William Shakespeare là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Trong cuốn sách William Shakespeare - Những Vở Kịch Nổi Tiếng 1 sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 vở kịch nổi tiếng của ông là “Romeo and Juliet”, “Giấc mộng đêm hè”, “Đâu có gì mà rộn”. Trong cuốn sách William Shakespeare - Những Vở Kịch Nổi Tiếng 2 sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 vở kịch nổi tiếng của ông là “Người lái buôn thành Venice”, “Anthony và Cleopatra”, “Đêm thứ 12”. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI.
Xem thêm

William Shakespeare là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở nước Anh với những tác phẩm bất hủ vẫn được ca ngợi qua hàng trăm năm. William Shakespeare sinh năm 1564 trong một gia đình bình thường tại thành phố Stratford. Vì hoàn cảnh gia đình sa sút, Shakespeare đã phải sớm thôi học từ năm 14 tuổi, lập gia đình vào năm 18 tuổi và rời quê lên Luân Đôn kiếm sống bằng nghề giữ ngựa, soát vé tại một nhà hát. Dù xuất phát điểm đầy khó khăn, nhưng nỗ lực đã giúp Shakespeare từng bước vươn lên vị trí nhắc tuồng, thợ sửa bản in, rồi trở thành diễn viên, vào năm 26 tuổi trong thời kỳ kịch trường ở Luân Ðôn phát triển hưng thịnh và vô cùng sôi nổi. Shakespeare sau đó tiếp tục nổi bật ở vai trò mới là đạo diễn và nhà viết kịch. Trong những năm 1590 đến 1610, Shakespeare viết và công diễn phần lớn những vở kịch của mình, chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử trước 1600, sau đó là bi kịch. Những vở hài kịch và bi kịch viết bằng tiếng Latinh của ông được đánh giá vô cùng xuất sắc, đưa tên tuổi Shakespeare trở thành một trong những nhà soạn kịch danh tiếng nhất của thành phố Luân Đôn. Ngay khi Shakespeare còn sống, sáng tác của ông đã được đánh giá cao, dẫu vậy, trải qua nhiều thập niên sau đó, người ta mới thừa nhận ông là thiên tài xuất chúng. Cả cuộc đời William Shakespeare sáng tác tất cả 37 vở kịch, 154 bài thơ Sonnet trữ tình, 2 bài thơ dài và các thể loại thi ca khác. Có thể kể đến các vở kịch kinh điển như: Hamlet (1600), Macbeth (1606), Othello (1604), Vua Lear (1605)… và không thể không nhắc đến vở kịch bất hủ “Romeo và Juliet”. Dưới ngòi bút tài tình của ông, câu chuyện về tình yêu say đắm với kết cục bi thảm của đôi tình nhân Romeo và Juliet đã trở thành một hình tượng văn hóa, biểu tượng cho sự chung thủy, là nguồn cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu. Dưới ngòi bút của mình, Shakespeare đã xây dựng những tác phẩm vừa sâu sắc về nội dung vừa sinh động với nhiều tình huống kịch tính, xung đột, phản ánh được sự khủng hoảng sâu sắc của thời đại. Ngày nay, các tác phẩm kịch, thơ của ông vẫn chưa bao giờ lỗi thời mà luôn có sức hấp dẫn mạnh mẽ, được nhắc đến đầy trang trọng và được dịch ra hơn 70 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. William Shakespeare qua đời ngày 23/4/1616 tại Stratford quê nhà. Năm 1741, một tượng đài kỷ niệm Shakespeare đã được dựng lên trong tu viện Westminster. Nhà riêng của ông ở Stratford nay trở thành Nhà bảo tàng Shakespeare lưu trữ tất cả kỷ niệm của ông. Trong năm 2016, Hội đồng Anh và chiến dịch GREAT Britain đã công bố chương trình Shakespeare Lives, chương trình toàn cầu tôn vinh những tác phẩm của Shakespeare và ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội.

Đại thi hào William Shakespeare có thể coi là nhà văn vĩ đại của đế quốc Anh và nhà viết kịch đi trước thời đại. Trong thời kỳ của "những người khổng lồ" thế giới, những tác phẩm của ông vẫn được biết đến rộng rãi và trở thành kinh điển và được nhắc cho đến tận bây giờ. Trong số tác phẩm đồ sộ của đại thi hào, Romeo và Juliet có lẽ là vở bi kịch ấn tưởng nhất. Đến nay, có hàng trăm bộ phim cũng như hàng trăm vở kịch của tác phẩm vẫn được công chúng đón nhận. Và thuật ngữ "Romeo và Juliet" còn được dùng để chỉ những cặp đôi vửa mới bước vào giai đoạn tình yêu chớm nở. Được viết khoảng 1594 - 1595, Romeo và Juliet được dựa trên một chuyện tình có thật ở nước Ý. Romeo và Juliet yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên khi cả hai gặp nhau ở bữa tiệc tại nhà Juliet, tuy nhiên mối tình của họ bị phản đối do gia tộc của cả hai căm ghét nhau. Romeo vì giết người nên bị đày đi trong khi ấy Juliet bị bắt gả cho một tên bá tước. Để ngăn việc này, Juliet đã nhờ tu sĩ Laurence cho mình một liệu thuốc ngủ để giả chết. Nghe tin tình yêu của mình chết, Romeo trốn về và giết chết tên bá tước, Romeo đứng trước thi thể của Juliet uống thuốc tự tử. Khi thuốc ngủ hết hiệu nghiệm, Juliet thấy người yêu chết trước mặt liền dùng dao tự vẫn. Chuyện tình của họ khiến cho cả hai gia tộc quên đi mối thù và gây rây rức cho người biết về câu chuyện tình của họ. Không chỉ kể về một chuyện tình lãng mạn nhưng bi thương, Romeo và Juliet còn phê phán sự thù ghét của hai gia tộc đã gây ra cái kết bi thương cho Romeo và Juliet. Cho dù đã gần 500 năm ra mắt, tác phẩm Romeo và Juliet vẫn được biết đến rộng rãi và giữ sức nóng cho đến bây giờ đủ để ta hiểu sức ảnh hưởng to lớn của nó đến văn hóa đại chúng.

William Shakespeare - Những Vở Kịch Nổi Tiếng là tuyển tập sáu tác phẩm thuộc hàng xuất sắc nhất của Shakespeare, bao gồm cả hài kịch và bi kịch, thể hiện rõ nét tài năng của một trong những kịch tác gia vĩ đại nhất mọi thời đại: “Romeo and Juliet”, “Giấc mộng đêm hè”, “Đâu có gì mà rộn”, “Người lái buôn thành Venice”, “Anthony và Cleopatra”, “Đêm thứ 12” Không quá đồ sộ về dung lượng, mỗi vở kịch được tóm tắt dưới dạng rút gọn kèm theo minh hoạ đẹp mắt, thích hợp cho độc giả nhỏ tuổi từng bước tiếp cận với các vở kịch kinh điển nói trên. Ở kịch của ông đều miêu tả tâm trạng một cách rất rõ nét dù đôi lúc hơi cực đoan, và những tư tưởng hình ảnh ở trong kịch đến nay vẫn có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nhất là những triết lý và những suy tư ở thế lưỡng nan của ổng đòi hỏi người xem phải có lập trường vững vàng để nhìn nhận mọi thứ, tránh bị cuốn theo hai dòng cảm xúc đối lập của các nhân vật. Mình sẽ chia sẻ rõ hơn theo từng vở kịch ở dưới. Kịch của Shakespeare đa phần được viết xen kẽ giữa thơ và văn xuôi, thường những nhân vật phụ sẽ nói văn xuôi và thoại của những nhân vật chủ chốt sẽ là thơ. Thời này xem lại hình ảnh thì sân khấu cũng khá đơn giản, nên tất cả các hình ảnh trên sân khấu đều được miêu tả rất rõ thông qua lời thoại của các nhân vật. Ngôn từ của Shakespeare đẹp và đặc sắc tới mức đưa vào chương trình học cho tụi bên Mỹ, và có nhiều từ do chính ông tạo ra tới giờ vẫn còn dùng.

Đứng đầu Top 10 tác phẩm văn học hay nhất của William Shakespeare là Romeo và Juliet (tên tiếng Anh: Romeo and Juliet). Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của William Shakespeare, được liệt vào hàng kinh điển mọi thời đại. Romeo và Juliet là vở bi kịch về một mối tình lãng mạn mà oan trái, dựa trên sự việc có thật thời Trung Cổ. Tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Thế nhưng trong một buổi dạ hội, Romeo và Juliet đã phải lòng nhau và yêu nhau sâu đậm. Mối hận thù giữa hai nhà càng tăng cao khi anh họ của Juliet giết chết người bạn thân của Romeo, Romeo trả thù và bị đày ải khỏi Verona. Trong khi đó, Juliet bị ép gả cho bá tước Paris. Để trốn đám cưới, Juliet uống một loại thuốc giả chết và nhờ một tu sĩ báo cho Romeo trở về cứu mình từ hầm mộ. Thế nhưng trước khi tu sĩ kịp báo cho Romeo, chàng đã nghe được tin về cái chết của Juliet và trở về giết Paris rồi tự sát. Khi Juliet tỉnh dậy, Romeo đã chết, quá đau đớn, nàng rút dao tự vẫn. Giá trị nhân văn về tình yêu và bi kịch xã hội của Romeo và Juliet là trường tồn, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất của William Shakespeare cả về câu từ lẫn cách tạo ra bi kịch. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn, vừa lên án giới quý tộc ngày xưa, vừa là “sách giáo khoa” về cách tạo mâu thuẫn truyện cho các nhà văn, nhà viết kịch, nhà viết phim sau này.

Nhan đề đầy đủ là Bi kịch Hamlet, Hoàng tử Đan Mạch (Tragedy of Hamlet, Prince of Denmark), được Shakespeare viết vào khoảng 1601 và được công diễn vào 1602. Ban đầu, Shakespeare viết Hamlet theo thể melodrame (kịch tuồng), một hình thức sân khấu thịnh hành ở nước Anh thời ấy. Nhưng rồi qua nhiều lần trình diễn, ông sửa chữa dần thành kịch nói. Văn bản được in thành sách vào năm 1623 và được dùng cho đến ngày nay. Hamlet có cốt truyện phỏng theo câu chuyện cổ Đan Mạch. Truyện này được Saxo Grammaticus, một thầy tu Đan Mạch sống vào thế kỉ XII, ghi lại trong cuốn truyện lịch sử Đan Mạch. Tuy rằng kịch bản dựa trên câu chuyện đó nhưng tư tưởng cũng như tính cách nhân vật của Shakespeare hoàn toàn khác với hai câu chuyện kia. Nội dung chính như sau: Horwendil và Feng là hai anh em sinh trưởng ở xứ Zealand. Horwendil tài hoa, đánh thắng vua Na Uy trong cuộc đấu tay đôi và làm rể vua Đan Mạch. Horvvenđil lên ngôi vua sau khi vua Đan Mạch qua đời. Do ghen ghét anh, Feng lập mưu giết Horwenđil, lên nối ngôi và lấy chị dâu. Con trai của Horwendil là Amleth giả điên để tìm cách trốn tránh và báo thù. Feng không tin, cho người nấp sau rèm rình nghe cuộc nói chuyện giữa Amleth và Hoàng hậu. Amleth phát hiện và giết chết kẻ đó. Feng phái Amleth sang Anh với bức thư yêu cầu vua Anh giết Amleth. Amleth đánh tráo thư, yêu cầu vua Anh chém hai kẻ tháp tùng và gả công chúa cho Amleth. Một năm sau, Amleth từ biệt vợ, trở về giết chết Feng và lên ngôi vua. Trong mĩ học của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn phổ biến thuyết “lỗi lầm bi kịch”. Quan điểm này cho rằng:“Nhân vật bi kịch có nhiều nhược điểm trong tính cách nên dẫn đến hậu quả bi thảm”. Theo Aristote, ông không đòi hỏi nhân vật bi kịch phải là những con người hoàn hảo và ngược lại. Với ông, nhân vật bi kịch tức là những nhân vật mà “bất hạnh của họ gây nên những thảm họa trong bi kịch”. Họ không hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Ông chống lại lối thể hiện họ là những con người tốt tuyệt vời vì sự trừng phạt một người quá tốt phải chịu sẽ gây cho người xem sự căm phẫn hơn là thương xót. Và chống lại lối thể hiện họ hoàn toàn ác, bởi lẽ không ai lại thương xót kẻ đê tiện. Như vậy về phía phẩm chất tinh thần họ phải là những người trung bình. Nói cách khác họ có đức hạnh nhưng có những điểm yếu và những bất hạnh phải giáng xuống đầu họ do một sai lầm nào đó có khả năng gợi nên sự thương xót chứ không phải là căm ghét đối với họ. Trước hết, kịch Shakespeare là sự phản ánh hiện thực xấu xa của xã hội. Vào cuối thời kỳ thống trị của nữ hoàng Elizabeth, các thế lực phong kiến đua nhau tranh quyền đoạt lợi, giai cấp tư sản mới vươn lên nhưng nhu nhược, đời sống nhân dân cơ cực, chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của các thế lực phong kiến, Shakespeare đã vẽ bức tranh xã hội bằng ngôn từ uất ức đau khổ nhưng tràn đầy niềm hy vọng và niềm tin ngoan cường, bất khuất. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy những rối ren, phức tạp đó, Hamlet vẫn khẳng định được lý tưởng của bản thân, lý tưởng anh hùng. Nhân vật Hamlet không chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ sống và lối sống con người.

Đứng đầu Top 10 tác phẩm văn học hay nhất của William Shakespeare là Romeo và Juliet (tên tiếng Anh: Romeo and Juliet). Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của William Shakespeare, được liệt vào hàng kinh điển mọi thời đại. Romeo và Juliet là vở bi kịch về một mối tình lãng mạn mà oan trái, dựa trên sự việc có thật thời Trung Cổ. Tại thành Verona, hai dòng họ nhà Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Thế nhưng trong một buổi dạ hội, Romeo và Juliet đã phải lòng nhau và yêu nhau sâu đậm. Mối hận thù giữa hai nhà càng tăng cao khi anh họ của Juliet giết chết người bạn thân của Romeo, Romeo trả thù và bị đày ải khỏi Verona. Trong khi đó, Juliet bị ép gả cho bá tước Paris. Để trốn đám cưới, Juliet uống một loại thuốc giả chết và nhờ một tu sĩ báo cho Romeo trở về cứu mình từ hầm mộ. Thế nhưng trước khi tu sĩ kịp báo cho Romeo, chàng đã nghe được tin về cái chết của Juliet và trở về giết Paris rồi tự sát. Khi Juliet tỉnh dậy, Romeo đã chết, quá đau đớn, nàng rút dao tự vẫn. Giá trị nhân văn về tình yêu và bi kịch xã hội của Romeo và Juliet là trường tồn, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất của William Shakespeare cả về câu từ lẫn cách tạo ra bi kịch. Tác phẩm có ảnh hưởng lớn, vừa lên án giới quý tộc ngày xưa, vừa là "sách giáo khoa" về cách tạo mâu thuẫn truyện cho các nhà văn, nhà viết kịch, nhà viết phim sau này.

Khi bắt đầu sự nghiệp, William Shakespeare bắt đầu khi nhiều nhà kịch thời đó, lấy cảm hứng từ cấu trúc phổ biến trong nhà hát London. Nó dựa trên khả năng diễn viên đọc các bài phát biểu sâu sắc trước công chúng. Trong cuốn sách có tên là "Palladio Tamia: Witt's Treasury" xuất bản vào năm 1598, nhà văn Francis Meres đã viết về Shakespeare như sau: "Giống như Plautus và Seneca nổi danh về các hài kịch và bi kịch viết bằng tiếng Latinh, Shakespeare là tác giả người Anh xuất sắc nhất về cả hai loại kịch kể trên dùng cho sân khấu". William Shakespeare là kịch gia số một của nhân loại. Trước ông không có ai sánh bằng và hơn bốn thế kỉ sau cũng chẳng có ai theo kịp. Thiên tài của Shakespeare là độc nhất vô nhị. Chỉ mình ông thôi cũng đủ thâu tóm hết cả nền kịch nghệ thế giới. Ông đã đưa những vở kịch của mình ra toàn thế giới, mang đậm tính triết lí cũng như tính nhân văn sâu sắc. William Shakespeare chủ yếu là một nhà viết kịch. Trong số các thể loại mà anh ấy đã giải quyết trong nhà hát hầu hết là hài kịch, bi kịch và câu chuyện. Thời gian trôi qua và sự thành thạo với ngòi bút ngày càng lớn, anh đã xâm nhập vào các thể loại khác như thơ. William Shakespeare - Tài năng văn học Phần lớn tác phẩm của ông được tổng hợp trong một tác phẩm mang tên Folio đầu tiên, được xuất bản bởi bạn bè và đồng nghiệp của ông tại công ty nhà hát mà Shakespeare làm việc: John Hemminges và Henry Condell. Đó là một tác phẩm được công bố vào năm 1623. phải đến khi vở kịch bất hủ "Romeo và Juliet" ra đời, danh tiếng Shakespeare mới vượt ra ngoài phạm vi nước Anh. Dưới ngòi bút tài tình của ông, câu chuyện về tình yêu say đắm với kết cục bi thảm của đôi tình nhân Romeo và Juliet thực sự đã trở thành một hiện tượng văn hóa, một hình ảnh quen thuộc biểu trưng cho sự chung thủy, là nguồn cảm hứng cho nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu. Sau "Romeo và Juliet", một loạt kiệt tác lần lượt ra đời, trong đó, Othello được coi là một trong những vở kịch kinh điển của nghệ thuật sân khấu. Những tác phẩm này đã chứng minh tài năng thiêm bẩm của nhà văn trong việc xây dựng bi kịch, các tình tiết trong tác phẩm đều rất kịch tính mà mang tính triết lí cao. Qua các tác phẩm của Shakespeare, có thể thấy, ông là một cây bút sáng tác kịch có tài xây dựng những tác phẩm không những sâu sắc về nội dung mà còn hết sức sinh động với những tình huống khi căng thẳng, khi dồn dập, cùng những nhân vật được cá thể hóa cao độ. Không ai có thể phủ nhận tài năng và những đóng góp của William Shakespeare cho nền văn học thế giới. Những vở kịch của ông đã trở thành bất hủ, và ngay cả những nhà văn lớn khác cũng phải công nhận tài năng của ông. Cuộc đời của nhà văn là một điều bí ẩn bởi khá ít tài liệu đề cập đến cuộc đời của ông, tìm hiểu về cuộc đời của nhà văn ta sẽ hiểu rõ hơn về những tác phẩm của đại thi hào.

1. ”Romeo & Juliet”: Bi kịch tình yêu sống mãi trong thời đại Romeo & Juliet là vở bi kịch tình yêu nổi tiếng nhất của William Shakespeare, được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Italy thời Trung Cổ. Romeo và Juliet thuộc hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet, có mối thù địch lâu đời với nhau. Nhưng họ lại phải lòng nhau ngay khi nhìn thấy nhau trong đêm hội hóa trang của nhà Capulet. Chàng Romeo ngơ ngẩn trước nhan sắc tuyệt thế của Juliet, còn nàng Juliet cũng đã ngây ngất trước vẻ hào hoa phong nhã của Romeo. Họ tin rằng định mệnh đã sắp đặt cho họ được gặp nhau, và họ thề nguyện sẽ ở bên nhau mãi mãi. Hành động cùng chết bên nhau của họ chính là dấu ấn sâu sắc về tình yêu lãng mạn chuẩn mực, kiểu Romeo & Juliet. “Thiên đường là nơi có nàng” Romeo đã chết khi nhìn thấy người yêu say đắm của mình nằm đó. Một tình yêu nồng cháy, quyết liệt, mộng mơ, dữ dội, thuần khiết. Hình ảnh chàng nâng chén thuốc độc, và nói “Thế là ta được hôn nàng mà chết”, thật đẹp đẽ, và cũng thật đau lòng. Mối tình của Rome và Juliet có thể xem là mối tình đẹp nhất của mọi thời đại. 2. ”Đêm thứ mười hai”: Tình yêu chính là mù quáng Đêm thứ mười hai là vở hài kịch của Shakespeare, đã được viết vào khoảng năm 1601. Đêm thứ mười hai là đêm hội vui chơi cuối mùa Giáng sinh. Vở kịch tập trung vào cặp song sinh Viola và Sebastian, bị lạc mất nhau trong vụ đắm tàu. Trong một lần, khi chàng công tước Orsino yêu cầu Caseario đến “trao gửi” nỗi lòng của mình với nàng Oliva, thì vừa nhìn thấy Caseario (Viola), đã đem lòng yêu say đắm.Viola khi bị đắm tàu đã được cứu và lên bờ. Cô cải trang thành chàng trai trẻ tên Cesario và tham gia phục vụ công tước Orsino. Chẳng mấy chốc Viola đã đắm chìm trong tình yêu với Orsino. Trong khi đó chàng công tước lại yêu nàng Olivia. Một tam giác tình yêu được hình thành: Viola yêu công tước Orsino, công tước Orsino yêu Olivia, và Olivia yêu Viola cải trang thành Cesario. Tình tiết vở kịch trở nên thú vị hơn khi người anh trai sinh đôi có gương mặt giống hệt Viola xuất hiện, và Olivia khi gặp chàng đã ngay lập tức “bắt cóc” đi làm đám cưới vì ngỡ chàng là Cerario mà nàng yêu. Hiểu lầm được hóa giải khi cả Viola và Sebastian có mặt cùng lúc. Nhưng chuyện đã rồi, nên Oliva chấp nhận lấy Sebastian làm người thay thế, Viola bộc lộ thân phận thiếu nữ, và cưới Orshino. Kết cục, mọi chuyện đều êm đẹp, và dư vị ngọt ngào có chút mù quáng lại khiến mọi người say đắm. Thế gian trong Đêm thứ mười hai thấm đẫm ái tình và niềm vui. 3. ”Antony và Cleopatra”: Tình yêu và quyền lực Vở bi kịch Antony và Cleopatra của Shakespeare, được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát Blackfriars, khoảng năm 1607 Tình yêu trong Antony và Cleopatra gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực. Trận Actium ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, Cleopatra đã chạy trốn cùng 60 chiếc tàu của mình và Antony đi theo cô, khiến lực lượng của anh bị hủy hoại.Câu chuyện tình giữa Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập cổ đại và Mark Antony, viên tướng của quân đội La Mã được bắt đầu vào khoảng năm 41 trước công nguyên. Xấu hổ cho những gì chàng đã làm vì tình yêu của Cleopatra, Antony trách mắng nàng vì đã khiến chàng trở thành kẻ hèn nhát, nhưng cũng đặt tình yêu chân thành và sâu sắc này lên trên tất cả, nói rằng “Hãy cho tôi một nụ hôn, ngay cả điều này cũng trả lời tôi”. Với nhiều mẫu thuẫn, xoay quanh quyền lực, thù hận, Cleopatra đã thử lòng người tình bằng cách thông báo cho Antony tin nàng đã chết. Quá đau đớn trước tin này, Antony đã dùng kiếm đâm thẳng vào bụng mình để tự vẫn. Và sau đó, Cleopatra cũng tự vẫn, trong tâm tưởng của nàng, tha thiết mong rằng có thể gặp lại người tình Antony ở thế giới bên kia. Tình yêu trong Antony và Cleopatra gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực. Sau cùng hai người yêu nhau đều đã chết, nhưng tình yêu của họ chính là điều lưu giữ còn lại. Shakespeare đã rất thành công khi xây dựng hai nhân vật lịch sử Cleopatra và Antony trở thành hai nhân vật gần gũi, sống động trong vở kịch của mình. ”Người lái buôn thành Venice”: Tình yêu và sự tin tưởng Trong vở kịch Người lái buôn thành Venice, Shakespeare mối tình của Portia và Basanio thật ngọt ngào, trong sáng và nồng nàn. “Em không muốn mất chàng”. “Em không muốn mất chàng”, “Tất cả em đều thuộc về chàng” – nàng thốt lên những lời lẽ ấy tự đáy lòng.Portia với Bassanio dù quen biết chưa lâu nhưng nàng Portia đã đặt niềm tin hoàn toàn nơi chàng. Khi chàng phải chọn 3 chiếc hộp vàng, bạc, chì theo di nguyện mà cha nàng để lại, nàng cầu nguyện cho chàng, từng giây phút một. Nếu chàng nhầm lẫn, chàng sẽ không thể vượt qua thử thách để cưới nàng. Khi bạn thân của chàng Bassanio gặp nguy hiểm (vì anh muốn giúp đỡ hai người), Portia cũng đã rất thông minh, dũng cảm, không ngại khó khăn để giúp đỡ. Nàng đã khéo léo khuyên tên tài phiệt giàu có, xấu tính Shylock từ bỏ ý định róc thịt Antonio, nhưng lão một mực không nghe, mà muốn hành hạ chàng. Lúc ấy, dựa trên tờ khế ước và luật pháp của Venice, nàng đã làm cho âm mưu của Shylock thất bại hoàn toàn. Làm sao có thể xẻ thịt người mà không khiến người ấy chảy máu. Quả nhiên, trái tim và trí tuệ của nàng đáng được chàng Bassanio nâng niu và trân trọng. Họ làm đám cưới với nhau trong tràn ngập tiếng cười. Câu chuyện tình yêu đậm màu cổ tích, nhưng cũng rất hiện đại, bởi Bassanio và Portia đã chủ động để đến với nhau, để đấu tranh vì tình yêu của nhau.

Tình yêu trong các vở kịch của Shakespeare đã trở thành những câu chuyện tình được kể qua mọi thời đại, khiến bao thế hệ say đắm, ngưỡng mộ. William Shakespeare là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở nước Anh với những tác phẩm bất hủ vẫn được ca ngợi. Những vở kịch của ông có chủ đề đa dạng, trong đó tình yêu là màu sắc không thể thiếu. • ”ROMEO & JULIET”: Bi kịch tình yêu sống mãi trong thời đại. “Romeo & Juliet” là vở bi kịch tình yêu nổi tiếng nhất của William Shakespeare, được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Italy thời Trung Cổ. Romeo và Juliet thuộc hai dòng họ nhà Montague và nhà Capulet, có mối thù địch lâu đời với nhau. Nhưng họ lại phải lòng nhau ngay khi nhìn thấy nhau trong đêm hội hóa trang của nhà Capulet. Chàng Romeo ngơ ngẩn trước nhan sắc tuyệt thế của Juliet, còn nàng Juliet cũng đã ngây ngất trước vẻ hào hoa phong nhã của Romeo. Họ tin rằng định mệnh đã sắp đặt cho họ được gặp nhau, và họ thề nguyện sẽ ở bên nhau mãi mãi. Hành động cùng chết bên nhau của họ chính là dấu ấn sâu sắc về tình yêu lãng mạn chuẩn mực, đậm chất “Romeo & Juliet”. “Thiên đường là nơi có nàng.” Romeo đã chết khi nhìn thấy người yêu say đắm của mình nằm đó. Một tình yêu nồng cháy, quyết liệt, mộng mơ, dữ dội, thuần khiết. Hình ảnh chàng nâng chén thuốc độc, và nói “Thế là ta được hôn nàng mà chết”, thật đẹp đẽ, và cũng thật đau lòng. Mối tình của Rome và Juliet có thể xem là mối tình đẹp nhất của mọi thời đại. • “ĐÊM THỨ MƯỜI HAI”: Tình yêu chính là mù quáng. “Đêm thứ mười hai” là vở hài kịch của Shakespeare, đã được viết vào khoảng năm 1601. “Đêm thứ mười hai” là đêm hội vui chơi cuối mùa Giáng sinh. Vở kịch tập trung vào cặp song sinh Viola và Sebastian, bị lạc mất nhau trong vụ đắm tàu. Trong một lần, khi chàng công tước Orsino yêu cầu Caseario đến “trao gửi” nỗi lòng của mình với nàng Oliva, thì vừa nhìn thấy Caseario (Viola), đã đem lòng yêu say đắm. Viola khi bị đắm tàu đã được cứu và lên bờ. Cô cải trang thành chàng trai trẻ tên Cesario và tham gia phục vụ công tước Orsino. Chẳng mấy chốc Viola đã đắm chìm trong tình yêu với Orsino. Trong khi đó chàng công tước lại yêu nàng Olivia. Một tam giác tình yêu được hình thành: Viola yêu công tước Orsino, công tước Orsino yêu Olivia, và Olivia yêu Viola cải trang thành Cesario. Tình tiết vở kịch trở nên thú vị hơn khi người anh trai sinh đôi có gương mặt giống hệt Viola xuất hiện, và Olivia khi gặp chàng đã ngay lập tức “bắt cóc” đi làm đám cưới vì ngỡ chàng là Cerario mà nàng yêu. Hiểu lầm được hóa giải khi cả Viola và Sebastian có mặt cùng lúc. Nhưng chuyện đã rồi, nên Oliva chấp nhận lấy Sebastian làm người thay thế, Viola bộc lộ thân phận thiếu nữ, và cưới Orshino. Kết cục, mọi chuyện đều êm đẹp, và dư vị ngọt ngào có chút mù quáng lại khiến mọi người say đắm. Thế gian trong “Đêm thứ mười hai” thấm đẫm ái tình và niềm vui. • ”ANTONY VÀ CLEOPATRA”: Tình yêu và quyền lực. Vở bi kịch “Antony và Cleopatra” của Shakespeare, được trình diễn lần đầu tiên tại nhà hát Blackfriars, khoảng năm 1607. Trận Actium ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, Cleopatra đã chạy trốn cùng 60 chiếc tàu của mình và Antony đi theo cô, khiến lực lượng của anh bị hủy hoại. Câu chuyện tình giữa Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập cổ đại và Mark Antony, viên tướng của quân đội La Mã được bắt đầu vào khoảng năm 41 trước công nguyên. Xấu hổ cho những gì chàng đã làm vì tình yêu của Cleopatra, Antony trách mắng nàng vì đã khiến chàng trở thành kẻ hèn nhát, nhưng cũng đặt tình yêu chân thành và sâu sắc này lên trên tất cả, nói rằng “Hãy cho tôi một nụ hôn, ngay cả điều này cũng trả lời tôi.” Với nhiều mẫu thuẫn, xoay quanh quyền lực, thù hận, Cleopatra đã thử lòng người tình bằng cách thông báo cho Antony tin nàng đã chết. Quá đau đớn trước tin này, Antony đã dùng kiếm đâm thẳng vào bụng mình để tự vẫn. Và sau đó, Cleopatra cũng tự vẫn, trong tâm tưởng của nàng, tha thiết mong rằng có thể gặp lại người tình Antony ở thế giới bên kia. Tình yêu trong “Antony và Cleopatra” gắn chặt với âm mưu, tham vọng và quyền lực. Sau cùng hai người yêu nhau đều đã chết, nhưng tình yêu của họ chính là điều lưu giữ còn lại. Shakespeare đã rất thành công khi xây dựng hai nhân vật lịch sử Cleopatra và Antony trở thành hai nhân vật gần gũi, sống động trong vở kịch của mình. • “NGƯỜI LÁI BUÔN THÀNH VENICE”: Tình yêu và sự tin tưởng. Trong vở kịch “Người lái buôn thành Venice”, Shakespeare mối tình của Portia và Basanio thật ngọt ngào, trong sáng và nồng nàn. “Em không muốn mất chàng.” “Em không muốn mất chàng”, “Tất cả em đều thuộc về chàng” – nàng thốt lên những lời lẽ ấy tự đáy lòng. Portia với Bassanio dù quen biết chưa lâu nhưng nàng Portia đã chọn đặt niềm tin hoàn toàn vào chàng. Khi Bassanio phải chọn ba chiếc hộp vàng, bạc, chì theo di nguyện mà cha Portia để lại, nàng cầu nguyện cho chàng từng giây phút một vì nếu Bassanio nhầm lẫn, chàng sẽ không thể vượt qua thử thách để được cưới nàng. Khi bạn thân của chàng Bassanio gặp nguy hiểm (vì muốn giúp đỡ hai người), Portia cũng đã rất thông minh, dũng cảm, không ngại khó khăn để giúp người bạn đó. Nàng đã khéo léo khuyên tên tài phiệt giàu có, xấu tính Shylock từ bỏ ý định róc thịt Antonio, nhưng lão một mực không nghe mà muốn hành hạ anh. Lúc ấy, dựa trên tờ khế ước và luật pháp của Venice, nàng đã làm cho âm mưu của Shylock thất bại hoàn toàn. Làm sao có thể xẻ thịt người mà không khiến người ấy chảy máu. Quả nhiên, trái tim và trí tuệ của nàng đáng được chàng Bassanio nâng niu và trân trọng. Họ làm đám cưới với nhau trong tràn ngập tiếng cười. Câu chuyện tình yêu đậm màu cổ tích, nhưng cũng rất hiện đại, bởi Bassanio và Portia đã chủ động để đến với nhau, để đấu tranh vì tình yêu của nhau.