Vandenburg, một thanh niên người Do Thái sinh ra trên đất Đức đang bị chính đất nước mình ghẻ lạnh, mặc cho giấu một người Do Thái trong nhà mình ở thời điểm đó là một việc làm đầy nguy hiểm. Nhưng lương tâm của ông đã buộc ông phải làm vậy, dù cho những tháng ngày đó ông phải sống trong sự dằn vặt, sợ hãi trước một sự thật rằng một khi Max bị phát hiện, không chỉ ông, mà cả Rosa và Liesel cũng sẽ không còn đường sống sót. Ông đã làm vậy, cho tới khi không còn có thể tiếp tục được nữa.


Những cuốn sách của Người lay từ ngữ


Có thể nói, cuộc đời của Liesel chính là gắn liền với những cuốn sách. Chúng gần như là cầu nối duy nhất giúp Liesel đến gần với mọi người ở phố Thiên Đàng hơn. Đầu tiên, là Hans Hubermann, bố nuôi của nó. Hans là người phát hiện ra cuốn sách đầu tiên nó ăn trộm, và cũng là người đã nhen lên tình yêu sách, tình yêu văn chương trong trái tim con bé. Bố đem đến cho nó từ ngữ, trong bóng tối, dưới tầng hầm, hay bên dòng sông Amper êm đềm chảy xuôi, mà chính những từ ngữ đó, sau này, đã cứu sống cuộc đời nó, cứu sống nó. Và vì thế, mà con bé yêu bố mình da diết.


Có những đêm, sau khi buổi học dưới tầng hầm kết thúc, Liesel ngồi trong nhà tắm và nghe những lời bình luận quen thuộc vọng ra từ căn bếp.

“Ông thối quá”, Mẹ nói với Hans. “Như mùi thuốc lá và dầu hỏa ấy.”

Vừa ngồi ngập trong nước, con bé vừa tưởng tượng ra thứ mùi tỏa ra từ quần áo bố nuôi nó. Hơn hết, đó là mùi của tình bạn, và nó cũng có thể ngửi thấy cái mùi ấy trên người mình. Liesel yêu cái mùi đó. Con bé thường hít ngửi cánh tay mình, trong lúc làn nước mát cứ bồng bềnh xung quanh.


Những cuốn sách cũng chính là sợi dây liên kết vô hình giữa Liesel và một nhân vật đặc biệt, Ilsa Hermann. Nhờ có Ilsa, con bé đã lần đầu tiên được bước vào thư phòng nhà thị trưởng. Nhờ có Ilsa, con bé đã lần đầu tiên được chạm tay vào những cuốn sách quý giá, cả một kệ đầy sách, và thư thái tận hưởng vị ngọt của văn chương.


Nó lướt mu bàn tay của mình dọc theo hàng kệ đầu tiên, lắng nghe tiếng móng tay quẹt lạo xạo trên gáy của từng quyển sách. Âm thanh ấy nghe như một thứ nhạc cụ, hay như một thứ công cụ để ghi chép lại những bước chân đang chạy. Nó dùng cả hai tay. Nó đua chúng. Kệ này nối tiếp kệ khác. Và nó cười.

[...]

Con bé lại đi một vòng và lặp lại hành động ấy một lần nữa, lần này chậm hơn rất nhiều, tay nó để xuôi, cho lòng bàn tay nó cảm nhận được từng quyển sách một. Nó có cảm giác như một phép màu, như cái đẹp, như những tia sáng chiếu xuống từ một ngọn đèn treo. Có vài lần con bé đã gần như rút một quyển sách ra mà không dám. Chúng quá hoàn hảo.


Liesel yêu sách da diết. Và tình yêu ấy của nó, sau đó, thường được hiện thực hóa theo cái cách kì dị và điên rồ nhất - trộm sách, đặc biệt là sau khi con bé đã có thể tự đọc được chữ, thì niềm khao khát những cuốn sách mới trong nó càng cháy bỏng hơn bao giờ hết.


                    


Liesel là một cô bé với những ý nghĩ và những quyết định kì quặc, nhưng bên cạnh nó, đồng hành với nó trong những vụ ăn trộm, luôn là Rudy Steiner. Rudy không phải một kẻ mê sách, nhưng thằng bé vững chãi và luôn muốn đảm bảo rằng “cô bạn gái bé nhỏ” của nó được an toàn. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, trên mọi “chiến trường”, bên Liesel luôn là một mái tóc màu vàng chanh của cậu bạn nhà bên luôn miệng gọi nó là “Đồ lợn!”


Nói tới Liesel và những cuốn sách, chắc chắn sẽ là một thiếu sót không thể bỏ qua nếu không nhắc về một nhân vật với tầm ảnh hưởng rất lớn tới tính cách và tình yêu văn chương trong con bé - Max Vandenburg. Như đã đề cập đến ở trên, Max là một “tay đấm” người Do Thái sẽ trú ngụ trong nhà Liesel trong một khoảng thời gian khá dài và nhiều biến cố. Max là người Liesel lo lắng nhiều nhất, cũng tìm kiếm nhiều nhất. Thời gian có Max trong gia đình với con bé là khoảng thời gian tuyệt đẹp khi nó được hàng ngày ngồi cùng anh dưới tầng hầm, anh viết truyện, còn nó thì đọc sách; khi nó sẽ lao ra khỏi nhà và ngay lập tức vào báo với Max tình hình thời tiết ngày hôm nay. Max giúp nó trở thành một người có-bí-mật, và một người biết-giữ-bí-mật. Và cũng chính anh đã là người đặt cho con bé cái tên mà nó rất thích Người lay từ ngữ. Anh viết:


Những người leo lên cây lời nói được gọi là những người lay từ ngữ.

Những người lay từ ngữ giỏi nhất là những người hiểu được sức mạnh đích thực của từ ngữ. Họ luôn là những người có thể trèo lên cao nhất. Một trong số những người lay từ ngữ như vậy là một đứa con gái bé nhỏ, mảnh khảnh. Cô bé ấy nổi tiếng là người lay từ ngữ giỏi nhất vùng, bởi cô biết một con người có thể bất lực đến thế nào NẾU KHÔNG CÓ từ ngữ. Cô bé luôn đói khát những từ ngữ.


Sức mạnh của từ ngữ...


Cô bé luôn đói khát những từ ngữ có lẽ là những câu chữ vừa vặn nhất dành cho Liesel. Cô bé đã nhận ra, sau những biến cố đã xảy đến với mình, gia đình, người bạn thân nhất, con phố Thiên Đường, thị trấn Molching và cả nước Đức, đúng, cô bé đã thực sự nhận ra từ ngữ có sức mạnh to lớn đến nhường nào. Những từ ngữ đã giúp một kẻ tàn bạo như Adolf Hitler thu phục biết bao con người Đức thuần chủng, buộc họ phải từ bỏ, ghẻ lạnh đồng loại Do Thái, ngay cả khi những con người Do Thái đó được sinh ra trên chính đất nước mình. Những từ ngữ, được Liesel hít vào rồi thở ra dưới căn hầm chật chội nhà Fiedler, chen chúc dưới những âm điệu rền vang của những quả bom dội xuống trần nhà, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó là xoa dịu nỗi sợ hãi của tất cả mọi người, sự hỗn loạn, căng thẳng của người lớn, và tiếng gào khóc của lũ trẻ con. Tất cả đều dừng lại, để cho sự im lặng rỉ qua tầng hầm đông nghịt người, nhường chỗ cho tiếng đọc sách lảnh lót của một cô bé gái. Những từ ngữ, quả thật, nó có một sức mạnh khủng khiếp nhường ấy, nó có thể xây đắp tất cả mà cũng có thể phá hủy tất cả. Tất cả, do con người tạo nên, ngay cả Thần Chết cũng cảm thấy sợ hãi.


Tôi muốn kể cho kẻ trộm sách nghe rất nhiều điều, về cái đẹp và sự tàn khốc. Nhưng tôi có thể kể với bà ấy cái gì đây về những điều mà bà ấy vẫn chưa biết? Tôi muốn giải thích với bà rằng tôi thường xuyên đánh giá con người quá cao hoặc quá thấp - rằng rất hiếm khi tôi chỉ đơn giản là đánh giá họ. Tôi những muốn hỏi bà ấy làm sao mà một giống loài lại có thể vừa quá xấu xa vừa quá vĩ đại như vậy, và làm sao mà từ ngữ của giống loài ấy lại có thể vừa đáng nguyền rủa vừa thần diệu đến thế.


                   


...Và chiến tranh


Kề về chiến tranh, ấy vậy mà dường như “những chiến trường đẫm máu”, hay “những cỗ xe tăng súng đạn chết người” lại không phải là điều Zusak muốn tập trung khắc họa. Thay vào đó, là 4 năm đầy ắp những ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, 4 năm bị bao trùm bởi những nỗi kinh hoàng của một cô bé tại một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố Munich, Đức, trên một con phố mang tên Thiên Đường. Cuộc sống ấy đã có thể thật đẹp đẽ nếu như không có cuộc tàn sát Holocaust, và gia đình Hubermann đã không phải sống trong dằn vặt khi phải giấu một thanh niên Do Thái trong căn nhà chật chội của mình. Cuộc sống ấy đã có thể trở nên đáng nhớ theo một cách dễ chịu hơn nếu những quả bom không rơi xuống Munich từ lồng ngực của những chiếc máy bay hàng đêm gầm rú trên bầu trời. Bởi chiến tranh, không là gì khác, chính là nỗi đau không thể nguôi ngoai, đặc biệt với những người ở lại.


Hẳn rồi, chiến tranh có nghĩa là chết chóc, nhưng nó luôn khiến cho mặt đất dưới chân người ta trở nên chao đảo khi cái chết ấy là của một người đã từng sống và hít thở gần bạn đến như thế. Rosa đã chứng kiến cả hai đứa con trai nhà Holtzapfel lớn lên.


Lời kết


Chủ đề của Kẻ trộm sách - thế chiến thứ II - không phải là một chủ đề mới. Đã có quá nhiều những tác phẩm văn học được tạo nên để mô tả tội ác và tất cả những thảm kịch mà những kẻ phát xít đã gây ra cho thế giới loài người. Nhưng Kẻ trộm sách lại được “vẽ” nên bởi những “từ ngữ” hoàn toàn khác - đơn giản mà sâu lắng, nhẹ nhàng mà táo bạo - đã khoác lên thế chiến thứ II một diện mạo hoàn toàn mới, hiện hữu trong chính tâm can của từng nhân vật, trong suy nghĩ, cảm xúc và những biến cố cuộc đời của chính họ. Để rồi người đọc sẽ cùng cười, cùng khóc và sẽ đồng hành với họ tới tận những trang sách cuối cùng!


Tác giả: Thúy Hạnh - Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3


Xem thêm

Câu chuyện với bối cảnh vô cùng đơn giản. Đó là những lời thuật lại của thần chết về cuộc đời của một cô bé tên là Liesel. Mà cuộc đời của cô bé ấy được thần chết đánh giá là hay đến mức có thể cho mình xao lãng công việc. Với bố cảnh trong thế chiến thứ II, cô bé Liesel là một cô bé mồ côi vì cha mẹ bị được tới trai tập trung của Đức quốc xã, và cô bé phải sống với những người cha mẹ mới, tại ngôi nhà mới mang tên “phố thiên đàng”. Tại đây cô bé gặp rất nhiều người mới: cậu bạn Rudy, vợ bà hiệu trưởng và anh chàng người do thái tên Max,…Và từ đây cô bé phát hiện ra niềm đam mê của mình với những cuốn sách, cô luôn kiếm tìm cách để trộm những cuốn sách những lúc có thể, và mỗi lần một cuốn sách bị trộm đó là một cột mốc thay đối trong cuộc đời Liesel. Mỗi cuốn sách bị trộm đó chính là đánh dấu mối quan hệ của cô với những nhân vật trong truyện vì những cuốn sách ấy luôn có liên quan mật thiết với những nhân vật ấy, đặc biệt nhất có lẽ là cuốn sách tranh cuốn anh chàng Max. Đây là cuốn sách đã dạy cho cô nhiều điều nhất và là cuốn dạy cô về sức mạnh của “ngôn từ”, nó còn là cuốn sách mà khi cô nhận được nó đã biến chuyển cuộc đời cô vô cùng.

"Kẻ Trộm Sách" là một tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Ở một góc độ nào đó, nó là một câu chuyện cổ tích hiện đại, kể về một cô bé tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống trong những cuốn sách. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử đen tối của Đức Quốc xã đã tạo nên một lớp phủ u ám, khiến câu chuyện trở nên phức tạp và nhiều tầng nghĩa hơn.

Sự kết hợp giữa yếu tố cổ tích và hiện thực tạo nên một trải nghiệm đọc vừa đẹp đẽ vừa ám ảnh. Thần Chết, với giọng điệu hài hước pha chút bi quan, đã mang đến một góc nhìn độc đáo về cuộc sống và cái chết. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của nhân vật này đôi khi lại tạo ra cảm giác không thực tế, khiến người đọc khó lòng tin vào những gì đang diễn ra.

Một điểm đáng bàn nữa là cách kể chuyện của tác giả. Việc để một cô bé và một Thần Chết kể lại câu chuyện đã tạo nên một lớp lọc, khiến cho thông tin đến với người đọc trở nên mơ hồ và chủ quan. Điều này vừa là điểm mạnh, tạo nên sự độc đáo, vừa là điểm yếu, khiến cho câu hỏi về bản chất con người và ý nghĩa cuộc sống trở nên khó trả lời hơn.

Mặc dù vậy, "Kẻ Trộm Sách" vẫn là một tác phẩm đáng đọc. Cuốn sách đã chạm đến những vấn đề sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, mất mát và sự tồn tại của con người. Sức mạnh của ngôn từ, khả năng kết nối và chữa lành của sách là những thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

Tóm lại, "Kẻ Trộm Sách" là một tác phẩm độc đáo, mang đến nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Tuy nhiên, nó không phải là một cuốn sách hoàn hảo. Mỗi độc giả sẽ có những trải nghiệm và đánh giá khác nhau về tác phẩm này.

Chiến tranh không chỉ tàn phá những thành phố mà còn hủy hoại tâm hồn con người, đặc biệt là trẻ em. Trong "Kẻ Trộm Sách", Liesel Meminger là một ví dụ điển hình cho những đứa trẻ lớn lên giữa bóng tối của chiến tranh. Liesel Meminger phải đối mặt từ khi còn rất nhỏ, đã để lại những vết sẹo sâu sắc trong tâm hồn cô bé. Sự mất mát người thân ngay từ những năm tháng đầu đời đã gieo vào lòng Liesel nỗi đau xót khôn nguôi và cảm giác cô đơn tột cùng. Hình ảnh em trai nhỏ bé, lạnh lẽo trong chiếc quan tài đã ám ảnh cô suốt một thời gian dài. Ám ảnh đó càng trở nên rõ nét hơn khi cô phải chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, những ngôi nhà đổ nát, những tiếng bom nổ vang trời, và những cái chết bất ngờ. Nỗi sợ hãi, lo âu luôn thường trực trong tâm hồn non nớt của Liesel, khiến cô bé trở nên nhút nhát và thiếu tự tin.

Để đối phó với những cảm xúc tiêu cực, Liesel đã tìm đến sách. Sách đã trở thành một thế giới khác, nơi cô có thể trốn tránh những đau khổ của cuộc sống thực tại. Qua từng trang sách, Liesel tìm thấy sự đồng cảm, khám phá ra những giá trị nhân văn cao đẹp và học cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những cảm xúc tích cực, sách cũng khơi gợi trong cô những nỗi buồn sâu thẳm. Khi đọc về những câu chuyện bi thương, Liesel không khỏi liên tưởng đến những mất mát của bản thân.

Sự trưởng thành của Liesel trong hoàn cảnh chiến tranh là một quá trình đầy đau khổ nhưng cũng rất mạnh mẽ. Cô bé đã học được cách chấp nhận sự mất mát, đối mặt với nỗi sợ hãi và trân trọng những giá trị của cuộc sống. Tuy nhiên, những vết thương tâm lý do chiến tranh gây ra không dễ dàng lành lại. Liesel vẫn mang trong mình những ám ảnh, những nỗi đau khó nói thành lời.

Câu chuyện của Liesel không chỉ là câu chuyện của một cô bé, mà còn là câu chuyện của hàng triệu trẻ em trên thế giới đã phải trải qua những đau khổ của chiến tranh. Nó cho chúng ta thấy rằng, chiến tranh không chỉ tàn phá cơ sở vật chất mà còn để lại những hậu quả nặng nề về mặt tinh thần. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, con người vẫn luôn tìm thấy những tia hy vọng và sức mạnh để vượt qua. Và tình yêu thương, sự chia sẻ chính là những liều thuốc tinh thần giúp chúng ta chữa lành những vết thương lòng.

"Kẻ Trộm Sách" không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một trải nghiệm. Cuốn sách đã đưa tôi vào một hành trình đầy cảm xúc, nơi tôi chứng kiến cuộc sống của Liesel Meminger, một cô bé mồ côi lạc lõng giữa bão tố chiến tranh. Với góc nhìn độc đáo của Thần Chết, tác giả Markus Zusak đã vẽ nên một bức tranh sống động, đầy màu sắc về tình yêu, hy vọng, và cả sự mất mát.

Lối văn của Zusak thực sự là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi câu chữ đều được trau chuốt, tỉ mỉ, khiến người đọc như đắm chìm trong từng khung cảnh, từng cảm xúc. Việc lựa chọn Thần Chết làm người kể chuyện là một quyết định táo bạo nhưng lại vô cùng thành công. Qua đôi mắt của Thần Chết, ta thấy được cả sự hài hước, sự trớ trêu, và cả sự đồng cảm sâu sắc với con người.

"Kẻ Trộm Sách" không chỉ là câu chuyện về một cô bé trộm sách, mà còn là một bản giao hưởng về sức mạnh của ngôn từ. Sách, đối với Liesel, không chỉ là những trang giấy, mà còn là một thế giới mới, là nơi cô tìm thấy niềm an ủi và sự đồng điệu. Cuốn sách tranh của Max, với những bức vẽ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, đã trở thành một người bạn đồng hành đặc biệt, giúp cô vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Có những đoạn trong sách khiến tôi không kìm được nước mắt, nhưng cũng có những đoạn khiến tôi bật cười. Đó chính là vẻ đẹp của cuộc sống, là sự đan xen giữa những khoảnh khắc đau buồn và những khoảnh khắc hạnh phúc. "Kẻ Trộm Sách" đã dạy tôi rằng, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn có thể tìm thấy niềm vui và hy vọng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, về tình yêu thương và sự mất mát, thì "Kẻ Trộm Sách" chính là câu trả lời. Hãy cùng Liesel và Thần Chết khám phá một thế giới đầy cảm xúc và ý nghĩa.

"Kẻ trộm sách" của Markus Zusak không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về một cô bé trộm sách trong thời chiến, mà còn là một bản giao hưởng cảm xúc sâu lắng về tình yêu, hy vọng, sự mất mát và sức mạnh của con người. Với góc nhìn độc đáo của Thần Chết, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động về cuộc đời của Liesel Meminger, một cô bé mồ côi lạc lõng giữa bão tố chiến tranh.

Điều làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách chính là cách mà Zusak khai thác chủ đề về sách và chữ viết. Mỗi cuốn sách mà Liesel trộm không chỉ là một vật vô tri, mà còn là một chiếc cầu nối cô với thế giới xung quanh. Qua từng trang sách, Liesel học được cách đối mặt với nỗi đau, tìm thấy niềm vui và khám phá bản thân. Đặc biệt, cuốn sách tranh của Max đã trở thành một người bạn đồng hành đặc biệt, giúp cô hiểu rõ hơn về sức mạnh của ngôn từ và tầm quan trọng của việc chia sẻ câu chuyện.

Bối cảnh lịch sử Thế chiến II càng làm tăng thêm chiều sâu cho câu chuyện. Cuộc sống khắc nghiệt, sự phân biệt đối xử và nỗi sợ hãi luôn hiện hữu, nhưng tình yêu thương và lòng nhân ái vẫn le lói giữa những bóng tối. Qua nhân vật Liesel, tác giả đã khẳng định rằng ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn có khả năng tìm thấy vẻ đẹp và hy vọng.

"Kẻ trộm sách" không chỉ là một cuốn tiểu thuyết hay, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật. Lời văn của Zusak vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa giàu sức gợi hình, khiến người đọc như lạc vào thế giới của Liesel. Cuốn sách đã chạm đến trái tim của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới và chắc chắn sẽ còn tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.

"Kẻ trộm sách" của Markus Zusak là một tác phẩm văn học đầy cảm xúc, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhiều độc giả. Với góc nhìn độc đáo của Thần Chết, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động về cuộc sống, cái chết và tình yêu của con người trong bối cảnh Đức Quốc xã.

Điều làm nên sự đặc biệt của cuốn sách chính là cách mà tác giả sử dụng ngôn ngữ. Những câu văn giản dị nhưng giàu cảm xúc đã đưa người đọc đến với thế giới của Liesel Meminger, một cô bé mồ côi sống trong thời kỳ chiến tranh. Hình ảnh về những cuốn sách được trộm, về tình bạn giữa Liesel và Rudy, về tình yêu của gia đình Hubermann đối với cô bé... tất cả đều được khắc họa một cách tinh tế và chân thực.

Việc lựa chọn Thần Chết làm người kể chuyện là một quyết định táo bạo và đầy sáng tạo. Qua lăng kính của Thần Chết, chúng ta không chỉ chứng kiến những bi kịch của chiến tranh mà còn cảm nhận được sự trân trọng đối với cuộc sống. Thần Chết không phải là một nhân vật lạnh lùng, vô cảm mà đầy sự đồng cảm và trắc ẩn. Ông chứng kiến những đau khổ của con người và không khỏi xót xa.

Sách trong "Kẻ trộm sách" không chỉ là những vật dụng, mà còn là một phương tiện để con người kết nối với nhau, vượt qua những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và cả chiến tranh. Liesel đã tìm thấy niềm an ủi và sức mạnh trong việc đọc sách. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ rằng, sách có thể thay đổi cuộc sống của một con người, mang đến hy vọng và niềm tin trong những thời khắc đen tối nhất.

So với những tác phẩm khác cùng chủ đề, "Kẻ trộm sách" có một nét độc đáo riêng. Nếu như "Cuốn nhật ký của Anne Frank" tập trung vào góc nhìn của một cô gái trẻ sống trong trại tập trung, thì "Kẻ trộm sách" lại mang đến một cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống của người dân Đức trong thời kỳ chiến tranh.

"Kẻ trộm sách" không chỉ là một câu chuyện về quá khứ, mà còn là một lời nhắc nhở về những giá trị vĩnh cửu của cuộc sống: tình yêu, hy vọng, sự kiên cường. Cuốn sách đã đặt ra những câu hỏi về bản chất con người, về ý nghĩa của cuộc sống và về vai trò của chúng ta trong xã hội. Liệu chúng ta có thể học được gì từ những kinh nghiệm của những người đã sống qua chiến tranh? Làm thế nào để chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn?

Tôi tin rằng, "Kẻ trộm sách" là một tác phẩm đáng để đọc và trân trọng. Cuốn sách sẽ giúp bạn suy ngẫm về cuộc sống, về con người và về những giá trị mà chúng ta cần bảo vệ.

"Kẻ trộm sách" là một bản cáo trạng đầy đau xót về sự tàn ác của chiến tranh. Qua ngòi bút của Markus Zusak, chúng ta chứng kiến một thế giới bị xé nát bởi lòng thù hận và sự độc ác. Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn hủy hoại tâm hồn của những người sống sót.

Liesel, một cô bé mồ côi, đã phải chứng kiến những đau khổ tột cùng của chiến tranh. Gia đình cô bị tan vỡ, bạn bè bị chia lìa, và cả cộng đồng nơi cô sống cũng bị tàn phá. Hình ảnh những người Do Thái bị bắt bớ, những cuộc không kích tàn khốc, và sự chia rẽ trong xã hội đã khắc sâu vào tâm trí của cô bé.

Tác giả đã sử dụng hình ảnh của những cuốn sách để đối lập với sự tàn bạo của chiến tranh. Sách trở thành nơi trú ẩn an toàn, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ cho Liesel. Tuy nhiên, ngay cả những cuốn sách cũng không thể xóa nhòa hoàn toàn những vết thương lòng do chiến tranh gây ra.

"Kẻ trộm sách" nhắc nhở chúng ta về những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh và tầm quan trọng của hòa bình. Cuốn sách là một lời cảnh tỉnh, một lời kêu gọi chúng ta phải luôn trân trọng cuộc sống và đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

"Kẻ trộm sách" của Markus Zusak là một tác phẩm văn học đầy xúc động, đưa người đọc vào một hành trình đầy nước mắt và tiếng cười giữa bối cảnh Đức Quốc xã. Với góc nhìn độc đáo của Thần Chết, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động về cuộc đời của Liesel Meminger, một cô bé mồ côi lạc lõng trong thế giới hỗn loạn.

Điều làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách chính là cách mà tác giả sử dụng ngôn ngữ. Những câu văn giản dị, trong trẻo nhưng lại chứa đựng những cảm xúc sâu sắc, đã đưa người đọc đến với thế giới của Liesel, đồng cảm với những nỗi đau, niềm vui và sự trưởng thành của cô bé. Niềm đam mê với sách của Liesel trở thành một sợi dây kết nối cô với thế giới xung quanh, giúp cô vượt qua nỗi đau mất mát và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Cuốn sách không chỉ là câu chuyện về một cô bé trộm sách, mà còn là một bức tranh chân thực về cuộc sống của người dân Đức trong thời kỳ chiến tranh. Qua đó, tác giả đã đặt ra những câu hỏi về nhân tính, về sự thiện ác, về ý nghĩa của cuộc sống. Liệu tình yêu thương có thể tồn tại trong chiến tranh? Liệu sách có thể là một vũ khí chống lại sự tàn bạo?

"Kẻ trộm sách" là một tác phẩm đáng để đọc nhiều lần. Mỗi lần đọc, người đọc sẽ lại khám phá ra những ý nghĩa sâu xa hơn. Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện hay, mà còn là một bài học về cuộc sống, về tình yêu thương và về sức mạnh của con người.


Cái lí do mà mình đã lựa chọn khi review cuốn sách này vô cùng đơn giản. Đó chính là cách viết của tác giả. Mình thú thật là chưa có cuốn sách nào “cuốn” mình như quyển này. Với độ dày hơn 500 trang của nó nhưng mình chỉ tốn có 1 tuần là đọc xong, đó là vì nó thu hút mình quá dữ dội đến mức mình chỉ muốn đọc tiếp, mỗi lần rảnh là chỉ muốn mở ra và đọc. Cách mà tên thần chết điều khiển cảm xúc của người đọc là thứ đã kéo mình vào cuốn sách. 

“Phố thiên đàng”, cái tên nghe thơ mộng, hạnh phúc nhưng thật sự cả căn phó ấy luôn mang theo một màu tăm tối xám xịt. Nhưng con phố xám xịt đó luôn mang theo đầy niềm vui của Liesel và chúng bạn, nhưng đôi khi nó cũng mang tràn ngập những nỗi buồn do chiến tranh mang lại. Cuộc sống của Liesel tại con phố cũng vậy, lúc thì vui vẻ, hạnh phúc như bao đứa trẻ thông thường, lúc thì bao ưu phiền. Cái cách mà tác giả - thần chết điều khiển xoay chiều vậy cảm xúc của người đọc là một trong những thứ đã mang lại cho mình ấn tượng nhất. Hơn nữa, sử dụng những ngôn từ thân thuộc, tác giả đã miêu tả con phố thiên đàng và cuộc sống của cô bé ở con phố ấy thật thân thuộc và gần gũi, đến mức ta như đang đứng chứng kiến những gì thần chết thấy vậy. 

Không chỉ có thể, cách mà tác giả viết lên cảm xúc của từng nhân vật cũng rất là đáng ngưỡng mộ. Cậu bé Rudy thì vẫn luôn mang một vẻ ngoài trẻ con, luôn vui cười và nghịch ngợm với người bạn thân Liesel của mình, dần trở nên thật chin chắn theo diễn biến câu chuyện, rồi cậu tình cảm của cậu cũng thay đổi đối với cô bé Liesel này. Bà vợ thị trưởng ban đầu mang lại cho ta một cảm giác lạnh ngắt, cả người bà tạo cho mình một cảm giác như một cái cây tàn hết lá vào mùa đông vậy. Nhưng rồi, con tim bà cũng đã thay đổi, dần trở nên mở lòng hơn với cô bé Liesel, coi cô như một người bầu bạn. Anh chàng do thái Max, khi đầu anh toát lên một hình ảnh một con người gầy gò ốm yếu đầy lo sợ, luôn đóng cửa long mình, rồi cô bé Liesel tới và anh đã thay đổi, trở nên mạnh dạn hơn, can đảm hơn, mở long hơn. Đó chỉ là những nhân vật mà mình có ấn tượng sâu nhất trong cả bộ truyện, tuy nhiền không chỉ có họ, cảm xúc và tình cảm của các nhân vật khác cũng thay đổi và được xây dựng hoàn hảo, không chút thiếu sót.