“Chết là thoát kiếp đọa đày ô nhục
Là đi về quê cũ thuở hồng hoang
Là khi người thoát khỏi chốn u mang
Về cõi sáng nơi đời đời vẫn sống
Chết là đứng bên kia màn ánh sáng
Nhìn bà con bạn bè khóc, mà thương!
Nhìn công danh sự nghiệp bỗng chán chường
Ôi giấc mộng Nam Kha mình cũng vướng!
Ta phí cả cuộc đời lầm đối tượng
Mãi đi tìm ảo ảnh giữa trần gian
Cõi hư vô mà ta tưởng địa đàng
Giờ mới biết chết là về cõi sống”
“Thanatopsis_Bryant”
Con người từ khi sinh ra chính là đang từ từ bước những bước đầu tiên đến gần với cái chết, bạn sẽ chẳng thể nào biết trước được cuộc hẹn với thần chết là khi nào, có thể nó sẽ đến đột ngột mà bạn chẳng bao giờ ngờ tới. Cái chết xuất hiện trước mỗi một người mang một diện mạo khác, cũng giống như chúng ta có một diện mạo riêng khi xuất hiện trước mọi người. Mỗi người đàn ông sẽ về trời theo cách mà đến trời cũng không biết, mỗi người phụ nữ sẽ đi đến cuối chặng đường theo cách riêng của họ
Đôi nét về tác giả
Atul Gawande là tác giả của ba tựa sách nỏi tiếng bán chạy gômg: Phức Thể - Tác phẩm từng được đề cử Giải thưởng cao nhất của Liên hoan Sách Toàn Quốc của Mỹ, Sống tốt hơn – quyển sách được Amazon.com bình chọn trong top 10 Tựa sách hay nhất trong năm 2007, và tác phẩm Bản danh sách quyền năng
Dawande hiện là một bác sĩ phẫu thuật đang công tác tại bệnh viện Brigham and Women’s ở Boston kiêm giáo sư giảng day tại khoa y dược và khoa y tế công cộng thuộc đại học Harvard. Ông cũng đồng thời là nhà báo, một cây bút thường xuyên của The New Yorker. Ông cũng từng đạt giải thưởng Lewis Thomas danh giá dành cho những tác giả viết bài về các đề tài khoa học, một giải MacArthur Fellowship và hai giải thưởng Tạp Chí Quốc Gia. Trong lĩnh vực y tế công cộng, ông là giám đốc của Ariadne Labs, một trung tâm liên hiệm được thiết lập nhắm mục đích cải tiến xã hội. Ông cũng chính là chủ tịch của Lifebox, một tổ chức phi lợi nhuận được sáng lập nhằm mục đích cải tiến các ký thuật mổ xẻvà giúp cho công tác kỹ thuật trở nên an toàn hơn với người bệnh
Tác Phẩm "Ai rồi cũng chết"
Ai rồi cũng chết! là một tuyệt phẩm đánh động lòng người được viết nên bởi bác sĩ kiêm tác giả best-seller Atul Gawande. Cuốn sách không chỉ có khả năng lay chuyển ngành y học hiện đại, mà nó còn sẽ giúp làm biến đổi hoàn toàn cuộc sống của muôn người - bao gồm chính bạn!
Ngành y học thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm qua: giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ sống sót sau chấn thương, chữa trị và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật - kể cả nhiều căn bệnh từng được xem là không có thuốc chữa trong quá khứ. Nhưng dù có bành trướng hùng mạnh đến đâu, y học vẫn muôn đời bất lực trước quy luật sinh-lão-bệnh-tử bất biến của con người: Mỗi khi con người phải đối diện với Tuổi Già và Cái Chết, những công cụ y học vốn dĩ quyền năng bỗng chốc phản bội lại chính lý tưởng cứu nhân độ thế mà chúng đang phục vụ.
Bằng những công trình nghiên cứu khoa học giá trị và những câu chuyện sống động từ các bệnh nhân và người thân của chính mình, bác sĩ Gawande bóc trần cho chúng ta thấy những hệ lụy và nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi nghịch lý trên. Viện dưỡng lão vốn dĩ được lập ra với mục đích ban đầu tốt đẹp là giúp cho người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bất chấp tuổi già, nhưng nhiều nhà dưỡng lão ngày nay bị biến tướng thành những tòa nhà khép kín không khác gì nhà tù, nơi mà người già không được phép ăn những món ăn họ thích và không được phép làm những gì mình muốn. Nhiều bác sĩ được đào tạo xuất sắc về mặt chuyên môn, nhưng lại không biết cách làm thế nào để nói cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ; thay vào đó, bác sĩ lại vin vào những hy vọng hão huyền về khả năng cứu sống người bệnh của y học và đề xuất cho bệnh nhân hàng loạt biện pháp chữa trị để nuôi những hy vọng hão đó. Rốt cuộc, hành động này chỉ khiến cho người bệnh và cả thân nhân của họ thêm hao mòn khổ sở chứ không hề mang lại ích lợi gì cho họ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.
Trong những cuốn sách của mình, bác sĩ phẫu thuật Atul Gawande đã dùng ngòi bút mạnh mẽ không chút sợ hãi của mình tiết lộ cho chúng ta biết sự thật đằng sau ngành y cũng như những cuộc chiến mà các thầy thuốc như ông phải đối mặt và tranh đấu vượt qua. Lần này, với tác phẩm Ai rồi cũng chết!, ông phơi bày cho chúng ta thấy những giới hạn và nhược điểm của ngành y - trong cả chuyên môn của ông lẫn những chuyên ngành khác - khi cuộc sống con người bị đe dọa bởi sự lão hóa và cái chết. Qua đó, ông cũng đồng thời khám phá ra rằng mọi chuyện đều có cách giải quyết, rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm khác đi, để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người cũng như cho chính bản thân chúng ta.
Để khai phá ngọn nguồn mọi vấn đề cũng như giải pháp, bác sĩ Gawande đã theo chân một nữ y tá làm công việc chăm sóc bệnh nhân tại gia, phỏng vấn nhiều người trong giới bác sĩ lão khoa và sinh hoạt cùng họ, và tiếp xúc với những nhà quản lý viện dưỡng lão có tư tưởng cấp tiến và nhân văn. Ông tìm thấy những con người biết cách nói lên sự thật và chứng minh cho cả thế giới thấy, rằng mỗi người chúng ta đều có thể và có quyền mưu cầu cho mình một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc bất chấp tuổi già sức yếu mà không phải hy sinh những giá trị sống mà chúng ta yêu quý hoặc tôn thờ.
Với cách kể chuyện chân thực, sống động, mê hoặc và đánh động lòng người của tác giả, quyển sách Ai rồi cũng chết! khẳng định với chúng ta rằng: Mỗi con người sinh ra không phải chỉ để ăn, ngủ hay tồn tại qua ngày, mà chính là để được sống một cuộc sống đúng nghĩa; rằng mục đích cuối cùng của y học không phải để kéo dài sự tồn tại vô nghĩa của con người, mà chính là để giúp chúng ta có một cuộc sống mãi mãi đong đầy hạnh phúc - cho đến tận phút lâm chung!
1. Cái tôi độc lập
Sự tôn sùng và theo đuổi chủ nghĩa tự do của chúng ta đang diễn ra bất chấp cả thực tế lẫn những quy luật tự nhiên bất biến của cuộc sống. Dù sớm hay muộn, sự dộc lập hoàn toàn là chuyện không tưởng. Rồi sẽ đến lúc chúng ta bị quật ngã bởi bệnh tật và tuổi già sức yếu. Đó là một sự thật hiển nhiên như ánh sáng ban ngày. Một câu hỏi mới được đặt ra ở đây: Nếu chúng ta sống để được đọc lập tự do, thế thì chúng ta có thể làm gì khi không có đủ sức duy trì sự tự do đó nữa?
Thời xưa chẳng có mấy ai sống thọ, do vậy những người đến độ tuổi thượng thọ đều được tôn kính như thánh sống, có thể coi là một chứng nhân của lịch sử. Trong các gia đình truyền thống và bảo thủ họ được giao trọng trách chủ trì các nghi lễ lớn linh thiêng hoặc quan trọng, thậm chí được ưu tiên năm giữ quyền lực. Nhưng ngày nay, sống thọ không còn là chuyện hiếm của con người. Năm 1790, số người có độ tuổi từ 65 trở nên chưa đầy hai mươi phần trăm dân số, ngày nay, tỷ lệ này đã tăng lên mười bốn phần trăm. Ở các nước Đức, Ý, Nhật Bản, tỷ lệ đó thậm chí vượt lên trên hai mươi phần trăm. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới có số lượng người già vượt trên 100 triệu người. Tuổi thọ tăng lên dẫn đến việc chăm sóc người cao tuổi không còn quá coi trọng như trước kia nữa. Nếu như các gia đình trước kia luôn sinh rất nhiều con, và người con út thường là người sẽ ở nhà chăm sóc bố mẹ thì ngày nay số tỷ lệ sinh trong mỗi gia đình cũng giảm dần, người già không còn phụ thuộc quá nhiều vào con cái, họ có thể tự chăm lo cho bản thân, một số gia đình khá giả có thể thuê thêm người chăm sóc cho bố mẹ. Cũng vì lẽ đó những người lớn tuổi thường cảm thấy cô đơn và lẻ loi hơn trước, nhiều người quyết định sống trong trại dưỡng lão thay vì sống một mình mặc dù cuộc sống trong trại dưỡng lão chẳng tốt hơn là bao nhưng ở đó họ có thể gặp được những người giống như họ- những người già cô đơn
2. Vụ Vỡ
Sự phát triển của y học và y tế công cộng đã làm biến đổi biểu đồ cuộc sống của con người. Không tính thời kỳ phát triển của công nghiệp và các thành tựu khoa học, trong phần lớn chiều dài lịch sử loài người, cái chết được xem là một điều hiển nhiên và là một nguy cơ luôn hiện hữu suốt cuộc đời mỗi cá nhân. Không cần thiết bạn năm tuổi hay năm mươi tuổi. Mỗi ngày trôi qua là một lần viên xúc xắc may rủi của số phận được gieo.
Việc tiến bộ khoa học kỹ thuật, y học hiện đại đã đặt ra cho chúng ta hai cuộc cách mạng: Thứ nhất, sinh mệnh của mỗi người chúng ta đang trải qua một quá trình biến đổi về mặt sinh học do những tiến độ đó mang lại; và thứ hai, bản thân chúng ta cũng đang đồng thời trải qua một quá trình biến đổi về măt văn hóa và nhân thức đối với sức khỏe cũng như sinh mệnh của mình trong thời đại mới
Sự lão hóa không chỉ là câu chuyện của chúng ta, mà còn là câu chuyện của mỗi cơ quan bộ phận trên cơ thể chúng ta. Đến khoảng bốn mươi tuổi, cơ thể người mất dần vài phần sức mạnh và khối tích cơ. Đến độ tuổi tăm mươi, khối lượng cơ bắp giảm từ một phần tư đến một nửa…rất nhiều sự biến đổi cơ thể khi chúng ta ngày một già đi, đó không phải là một viễn cảnh hay ho. Người ta thường không muôn nghĩ đến sự tàn lụi của chính mình, thậm chí chẳng muốn bàn về nó. Tuy nhiên, nếu cứ mãi níu kéo tuổi xuân và lảng tránh hiện thực bất biến về quy – luật – sinh – lão – bệnh – tử như thế, chúng ta phải trả những cái giá rất đắt. Chúng ta từ chối thích nghi với nó trong khi đây là một nghĩa vụ tất yếu của mỗi công dân trong xã hội này. Điều này cũng chẳng khác gì việc chúng ta đâm mù mắt mình trước những cơ hội mới giúp con gười đạt được những trải nghiệm tích cự và viên mãn hơn khi cơ thể mình già đi
Lão hóa muôn đời là số phận của mỗi người chúng ta, cái chết sớm muội rồi cũng đến
3. Lệ thuộc
Người già không sợ chết, họ sợ những năm tháng gần đất xa trời: lãng tai, đãng trí, mắt mờ, chân chậm… thưa dần những người bạn, đánh mất một cuộc sống vốn dị năng động vui vẻ, bình yên
Khả năng sống sót của chúng ta lệ thuộc và tự nhiên, sự may mắn, hoàn cảnh gia đình và tôn giáo. Nếu trước kia, y học chỉ là một công cụ chữa bệnh khác mà bạn có thể thử, chứ hiệu quả của nó không khác gì mấy so với những lễ trừ tà hay tay nghề chữa bệnh theo kinh nghiệm của người nhà. Nhưng theo thời gian, thì y học càng lúc càng trở nên quyền năng hơn, sự xuất hiện những bệnh viện hiện đại cho chúng ta một ý niệm hoàn hảo khác về sức khỏe. Đó là nơi bạn có thể đến và nói: “ Hãy chữa bệnh cho tôi”. Bạn làm thủ thục nhập viện và giao khoán mọi thứ thuộc về cơ thể của mình và sinhhoạt hằng ngày của mình cho bác sỹ và y tá ở đó: Bạn mặc gì? Bạn ăn gì? Chuyện gì xảy ra với các bộ phận trên cơ thể bạn, xảy ra khi nào? Các bệnh viện nhanh chóng học được cách chữa bệnh truyền nhiễm, loại bỏ các khối ung thư, hay nối liền các khớp xương đã bị gãy… Thế là các bệnh viện trở thành một địa điểm quen thuộc với những ai gặp vấn đề về tình trạng sức khỏe.
4. Chăm sóc
Y học phát triển, những căn bệnh kỳ lạ bắt đầu được đặt tên nhiều hơn, có những căn bệnh có thể chữa khỏi, có những căn bệnh vẫn để lại một dấu hỏi chấm lớn cho các bác sỹ. Con người dần lệ thuộc vào bệnh viện, họ luôn cho rằng chỉ có thể ở trong bệnh viện mới có thể chưa khỏi căn bệnh của mình mà đâu biết rằng nó chỉ gây thêm đau đớn và mệt mỏi cho bản thân
Một bệnh nhân ở giai đoạn cuối của cuộc đời vì khối u ác tính, họ cố bám víu vào các trị liệu từ bệnh viện, từ những lời động viên gia đình, bác sỹ với hy vọng mình sẽ khỏi bệnh và được về nhà. Để rồi cuối cùng họ phải trút hơi thở cuối cùng ở một nơi lạnh lẽo, với những dây dợ quanh người cùng với những người bác sỹ xa lạ
Ở các nước phương Tây, các trung tâm trợ sinh được xây dựng với mục đích hỗ trợ, chăm sóc những bệnh nhân trong thời gian cuối của cuộc đời. Có thể nói trung tâm trợ sinh là một bước chuyển giữa cuộc sống độc lập với việc sống trong nhà dưỡng lão. Mục đích ban đầu của trung tâm là tạo ra một nơi tốt hơn dành cho người cao tuổi nhẵm xóa bỏ nhà dưỡng lão nhưng sự thật cho thấy rằng chẳng có gì tốt đẹp hơn khi phải sống những ngày cuối cùng không có người thân bên cạnh
Những cụ lão sống trong trại dưỡng sinh như mộ Robot có hình dạng con người. Họ được chăm sóc như một cái máy được bảo trì thường xuyên: Cụ kia có bị sút cân không, có sót toa thuốc nào không, hoặc có bị ngã không, chứ làm sao có thể quản lý được việc cụ có buồn hay vui
5. Sống tốt hơn
Theo thời gian, hầu hết chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong những thú vui tủn mủn – sự tương tác với mọi người, những thói quen lặp đi lặp lại hằng ngày, thức ăn ngon, những tia nắng ấm áp của mặt trời phủ lên mặt chúng ta. Chúng ta càng lúc càng mất dần hứng thú đối với việc giữ gìn, tích lũy và nỗ lực để đạp được thành quả nào đó, thay vào đó, chúng ta hài lòng với sự tồn tại đơn thuần nhỏ bé của mình, nhàm chán nhưng an toàn. Mặc dù chúng ta càng ngày càng ít tham vọng nhưng chúng ta vẫn không ngừng lo lắng về việc mình sẽ để lại được những di sản gì cho đời sau khi qua đời. Và thế là chúng ta khát khao tim thấy những mục đích sống bên ngoài bản thân mình, để làm cho cuộc sống của mình thêm hữu ích, ý nghĩa và đáng sống
Nỗi sợ của con người không chỉ là tuổi già, bệnh tật không chỉ ở những mất mát mà chúng ta phải chịu đựng khi sống trên đời quá lâu mà còn là nỗi sợ cô độc, cách ly. Một khi con người nhận ra rằng, cuộc sống của mình hữu hạn như thế nào, họ không còn dòi hỏi nhiều nữa. Họ không còn thiết tha với việc làm giàu. Họ không còn đoái hoài đến quyền lực. Yêu cầu lớn nhất của họ là được làm chủ cuộc đời mình, tự chủ được bao nhiêu hay bấy nhiêu – đuwọc quyền quyết định và gìn giữ những mối quan hệ có ý nghĩa tùy vào những mối ưu tiên của bản thân
6. Ra đi
Khi con người ta không biết chắc được khi nào mình sẽ chết, và khi chúng ta ảo tưởng rằng mình có nhiều thời gian hơn mình nghĩ, thế là chúng ta bắt đầu chiến đấu điên cuồng hơn bao giừo hết, chấp nhận chết với đống ống, dây dợ cắm vào người chúng ta và hàng tá những vết khâu trên da thịt. Chúng ta gần như quên bẵng rằng việc điên cuồng chống lại một sự thật đã hiển nhiên chỉ càng làm rút ngắn đời của chúng ta trở thành chuỗi á mộng tồi tệ hơn bao giờ hết. Chúng ta tưởng rằng mình có thể chiến đấu cho đến khi bác sĩ bảo rằng họ hoàn toàn bó tay thì hãng tính. Nhưng có bao giờ bác sỹ hoàn toàn bó tay? Họ có thể đề xuất cho bạn những loại thuốc vẫn đang được thử nghiệm, mổ bạn ra hay chỉ để loại bỏ được một phần khối u, nhét ống thức ăn vào miệng bạn nếu bạn không ăn uống được. Bác sĩ luôn luôn có chuyện để làm với bạn. Và chính các bệnh nhân chúng ta cũng muốn như vậy. Nhưng điều này không hề có ý nghĩa rằng chúng ta là những kẻ quyết đoán luôn có thể ra quyết định. Thay vào đó, trong hầu hết các trường hợp chúng ta chẳng quyết gì cả. Chúng ta bỏ mặc, chấp nhận giải pháp mặc định, và giải pháp mặc định ở đây là: Hãy làm nó đi. Hãy chữa cái gì đó đi. Không được ngồi không. Còn cách nào khác cơ chứ?
7. Những cuộc trò chuyện khó khăn
Sẽ thật khó khăn hơn bao giờ hết khi người thân của mình bỗng dưng trở thành nạn nhân của một căn bệnh quái ác. Bạn phải ra những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời, mọi thứ đảo lộn và bạn dần buông bỏ hy vọng. Bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi phải chăm sóc người thân yêu, chứng kiến họ chịu những cơn đau đớn, giày vò. Có thể bạn biết thời gian đối với họ không còn nhiều, bạn phân vân nên tiếp tục chống chọi hay tìm cách thỏa hiệp. Quyền lựa chọn của chúng ta là vô hạn. Sống là lựa chọn, và đó là sự thật không thể bị đánh đổ. Bạn vừa lựa chọn xong điều này, hàng loạt những sự lựa chọn khác lại mở ra trước mắt
8. Dũng cảm
“ Dũng cảm” là gì? Có phải là sức mạnh của con người khi và chỉ khi họ biết đâu là thứ nên sợ và đâu là điều đáng để hi vọng. Sự khôn ngoan thông thái chính là sức mạnh của trí tuệ
Riêng trong các vấn đề về tuổi già và bệnh tật, chúng ta cần đến hai loại lòng dũng cảm. Thứ nhất là dũng cảm đổi diện với sự thật về quy luật sinh- lão- bệnh- tử rằng sớm muộn gì chúng ta cũng phải già yếu và chết đi để từ đó cúng ta mới nhìn ra được chân lý, rằng đâu mới là điều thực sự quý giá, đâu mới là điều đáng sợ nhất. Dũng cảm thứ hai còn gian nan hơn – dũng cảm hành động theo chân lý mà chúng ta vừa ngộ ra. Khi cái chết cận kề, đừng cố gắng vùng vẫy trong đau khô mà hãy đón nhận nó như một sự giải thoái khỏi đớn đâu.
Kết
Trước kia chúng ta luôn cho rằng, sứ mệnh của một bác sỹ là giúp cho bệnh nhân thoát khỏi những căn bệnh, họ cố gắng gieo những hạt mầm hy vọng cho bệnh nhân của mình để họ tiếp tục cố gắng chữa trị. Nhưng đáng lẽ ra, họ cũng nên giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về cái chết và làm thế nào để có thể đối diện với nó mà không hề run sợ
“Ai rồi cũng chết” nhắc nhở chúng ta rằng, nền y học luôn rất sẵn lòng kéo dài sự sống của mỗi con người, nhưng lại khuyến khuyết trong việc giúp chúng ta chuẩn bị cho cái chết – vốn dĩ không thể tránh khỏi
“ Sinh lão bệnh tử oán hân, yêu mà phải biệt ly, cầu mà không được
Kiếp người chốn nhân gian như thân thể trong bụi gai
Vạn vật vô thương, có sinh có diệt, không gì vương vấn là niềm vui
Kiếp này là nhân quả của đời trước”
Tác Giả: Thanh Dung
-------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]
Khi cầm cuốn “Ai Rồi Cũng Chết” trên tay, tôi đã nghĩ rằng đây sẽ là một cuốn sách đầy nỗi buồn và u ám. Nhưng thật bất ngờ, từng câu chuyện trong sách lại chứa đựng sự hài hước, nhẹ nhàng và rất đời. Tác giả đã biến cái chết từ một điều đáng sợ thành một phần của cuộc sống mà ta có thể chấp nhận một cách tự nhiên. Tôi thích cách mỗi câu chuyện đều để lại một bài học, một góc nhìn khác về cuộc đời. Sau khi đọc xong, tôi nhận ra rằng sống không phải là để tránh cái chết, mà là để tận hưởng từng giây phút. Cuốn sách này xứng đáng để đọc và suy ngẫm.