Chúng ta – những người còn trẻ mỗi ngày đều do dự xem hôm nay có phải ngày đẹp để thực hiện một kế hoạch training hay không? Kế hoạch ấy đã đủ perfect để bắt tay thực hiện hay chưa? Chúng ta bền bỉ do dự ngày qua ngày để rồi kế hoạch training bản thân chợt biến mất trong tâm trí từ lúc nào chẳng hay rồi chúng ta trở về vạch xuất phát - nơi mà chúng ta chẳng có gì ngoài sự ghen tị với thành công của người khác và cảm giác thất bại tăng lên theo cấp số nhân. Nếu bạn thuộc về 85% những người trẻ thất bại ấy, tôi hy vọng bạn có thể dành ra 30’ mỗi ngày để nghiền "mục" cuốn “Vươn lên hoặc bị đánh bại” của tác giả trẻ Lê Thượng Long, tôi hoàn toàn cho rằng nó có thể chắp cho bạn đôi cánh để chinh phục vũ môn của bản thân bạn đấy, bạn trẻ!

Cô đơn là lúc tốt nhất để tạo nên giá trị

Khi còn trẻ sợ cô đơn, khi về già lại mong sống một mình.

Tôi đọc được một dòng trạng thái trên trang cá nhân của một người bạn, cậu ấy 35 tuổi, mới có một đứa con: “Dần hiểu được vì sao có rất nhiều người đàn ông mỗi khi về nhà, đều muốn ngồi lại trong xe một lúc, hút một điếu thuốc. Bởi về đến nhà, bạn sẽ trở về với cương vị làm cha, làm chồng, bạn là trụ cột của gia đình, là người gánh vác, giữ trọng trách quan trọng, bạn không còn là chính mình”.

Khi đọc được câu nói của người bạn đó, trong lòng tôi cảm thất rất xót xa. Tôi hiểu rất rõ khao khát muốn ở một mình của một người đang trên con đường trưởng thành. Khi đã có sự nghiệp, có các mỗi quan hệ, có gia đình, kéo theo đó là cảm giác trách nhiệm ngày càng nặng nề, thời gian được ở một mình cũng theo đó mà giảm đi nhiều. Thường là giữa đêm khuya yên tĩnh nghĩ về những năm tháng thanh xuân cuồng nhiệt và ước mơ vô hạn về tương lai.

Những lúc một mình là khoảng thời gian tốt nhất để tạo nên giá trị, nhưng thật không may, khoảng thời gian ở một mình đó cuối cùng cũng sẽ mất dần đi theo sự tăng lên về tuổi tác của bạn.

Tôi nhớ đến một người bạn, khoảng thời gian chuẩn bị cho cuộc thi hùng biện Tiếng Anh, vì phải đọc một lượng tài liệu rất lớn, học thuộc danh sách từ đặc biệt, nên dù là người ham chơi nhưng anh ấy đã rất tập trung học, có thể không nghe điện thoại suốt cả ba tháng trời. Sau đó, tôi mới biết anh ấy đã thuê một căn phòng ở một nơi yên tĩnh, mỗi ngày ngoài tìm kiếm tài liệu thì sẽ quay mặt vào tương tự đối thoại bằng Tiếng Anh.

Cuộc thi năm đó, anh ấy đã giành được giải rất cao.

Người bạn đó nói: “Chỉ có kiên trì đến cùng mới có thể tạo nên kì tích”. Còn tôi thì cho rằng, chính khoảng thời gian một mình đó đã tạo nên con người vượt trội như anh ấy bây giờ.

Trên thế giới này có rất nhiều chuyện phi thường có được nhờ khoảng thời gian người ta cô đơn, cực khổ. Hợp tác tập thể là rất quan trọng, nhưng những mắt xích nhỏ trong  hợp tác, những chi tiết nằm trong sự phân công và kế hoạch mục tiêu đều là do con người tạo ra khi ở một mình.

Cô đơn là lúc tốt nhất để tạo nên giá trị.

[…]

Rất nhiều người khi được hỏi về việc hối hận nhất sau 4 năm đại học, câu trả lời của họ đều là: “Đã không học tập tốt”. Thật ra, mọi người không phải là hối hận trong 4 năm đại học không học tập tốt, mà là hối hận không tận dụng khoảng thời gian lúc ở một mình của mình.

Thời gian đó, hoàn toàn có thể đến thư viện, nhưng lại bị sử dụng cho những mối giao tiếp không cần thiết; hoàn toàn có thể rèn luyện thành tạo một kĩ năng nào đó nhưng lại quyết định chui vào chiếc túi ngủ; hoàn toàn có thể dùng để thay đổi bản thân nhưng lại phí phạm vào những bộ phim Hàn Quốc, nhưng trò game,…

Khi tôi lên đại học, tôi đã làm hai việc mà đến ngày  hôm nay vẫn cảm thấy rất tự hào: thứ nhất là, đã nhốt mình trong phòng khổ luyện Tiếng Anh mỗi ngày, vững tâm, kiên trì suốt một thời gian dài; thứ hai, cùng một vài người bạn lập nên một hội đọc sách mỗi tuần đọc một cuốn sách, kiên trì không nản chí.

Những ngày tháng ngồi trên giảng đường không một bóng người, nhưng ngày ở trong thư viện không ai hỏi han, giúp tôi rèn luyện thành thạo kĩ năng trong những năm đại học, giúp tôi hiểu hơn về thế giới bên ngoài. Quan trọng nhất là, tôi bắt đầu hiểu, cô đơn là điều bình thường, người mạnh mẽ được tôi luyện từ cô đơn, kẻ yếu đuối lãng phí sự cô đơn.

Sau khi bước chân vào xã hội, tôi thường phát hiện tất cả những người thành công đều có một đặc điểm chung, đó là họ trân trọng thời gian, họ đều tận dụng khoảng thời gian lúc ở một mình để làm cho bản thân tiến bộ hơn, chứ không phải dành thời gian một mình để lên mạng xã hội, nhấn nút yêu thích bừa bãi.

Vì thế, không cần phải ngưỡng mộ những người toả sáng trong cuộc thi, cũng không cần ngưỡng mộ những người làm nên chuyện rung chuyển đất trời ở những lĩnh vực khác, họ chẳng qua là đã chịu đựng được sự cô đơn khi ở một mình, tự nhiên cũng có thể “gánh” được tiếng tăm mai sau.

Mong chúng ta đều có thể chịu được sự cô đơn, tận dụng cho tốt những giai đoạn làm nên giá trị, trở thành một người tốt hơn.

Sẽ có một ngày vùng thoải mái huỷ hoại tuổi thanh xuân của bạn

[…]


Tại các thành phố phồn hoa như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, cách để làm cho một người trở nên “tàn” vô cùng đơn giản, cho bạn một không gian nhỏ hẹp yên tĩnh, cho bạn một đầu phát wifi, rồi tốt hơn nữa cho thêm một số điện thoại gọi đồ bên ngoài. Được rồi đấy, bạn đã bắt đầu “tàn” rồi.

Lấy mình là trung tâm, sải tay là bán kính, bắt đầu vẽ một vòng tròn. Bạn sẽ nhận ra mọi thứ cần thiết đều nằm trong cái vòng tròn này.

Cái vòng này được gọi là vùng thoải mái.

Đầu năm nay khi tôi liên tục đi công tác khắp các địa phương trong nước. Khi trở thành Bắc Kinh, tôi gặp lại một người bạn lâu rồi không liên lạc, rồi cùng nhau hát karaoke. Cậu ta vừa bị công ty đuổi việc. Tôi hỏi cậu ta: “Một tháng vừa rồi không gặp, gần đây cậu bận gì vậy?”

Cậu ta trả lời: “Chẳng bận gì cả, chỉ chờ đợi thôi.”

Tôi lại hỏi cậu ta đang chờ đợi điều gì.

Cậu ta gãi đầu, nói: “Tớ cũng không biết, chỉ cảm thấy thời gian trôi quá nhanh. Chưa làm được gì thì đã trôi qua một tháng rồi.”

Người bạn ngồi cạnh chúng tôi đang trong giai đoạn khởi nghiệp, cả ngày bận tối mặt tối mũi, nghe vậy bèn hỏi: “Thế là thế nào, lại còn có tình trạng như vậy sao, cả tháng không biết làm gì, tôi phải hát cho cậu nghe mấy câu này ‘Thời gian biến đâu mất rồi’. ”

Anh bạn nghe vậy nói: “Ra chỗ khác đi!”

Tôi nói: “Thật ra tôi rất hiểu cậu. Có phải một tháng vừa qua cậu cảm thấy cuộc sống rất vô tư vô lự, chẳng trách mà ngay cả điện thoại cũng muốn ném đi.”

Cậu ta trả lời: “Điện thoại thì vẫn cần. Nhưng mối khi thấy chuông điện thoại reo thì thật sự thất lo lắng, luôn cảm giác cái thế giới bình yên bé nhỏ của mình sắp bị phá vỡ.”

Tôi gật đầu nhớ đến trong bộ phim Nhà tù Shawshank có câu rằng: “Những bức tường này thật thú vị, lúc đầu bạn chống chọi với nó, sau đó bạn quen dần với nó rồi cuối cùng bạn buộc phải dựa vào nó. Đó chính là institutionalization (thể chế hoá).”

[…]

Thật ra, bản thân cùng thoải mái này không hề có vấn đề. Nó như ngôi nhà ấm áp thoải mái mà mỗi người đều cần có. Nhưng nếu sức mạnh gia đình quá lớn, bạn từ bỏ giấc mơ đi ra ngoài khám phá thế gới thì là điều rất đáng tiếc. Chúng ta đều từng có những lúc muốn bước ra ngoài khám phá thế giới nhưng lại bị bố mẹ ngăn lại. Nhưng phần lớn những đứa trẻ dám bước ra khỏi nhà cũng không hề quên đường về. Và sau khi trở về không những tầm mắt của chúng đã được mở rộng, biết rằng thế giới rất rộng lớn, hiểu rằng bản thân thật sự nhỏ bé, mà điều quan trọng nhất là chúng bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch du lãm tiếp theo của mình.

Hãy xem, vùng thoải mái của những đứa trẻ ấy đã trở nên rộng mở ra như thế đấy.

[…]

Tôi kì thực không đồng tình với việc người trẻ mới tốt nghiệp đã lao vào công ty làm việc văn phòng, tôi hi vọng họ có thể ra ngoài khám phá nhiều hơn, dù cho việc này rất mệt, rất bận rộn, vất vả lênh đênh không ổn định, tốt nhất đừng nên vừa mới tốt nghiệp đã đem cả thanh xuân để xây dựng một vùng thoải mái ở văn phòng, để rồi môi trường thoải mái này sẽ từng bước huỷ hoại thanh xuân vốn cần phải năng động.

Về việc bước ra khỏi vùng thoái mái, đó hoàn toàn không phải là nghỉ việc một cách mù quáng, ngược lại, bạn nên giữ một công việc đảm bảo cuộc sống, ngoài ra, nhất định phải thử những “quả trứng bí ẩn” nhiều màu sắc: thử ăn cánh gà siêu cay mà bạn chưa bao giờ thử; tỏ tình với cô gái mà bạn mới gặp một lần; đọc cuốn sách mà bạn luôn muốn đọc; cùng người bạn thân thiết đi đến một nơi không phải điểm du lịch; thử một lần say khướt không cần kiềm chế; đi thưởng thức một buổi biểu diễn gợi lại hồi ức của bạn…

Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến bộ phim Hàn Quốc “Điều kì diệu ở phòng giam số 7”, với hình ảnh chiếc khinh khí cầu bị chắn bởi hàng rào của trại giam và ánh mắt của cặp cha con khao khát được tự do. Trên thế giới này vẫn có rất nhiều người cố gắng tìm tự do còn chúng ta đã có thân thể tự do, tại sao không cố gắng phá bỏ bức tường trong tư tưởng, tự do bay ra ngoài xem hình dạng của thế giới?

Vì vậy, đừng để vùng thoải mái huỷ hoại tuổi thanh xuân của bạn, ngược lại, nên tận dụng tuổi thanh xuân, đi khám phá thế giới bên ngoài bức tường. Bạn hãy tin rằng người luôn giậm chân tại chỗ, vùng thoải mái sẽ càng thu nhỏ, rồi cuối cùng đến một ngày, sẽ phát hiện ra thế giới đã không còn chỗ cho mình đứng nữa.

Người mạnh mẽ thật sự, khi còn trẻ, họ trải qua nhiều bể dâu, hoá giải mây mù, học được cách kiên cường, biết cách chữa lành tổn thương. Họ có thể sống ở bất kì đâu, đâu đâu cũng là vùng thoải mái, đâu cũng là thiên đường của bản thân.

Mong những người trẻ tuổi đều là người như vậy, có thể bất chấp tất cả mà xông pha.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Đôi lời của người viết bài

Bản thân tôi mong rằng tất cả người trẻ chúng ta – những con người nắm trong tay ba thứ quý giá nhất đời người đó là: tuổi trẻ, tự do và sức khoẻ, tôi mong rằng chúng ta có thể tìm được lí tưởng sống của bản thân rồi dũng cảm băng qua chông gai mà tiến về phía vạch đích, vì chính bản thân chúng ta, vì một đời này sống không cần phải hối hận thêm điều gì, chúng ta nhất định, nhất định phải nỗ lực hết mình và sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho tới ngày bước đến đỉnh vinh quang giành thứ mà bản thân ao ước và tôi, chúc cho chúng ta đều thành công!

 
______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt

Xem thêm

Mình nghĩ điểm thu hút của cuốn sách cũng như văn của Thượng Long là ở chỗ anh ấy không phê phán, khi kể về câu chuyện của những người bạn, anh ấy chỉ đơn thuần là một người chứng kiến, một người nghe, một người bạn mà thôi. Với tư cách là một 9X đời đầu, có thể nói Lý Thượng Long có một nửa lối tư duy của người trẻ, bên cạnh những câu chuyện thấm thía của một người từng trải, điều đó tạo nên sự lôi cuốn và đồng cảm từ phía người đọc. Mình thích cách anh ấy viết về mơ ước và thực tế. Rằng “mộng mơ đầy kỳ vọng, còn trưởng thành thì đầy thương tích”. Chúng là những dấu mốc trên con đường thành công và được kết nối với nhau bởi thật nhiều nỗ lực. Cả cách anh ấy viết về cô đơn nữa. Không phải những hoang hoải của sự cô quạnh, nỗi cô đơn này đầy sức sống và kiên cường. “Cô đơn là lúc tốt nhất để tạo nên giá trị”. Trên cùng một con đường, có những người cùng mang trong mình niềm đam mê cháy bỏng muốn khẳng định bản thân. Nhưng khi gặp phải cùng một khó khăn, có người chọn đi tiếp, có khi là phải bò tiếp, nhưng có người thì lựa chọn từ bỏ. Có lẽ họ cũng sẽ không chìm mãi trong nỗi đau của sự thất bại, rồi họ sẽ dần chấp nhận cách sống mình đã lựa chọn và bị mài mòn bởi nó. Mỗi khi nhớ lại, ngày cũ và những nhiệt huyết chỉ còn đọng lại như một tiếng thở dài.