Tam Quốc diễn nghĩa là tác phẩm nổi tiếng của La Quán Trung. Không chỉ hữu ích về quân sự, đây còn là kho tàng các bài học thương trường đỉnh cao

Bài viết được trích dẫn từ các chia sẻ của tác giả Đỗ Xuân Tùng - Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt trong Group quản trị và khởi nghiệp. Góc nhìn sâu sắc của tác giả sẽ đem đến nhiều suy nghĩ và tư duy mới cho người làm kinh doanh. Cộng đồng đánh giá giáo dục Edu2Review đã xin phép tác giả trích dẫn để phổ biến cho giới trẻ. Xin cảm ơn anh Đỗ Xuân Tùng.

3 TẦM MỨC HIỂU

Tôi thích đọc truyện Tam Quốc diễn nghĩa (Của tác giả La Quán Trung) từ nhỏ. Sau này lớn lên hiểu ra rằng so với những gì được ghi chép cẩn thận trong Tam Quốc Chí của tác giả Trần Thọ thì có khá nhiều điểm dị biệt nếu không muốn nói là hư cấu. Tuy nhiên, so với chính sử bị tác động bởi nhiều yếu tố trong ghi chép, thì tôi thấy TQDN có nhiều điểm thú vị hơn, vì nó giúp tôi trải qua 3 giai đoạn khác nhau trong tư duy về chiến thuật và chiến lược.

Tầng 1:

Lúc còn nhỏ, giống như mọi chú bé hiếu động khác, tôi thích các mãnh tướng xông pha ra trận, tự tay chém tướng cướp cờ, mở màn mọi trận đánh, không nề hà mọi hiểm nguy. Tôi thích sự hung mãnh của Điển Vi, kiêu hung của Lã Bố, can trường và tận tụy của Quan Vũ, xốc vác của Trương Phi. Giai đoạn này, tôi chỉ thấy cục diện lịch sử được hình thành bởi những trận đánh.

Trong đó, các tướng lĩnh tha hồ thể hiện sự vũ dũng của mình trước kẻ thù qua những hành động đặc trưng. Thường các công ty SME bắt đầu như thế. Tôi cũng không ngoại lệ, bắt buộc phải có một số anh em chiến hữu ở bên mình, trải qua hết các mùa ấm lạnh cùng nhau mặc cho sự biến đổi của thị trường và của chính các thành viên khác trong công ty.

Có lúc không còn ai, có lúc lại đầy nhân viên nhưng lại không phải là những người tập trung làm việc mà chỉ cơ hội trong vài tháng! Chúng tôi tập trung vào những hành động nhỏ nhất. Ai hỏi tôi lúc ấy có định hướng gì không, thường là tôi không dám trả lời, không phải là không có! Nhưng tuy có mà có áp dụng được đâu? Vì tôi còn phải làm hàng trăm việc nhỏ nhít thì nghĩ gì tới định hướng?? Đành phải liệu cơm gắp mắm như lời các cụ dạy thôi. Level thấp nhất là khi chúng ta tập trung vào hành động.


Tầng 2:

Lớn lên một chút, có lẽ vào khoảng lứa tuổi 18 tới 25 tôi khoái hình tượng của các quân sư quạt mo như Khổng Minh, Pháp Chính, Từ Thứ, những người ngồi trong màn nhung quyết định thành bại xa ngoài cả ngàn dặm.

Một mưu nhỏ đưa ra, quyết định sinh tử của cả vạn người trong các trận đánh. Lúc này, cách đánh quan trọng hơn số lượng. Đôi khi chỉ 500 quân của Khổng Minh có thể đuổi cả vạn quân của Tào Tháo chạy bán sống bán chết trong trận Tân Dã,…

Khi đã có chỗ đứng trên thị trường, thường các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tới việc áp dụng ý tưởng của những người đứng đầu vào thực tế. Mưu thần trong các doanh nghiệp chính là các ông chủ hoặc là giám đốc đứng dưới người chủ nhưng trên tất cả những nhân viên còn lại. Họ đưa ra các quyết sách, định hướng dựa vào năng lực cá nhân và khả năng nhạy bén trong phân tích các yếu tố của thị trường.

Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào từng mưu kế họ đưa ra có đúng không trong từng trận đánh. Level mức trung này thể hiện chiến thuật ở mức thấp của tổ chức.

Tầng 3:

Sau cùng, cục diện tam phân trong truyện Tam Quốc được quyết định không phải bởi những chiến dịch hay trận đánh mà là cả một cuộc chiến dai dẳng trong nhiều năm được định hình bởi các nhân vật “chóp bu” với tính cách riêng của họ.

Tào Tháo thì gian hùng, trọng tài năng, giỏi tận dụng cơ hội – chiếm được Thiên Thời. Tôn Quyền thì thực dụng, tận dụng tốt điểm mạnh của nguồn gốc danh giá và địa thế hiểm yếu- giành lấy Địa Lợi. Lưu Bị thì khả năng thu hút người tài vì cái tâm (mà tôi thấy đôi khi khá là trá ngụy- xin phép được phân tích vào một bài khác!) – có được Nhân Hòa.

Mặc cho các tướng múa may khoe tài khoe giỏi nơi chiến địa, thắng trận chung cuộc lại không phải thuộc về người có nhiều vị tướng tài nhất, mà là người nhìn xa trông rộng nhất! Doanh nghiệp lớn, lúc này ngoài cách đánh và thị trường xác định quan trọng nhất là phân biệt khác với các doanh nghiệp khác ra sao?

Thương hiệu lớn, mà thông thường xuất phát từ hình tượng của chính chủ doanh nghiệp, không chỉ xác định cách đánh, định hướng của họ mà còn là điểm mạnh duy nhất khiến cho họ có khả năng thu hút người tài và nhân tâm.

Việc này không khác gì FPT nổi bật vì cách làm việc dân chủ, sức trẻ mãnh liệt do có các hình tượng lớn dẫn đầu như Trương Gia Bình, Trương Đình Anh,..Viettel với quan điểm “chỉ hết việc không hết giờ” theo đúng kiểu kỷ luật quân đội. Level cao nhất thường biểu hiện bằng các chiến lược đơn giản, nó được thể hiện qua chủ đề phát triển của một năm như P&G vào 2003 là “We will rock U(nilever)” hay như MobiFone vào năm 2016 là “Tốc độ”.


Bài viết của tác giả Đỗ Xuân Tung đã nêu bật ra được nét tương đồng của một tác phẩm lịch sử và cách bày binh bộ trận trong thương trường hiện đại. Mỗi người trong doanh nghiệp có một vai trò.Vậy là một doanh chủ, bạn đang là ai trong doanh nghiệp của bạn?


Nguồn: Edu2review.com

---------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

Tham gia cộng đồng Bookademy để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị, đăng ký CTV tại link: https://goo.gl/forms/7pGl3eYeudJ3jXIE3  

 

 

Xem thêm

Trong tứ đại kì thư Trung Hoa, tác phẩm khiến bao đọc giả say mê là "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung.  Đây là một tiểu thuyết lịch sử khoảng 120 chương hồi với 7 phần thực, 3 phần hư, kể về thời kì thế cục Trung Hoa hỗn loạn, chia làm thế chân vạc: Ngụy, Thục, Ngô. Một trong những thành công lớn nhất của "Tam Quốc diễn nghĩa" là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Đọc "Thủy hử", "Hồng lâu mộng", "Tây du kí" hay "Tam quốc diễn nghĩa" cũng vậy. Ta đều choáng ngợp trước hệ thống nhân vật đồ sộ. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều nhân vật để lại dấu ấn sâm đậm trong lòng người đọc: Tào Tháo gian hùng, thà phụ người chứ không để người phụ mình, Lưu Bị nhân đức, Trương Phi nóng nảy, bộc trực, hết lòng vì huynh đệ, Quan Vũ tuy có phần ngạo nghễ nhưng tài giỏi,  Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu đều là những danh tướng. Đặc biệt, ai ai cũng nhớ đến và ngưỡng mộ Khổng Minh Gia Cát Lượng, một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông. Ông thấu hiểu trời đất, dụng binh như thần, sáng chế ra nhiều loại vũ khí và vật dụng khiến người đời nể phục. Ta còn ngưỡng mộ tình huynh đệ keo sơn của ba anh em Lưu, Quan, Trương, khâm phục tài năng của Khổng Minh, sự đa mưu túc trí của Tào Tháo... La Quán Trung khéo léo bày binh bố trận, dẫn ra bao thiên la địa võng trong tác phẩm của mình. Đọc sách mà trong ta hừng hực không khí chiến trận. Quả là một cây bút tài năng.

Mình đã đọc bộ sách này từ khi con nhỏ, phim cũng đã xem mấy lần. Thực sự rất mê. Đây là một tác phẩm tuyệt vời về thời chiến quốc phân tranh, một kiệt tác về nghệ thuật quân sự, thuật dùng binh, thuật dụng nhân của các bậc quân chủ. Chính vì thế khi Đông A tái bản lại bộ sách này mình đã rất hào hứng. Phải nói rằng mình rất hài lòng với bộ sách này, về nội dung có lẽ không cần phải bàn tới nữa. Bản này do cụ cử Phan Kế Bính dịch, cụ Bùi Kỷ hiệu đính, có lời bàn của Mao Tôn Cương – người tóm gọn 240 hồi từ bản gốc thành 120 hồi phổ biến như bây giờ. Về hình thức: Bộ sách có hình thức đẹp, in ấn chau chuốt. Ngoài ra việc chia bộ truyện thành 06 cuốn theo mình là rất hợp lý. Mỗi cuốn sách không quá dày, nặng khiến người đọc mệt mỏi mà vừa đủ để mỗi khi rảnh rỗi có thể nhâm nhi, thưởng thức từng chút một. Thêm vào đó, bộ sách được bổ sung hơn 300 tranh minh họa và bản đồ đi kèm rất đẹp và sinh động. Điều này đã khiến cho bộ truyện càng được nâng tầm giá trị. Cuối mỗi hồi đều có lời bàn. Cá nhân mình thấy bộ sách này rất phù hợp phù hợp cho nhu cầu tìm hiểu của người đọc hoặc thỏa mãn tâm lý sưu tầm của người hâm mộ.

Tại Tân Dã, Lưu Bị được nghe về danh tiếng cùng tài năng của Gia Cát Lượng nên đã không kể thân phận mình mà quyết định đích thân đến mời ông ra giúp sức. Hai lần đầu ghé thăm, cả ba anh em đều không gặp Gia Cát Lượng. Trong đó, lần thứ 2, cả ba gặp phải trận tuyết lớn song vẫn cố đến nơi, vì Lưu Bị cho rằng đội gió tuyết mà đi mới tỏ được lòng thành.

Đến lần thứ 3, cả Quan Vũ cũng không vui, ngỏ ý không muốn đến. Song, Lưu Bị nhất định muốn đi. Đến nơi, Lưu Bị kiên nhẫn đứng đợi Gia Cát Lượng ngủ một giấc rồi mới kính cẩn bàn việc lớn. Sau khi nghe Gia Cát Lượng phân tích tình hình khi ấy, Lưu Bị liền quỳ xuống mà khẩn cầu ông giúp đỡ. Cảm động bởi sự chân thành, khiêm tốn của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã nhận lời và sau này giúp Thục đạt được nhiều thành tựu lớn.

Bài học: Trên con đường kinh doanh nói chung hay khởi nghiệp nói riêng, lòng nhẫn nại và sự khiêm tốn là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng. Con đường lập thân, lập nghiệp vốn không trải hoa hồng, song không phải là bất khả thi. Sẽ có lúc, thậm chí cả những người đồng sáng lập công ty cũng sẽ khuyên bạn từ bỏ một điều gì đó. Nhưng, hãy kiên nhẫn, vì mỗi một thất bại là mỗi một bước đệm đưa ta đến gần hơn với mục tiêu.

Đối với đọc giả tam quốc, sự kiện kết nghĩa vườn đào của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi có lẽ đã quá quen thuộc. Và, hoàn cảnh của một Tây Thục có phần chắp vá khi đó không khác là mấy so với những gì mà một startup phải trải qua: Xuất phát điểm ban đầu chỉ là ý tưởng. Trong khi Ngụy hay Ngô sở hữu đầy đủ mọi nguồn tài nguyên cần thiết và cả một đế chế “chống lưng” phía sau, Thục không có gì ngoài 3 “nhà đồng sáng lập” với tài sản duy nhất là một ước mơ chung, một lý tưởng chung và một mục tiêu chung.

Bài học: Để khởi nghiệp thành công, các nhà sáng lập nhất thiết phải có chung một mục tiêu và lý tưởng. Bởi vì, khi đi lên từ hai bàn tay trắng, khó khăn và vấp ngã là điều không thể nào tránh khỏi. Việc sở hữu một mục tiêu chung cũng như một lý tưởng chung sẽ giúp cho các thành viên sáng lập đoàn kết hơn trước những tình huống khó khăn hay mâu thuẫn, vốn xuất phát từ sự khác biệt trong suy nghĩ và cách thức làm việc. Nếu không thể chia sẻ cùng một mục tiêu và lý tưởng, thì chắc chắn những thành viên sáng lập – hạt nhân của startup – không thể đi cùng nhau đến ngày cuối cùng