Lần đầu tiên trong lịch sử nền văn học thế giới, một câu chuyện được kể bởi Thần Chết. Bởi Thần Chết có mặt ở khắp mọi nơi, và vào năm 1943, thì công việc của hắn trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Hắn không phải là kẻ thù của bất cứ ai, trái lại, hắn lại là một người bạn thân ái, của kẻ trộm sách, khi câu chuyện này kết thúc. Và câu chuyện này, là câu chuyện về cuộc đời của một kẻ trộm sách - “người lay từ ngữ” - Liesel Meminger.


Đứa bé gái trên phố Thiên Đường


Chuyện của Liesel bắt đầu vào những ngày tháng yên bình cuối cùng của thế giới - mùa hè năm 1939 - ngay trước khi nhân loại bước vào một trong những sự kiện lịch sử tồi tệ nhất của loài người - thế chiến thứ II, trong đó, có thảm họa diệt chủng Holocaust. Cô bé 9 tuổi được một gia đình trên phố Himmel (Thiên Đường) nhận nuôi, gia đình của Hans Hubermann và Rosa Hubermann. Liesel là một đứa ngang ngạnh, ương bướng, là đứa mà có thể sẵn sàng đấm vào mặt bạn bất cứ lúc nào nếu nó bị bạn xúc phạm. “Cậu chẳng bao giờ biết được khi nào thì nó sẽ giáng cho cậu một cái bạt tai đâu”, một thằng con trai vừa nhận một trận nhừ đòn từ Liesel đã nói thế.


Tại phố Thiên Đường này, Liesel đã bắt đầu quen mặt với đủ loại nhân vật: từ người đàn bà không chồng Holtzapfel đặc biệt ưa thích việc khạc nhổ và chửi rủa người khác, đến mụ chủ cửa hàng tạp hóa người Aryan cao quý, thuần chủng; từ Rudy Steiner, đứa con trai với mái tóc màu vàng chanh và ba huy chương vàng treo trên cổ - mà sau này sẽ trở thành người bạn chí cốt của Liesel, đến thằng nhóc bị “thối tai kinh niên” Tommy Muller với bộ mặt lúc nào cũng có xu hướng co rúm lại đã nhận nhiều hơn một quả đấm từ Liesel. Và cũng phố Thiên Đường ấy, mặc cho sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế của nước Đức dưới thời Hitler,  vẫn là con phố của những kẻ nghèo khổ, bần hàn.


Hans Hubermann


Khi đến phố Thiên Đường, người bạn đầu tiên của Liesel, không ai khác, chính là người bố nuôi - Hans Hubermann - một người chơi đàn xếp tài ba. Hans đến bên nó khi nó gặp cơn ác mộng đầu tiên, ở bên nó những khi màn đêm buông xuống, bắt cho nó những con chữ đang nhảy múa trên từng trang sách.

        

                   


Ông mang âm nhạc tới con phố nghèo nàn u ám này, với cây đàn xếp cũ kỹ trên tay. Và cũng chính ông, một người Đức thuần chủng, đã giang tay che chở cho Max Vandenburg, một thanh niên người Do Thái sinh ra trên đất Đức đang bị chính đất nước mình ghẻ lạnh, mặc cho giấu một người Do Thái trong nhà mình ở thời điểm đó là một việc làm đầy nguy hiểm. Nhưng lương tâm của ông đã buộc ông phải làm vậy, dù cho những tháng ngày đó ông phải sống trong sự dằn vặt, sợ hãi trước một sự thật rằng một khi Max bị phát hiện, không chỉ ông, mà cả Rosa và Liesel cũng sẽ không còn đường sống sót. Ông đã làm vậy, cho tới khi không còn có thể tiếp tục được nữa.


Những cuốn sách của Người lay từ ngữ


Có thể nói, cuộc đời của Liesel chính là gắn liền với những cuốn sách. Chúng gần như là cầu nối duy nhất giúp Liesel đến gần với mọi người ở phố Thiên Đàng hơn. Đầu tiên, là Hans Hubermann, bố nuôi của nó. Hans là người phát hiện ra cuốn sách đầu tiên nó ăn trộm, và cũng là người đã nhen lên tình yêu sách, tình yêu văn chương trong trái tim con bé. Bố đem đến cho nó từ ngữ, trong bóng tối, dưới tầng hầm, hay bên dòng sông Amper êm đềm chảy xuôi, mà chính những từ ngữ đó, sau này, đã cứu sống cuộc đời nó, cứu sống nó. Và vì thế, mà con bé yêu bố mình da diết.


Có những đêm, sau khi buổi học dưới tầng hầm kết thúc, Liesel ngồi trong nhà tắm và nghe những lời bình luận quen thuộc vọng ra từ căn bếp.

“Ông thối quá”, Mẹ nói với Hans. “Như mùi thuốc lá và dầu hỏa ấy.”

Vừa ngồi ngập trong nước, con bé vừa tưởng tượng ra thứ mùi tỏa ra từ quần áo bố nuôi nó. Hơn hết, đó là mùi của tình bạn, và nó cũng có thể ngửi thấy cái mùi ấy trên người mình. Liesel yêu cái mùi đó. Con bé thường hít ngửi cánh tay mình, trong lúc làn nước mát cứ bồng bềnh xung quanh.


Những cuốn sách cũng chính là sợi dây liên kết vô hình giữa Liesel và một nhân vật đặc biệt, Ilsa Hermann. Nhờ có Ilsa, con bé đã lần đầu tiên được bước vào thư phòng nhà thị trưởng. Nhờ có Ilsa, con bé đã lần đầu tiên được chạm tay vào những cuốn sách quý giá, cả một kệ đầy sách, và thư thái tận hưởng vị ngọt của văn chương.


Nó lướt mu bàn tay của mình dọc theo hàng kệ đầu tiên, lắng nghe tiếng móng tay quẹt lạo xạo trên gáy của từng quyển sách. Âm thanh ấy nghe như một thứ nhạc cụ, hay như một thứ công cụ để ghi chép lại những bước chân đang chạy. Nó dùng cả hai tay. Nó đua chúng. Kệ này nối tiếp kệ khác. Và nó cười.

[...]

Con bé lại đi một vòng và lặp lại hành động ấy một lần nữa, lần này chậm hơn rất nhiều, tay nó để xuôi, cho lòng bàn tay nó cảm nhận được từng quyển sách một. Nó có cảm giác như một phép màu, như cái đẹp, như những tia sáng chiếu xuống từ một ngọn đèn treo. Có vài lần con bé đã gần như rút một quyển sách ra mà không dám. Chúng quá hoàn hảo.


Liesel yêu sách da diết. Và tình yêu ấy của nó, sau đó, thường được hiện thực hóa theo cái cách kì dị và điên rồ nhất - trộm sách, đặc biệt là sau khi con bé đã có thể tự đọc được chữ, thì niềm khao khát những cuốn sách mới trong nó càng cháy bỏng hơn bao giờ hết.


                    


Liesel là một cô bé với những ý nghĩ và những quyết định kì quặc, nhưng bên cạnh nó, đồng hành với nó trong những vụ ăn trộm, luôn là Rudy Steiner. Rudy không phải một kẻ mê sách, nhưng thằng bé vững chãi và luôn muốn đảm bảo rằng “cô bạn gái bé nhỏ” của nó được an toàn. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, trên mọi “chiến trường”, bên Liesel luôn là một mái tóc màu vàng chanh của cậu bạn nhà bên luôn miệng gọi nó là “Đồ lợn!”


Nói tới Liesel và những cuốn sách, chắc chắn sẽ là một thiếu sót không thể bỏ qua nếu không nhắc về một nhân vật với tầm ảnh hưởng rất lớn tới tính cách và tình yêu văn chương trong con bé - Max Vandenburg. Như đã đề cập đến ở trên, Max là một “tay đấm” người Do Thái sẽ trú ngụ trong nhà Liesel trong một khoảng thời gian khá dài và nhiều biến cố. Max là người Liesel lo lắng nhiều nhất, cũng tìm kiếm nhiều nhất. Thời gian có Max trong gia đình với con bé là khoảng thời gian tuyệt đẹp khi nó được hàng ngày ngồi cùng anh dưới tầng hầm, anh viết truyện, còn nó thì đọc sách; khi nó sẽ lao ra khỏi nhà và ngay lập tức vào báo với Max tình hình thời tiết ngày hôm nay. Max giúp nó trở thành một người có-bí-mật, và một người biết-giữ-bí-mật. Và cũng chính anh đã là người đặt cho con bé cái tên mà nó rất thích Người lay từ ngữ. Anh viết:


Những người leo lên cây lời nói được gọi là những người lay từ ngữ.

Những người lay từ ngữ giỏi nhất là những người hiểu được sức mạnh đích thực của từ ngữ. Họ luôn là những người có thể trèo lên cao nhất. Một trong số những người lay từ ngữ như vậy là một đứa con gái bé nhỏ, mảnh khảnh. Cô bé ấy nổi tiếng là người lay từ ngữ giỏi nhất vùng, bởi cô biết một con người có thể bất lực đến thế nào NẾU KHÔNG CÓ từ ngữ. Cô bé luôn đói khát những từ ngữ.


Sức mạnh của từ ngữ...


Cô bé luôn đói khát những từ ngữ có lẽ là những câu chữ vừa vặn nhất dành cho Liesel. Cô bé đã nhận ra, sau những biến cố đã xảy đến với mình, gia đình, người bạn thân nhất, con phố Thiên Đường, thị trấn Molching và cả nước Đức, đúng, cô bé đã thực sự nhận ra từ ngữ có sức mạnh to lớn đến nhường nào. Những từ ngữ đã giúp một kẻ tàn bạo như Adolf Hitler thu phục biết bao con người Đức thuần chủng, buộc họ phải từ bỏ, ghẻ lạnh đồng loại Do Thái, ngay cả khi những con người Do Thái đó được sinh ra trên chính đất nước mình. Những từ ngữ, được Liesel hít vào rồi thở ra dưới căn hầm chật chội nhà Fiedler, chen chúc dưới những âm điệu rền vang của những quả bom dội xuống trần nhà, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó là xoa dịu nỗi sợ hãi của tất cả mọi người, sự hỗn loạn, căng thẳng của người lớn, và tiếng gào khóc của lũ trẻ con. Tất cả đều dừng lại, để cho sự im lặng rỉ qua tầng hầm đông nghịt người, nhường chỗ cho tiếng đọc sách lảnh lót của một cô bé gái. Những từ ngữ, quả thật, nó có một sức mạnh khủng khiếp nhường ấy, nó có thể xây đắp tất cả mà cũng có thể phá hủy tất cả. Tất cả, do con người tạo nên, ngay cả Thần Chết cũng cảm thấy sợ hãi.


Tôi muốn kể cho kẻ trộm sách nghe rất nhiều điều, về cái đẹp và sự tàn khốc. Nhưng tôi có thể kể với bà ấy cái gì đây về những điều mà bà ấy vẫn chưa biết? Tôi muốn giải thích với bà rằng tôi thường xuyên đánh giá con người quá cao hoặc quá thấp - rằng rất hiếm khi tôi chỉ đơn giản là đánh giá họ. Tôi những muốn hỏi bà ấy làm sao mà một giống loài lại có thể vừa quá xấu xa vừa quá vĩ đại như vậy, và làm sao mà từ ngữ của giống loài ấy lại có thể vừa đáng nguyền rủa vừa thần diệu đến thế.


                   


...Và chiến tranh


Kề về chiến tranh, ấy vậy mà dường như “những chiến trường đẫm máu”, hay “những cỗ xe tăng súng đạn chết người” lại không phải là điều Zusak muốn tập trung khắc họa. Thay vào đó, là 4 năm đầy ắp những ám ảnh, lo lắng, sợ hãi, 4 năm bị bao trùm bởi những nỗi kinh hoàng của một cô bé tại một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố Munich, Đức, trên một con phố mang tên Thiên Đường. Cuộc sống ấy đã có thể thật đẹp đẽ nếu như không có cuộc tàn sát Holocaust, và gia đình Hubermann đã không phải sống trong dằn vặt khi phải giấu một thanh niên Do Thái trong căn nhà chật chội của mình. Cuộc sống ấy đã có thể trở nên đáng nhớ theo một cách dễ chịu hơn nếu những quả bom không rơi xuống Munich từ lồng ngực của những chiếc máy bay hàng đêm gầm rú trên bầu trời. Bởi chiến tranh, không là gì khác, chính là nỗi đau không thể nguôi ngoai, đặc biệt với những người ở lại.


Hẳn rồi, chiến tranh có nghĩa là chết chóc, nhưng nó luôn khiến cho mặt đất dưới chân người ta trở nên chao đảo khi cái chết ấy là của một người đã từng sống và hít thở gần bạn đến như thế. Rosa đã chứng kiến cả hai đứa con trai nhà Holtzapfel lớn lên.


Lời kết


Chủ đề của Kẻ trộm sách - thế chiến thứ II - không phải là một chủ đề mới. Đã có quá nhiều những tác phẩm văn học được tạo nên để mô tả tội ác và tất cả những thảm kịch mà những kẻ phát xít đã gây ra cho thế giới loài người. Nhưng Kẻ trộm sách lại được “vẽ” nên bởi những “từ ngữ” hoàn toàn khác - đơn giản mà sâu lắng, nhẹ nhàng mà táo bạo - đã khoác lên thế chiến thứ II một diện mạo hoàn toàn mới, hiện hữu trong chính tâm can của từng nhân vật, trong suy nghĩ, cảm xúc và những biến cố cuộc đời của chính họ. Để rồi người đọc sẽ cùng cười, cùng khóc và sẽ đồng hành với họ tới tận những trang sách cuối cùng!


Tác giả: Thúy Hạnh - Bookademy

------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3


Xem thêm

Cuốn sách này thật tuyệt vời! Những từ đó dường như không đủ để diễn tả cảm giác của tôi. Nó vươn tới và nắm lấy trái tim tôi và không buông ra trong suốt thời gian đó. Nó khiến tôi cười, nó khiến tôi khóc và nó kéo tôi vào một khía cạnh khác của một câu chuyện được kể nhiều. Đó là một khía cạnh tôi chưa từng trải nghiệm và tôi yêu thích nó. Tôi mang cuốn sách này đi khắp mọi nơi, đề phòng khi có thời gian rảnh rỗi để đọc. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng mình bị cuốn hút bởi câu chuyện bởi vì, giống như nhân vật, tôi gặp khó khăn trong việc đọc đúng cách. Và bây giờ tôi là một người yêu sách lớn. Nhưng tôi không nghĩ đó là lý do. Tác giả có khả năng độc đáo để thu hút ai đó và trước khi họ nhận ra chuyện gì đã xảy ra thì họ đã bị cuốn hút. Câu chuyện bắt đầu với việc người kể chuyện cho người đọc biết anh ta biết nhân vật chính như thế nào. Tôi không nhớ anh ấy đã nhắc đến tên mình, nhưng tôi sẽ kể cho bạn nghe. Tên của anh ta là Thần Chết. Và anh ấy kể về lần đầu tiên anh ấy gặp Liesel khi cô ấy chỉ là một cô bé. Cái chết đến để cướp đi linh hồn của những người khi họ chết và đó là nơi anh gặp cô lần đầu tiên. Đó cũng là lúc cô ấy đánh cắp cuốn sách đầu tiên của mình. Thời gian được đặt vào đầu Hitler và đưa bạn đến cuối cuộc chiến và thông qua cuộc hành trình của Liesel, kẻ trộm sách. Cuốn sách này không nói về chiến tranh hay những cuốn sách khác. Mà cuốn sách này nói về sự phức tạp của nhân loại. Chúng ta có thể rất xấu xa và độc ác. Nhưng chúng ta cũng có thể ấm áp và xinh đẹp như vậy. Tôi nghĩ những lời của Thần Chết cuối cùng tổng kết rất nhiều - Tôi muốn nói với kẻ trộm sách nhiều điều, về vẻ đẹp và sự tàn bạo. Nhưng tôi có thể nói gì với cô ấy về những điều mà cô ấy chưa biết? Tôi muốn giải thích rằng tôi liên tục đánh giá quá cao và đánh giá thấp loài người - điều mà hiếm khi tôi ước tính một cách đơn giản. Tôi muốn hỏi cô ấy tại sao cùng một thứ lại có thể xấu xí và vinh quang đến vậy, và đó là những lời nói và câu chuyện đáng nguyền rủa và xuất sắc đến thế. Tuy nhiên, những điều đó không thốt ra được từ miệng tôi. Tất cả những gì tôi có thể làm là quay sang Liesel Meminger và nói với cô ấy sự thật duy nhất mà tôi thực sự biết. Tôi đã nói điều đó với kẻ trộm sách và bây giờ tôi nói điều đó với bạn. Tôi bị ám ảnh bởi con người. Tôi thường không thích sách chiến tranh và tôi ghét phải khóc. Nhưng điều này đều làm cho cả tôi và bạn yêu cuốn sách này. Vì vậy, xin đừng để những điều đó ngăn cản bạn đọc cuốn sách này. Bạn sẽ không cảm thấy có lỗi đâu.

Hoan hô Zusak! Một sự hoan nghênh nhiệt liệt, một tác phẩm hùng mạnh. Ông đặt Thần Chết trên đầu cô ấy, cởi bỏ chiếc áo choàng đen và lưỡi hái của cô ấy, mặc cho cô ấy cảm giác và cho chúng tôi thấy cô ấy có đôi mắt để nhìn và một trái tim để cảm nhận cũng như trí tuệ để kể một câu chuyện hấp dẫn. Tôi rất vui mừng khi biết cô ấy có tử cung. Từ cái chết đến sự sống. Cô ấy tự tin hơn Nick khi kể về Gatsby.

Mùa xuân năm 1968 ở tuổi 19, tôi đến Dachau. Tôi sống ngay phía nam Munich và chuyến viếng thăm trại tập trung không còn tồn tại đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi, nó sẽ kéo dài cho đến khi Cái chết đến với tôi và tôi tin là còn hơn thế nữa (nhưng sự vĩnh cửu lại là một chủ đề khác; câu chuyện này là về cuộc sống.) Tôi đã trở lại Dachau nhiều lần, linh hồn của người sống và người chết đang gọi tôi. Khi làm việc với những người Đức ở Munich gần đó, tôi rất ngạc nhiên khi gặp những người Do Thái vẫn ở đó, hoặc có lẽ một lần nữa, vẫn sinh sống ở đó, rất gần Dachau, rất sớm sau sự kiện Hitler và tay sai của hắn. Những trải nghiệm ban đầu này đã trang bị cho cuộc đời tôi cả nỗi lo lắng và tầm nhìn: nỗi lo lắng để nhận ra tiềm năng xấu xa trong mỗi con người và với tầm nhìn để thấy khả năng can đảm và lòng trắc ẩn, nhặt một miếng bánh mì để nuôi một mật mã.

Đây là cuốn sách thứ hai mà tôi đọc của tác giả này.

Chúng ta yêu thích một cuốn sách đến mức nào và nó đáp ứng được mong đợi của chúng ta đến mức nào tùy thuộc vào những gì chúng ta mong đợi từ nó hoặc những gì chúng ta nghĩ về nó. Chúng ta có xu hướng không thích một cuốn sách nếu nó có nội dung khác với cuốn sách đó, mặc dù đôi khi nó có thể hay hơn rất nhiều. Tâm trạng đọc của chúng ta cũng đóng một vai trò nào đó. Vì vậy, nếu bạn đọc cuốn sách này với mong đợi một sự kiện lớn nào đó hoặc một cao trào lớn nào đó, bạn sẽ thất vọng (hoặc có thể bạn sẽ yêu thích nó hơn nữa). Đây là một câu chuyện đơn giản với những tình tiết nhỏ mà người ta có thể mong đợi ở một nước Đức phức tạp trong Thế chiến thứ 2.

Đây là câu chuyện về số 13 phố Himmel và được kể lại bởi chính Thần Chết. Chúng ta theo dõi Cái chết vì nó kể cho chúng ta câu chuyện về Liesel, Kẻ Trộm Sách, từ khi cô nhìn thấy anh trai mình chết cho đến cuối đời (Cái chết sẽ làm hỏng một số thứ - hãy cảnh báo!). Đây không phải về nạn tàn sát và tất cả những hình thức tra tấn khác mà người Do Thái phải chịu mà là về cuộc sống của những người khác. Những người Đức đấu tranh và một người Do Thái phấn đấu để tồn tại trong bầu không khí u ám và nguy hiểm mà phần còn lại của thế giới không để ý đến. Nó cho thấy có một góc nhìn khác về Đức Quốc xã.

Ồ!

Ngay từ đầu, tôi đã khá chắc chắn rằng cuốn sách này sẽ trở thành cuốn sách yêu thích của tôi. Ngoài ra, chính những cuốn sách đó sẽ khiến bạn phải suy nghĩ: "Trời ơi! Tại sao tôi lại không đọc nó trước đây! Làm sao tôi có thể tồn tại nếu không đọc cuốn sách NÀY?!" Nó không chỉ có phong cách viết rất nguyên bản và độc đáo mà còn rất thú vị khi người kể chuyện đưa ra cho bạn một số điểm trong câu chuyện, những tiết lộ mạnh mẽ nhưng theo cách tuyệt vời đến mức bạn không cảm thấy bất ổn hoặc mất hứng thú khi tiếp tục đọc, mà ngược lại, bạn muốn đọc và đọc không ngừng và tôi nghĩ rằng những tiết lộ đó phù hợp để giúp bạn tiếp thu một cách chậm rãi tác động của những khoảnh khắc nhất định trong câu chuyện.

Dù sao, dù bạn có nhận được một số thông tin về các sự kiện trong tương lai trong câu chuyện thì bạn cũng không có được bức tranh toàn cảnh, vì vậy vẫn còn rất nhiều không gian cho những điều ngạc nhiên và kinh ngạc. Cuốn sách có những nhân vật phi thường và Liesel Meminger thực sự là nhân vật chính chỉ cạnh tranh với người kể chuyện... người kể chuyện tuyệt vời đó! Nhưng các nhân vật còn lại cũng biết cách chạm đến trái tim bạn theo những cách khác nhau. Và tin tôi hay không thì tùy, một trong những người đầu tiên là Rosa Hubbermann. Cô ấy là một nhân vật tuyệt vời và với sự giúp đỡ của người kể chuyện, khi bạn biết được một chi tiết bí mật quan trọng về cô ấy và mối quan hệ của cô ấy với Liesel, điều đó khiến tôi cảm động. Vì tôi nghĩ rằng những kiểu nhân vật đó là những nhân vật mạnh mẽ nhất trong bất kỳ câu chuyện nào và ngoài đời thực. Rõ ràng, Hans Hubermann là một nhân vật được người ta rất dễ dàng yêu mến. Rudy... Rudy vĩ đại, khiến bạn có thiện cảm chỉ bằng sự ngưỡng mộ của anh ấy đối với Jesse Owens và một vài bức ký họa than chì.

Cuốn sách này bắt đầu, Liesel trong hoàn cảnh bất hạnh nhất, không hiểu tại sao người cha "cộng sản" của cô lại bị bắt đi, để anh trai cô chết trong vòng tay cô và được chôn cạnh đường ray xe lửa, để cô nhìn mẹ cô đi đến một số phận ảm đạm, vô định. May mắn thay, cô được người cha dượng hiền lành Hans nhận nuôi và trải nghiệm vùng ngoại ô Munich trong cơn điên cuồng của chủ nghĩa Quốc xã ngay trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Cuốn sách có nhiều nhân vật đầy màu sắc như bạn thân Rudy của cô, vợ của thị trưởng, người trở thành đồng minh lén lút của cô và những người khác trong làng. Chúng tôi thấy tác động của sự căm ghét và thiếu hiểu biết đối với thị trấn này khi chiến tranh bắt đầu và những tổn thất bắt đầu chồng chất. Nó được xếp vào loại sách dành cho giới trẻ và thực sự thì ngôn ngữ tương đối đơn giản nhưng nó vẫn là một cuốn sách hay dành cho người lớn. Bộ phim từ năm 2014 là một bản diễn giải khá hay về cuốn sách (với một số sửa đổi cốt truyện chính để phù hợp với định dạng 2h) và cũng được đề xuất. Tôi cảm thấy rằng, trong những thời điểm trở về từ cống rãnh và nhà vệ sinh của Chủ nghĩa Quốc xã (Hungary, Ba Lan, Ý, Mỹ, v.v.) rằng các con tôi cần xem bộ phim này và bắt đầu chìm đắm trong sự không khoan dung đó chỉ là một cái cớ cho đổ lỗi cho người khác về khuyết điểm của mình và luôn dẫn đến bạo lực vô nghĩa, vô nhân đạo.

Cái kết thật khủng khiếp: Không phải theo cách khủng khiếp, ghê gớm. Nhưng theo kiểu "nó khiến tôi có rất nhiều cảm xúc khác nhau và tôi muốn hét lên và khóc". Tôi đã khóc rất nhiều, thậm chí còn khóc nhiều hơn khi biết rằng điều này thực sự đã xảy ra trong đời thực, với những con người thật. Nó rất mạnh mẽ và mạnh mẽ, nhưng cái kết với Liesel có cảm giác như vậy... tôi đoán bạn sẽ nói thế. Thật là buồn và tôi không thể nói nhiều mà không tiết lộ nội dung, nhưng tôi đoán là nó gần đúng phải không?

Tôi cũng rất yêu mến những nhân vật này: Tôi yêu mối quan hệ của Liesel và Hans, cũng như mối quan hệ của Rudy và Liesel cũng như mối quan hệ của Leisel và Max. Các nhân vật được phát triển tốt, và việc Liesel và Rudy còn nhỏ vào thời điểm này khiến bộ phim trở nên xúc động hơn rất nhiều.

Nhìn chung: Cuốn sách này được viết một cách khéo léo, mang tính chỉ trích mạnh mẽ và do đó, nó được viết rất hay.

5 sao

“Ngay cả cái chết cũng có trái tim.”

<><><><><><><><><><><>

Ngay bây giờ, bởi vì tôi không nghĩ mình có thể nghĩ ra những từ ngữ phù hợp với cuốn sách này, và cũng bởi vì tôi đang khóc.