Đó
thực là điều kì lạ. Trong khi thầy K đang toát mồ hôi, phun nước bọt phì phì và
giậm chân trên bục chỉ huy, tôi thấy mình như tan biến vào âm nhạc với cảm giác
tràn trề hạnh phúc. Những đứa chơi viola phía trước đang lắc lư theo nhịp. Xung
quanh tôi, những đứa khác cũng đang làm như vậy. Thầy K đã thực hiện được một
điều bất khả thi: khiến cho chúng tôi trở nên giỏi hơn khả năng của mình. Thật
là một cảm giác phi thường, khi ta nhận ra mình đã vượt qua được giới hạn của bản
thân. Có thể thầy K hiểu rõ điều này. Còn chúng tôi chỉ là những người thực hiện.
Chúng tôi không thể tin được mình đang làm gì và cảm thấy vui sướng đến mức
nào. Và rõ ràng khán giả cũng không thể
tin được điều này. Nó thực sự tuyệt vời. Nó quả thực là một điều bất khả.
Nó thực điên rồ. Khi bản nhạc kết thúc, toàn bộ khán giả đều đứng lên vỗ tay
không ngớt.
Đó
là những lời đề từ rất lạ phía sau cuốn sách Cây vĩ cầm cuồng nộ- một cuốn sách viết về một người giáo viên mà
sao ngay từ những dòng đầu tiên người thầy này hiện lên với dáng vẻ “ phi sư phạm”
quá. Điều này làm độc giả nổi lên sự tò mò muốn tìm hiểu về người giáo viên này và vì sao ông phải thể hiện
mình là con người “ hà khắc” đến vậy.
1. Người thầy nghiêm khắc vĩ đại
Có những người bước
vào cuộc sống của ta, để lại những dấu ấn trong trái tim ta, và làm chúng ta
hoàn toàn thay đổi.
Câu chuyện về thầy Jerry Kupchynsky hay còn
được gọi là “Mr. K”, là một thầy giáo dạy nhạc người gốc Ukraina,
được kể lại bởi hai người bạn học nhạc từ thời thơ ấu. Đó là Cựu
Phó tổng biên tập của tờ Wall street Journal – Joanne Lipman- cựu học
sinh của ông và Melanie Kupchynsky- một nghệ sĩ violon tài năng trong
giàn nhạc Chicago danh giá và cũng là con gái thầy K.
Câu chuyện đã thu hút được sự quan tâm của
hàng triệu độc giả trên khắp thế giới, một cuốn sách đã chạm sâu
đến tâm hồn độc giả, một câu chuyện đã truyền lửa đam mê và cảm
hứng sống cho không biết bao nhiêu cuộc đời. Câu chuyện cuộc đời của
thầy K – một cuộc đời đã trải qua những biến cố trong cuộc đời, đã
dùng phong cách giảng dạy tưởng chừng như khắc nghiệt của mình để
đưa học trò của ông vào một hành trình vượt trội, hành trình phá
bỏ những giới hạn của nhận thức và năng lực để vươn đến những tầm
cao mới. Kỷ luật hà khắc của thầy K là quyết đoán hay độc tài, là
yêu thương hay ghét bỏ, là truyền cảm hứng hay cố gắng xóa đi những thiên
tài– là tùy thuộc cascg cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên tất cả đều là
những phẩm chất đối nghịch nhưng thống nhất trong chính con người
thầy K, và không một ai có thể phủ nhận việc phát hiện và bồi dưỡng những
nhân tài thành nghệ sĩ thực thụ, quan trọng không thể phủ nhận được sự
ngưỡng mộ của bao thế hệ học trò đối với thầy. Một người giáo viên người
tưởng như chỉ đóng vai trò định hướng nhưng chính người thầy này là người góp một
phần công sức lớn trong việc giúp học sinh định hình và phát triển những điều
tưởng chừng như không thể.
Người đàn ông in đậm
trong tâm trí tôi là một người khổng lồ đáng sợ, lúc nào tôi cũng nhớ tới ông với
cây gậy chỉ huy hoặc cây bút chì cùn nắm chặt trong tay. Trong trí nhớ của tôi,
ông có chất giọng cao, bùng nổ với một vóc dáng lừng lững, đến mức che hết cả
ánh nắng chiều chiếu vào căn phòng qua khung cửa sổ.
Ấn tượng xuyên suốt cuốn sách có lẽ là
hình ảnh và phong cách giảng dạy của thầy K, vừa thô bạo một cách
đáng sợ. Ngày nay thời đại mà toàn xã hội đang hướng đến việc lấy học trò làm
trung tâm, phòng tránh bạo lực học đường, khi mà người giáo viên đúng nhiệm vụ
của mình, nhẹ nhàng, giảng giải thì có lẽ thầy K sẽ trở thành “giáo viên thất
nghiệp” mất. Lý do đơn giản là chẳng có một phu huynh nào đồng
ý, hay cho phép thầy gọi con cái của họ là “đồ điếc” hoặc “đồ đần độn” cả. Mặt
khác không có bất kỳ đứa học sinh nào để yên cho người thầy quát nạt, mắng mỏ
chúng.
Trên sân khấu người đàn ông khủng khiếp ấy đang
quay lưng về phía chúng tôi. Bấy giờ ông vẫn đang vung tay điên loạn, như thể sắp
làm lật nghiêng cả bục gỗ nơi ông đang đứng, trong dáng vẻ hùng hổ và đầy uy hiếp.
Một tay ông nắm chặt cây gậy nhọn, vẫy qua vẫy lại điên cuồng. Tôi thề rằng tôi
có thể nghe thấy tiếng ông đang gầm gừ. Trước mắt ông là vài tá trẻ con khoảng
10 tuổi. Đứa nào cũng đang lóng ngóng sờ soạng dụng cụ của mình và nhìn thầy với
vẻ khúm núm đầy khiếp sợ.
Tuy
nhiên,trong câu chuyện, những điều ấy đã làm nên một người thầy có tâm nghiêm
khắc. Điều đó không hề làm tổn thương những người học trò, thậm chí sau khi đã
trưởng thành, họ còn cảm thấy yêu ông rất nhiều vì điều đó. Chính phương pháp của
thầy lại là một minh chứng rằng con người có thể tạo nên những điều khác biệt,
đó là kết quả của sự chịu đựng lâu dài, bền bỉ.
Nhiều năm sau khi tôi hỏi thăm cậu chuyện ngày
xưa, Donald kể với tôi rằng : “ Thầy đã dạy tôi không được phép nói từ không có
khả năng. Bài học từ thầy K là không để cho người khác nói rằng mình không thể
làm điều gì đó. Ông thúc ép chúng ta nhưng cậu có thể cảm nhận được rằng ông
cũng rất tin tưởng ở chúng ta. Ông ép mọi người làm điều tốt hơn họ nghĩ.”
2. Bài học vô giá
Chơi
đàn mà không có đam mê là điều không thể tha thứ được- L. Van Beethoven
Trong
bất cứ lĩnh vực gì cũng vật, chúng ta cần có đam mê. Nó thể hiện mức độ tôn trọng
tối thiểu dành cho lĩnh vực mình đang theo đuổi. Một khi có đam mê tức là có
tình yêu dành cho nó. Tuy nhiên, sẽ một khoảnh khắc nào đó trong quá trình dài
theo đuổi ước mơ sẽ có lúc trong lòng gióng lên sự chán nản, mệt mỏi. Có thể là
bài kiểm tra đạt điểm kém, có thể là bị thầy cô trách mắc. Vậy hãy tự nhủ rằng:
…
điểm kiểm tra năng khiếu thấp không có nghĩa là đứa trẻ không có năng khiếu âm
nhạc, tuy nhiên, nếu đứa trẻ thực hiện tốt bài kiểm tra thì đó không phải là sự
ngẫu nhiên. Không thể tự nhiên mà đạt điểm cao. Một con người không thể cùng
lúc vừa thông minh xuất sắc lại vừa đần độn .Luôn nhớ niềm vui duy nhất kéo dài
và có ý nghĩa chỉ đến từ việc luyên tập chăm chỉ. Không có người nào không tài
năng- mà chỉ có người luyện tập chưa đủ chăm chỉ. Sẽ chẳng có gì khó khi cứ cố
gắng, tiếp tục cố gắng và cố gắng thêm chút nữa. Làm việc chăm chỉ sẽ đưa ta đến
niềm hạnh phúc.
Không
bao giờ từ bỏ. Không bao giờ đầu hàng. Luôn tin rằng mình có thể làm tốt hơn.
Ta hoàn toàn có thể biến những điều không thể thành có thể. Thành công chính là
quả ngọt của sự nỗ lực cố gắng hết mình. Kiên trì là chìa khó vạn năng cho mọi
vấn đề. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, để có chuyên môn thực sự trong một vấn đề,
đòi hỏi chsung ta phải có ít nhất 10.000 giờ luyện tâm.
Theo
đuổi đam mê không chỉ là theo đuổi những mục đích của cá nhân mà nó còn có ý
nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân và cả những người xung quanh. Khi chúng ta
đã quyết tâm theo đuổi đam mê, tức là bản thân đã định hướng được cho mình những
dự định trong tương lai, những công việc và cả những khó khăn thử thách phải vượt
qua. Sống hết mình với đam mê, con người cũng trở nên kiên trì và mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Sống với đam mê giúp con người được sống đúng chất “người”. Dù khó
khăn đến mấy, dù vất vả đến mấy thì chúng ta cũng có thể vượt đó. Nếu không có
đam mê, hoặc thực hiện nó thì chúng ta sẽ bị cuốn vào những đam mê của người
khác. Đam mê hình thành một lối sống tích cực, một lối sống không ngừng phấn đấu,
không ngừng hoàn thiện bản thân. Và khi bạn vươn tới được cái đích cuối cùng, bạn
sẽ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết với những cố gắng và nỗ lực của bản thân.
Khi đó, bạn sẽ trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì, sự cố gắng không mệt mỏi
để vướn tới thành công cho những người xung quanh.
Nhưng, trước khi theo đuổi đam mê, trước khi xác định sẽ
sống chết với đam mê của bản thân thì chúng ta cần xác định rõ đam mê của mình
là gì? Đam mê ấy có phù hợp với khả năng của bản thân mình hay không? Đam mê ấy
có phải là đam mê tốt đẹp và đúng đắn hay không? Không
phải lúc nào cố gắng theo đuổi đến cùng cũng là tốt, đôi khi, chúng ta nên học
cách buông bỏ để không làm tốn sức và tốn thời gian của chính mình. Hãy chọn
cho mình một hướng đi phù hợp với sức của bản thân hơn, khi ấy, thành công cũng
sẽ đến dễ dàng hơn.
3. Tóm lại
Những giá trị nhân văn sâu sắc, những bài
học cách sống, học cách làm người được kể lại một cách giản dị. Thật
tuyệt vời khi giữa bộn bề cuộc sống phức tạp như thế, ta có thể tìm
đến một khoảng lặng nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc giữa đời thực để ta có
thể yêu, có thể ghét, có thể ngưỡng mộ, có thể mơ mộng, có thể phấn đấu
và có thể học hỏi được nhiều điều. Hãy đọc Cây Vĩ Cầm Cuồng Nộ,
và bạn sẽ thấy biết ơn những gì mình đang có, để bạn có thể vứt
bỏ những thứ hào nhoáng bên ngoài cuộc sống và theo đuổi những giá
trị thật của chính con người bạn,biết đâu nó có thể khơi nguồn cảm hứng
cho bạn học tập, thực hiện một điều gì đó mới mẻ. Hãy đọc cuốn sách giá trị
này để biết ơn những con người đã dạy dỗ và làm nên con người ta,
thành công của con người ta hiện tại. Đừng Lãng Quên, Hãy Biết Ơn Họ Vì Tất
Cả.
Tác giả: Thảo Hiền- Bookademy
-----------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Trong "Cây vĩ cầm cuồng nộ", ngọn lửa đam mê thiêu rọi không chỉ là một chủ đề nổi bật mà còn là động lực chính dẫn dắt câu chuyện. Nhân vật chính, một nghệ sĩ với tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc, thể hiện rõ ràng sức mạnh của đam mê trong từng nốt nhạc. Cây vĩ cầm không chỉ là nhạc cụ mà còn là một phần không thể tách rời của cuộc sống và tâm hồn. Cuối cùng, "Cây vĩ cầm cuồng nộ" không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về âm nhạc và nghệ thuật, mà còn là một hành trình khám phá sức mạnh của đam mê trong cuộc sống. Khi ngọn lửa đam mê thiêu rọi, con người có khả năng vượt qua mọi rào cản, tìm kiếm ánh sáng trong bóng tối, và sống hết mình với những giấc mơ và khát vọng. Tác phẩm mang đến một thông điệp mạnh mẽ rằng, chính đam mê sẽ dẫn dắt con người đến với những chân trời mới, giúp họ khám phá và khẳng định chính mình trong cuộc sống đầy thử thách.