Chúng ta vẫn thường cho rằng những tố chất vĩ đại của con người vốn là bẩm sinh chứ chẳng phải thứ được trau dồi. Niềm tin đó khiến chúng ta tôn vinh học sinh có năng khiếu ở trường, những vận động viên thể thao có tài năng thiên phú hoặc những thần đồng âm nhạc. Thế nhưng, bạn không cần phải là thần đồng thì mới có thể đạt được những điều vĩ đại.
“Biến tiềm năng thành tài năng” (tựa gốc: Hidden Potential) của Adam Grant là một tác phẩm đầy cảm hứng, giúp người đọc hiểu sâu hơn về cách khai phá tiềm năng thật sự của bản thân và của những người xung quanh. Thay vì tập trung vào tài năng thiên bẩm hay những thành công ban đầu, Grant lập luận rằng tiềm năng là một quá trình phát triển liên tục, được hình thành từ những nỗ lực có chủ đích, sự kiên trì, phản hồi tích cực và các môi trường hỗ trợ. Với một cách tiếp cận khoa học và thực tiễn, Grant mở ra một con đường rõ ràng để giúp mọi người đạt được thành công to lớn hơn.
Nội dung sách được chia thành ba phần, bắt đầu với việc tìm hiểu nhân cách của bản thân. Grant khẳng định thành công không chỉ phụ thuộc vào trí thông minh hay năng khiếu bẩm sinh, mà bằng một kỹ năng đặc biệt – kỹ năng nhân cách. Qua hơn 20 năm nghiên cứu, Grant nhận ra nhân cách là một tập hợp các kỹ năng như tính kiên trì, trí tuệ cảm xúc và sự tò mò… và nó sẽ quyết định cách con người xử lý những vấn đề hằng ngày cũng như mọi vấn đề khác trong cuộc sống, nó cũng là thứ giúp chúng ta sống đúng với những nguyên tắc và giá trị của mình.
Xã hội thường có xu hướng tôn vinh những người có tài năng thiên bẩm, nhưng Grant nhấn mạnh rằng điều thật sự quan trọng là quá trình chúng ta phát triển thông qua học hỏi và thực hành liên tục. Sự phát triển này phụ thuộc vào việc áp dụng tư duy phát triển, tức là nhận thức rằng kỹ năng và trí tuệ có thể được cải thiện nhờ nỗ lực bền bỉ.
Grant lấy ví dụ từ nhiều lĩnh vực khác nhau để minh họa rằng người thành công không nhất thiết có lợi thế vượt trội ngay từ đầu. Thay vào đó, họ sử dụng những chiến lược khôn ngoan và chấp nhận rủi ro. Tác giả nhấn mạnh rằng những người dám chấp nhận cảm giác khó chịu và dám mắc sai lầm thường có cơ hội phát triển lớn hơn. Trong quan điểm của Grant, thất bại không phải là điểm dừng mà là cơ hội để học hỏi và cải thiện.
Ở phần hai của cuốn sách, Grant dẫn dắt bạn đọc tìm hiểu về các phương pháp tạo ra cấu trúc động lực để thúc đẩy bản thân. Bạn sẽ hiểu được vì sao chơi có chủ đích lại có thể ngăn ngừa sự nhàm chán và kiệt sức. Bạn cũng sẽ hiểu được vì sao đôi khi lùi lại là cách hữu hiệu nhất để tiến về phía trước. Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu trong việc khai phá tiềm năng là xây dựng giàn giáo cho mình. Bởi vì, như Grant nhấn mạnh rằng thành công không chỉ phụ thuộc vào cá nhân mà còn là kết quả của các yếu tố bên ngoài như sự hỗ trợ từ người cố vấn, đồng nghiệp, cùng với môi trường học tập hay làm việc tích cực. Chính hệ thống giàn giáo hỗ trợ này không chỉ tạo động lực mà còn giúp chúng ta tiếp nhận phản hồi và cải thiện liên tục.
Phần cuối cùng của cuốn sách bàn về việc xây dựng hệ thống để mở rộng cơ hội. Kỹ năng nhân cách và giàn giáo có thể giúp chúng ta khai mở tiềm năng ẩn giấu trong bản thân và những người xung quanh, nhưng để tạo ra cơ hội trên quy mô lớn hơn đòi hỏi chúng ta phải xây dựng hệ thống tốt hơn trong trường học, nhóm và tổ chức. Đó không chỉ là việc thiết kế hệ thống giáo dục sao cho mọi đứa trẻ đều được tiến lên phía trước mà còn là tạo điều kiện cho những nhân tài “nở muộn” có thể bộc lộ tiềm năng của mình, từ đó mở rộng cánh cửa cơ hội cho mọi người.
Thông qua những lập luận sắc bén và các ví dụ vừa thực tiễn vừa thú vị, Adam Grant giúp người đọc nhận ra rằng “thành công không chỉ là đạt được mục tiêu mà còn là sống theo các giá trị chúng ta coi trọng. Không có giá trị nào cao cả hơn việc khao khát trở thành một người tốt hơn so với phiên bản của ta ở hiện tại. Không có thành tựu nào vĩ đại hơn việc giải phóng tiềm năng còn đang ẩn giấu trong ta”. Vì lẽ đó, “Biến tiềm năng thành tài năng” không chỉ là một tác phẩm giàu cảm hứng mà còn mang đến một cái nhìn toàn diện về cách chúng ta có thể khai phá tiềm năng của bản thân và những người xung quanh.
Xem thêm
2. Khả năng thích ứng
◾ Hãy giống như một miếng bọt biển - hấp thụ mọi thứ bạn có thể, nhưng biết khi nào nên lọc ra mọi thứ (chẳng hạn như những lời chỉ trích tiêu cực không hữu ích như phản hồi hoặc lời khuyên và những lời chỉ trích đến từ những người hầu như không quan trọng). Làm thế nào để bạn xác định một phản hồi là hữu ích? Đó là khi họ đến từ một người có chuyên môn về chủ đề liên quan, họ quan tâm đến bạn như thế nào và một người quen thuộc với bạn (điều đó phụ thuộc vào vị trí của họ trong chỉ số SME+care+quen thuộc).
◾ Điều quan trọng hơn là biết cách học tốt hơn là cố gắng nhồi nhét các bài học vào.
◾ Tốt hơn hết bạn nên chủ động + có định hướng phát triển nếu bạn thực sự muốn phát triển và tiến bộ
3. Điểm ngọt ngào giữa thiếu sót và hoàn hảo
◾ Để giữ kỷ luật trong một số lĩnh vực nhất định, chúng ta phải để người khác ra đi (như Tadao Ando đã phát hiện ra khi trở thành kiến trúc sư và thiết kế các công trình có thể chịu được động đất)
◾ Điều quan trọng là bạn phải biết cách chung sống với những sai sót để có thể thích nghi hoặc tìm ra cách giải quyết. Càng trưởng thành, bạn càng biết những sai sót nào có thể chấp nhận được
◾ Chủ nghĩa hoàn hảo có thể cản trở bạn vì bạn tập trung quá nhiều vào chi tiết nhưng không nhìn thấy bức tranh tổng thể, hoặc bạn quá sợ thất bại đến mức thậm chí chưa bao giờ bắt đầu cho đến khi bạn cảm thấy mình đã "hoàn thiện" công việc của mình. học hỏi (và mắng mỏ bản thân khi bạn chắc chắn mắc sai lầm và về cơ bản là trượt lùi vào vùng an toàn hẹp hơn)