Trong cuộc sống của
chúng ta đôi khi chúng ta luôn có cảm giác bộn bề với lo toan công việc, cơm áo
gạo tiền . Khi có thời gian rảnh chúng ta đặc biệt là những người trẻ thường chọn
đến những trung tâm thương mại để vui chơi, những quán cà phê có không gian đẹp
để có những bức hình tự sướng đẹp và đưa chúng lên mạng xã hội hay ngồi say mê
với những trò chơi online .Vậy thì hãy thử dùng một vài giờ thời gian rảnh rỗi
để có thể đọc qua quyển sách Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ohenry do nhà xuất
bản văn học phát hành để có thể hiểu thêm về cuộc sống mà những nhân vật trong
tiểu thuyết đã trải qua để từ đó rút ra cho bản thân một định hướng mới hơn về
cuộc sống quá nhiều lo toan hiện nay.
Tiểu thuyết lấy bối cảnh ở khu Greenwich village, Manhattan, thành phố New York, Hoa kỳ. Chuyện kể về hai người phụ nữ tên sue và johnsy sống ở đó và nhân vật sẽ tạo nên nhiều điều của câu chuyện cụ behrman cũng sống ở đó nhưng cụ Behnman lại là một họa sĩ cả đời khao khát vẽ được một tác phẩm để đời nhưng vẫn mãi chẳng thể thực hiện được. Vào mùa đông năm ấy johnsy bị bệnh phổi rất nặng nhưng ngặt nghèo thay lại nghèo túng đến nỗi rơi vào mức tuyệt vọng và cô vẫn luôn nghĩ rằng khi lá thường xuân cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô kết thúc cuộc sống của mình. Cụ Behnman biết được điều đó nên cụ đã thức suốt đêm mưa bão để hoàn thành tác phẩm của mình về chiếc lá thường xuân để giữ lại hi vọng cho johnsy. Sau đêm vẽ mưa bão đó cụ Behnman bị bệnh phổi sưng nặng đã qua đời , đến khi Johnsy hết bệnh thì Sue mới kể lại mọi chuyện cho cô và về bí mật của chiếc lá thường xuân kia.
Câu chuyện về chiếc lá cuối cuối cùng:
Câu chuyện chiếc lá cuối cùng truyền cảm hứng cho người đọc cảm thấy thấu cảm hơn về tình đời tình người và cũng nhấn mạnh một thông điệp rõ ràng “nghệ thuật có giá trị khi hướng đến con người” và qua đó có thể nhà văn Ohenry đã thành công trong việc phân tích tâm lí của ba nhân vật và khắc họa chúng rõ nét để không làm khó và buộc người đọc phải đi tìm kiếm mà có thể cảm nhận được ngay . Hai chi tiết đắt nhất của câu chuyện mà nhà văn Ohenry xây dựng có thể coi là mạch cảm xúc của câu chuyện khiến cho người đọc có thể đọc mà không nhàm chán ,càng đọc càng sâu sắc có thể tìm ra được cái tình mà vốn dĩ ở xã hội đời thực đang dần lu mờ bởi những vật chất và sự nặng nề của mỗi người mà không biết giải tỏa cùng ai.
Ngay từ đầu
chuyện người đọc sẽ cảm nhận rõ ràng hơn Johnsy đã mạnh mẽ và lạc quan đối mặt
với bệnh tật nhưng rồi dần tuyệt vọng và trong tâm trí đã buông xuôi ,phó mặc mạng
sống cho chiếc lá thường xuân cuối cùng và khi chiếc lá lìa cành cũng là lúc ý
chí của cô đã thất bại trước nghịch cảnh nhưng nhà văn Ohenry đã tạo ra một điểm
sáng để khiến người đọc không thất vọng mà càng muốn đi sâu hơn xem liệu chuyện
gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chi tiết cụ Behnman thức giữa đêm mưa bão để vẽ chiếc
lá thường xuân là sự xoay chuyển tình thế khiến người đọc bất ngờ và cảm thấy
nhẹ nhõm hơn về sự sống của Johnsy nhưng lại đưa người đọc một sự xúc động mà
dường như người đọc nếu tinh ý thì chắc hẳn đã đoán được cụ Behnman sẽ gặp một
điều gì đó sau một đêm đánh đổi tính mạng của mình để dành lại mạng sống cho
johnsy.sau khi, johnsy khỏi bệnh thì Sue đã nói cho cô ấy về sự hi sinh của cụ Behnman và chiếc lá thường xuân cuối cùng kia là mạng sống mà cụ Behnman muốn
dành lại cho Johnsy đọc đến đây ắt hẳn nhiều người sẽ có một chút gì đó cảm động
và khao khát trong xã hội thực tại này cần lắm đâu đó tình yêu thương giữa người
và người. Nhưng về cái chết của cụ Behnman người đọc lại có một luồng cảm xúc
đan xen đó là trách Johnsy chính vì sự tuyệt vọng của mình mà lại dẫn đến sự hi
sinh của cụ Behnman. Nhưng chính người họa sĩ già đó đã hi sinh mạng sống của
mình trong một đêm mưa gió để vẽ nên một kiệt tác để đời mà ông hằng ao ước mà
chính bản thân ông khi bắt tay vào vẽ cũng không hề có tư tưởng đó .Có thể thấy Ohenry rất tài năng khi lấy tác phẩm để đời của cụ Behnman chính là liều thuốc
cho Johnsy một mạng sống , điều đó truyền
tải một thông điệp rõ ràng nghệ thuật chân chính là phục vụ cho con người, và là
sợi dây liên kết giữa tình người với nhau điều mà tác giả mong muốn người đọc sẽ
cảm thấy ấm lòng hơn khi tìm được điều luôn thiếu thốn trong cuộc sống thực tại
ở tác phẩm của ông.
Điều cảm thấy quan tâm ở
đây là làm sao Johnsy có thể quên được cái chết của cụ Behnman và là câu hỏi của
mà tin hẳn rằng nhiều bạn đọc cũng cảm thấy nghi vấn, ở đây sự kích thích người
đọc lại được Ohery tạo ra một lần nữa khi ông đã giải thích rằng Sue biết ơn
ông cụ và cho bạn mình thấy rằng bằng chính ý chí mà cụ Behhnman đã truyền cho Johnsy để cô vượt qua cái chết sống nghị lực hơn, tin vào cuộc đời hơn , mong
muốn được sống hơn và sự trường tồn bất tử của chiếc lá cuối cùng.
Lý do em chọn tác phẩm này bởi vì tác phẩm đề cập đến hai vấn đề mà em cho rằng trong cuộc sống này rất khó có thể thấy được khi mà chúng ta ngày càng bội thực với sự xô bồ của cuộc sống thì đâu đó chính bản thân chúng ta tìm cho mình một khoảng lặng để cảm nhận những điều dung dị mà chúng ta khó có thể bắt gặp ngoài kia. Có thể xem chiếc lá cuối cùng là bức thông điệp màu xanh về sự sống mạnh mẽ của con người và tình thương giữa người với người, em muốn thông qua tác phẩm này truyền tải cho các bạn trẻ ý chí, nghị lực và không được buông xuôi trước số phận và đâu đó cũng để họ cảm nhận được tình cảm con người tuyệt vời hiện hữu trong tác phẩm. Thực chất qua tác phẩm em cũng giới thiệu cho người đọc Johnsy cũng có mơ ước và cô vẫn luôn ấp ủ để hiện thực nó là cô muốn vẽ vịnh Na-plo đó là lí do mà giai đoạn đầu cô đã gắng sức mình để chiến đấu với bệnh tật và cuộc sống khắc nghiệt của mình. Em mong muốn kêu gọi tình thương giữa con người và con người, nghị lực mạnh mẽ không đầu hàng trước số phận.
Qua đó các bạn đọc sẽ cảm nhận và có niềm tin hơn với cuộc sống thực tại thông qua một cuốn tiểu thuyết rất nhân văn này. Và cuốn sách phần nào thể hiện rõ ràng sự liên kết giữa sách và cuộc sống, không phải dùng để giải trí mà để người đọc tìm được sự an yên, sự tin tưởng vào cuộc đời và có thêm sức sống hơn. Và hơn hết tác phẩm này cho em thấy rõ sự sống của con người là đáng quý biết bao, chiếc lá vẫn tồn tại, vẫn tươi xanh mặc cho bao nhiêu giông bão vùi dập. Dư âm của người đọc và sự sinh tồn của chiếc lá thường xuân có thể coi là sợi dây mà tác giả tạo ra để kết nối con người và con người và chất trường tồn của tác phẩm chính là sự sinh tồn không bao giờ mất của chiếc lá cuối cùng để cho bạn đọc sẽ mạnh mẽ hơn và yêu cuộc sống hơn, trân trọng cuộc đời và vươn lên nghịch cảnh.
Một triết lí về nghệ thuật chân chính:
Bài học của cuốn tiểu
thuyết của Ohenry thể hiện rõ ràng triết lí “nghệ thuật chân chính là nghệ thuật
phục vụ cho cuộc sống”. Như vậy, qua đó sẽ thấy tác giả chứng minh điều đó qua
hành động của cụ Behnman người nghệ sĩ già sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình
để tạo nên tác phẩm nghệ thuật để cứu một cô gái trẻ . Bài học ở đây là nhắc nhở
bạn đọc sống là phải cho đi, con người đối với nhau bằng tình cảm ,cái tình giữa
người với người và triết lí nhân sinh trong cuộc sống mang đến cho bạn đọc bài
học sâu sắc để có thể thấu cảm hơn với cuộc sống của bản thân mình và những khó
khăn đang còn bỏ ngõ phía trước mà chúng ta gặp phải.
Trong học tập và cuộc sống
chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường chắc hẳn cũng đã được học qua tác phẩm
này, cuốn sách giúp chúng ta nhận thức được trong học tập cũng như cuộc sống dù
có khó khăn tới đâu thì chúng ta phải có ý chí, nghị lực để đối mặt để vượt qua
và trong cuộc sống nói riêng nó cuốn sách giúp chúng ta hiểu hơn về tình cảm giữa
con người với con người từ đó đối xử với nhau bằng tình tình cảm trước tiên và
hiểu được cuộc sống là phải cho đi thì ắt hẳn điều tốt đẹp hơn sẽ đến với mình.
Câu chuyện phần nào cho ta hiểu được ước mơ của chúng ta là có thể thành hiện
thực nếu chúng ta đặt cả cái tâm và làm vì tấm lòng thương người giống như cụ Behnman và ý chí để đạt được giấc mơ của mình như Johnsy, hơn hết khi gấp cuốn
sách lại nó sẽ đọng lại trong ta một chút gì đó để nhắc nhở bạn đọc về nhân
sinh trong cuộc sống.
Cuốn sách mang giá trị nghệ thuật nhân văn sâu sắc, hoàn toàn chạm đến trái tim người đọc dù là tiểu thuyết nhưng vẫn có những ý nghĩa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và giúp cho bạn đọc tạm thời quên đi cái lo toan của cuộc sống thường nhật, cảm thấy ấm lòng hơn, trân quý cuộc sống này hơn và nghị lực hơn trước những giông bão trên đường đời mà cuốn sách đã truyền tải rõ ràng nhất qua các nhân vật.
Văn hóa đọc và những điều làm ta thay đổi từ sách:
Các bạn trẻ ngày nay
khác với ngày xưa rất nhiều, họ được tiếp cận với nền công nghệ tiên tiến hơn,
được tiệm cận hơn với cuộc sống mà công nghệ đang phát triển mạnh và dần thay
thế những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Chúng ta có thể bắt gặp các bạn trẻ
ngoài các hàng quán cà phê cùng say sưa với những chiếc điện thoại thông minh,
hay trong những phòng game hay những buổi đi chơi ở các trung tâm thương mại lớn,
những buổi ca nhạc hội. Nhưng buồn thay nhà sách lại thưa thớt hơn nhiều năm về
trước và giờ đây cũng chỉ cần một cú nhấp chuột là mọi người có thể xem được bất
kì loại thông tin nào.
Giới trẻ hiện nay đang
nghiêng vể đọc những câu chuyện có yếu tố tình yêu hay còn gọi là ngôn tình xuất
phát từ các tác giả trung quốc, nhưng họ lại quên mất đi có những tác phẩm nếu
như đọc và nghiền ngẫm về cuộc sống thì cái mà họ thu về sẽ là rất nhiều so với
số tiền bỏ ra mua một cuốn sách, giới trẻ ngày nay họ thích đọc sách mạng hay họ
thích đọc những cuốn sách mang tính chất “mì ăn liền” đọc xong là thôi không đọng
lại và qua cuốn sách đó nó truyền tải cho ta những thông điệp gì quan trọng.
Mong muốn của bản thân tôi là các bạn trẻ những người còn cần thời gian để trải nghiệm cuộc sống, còn thời gian để đối mặt với những khó khăn thì nên tìm cho mình những đầu sách hay có ý nghĩa qua cuốn sách đó có thể hiểu người viết muốn truyền tải thông điệp gì đến cho ta và sau khi đọc một cuốn sách ta có thêm những hiểu biết gì về cuộc sống và áp dụng nó vào cuộc sống như thế nào. Làm sao cho sách thực sự phục vụ cho cuộc sống và mối quan hệ giữa sách và cuộc sống là mối quan hệ gắn kết nhằm truyền tải cho bạn đọc những điều bổ ích.
Chiếc lá cuối cùng vẫn là một dấu ấn đáng yêu mà sâu sắc trong lòng bạn đọc trên thế giới. Mãi đến sau này lớn hơn rồi, mình mới mượn cuốn này từ thư viện về và đọc hết các tác phẩm còn lại là anh chị em của Chiếc lá cuối cùng, đó vẫn là những tác phẩm mang đậm nét bút của O. Henry, chút hài hước, chút bất ngờ và cũng đầy đau thương. Đôi lúc tôi chợt nghĩ, liệu chiếc lá ấy có giống thật đến mức Johnsy mất đi khả năng phân biệt thật giả. Là do cô bệnh tật yếu ớt nên không nhìn được rõ, hoặc giả như, biết đâu cô nhận ra được, nhưng chính lòng cô lại hy vọng nó là thật nhiều hơn, để tự nhóm lên cảm xúc quyết tâm, bền chí muốn sống, muốn vượt qua cực hạn của bản thân? Trên tất cả hãy tìm đến tác phẩm và thưởng thức nó để thấy cuộc đời này đẹp biết bao, vui vẻ biết bao, những con người trao nhau tình người ấm áp là cái hay nhất mà tác phẩm có được. Triết lí về một vấn đề tác giả đề cập rất đúng đắn “nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống và con người , nghệ thuật không phải xa hoa, hào nhoáng, xa cách mà nó là thứ thực dưỡng nuôi sống tâm hồn khô héo của mỗi người."
Tác giả: Đình Tú - Bookademy
--------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn
Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3
"Chiếc lá cuối cùng" là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của O.Henry, một nhà văn Mỹ chuyên viết về cuộc sống đô thị và những bất ngờ trong số phận con người. Truyện kể về câu chuyện của hai cô gái trẻ, Sue và Johnsy, sống chung trong một căn phòng thuê ở New York. Johnsy mắc phải bệnh lao và tuyệt vọng vì cho rằng cô sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng trên cây gần cửa sổ rơi xuống. Sue, người bạn thân thiết của cô, cố gắng động viên và tìm cách giúp đỡ Johnsy. Trong lúc đó, ở tầng dưới, một họa sĩ già nghèo tên Behrman, luôn mơ ước vẽ được một kiệt tác, quyết định hy sinh bản thân để thực hiện ước mơ của mình và cứu sống Johnsy.
Truyện "Chiếc lá cuối cùng" là một tác phẩm đậm chất nhân văn và lãng mạn, thể hiện sự quan tâm và yêu thương giữa những người bạn, cũng như sự hy sinh cao cả và đẹp đẽ của nghệ thuật. O.Henry đã dùng ngôn ngữ đơn giản nhưng giàu hình ảnh và biểu cảm để miêu tả những cảm xúc khác nhau của các nhân vật: từ nỗi buồn và tuyệt vọng của Johnsy, sự lo lắng và quyết tâm của Sue, cho đến sự kiên nhẫn và quả cảm của Behrman. Đặc biệt, O.Henry còn sử dụng kỹ thuật "đảo lộn kết cục" (twist ending) để tạo ra một bất ngờ lớn cho người đọc khi hé lộ bí mật đằng sau chiếc lá cuối cùng.
Truyện "Chiếc lá cuối cùng" không chỉ là một câu chuyện hay và ý nghĩa, mà còn là một bài học về niềm tin vào cuộc sống và sức mạnh của nghệ thuật. Truyện khuyến khích chúng ta phải luôn hy vọng và chiến đấu với bệnh tật, khó khăn và nghịch cảnh. Truyện cũng gợi cho chúng ta suy nghĩ về giá trị của tình bạn và tình yêu, về sự tự do và trách nhiệm của nghệ sĩ, về ý nghĩa của cái đẹp và cái thiện trong cuộc sống. Truyện "Chiếc lá cuối cùng" là một kiệt tác của O.Henry và là một trong những truyện ngắn hay nhất thế giới.