Ai cũng biết điểm IQ cao chưa chắc đảm bảo cho một cuộc đời thành công, hạnh phúc và đức hạnh. Nhưng chỉ đến khi đọc Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence) của Daniel Goleman, chúng ta mới có thể lý giải tại sao. Dựa trên những quan sát và nghiên cứu nhiều năm trong lĩnh vực tâm lý và khoa học thần kinh, tác giả đã mang đến một cái nhìn mới mẻ về hai loại trí tuệ bên trong mỗi người - lý trí và xúc cảm - cùng một cách mà chúng định hình số phận của chúng ta.

Trong cuốn sách này, tôi sẽ dẫn bạn đi xuyên suốt hành trình khám phá về khoa học xúc cảm. Chuyến đi nhằm mục đích mang tới cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về những thời khắc phức tạp nhất trong cuộc đời và thế giới xung quanh. Kết thúc hành trình là hiểu điều đó mang ý nghĩa gì và học cách kết hợp trí tuệ với xúc cảm.


PHẦN MỘT: NÃO BỘ XÚC CẢM 


Tìm hiểu về cấu trúc cảm xúc não bộ, thứ lý giải tại sao có những lúc con tim lại lấn át lý trí. Chúng ta cần xúc cảm để làm gì? 

Mỗi xúc cảm đều đóng một vai trò riêng được xem như những dấu ấn sinh học đặc biệt: Khi giận dữ, sợ hãi, hạnh phúc, yêu, ngạc nhiên, kinh tởm và buồn bã…

Xúc cảm tạo nên hai tên bạo chúa là thịnh nộ và tham lam để chống lại lý trí thân cô thế cô. Liệu lý trí có thể chống chọi được bao lâu trước khi sự kết hợp giữa chúng? Trong khi lý trí chỉ biết kêu gào khản giọng về giá trị của đức hạnh thì hai tên kia lại bỏ ngoài tai. Chúng càng ngày càng lắm lời và gây rối cho tới khi người cai trị của cả ba kẻ kiệt sức, đầu hàng và bỏ cuộc. 


Theo nghĩa nào đó, chúng ta có hai bộ não, hai tinh thần và hai loại trí thông minh khác nhau: lý trí và xúc cảm. Cách chúng ta đưa ra quyết định trong cuộc sống được cả hai loại trí thông minh này dẫn dắt - không chỉ có trí thông minh IQ, mà còn có cả trí tuệ xúc cảm. Thật vậy, trí tuệ lý trí không thể hoạt động hiệu quả nếu không có trí tuệ xúc cảm. Khi tương tác hiệu quả, trí tuệ xúc cảm tăng lên, năng lực tư duy lý trí cũng tăng theo. Erasmus từng nói, ta phải tìm được điểm cân bằng hài hòa giữa hai mặt đó. Để đạt được điều đó, trước tiên chúng ta phải hiểu chính xác ý nghĩa của việc sử dụng cúc cảm một cách thông minh. 



PHẦN HAI: BẢN CHẤT CỦA TRÍ TUỆ XÚC CẢM 


Chúng ta hãy cùng xem xét biểu hiện của thần kinh logic qua hành vi - cái mà chúng ta vẫn gọi là trí tuệ xúc cảm, chẳng hạn để chế ngự sự bốc đồng, thấu hiểu xúc cảm của người khác và dung hòa các mối quan hệ. Aristotle từng nhận định không dễ để “giận đúng người, đúng lúc, đúng mục tiêu, đúng cách và đúng mức’’.

  1. Khi trí thông minh không lên tiếng

Làm thế nào một người rõ ràng thông minh như vậy lại có hành động phi lý đến mức ngớ ngẩn như thế? Câu trả lời: Trí thông minh học thuật không mấy liên quan đến đời sống tình cảm. Những người thông minh nhất có khi lại phóng túng theo đam mê và khao khát của mình, những người IQ cao có khi lại là vị tài xế tồi khi điều khiển chiếc xe vận mệnh của mình.


Trong cuộc sống, hiển nhiên có nhiều con đường dẫn đến thành công và nhiều năng lực chuyên biệt trong từng lĩnh vực giúp chúng ta được đền đáp xứng đáng. Trong xã hội lấy tri thức làm nền tảng, kỹ năng chuyên môn chắc chắn là một trong số đó. Có nhiều bằng chứng cho thấy những chuyên gia về xúc cảm - hiểu và biết quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như có khả năng đọc vị xúc cảm của người khác, có lợi thế trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Những người có kỹ năng điều chỉnh xúc cảm nhuần nhuyễn cũng hài lòng và vui vẻ hơn trong cuộc sống, làm chủ thói quen của tâm trí giúp thúc đẩy năng suất của chính họ, còn những người không thể chế ngự xúc cảm trong cuộc đấu tranh tâm lý sẽ dễ đánh mất khả năng tập trung và tư duy rõ ràng. 


Nhà tâm lý học Salovey đưa quan điểm trí tuệ cá nhân của Gardner vào định nghĩa về trí tuệ xúc cảm, mở rộng thành năm lĩnh vực chính: 

  • Thấu hiểu mọi xúc cảm: Ý thức về bản thân, hay nhận thức được xúc cảm khi nó xuất hiện, là chìa khóa của trí tuệ xúc cảm.

  • Làm chủ xúc cảm: Nắm bắt và kiểm soát xúc cảm tới mức độ nhất định là năng lực hình thành dựa trên sự tự nhận thức bản thân.

  • Tạo động lực cho bản thân: Điều khiển xúc cảm hướng đến một mục tiêu nhất định là điều thiết để tăng sự tập trung, tạo động lực cho bản thân và trau dồi năng lực, hoặc tăng khả năng sáng tạo. 

  •  Nhận biết xúc cảm của người khác: Đồng cảm, năng lực được hình thành từ sự tự ý thức về xúc cảm bản thân.

  • Làm chủ các mối quan hệ: Đó là những kỹ năng như sự đồng thuận, lãnh đạo, tương tác xã hội hiệu quả - thứ thường chỉ số ít cá nhân mới có.

  1. Hiểu bản thân

          Con người có xu hướng khác nhau trong cách thức nhận diện và giải quyết xúc cảm của mình: 

  • Kiểu người tự nhận thức: Họ hiểu rõ tâm trạng của bản thân, tinh tế trong đời sống tình cảm của chính mình. Dù tâm trạng không tốt, họ cũng không bao giờ đắm chìm trong u uất hay bị ám ảnh về điều đó mà có thể nhanh chóng đứng dậy.


  • Kiểu người hay đắm chìm trong xúc cảm: Họ thường bị cuốn theo xúc cảm và không thể thoát ra, cứ như thể xúc cảm nắm quyền chỉ huy. Họ thất thường và không nhận thức rõ xúc cảm của chính mình. Chính vì vậy họ hay cảm thấy lạc lối thay vì có quan điểm rõ ràng. Hệ quả là, họ hầu như chẳng cố gắng thoát ra khỏi tâm trạng tồi tệ, cảm thấy rằng bản thân không thể kiểm soát được đời sống tình cảm của mình. 


  • Kiểu người chấp nhận: Họ không cố gắng thay đổi xúc cảm. Nhóm này lại được chia thành hai loại khác nhau: những người luôn lạc quan, vì vậy không muốn thay đổi xúc cảm, và những người mặc dù hiểu rõ cảm xúc của mình nhưng dễ dàng bị tâm trạng xấu ảnh hưởng, chấp nhận buông xuôi và không làm gì để thay đổi tình trạng đau khổ.

  1. Nô lệ của xúc cảm

Buồn rầu là tâm trạng mà con người luôn muốn thoát ra. Diane Tice nhận thấy con người có nhiều sáng kiến để thoát khỏi nỗi u sầu. Tất nhiên, không phải mọi nỗi buồn đều cần loại bỏ, như mọi tâm trạng khác, u sầu cũng có những lợi ích nhất định. Nỗi mất mát khiến ta không còn quan tâm đến những trò tiêu khiển hay giải trí vô bổ - thứ làm tiêu hao năng lượng cần thiết cho mục tiêu mới. Chúng ta than khóc vì nỗi mất mát, suy nghĩ về ý nghĩa của nó, rồi sau đó điều chỉnh tâm lý và xây dựng kế hoạch mới để tiếp tục cuộc sống. 


Cảm giác đau khổ khi mất đi người thân cũng có mặt hữu ích, nhưng nếu cảm giác đau khổ ấy tiến triển trầm trọng hơn trở thành trầm cảm thì đó lại là chuyện tai hại. William Styron có những mô tả về “biểu hiện đáng sợ của căn bệnh tâm Iý’’ này: hận thù bán thân, cảm thấy mình vô giá trị, “không vui vui’’ và “cảm thấy sợ hãi và cô độc”. Đi kèm với những dấu hiệu sa sút về mặt trí tuệ như: “hay nhầm lẫn, không thể tập trung tinh thần và mất trí nhớ”, ở giai đoạn sau sẽ là tâm trí “bị tình trạng hỗn loạn chi phối” và “cảm giác rằng bản thân bị những ý nghĩ tiêu cực điều khiển, từ đó không còn thấy cuộc sống thú vị”. Bên cạnh đó là những tác động về thể chất như mất ngủ, bơ phờ, thiếu sức sống, “mệt mỏi, trống rỗng, không xúc cảm”, cùng vị “cảm giác bồn chồn không yên”. Toàn bộ niềm vui dường như biến mất, kiểu như: “Đến đồ ăn cũng trở nên vô vị”. Cuối cùng, mọi hy vọng tan biến khi “bầu trời u ám” mang theo nỗi tuyệt vọng đổ ập xuống, rõ rệt đến mức cơn bệnh lo âu được cảm nhận như nỗi đau thể xác - nỗi đau tột cùng mà tự tử dường như là giải pháp duy nhất. 


Khi rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng đến vậy, cuộc sống sẽ hoàn toàn tê liệt. Đối với Styron, chẳng có phương thuốc hoặc liệu pháp hiệu quả nào ngoài thời gian và sự can thiệp y tế. Nhưng với đại đa số, nhất là những người mà bệnh tình không quá nghiêm trọng, liệu pháp tâm lý hoặc sử dụng thuốc có thể sẽ hữu ích - như Prozac là liệu pháp điều trị cấp tốc, cũng như nhiều tá dược khác trợ giúp các triệu chứng tinh thần, đặc biệt là chứng trầm cảm nặng. Người mắc trầm cảm đôi khi biện minh rằng mình chỉ có “thấu hiểu bản thân hơn”, nhưng thực chất họ tự lại khơi dậy xúc cảm buồn rầu của mình và không thực hiện bất cứ điều gì để cải thiện tâm trạng của họ. Do đó, nếu việc phản ánh đầy đủ nguyên nhân dẫn đến trầm cảm giúp thấu hiểu và có những hành động nhằm thay đổi điều kiện gây ra nó, phương pháp trị liệu này sẽ thực sự hữu ích. Tuy nhiên, việc cứ mãi đắm chìm trong nỗi buồn sẽ chỉ khiến tâm trạng ngày càng tồi tệ hơn. 



  1. Năng lực chế ngự

         Khi xúc cảm lấn át sự tập trung, thứ bị vùi lấp chính là năng lực tinh thần, hay các nhà khoa học nhận thức còn gọi nó |: “trí nhớ ngắn hạn” - khả năng ghi nhớ tất cả thông tin liên quan đến nhiệm vụ đang thực hiện. Trí nhớ ngắn hạn đơn giản có thị chỉ là một số điện thoại, phức tạp hơn thì là cốt truyện rắc rối m một tiểu thuyết gia đang cố gắng lồng ghép. Trí nhớ ngắn hạn có chức năng điều hành đời sống tinh thần, hỗ trợ thực hiện tất cả các thao tác trí tuệ khác, từ một bài nói chuyện đơn giản đến gì quyết một nút thắt logic.” Vỏ não trước trán là nơi trú ngụ của tị nhớ ngắn hạn và cũng là nơi gặp nhau của cảm giác và xúc cảm: Khi mạch não thuộc hệ viền hội tụ tại vỏ não trước trán bị ức chế hoặc trầm trọng hơn - đang ở trong cơn cuồng loạn xúc cảm, thứ mà ta phải trả gái chính là hiệu quả của trí nhớ ngắn hạn: Ta sẽ không thể tập trung suy nghĩ bất cứ điều gì, giống như những gì tôi đã trải qua trong kỳ thi đáng sợ đó. 

  1. Nguồn gốc của sự đồng cảm

Đồng cảm được xây dựng trên cơ sở tự nhận thức. Càng cởi mở với cảm xúc của chính mình, chúng ta càng dễ dàng thấu hiểu xúc cảm của người khác. Năng lực đồng cảm, hay thấu hiểu cảm xúc của người khác, đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ bán hàng, quản lý hoạt động nghệ thuật hay nuôi dạy con cái, kể cả hoạt động chính trị. Khuyết thiếu sự đồng cảm cũng là điều đáng nói. Tình trạng này xuất hiện ở những kẻ tội phạm tâm thần, hiếp dâm và quấy rối tình dục trẻ em.

  1. Nghệ thuật hòa hợp

  • Tổ chức nhóm: kỹ năng thiết yếu của nhà lãnh đạo, tập trung vào việc khởi xướng và điều phối nỗ lực của một nhóm người.


  • Đàm phán: là kỹ năng của những hòa giải viên, ngăn ngừa xung đột hoặc giải quyết vấn đề.


  • Khả năng kết nối cá nhân: Họ dễ dàng kết nối, họ đóng vai trò là những thành viên tích cực trong nhóm, người bạn đời, bạn bè đáng tin cậy.


  • Phân tích xã hội: là khả năng phát hiện và thấu hiểu sâu sắc về xúc cảm, động cơ và mối quan tâm của người khác.


PHẦN BA: TRÍ TUỆ XÚC CẢM ỨNG DỤNG


Quan điểm mới về “trí tuệ” đã đặt xúc cảm vào vị trí trung tâm của những kỹ năng tự nhiên cần thiết cho cuộc sống. Phần III sẽ đi vào khám phá sự khác biệt cốt lõi giữa chúng cùng ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Sự nghiệp của chúng ta sẽ khó thành công nếu thiếu vắng trí tuệ xúc cảm trong bối cảnh những động lực thị trường đang định hình lại công việc của chúng ta. Xúc cảm tiêu cực gây hại thế nào đến sức khỏe? Con người sẽ sống khỏe mạnh và hạnh phúc ra sao nếu duy trì được xúc cảm cân bằng? Chúng ta sẽ cùng trả lời các câu hỏi đó. 

  1. Những kẻ thù thân thiết

Mỗi xúc cảm mãnh liệt về bản chất điều thôi thúc hành động; quản lý những xung động đó là năng lực cơ bản của trí tuệ xúc cảm. Điểu này cực kỳ khó khăn, tuy vậy, chúng ta lại gặp nhiều xúc cảm mãnh liệt nhất trong các mối quan hệ tình cảm. Những phản ứng được kích hoạt cho thấy chúng ta có nhu cầu sâu thẩm nhất là cảm thấy được yêu thương và tôn trọng, lo sợ bị bỏ rơi hoặc thiếu thốn tình cảm. Kỳ khôi là trong các cuộc tranh cãi với bạn đời, chúng ta lại hành động như thể mình đang bên bờ vực sống còn. 


Mặc dù vậy, không điều gì có thể giải quyết trọn vẹn khi chồng hoặc vợ đang trong cuộc “chính biến” xúc cảm. Một năng lực quan trọng trong hôn nhân là mỗi người phải biết cách xoa dịu xúc cảm đau khổ của chính họ. Về cơ bản, điều này có nghĩa là làm chủ khả năng trở về trạng thái bình thường sau khi chìm trong “vũng lầy” xúc cảm. Vì khả năng lắng nghe, suy nghĩ và diễn giải rõ ràng đã tan biến trong cơn bạo loạn của xúc cảm, nên giữ bình tĩnh là một bước đi hiệu quả, nếu không giữ được bình tĩnh, ta sẽ không thể giải quyết tốt vấn để. 

  1. Nghệ thuật phê phán

  • Cẩn thận cụ thể

  • Đưa ra giải pháp

  • Chia sẻ trực tiếp

  • nhạy cảm

  1. Tinh thần và thuốc

Việc lắng nghe bệnh nhân thực sự mang lại nhiều giá trị mới cho công tác điều trị y tế. Đây cũng chính là nền tảng của khái niệm "lấy bệnh nhân làm trung tâm’’, trong đó thừa nhận mối quan hệ giữa bệnh nhân và y bác sĩ đóng vai trò quan trọng. Những mối quan hệ này sẽ dễ dàng được bồi đắp hơn khi  tích hợp một số công cụ xúc cảm vào quá trình giáo dục y tế, đặc biệt là tự nhận thức và lắng nghe.


Hướng tới một nền y học xúc cảm, những bước đi đó chỉ là khởi đầu. Để nền y học thực sự mở rộng tầm nhìn và nhìn nhận đúng tầm quan trọng của xúc cảm, cần khắc ghi hai điều mà các khám phá khoa học đã chỉ ra: 


Giúp con người quản lý tốt bởi xúc cảm tiêu cực - giận dữ, lo âu, căng thẳng, bi quan bay cô đơn, cứng là một phương pháp phòng bệnh. Số liệu chỉ ra rằng một khi đã thành mãn tính, mức độ độc hại của những xúc cảm tiêu cực cũng ngang với việc hút thuốc. Vì vậy, việc giúp mọi người kiểm soát tốt chúng có lợi ích tiềm năng về mặt y học tương tự như giúp người hút thuốc lá nặng cai được thuốc.


PHẦN BỐN: NHỮNG CÁNH CỬA CƠ HỘI 


Yếu tố di truyền tạo nên chuỗi xúc cảm chi phối tính khi của mỗi con người. Nhưng điều ngạc nhiên là hệ thần kinh có thể rèn giũa được và tính khi không quyết định số phận. Phần IV chỉ ra những bài học ở nhà hay trường học từ thời thơ ấu sẽ giúp chúng ta hình thành mạch xúc cảm như thế nào, trang bị cho chúng ta nền tảng trí tuệ xúc cảm căn bản hoặc không. Có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của giai đoạn này trong việc định hình thói quen xúc cảm, thứ chi phối cuộc đời chúng ta về sau.

  1. Lò luyện gia đình

Đã có hàng trầm nghiên cứu chỉ ra việc cha mẹ dạy dỗ con kể là bằng kỷ luật nghiêm khắc hay thấu hiểu và đồng cảm, dù hời hợt thờ ơ hay m áp quan tâm, tất cả đều có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xúc cảm của đứa trẻ. Tuy nhiên, gần đây mới có số liệu hùng hồn minh chứng cho lợi ích to lớn mà cha mẹ giàu trí tuệ xúc cảm có thể mang lại cho con cái. Trẻ nhỏ tất chúng nhận thức được từng trao đổi xúc cảm tinh tế nhất trong gia đình, vì vậy xúc cảm mà cha mẹ thể hiện với nhạy và với đứa trẻ sẽ là những bài học sâu đậm. Khi phân tích chuyên sâu về giao tiếp giữa các cặp vợ chồng và cách cha mẹ ứng xử với con cái, nhóm nghiên cứu của Carole Hooven và John Gottman tới từ Đại học Ñashington đã kết luận những cặp vợ chồng giàu trí tuệ xúc cảm có thể giúp con vượt qua những dao động xúc cảm hiệu quả hơn.”

Về mặt xúc cảm, có ba kiểu cha mẹ tệ nhất gồm: 

  • Hoàn toàn phớt lờ mọi xúc cảm

  • Bàng quan quá mức

  • Coi thường, không tôn trọng cảm xúc của con

  1. Khởi đầu từ trái tim

Những đứa trẻ như vậy cảm nhận được sự ủng hộ và khuyến khích của cha mẹ trong cuộc sống; vì vậy chúng tin rằng mình sẽ vượt qua những khó khăn. Ngược lại, những trẻ lớn lên trong gia đình thờ ơ, hỗn loạn hay xa cách thường thực hiện nhiệm vụ trong tâm thế thất bại ngay từ đầu. Không phải chúng không thể ghép hai khối hình, chúng hoàn toàn hiểu hướng dẫn và có khả năng thực hiện. Nhưng theo Brazelton, ngay cả khi làm được, những đứa trẻ đó vẫn không lấy gì làm tự hào; chúng cứ giữ vẻ mặt rằng “Con không thể. Thấy chưa, con không làm được.” Nhiều khả năng là những đứa trẻ đó sẽ lớn lên trong tâm thế thua cuộc, không mong đợi lời động viên khen ngợi gì ở thầy cô, thấy trường học không có gì vui, và thậm chí có thể bỏ học.


Theo báo cáo, hầu hết những sinh viên có kết quả học tập kém đều thiếu ít nhất một trong các yếu tố trí tuệ xúc cảm kể trên (bất kể họ gặp khó khăn về nhận thức hay không). Vấn đề này không hề nhỏ chút nào; ở một số bang, suýt soát 1/5 trẻ phải học lại lớp một, và cứ dần thụt lùi so với bạn bè, cuối cùng, chúng trở thành những đứa trẻ bất mãn, ngỗ nghịch. 


Mức độ sẵn sàng học tập của một đứa trẻ phụ thuộc vào yếu tố cơ bản nhất, học như thế nào. Báo cáo liệt kê bảy thành tố cơ bản, tất cả đều liên quan đến trí tuệ xúc cảm: 


Tự tin: Ý thức rằng mình có thể điều khiển và làm chủ cơ thể, hành vi và thế giới quanh mình; đứa trẻ cảm thấy mình sẽ làm được và người lớn thực sự ủng hộ chúng. 


Tò mò: Ý thức rằng khám phá thế giới là điều tích cực và mang lại niềm vui. 


Chủ định: Mong muốn và có khả năng đạt được kết quả, kiên trì hành động theo mục tiêu đó. Điểu này có liên hệ với ý thức về năng lực và hiệu suất.


Tự chủ: Khả năng điều tiết và kiểm soát hành động của bản thân theo lứa tuổi, ý thức kiểm soát nội tâm. 


Kết nối: Khả năng xây dựng mối quan hệ với người khác dựa trên ý thức về việc hiểu biết lẫn nhau. 


Giao tiếp: Mong muốn và khả năng trao đổi bằng lời những suy nghĩ, xúc cảm và tư duy. Điều này liên quan đến ý thức về lòng tin với người khác và niềm vui trong giao tiếp, bao gồm cả giao tiếp với người lớn. 


Hợp tác: Khả năng cân bằng nhu cầu của bản thân với người khác trong hoạt động nhóm. 


Việc một đứa trẻ có được những năng lực đó ngay từ ngày đầu đến trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cha mẹ thầy cô quan tâm chúng thế nào, đó là “Khởi đầu từ trái tim”, song song với “Khởi đầu từ trí óc”.



PHẦN NĂM: HIỂU BIẾT VỀ TRÍ TUỆ XÚC CẢM


Phần năm cảnh báo nguy cơ đón đợi những ai không làm chủ được xúc cảm trong quá trình trưởng thành. Sự khiếm khuyết về mặt trí tuệ xúc cảm có thể dẫn tới việc mắc các chứng trầm cảm, ưa bạo lực, rối loạn ăn uống hay lạm dụng chất kích thích,... Phần này cũng chỉ ra sự cần thiết của việc giảng dạy những phương pháp điều khiển xúc cảm và kỹ năng xã hội tại các cơ sở giáo dục tiên phong để hướng cuộc sống của con trẻ đi đúng đường. Những số liệu đáng quan ngại lấy từ một khảo sát quy mô lớn với các bậc phụ huynh và giáo viên cho thấy: trẻ em ngày nay dễ gặp nhiều vấn để về xúc cảm hơn thế hệ trước. Chúng dễ cô đơn, chán nản, suy sụp, tức giận, ương bướng và hung hãn hơn.


Nếu có giải pháp nào phù hợp, tôi nghĩ nó nằm ở Việc chúng ta giúp trẻ chuẩn bị những gì để bước vào đời. Hiện tại chúng ta vẫn đang để hoạt động giáo dục xúc cảm cho con dị mình lâm vào tình cảnh tự phát với kết quả thậm chí còn tệ hại hơn. Chúng ta cần thiết lập ngay tầm nhìn mới về loại trường học có thể dạy nên những học sinh toàn diện cả về trí tuệ lấy tình cảm. Cuối cuộc hành trình, chúng ta sẽ cùng tới thăm một vài lớp học sáng tạo với mục tiêu giúp trẻ phát triển nền tầng tự tuệ xúc cảm. Tôi có thể nhìn thấy trước một nền giáo dục tương lai biết coi trọng và thường xuyên giúp người học trao đổi những kỹ năng như sự tự chủ, tự ý thức, lắng nghe, đồng cảm, cộng tác và hòa hợp. 


Trong cuốn Đạo đức học của Nicomaque, Aristotle đã đặt ra nhiều câu hỏi triết lý về đức hạnh và nhân cách, đồng thời thách đố con người kiểm soát được xúc cảm bằng trí tuệ để có một đời sống tốt đẹp. Đam mê khi được rèn giũa sẽ tìm thấy sự sáng suốt, từ đó dẫn dắt chúng ta tư duy, tồn tại và kiến tạo giá trị. Nhưng đam mê cũng có thể khiến chúng ta lạc lối. Như Aristote nhận định, vấn để không phải chỉ do xúc cảm, mà còn nằm ở mức độ và cách thức thể hiện nó. Làm sao để xúc cảm ăn khớp với trí tuệ và đưa lối cư xử đúng mực lan tỏa trong cộng đồng?


Hình ảnh: Hoàng Thương


--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đ

ọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Đây là một cuốn sách có cái nhìn rất sâu sắc về tầm quan trọng của việc tương tác hiệu quả với người khác, cũng như có sự đồng điệu với cảm xúc của người đó. Những trích dẫn đáng suy ngẫm: “Thời thơ ấu và tuổi vị thành niên là khoảng thời gian quan trọng để hình thành các thói quen cảm xúc cần thiết mà sau này sẽ chi phối đến cuộc sống của chúng ta”. 

“Trí thông minh xã hội khác với khả năng học thuật, nó là một yếu tố quan trọng giúp con người thành công trong thực tế cuộc sống.”

“Năng lực xã hội - bao gồm việc đánh giá toàn diện khả năng tự biểu lộ cảm xúc của bản thân và người khác.”

“Với một lời chỉ trích cá nhân, một người có thể chê bai, bình luận đến tính cách/nhân cách của người đó.”

“Phương pháp XYZ - Tôi cảm thấy X khi bạn làm Y và tôi muốn bạn làm Z”. Các ông chồng cũng cần phải cẩn thận để không ngắt quãng cuộc nói chuyện quá sớm khi muốn đưa ra một giải pháp thực tế - thường thì điều quan trọng đối với người vợ là cảm giác chồng của mình đang lắng nghe lời phàn nàn của cô ấy và đồng cảm với cảm xúc của cô ấy về vấn đề đó (dù không cần phải đồng ý với ý kiến của cô ấy). John Dewey đã nói rằng giáo dục đạo đức đạt hiệu quả nhất khi các bài học cho trẻ em được dạy với các tình huốn thực tế, chứ không chỉ là các bài học chung chung.

Cách để tự nhận thức cảm xúc:

- Cải thiện khả năng nhận diện và đặt tên cho cảm xúc của mình.

- Hiểu rõ về nguyên nhân tạo ra cảm xúc của mình.

- Nhận ra sự khác biệt giữa cảm xúc và hành động.

Cách để quản lý cảm xúc:

- Chấp nhận cảm giác thất vọng và kiểm soát cơn giận dữ của mình.

- Thể hiện cơn tức giận của mình một cách đúng mực hơn.

- Xử lý căng thẳng tốt hơn.

- Bớt cảm giác cô đơn và lo âu xã hội

Khai thác cảm xúc một cách hiệu quả:

- Có trách nhiệm hơn.

- Tập trung vào công việc trước mắt và chú ý hơn.

- Ít bốc đồng; tự chủ hơn.

Trước khi bắt tay vào dự án nghiên cứu khổng lồ của mình (bao gồm một số phân tích tổng hợp và hàng thập kỷ nghiên cứu, phi nước đại cùng với những tiến bộ gần đây trong công nghệ hình ảnh não bộ), Daniel Goleman viết một trường hợp hấp dẫn và thuyết phục, bỏ qua biệt ngữ và thuật ngữ bí truyền để có một lập luận nhân văn và nhân ái hơn. Anh ấy đã không phản ứng thái quá khi nhìn thấy xã hội Mỹ đang đứng trước bờ vực bạo lực, những dấu hiệu bao gồm các vụ xả súng ở trường học. Trên khắp thế giới, trẻ em đang kém hơn trong các vấn đề về cảm xúc và sự nhạy bén. Điều này, kết hợp với xu hướng hung hăng tự nhiên ở một số trẻ em, khiến chúng có nguy cơ dẫn đến vụ thảm sát Columbine tiếp theo. Ngày càng có nhiều trẻ em có dấu hiệu trầm cảm, thích giữ bí mật, bị cô lập, phạm pháp, sử dụng ma túy và có xu hướng bạo lực. Cuốn sách bắt đầu bằng việc xem xét hạch hạnh nhân (là nơi chứa đựng những cảm xúc và bản năng cơ bản), vùng dưới đồi (điều khiển các cử động không tự nguyện và sản xuất kích thích tố) và vỏ não mới, phát triển nhất ở người và cho phép chúng ta suy luận sâu sắc và sâu sắc, đến mức có những suy nghĩ và cảm xúc về những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta vào việc xác định và giải quyết các vấn đề do các xung động được quản lý sai gây ra. Rốt cuộc, từ "cảm xúc" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "di chuyển". Cảm xúc của chúng ta gần như kìm hãm chúng ta. Trong khi IQ theo truyền thống được coi là thành phần quan trọng và bao trùm tất cả của thành công, "Project Spectrum" đã đảo ngược phát hiện này bằng nghiên cứu về nhiều loại trí thông minh bao gồm khả năng lãnh đạo và nhận thức xã hội. Điều này có thể được quan sát thấy ở trẻ em ở trường tiểu học và là một yếu tố dự báo thành công trong tương lai tốt hơn chỉ số IQ.

Sau vài năm chỉ biết ngắm nhìn tác phẩm kinh điển này trong danh sách đọc, thì bây giờ tôi rất vui vì đã hoàn thành xong nó. Cuốn sách này nên nằm trong danh sách cần đọc cho các nhà giáo dục và phụ huynh. Để học hỏi và phát triển, trẻ em trước tiên cần phải sẵn sàng để học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, cách thức và những gì chúng ta cần học ngày nay có thể khác rất nhiều so với nhu cầu của ông cha ta hồi xưa. Sự tiến hóa đã trang bị cho chúng ta một hệ thống cảnh báo từ rất sớm, hệ thống limbic của não bộ chúng ta và bộ lọc kỳ diệu của nó, amygdala (hạch hạnh nhân). Hệ thống này kết nối giác quan với phản ứng cảm xúc dựa trên các trải nghiệm gặp phải trong môi trường, nơi sự sống còn phụ thuộc vào việc phản ứng nhanh chóng và mãnh liệt -- chiến đấu hoặc chạy trốn. Khi bạn săn một con voi ma mút hoặc bị săn bởi một con hổ răng kiếm, việc phân tích cẩn thận có thể không hữu ích bằng một động lực tràn đầy adrenaline. May mắn thay, sự tiến hóa cũng đáp ứng được nhiều nhu cầu hiện đại hơn. Lõi limbic của não bộ của chúng ta được bao quanh bởi neo-cortex (vỏ não mới). Phần phía trước được bổ sung này cho não bộ con người tiếp tục phát triển sau khi được sinh ra, lớn hơn so với các loài động vật khác và rất dễ uốn nắn. Cách mà khu vực này phát triển là mấu chốt của trí tuệ cảm xúc. Khả năng chúng ta nhận biết và xử lý cảm xúc được tạo ra trong hệ thống limbic là thước đo cho việc tránh trở thành nạn nhân của cái mà Goleman gọi là “sự chiếm đoạt cảm xúc”. Ông cho biết rằng việc cố gắng khống chế hoàn toàn cảm xúc là việc vô ích, nhưng thành công hay thất bại trong việc giám sát và kiểm soát chúng là thước đo của trí tuệ cảm xúc. Goleman tin rằng yếu tố di truyền đóng một vai trò ở đây. Chính cách nhìn mà chúng ta được sinh ra, lạc quan hoặc bi quan, cho thấy khuynh hướng rõ ràng về trí tuệ cảm xúc cao hay thấp. 

Kể từ khi cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm” ra đời cách đây mười lăm năm, thì “sự hiểu biết về cảm xúc” đã có một chỗ đứng trong chương trình giáo dục của nhiều trường học. Việc đọc quyển sách này càng củng cố thêm sự theo đuổi của tôi trong xu hướng này. Không có trí tuệ cảm xúc thì chúng ta dễ bị “nhấn chìm” bởi một cảm xúc tiêu cực nào đó như việc giận dữ thì càng giận dữ hơn. Sự mô tả sinh học của Goleman ở đây thực sự rất hấp dẫn. Sự giận dữ được khuếch đại khi não của chúng ta giải phóng các catecholamin, chất dẫn truyền thần kinh khiến hệ thần kinh luôn hoạt động mạnh và khao khát được phản ứng. Khi đứa trẻ bị cảm xúc “ngập đầu”, chúng không thể học tập và cư xử như một học sinh tốt được. Goleman viết: “Sự sẵn sàng của một đứa trẻ cho việc đi học phụ thuộc vào điều cơ bản nhất, là cách học”. Ông tiếp tục liệt kê các thuộc tính quan trọng của sự sẵn sàng đó từ báo cáo của Trung tâm Quốc gia về Chương trình lâm sàng cho trẻ sơ sinh: sự tự tin, sự tò mò, chủ ý, sự tự chủ, sự liên kết, khả năng giao tiếp và hợp tác. 

“Trí tuệ cảm xúc” không chỉ là cẩm nang giáo dục thời thơ ấu. Sau khi đọc quyển sách này thực sự khiến tôi suy nghĩ lại về cách quản lý cảm xúc của chính mình. Đặc biệt, hai quan điểm của Goleman thực sự ảnh hưởng đến tôi. Một là, dường như đàn ông có ngưỡng cảm xúc “dâng trào” thấp hơn phụ nữ. Nếu điều đó có vẻ không hợp lý, đó là vì đàn ông thường dùng cách rút lui - cách thức tránh cảm xúc - để đối phố với cảm xúc dâng trào, thay vì bộc lộ cảm xúc như những gì ta thường thấy ở phái nữ. Quan điểm thứ hai của Goleman là về sự lạm dụng chất kích thích như một hình thức tự điều trị. Những người có xu hướng ghiền rượu thuốc lá thực sự có thể đang tìm kiếm sự kiểm soát của chứng trầm cảm, lo âu hoặc giận dữ. Tầm quan trọng của “Trí tuệ cảm xúc” thể hiện rõ ràng trong rất nhiều đề cập trong văn hóa đại chúng. Đây cũng là một cuốn sách giải trí và dễ tiếp cận, xứng đáng có một vị trí trên giá sách của những người quan tâm đến việc học và trí não. 

Cuốn sách có tầm nhìn xa trông rộng này của Daniel Goleman là một trong những cuốn sách quan trọng nhất mà tôi có. Tôi nghĩ cuốn sách này như một sự đóng góp mang tính bước ngoặt để hiểu rõ thêm về tình trạng con người và một lộ trình thực tế các bước để sống tốt hơn, cả cho chính chúng ta và với những người xung quanh chúng ta. Để bắt đầu, bạn nên đọc bài đánh giá xuất sắc của Lars - một bản tóm tắt rõ ràng, được viết rất tốt về các điểm chính trong cuốn sách. Ở đây, tôi sẽ tập trung vào 3 chủ đề trong cuốn sách: 1) Sự phát triển của cơ chế não bộ đối với hành vi cảm xúc và lý trí; 2) Cách các cơ chế này có thể bị xâm chiếm trong cuộc sống hiện đại, dù vô tình hay và cố ý; và 3) Nhu cầu bắt buộc phải cân bằng giữa cảm xúc và lý trí trong chính chúng ta và xã hội của chúng ta. 

Thách thức cuối cùng đã thúc đẩy cho những nỗ lực nghiên cứu và đào tạo cực kỳ quan trọng, và tôi tin rằng những nỗ lực này sẽ càng trở nên quan trọng hơn trong tương lai gần. Tôi thấy rằng đây sẽ là một con đường sự nghiệp đầy hứa hẹn và có ý nghĩa đối với những ai theo đuổi chúng. Để biết thêm thông tin về các hệ thống trong não bộ được thảo luận dưới đây, Đại học McGill sở hữu một trang web tuyệt vời, với đồ họa mô tả rất hữu ích, nền tảng và thảo luận với ba cấp độ phức tạp, bắt đầu từ cơ bản. 

Sự tiến hóa của não bộ. Để hiểu được thông điệp của Goleman, điều quan trọng là xem xét bộ não con người như một chuỗi tiến hóa. Chúng ta coi nó như một chiếc bánh nhiều lớp, được lắp ráp từng lớp một. Điểm quan trọng là mỗi lớp trong trình tự ban đầu là một “điều hành” trong một bộ não đang hoạt động, và không có nhu cầu rõ ràng cho một lớp (điều hành) cao hơn. Chúng ta có thể coi chuỗi này như việc xem xét một chuỗi từ con ếch, đến động vật có vú “nguyên thủy” như chuột, và sau đó con người. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa ba bộ não này là sự khác nhau về lượng vỏ não trán (vỏ não mới) trong bộ não khá tương đối.

Theo Dan Goleman, thông minh về cảm xúc biểu hiện ở việc bạn hiểu rõ khả năng tác động của những cảm xúc tiêu cực và chủ động tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đó. Để làm được điều này, bạn phải đặt khả năng thấu hiểu về cảm xúc lên hàng đầu trong quá trình tư duy của mình - một nơi điều hành các chuỗi lệnh. Việc của điều hành này là tìm cách để dẫn dắt và kiểm soát cảm xúc của bạn và những người khác một cách tích cực. Ý tưởng này phù hợp với các quan niệm về thiền chánh niệm và tư tưởng nhất nguyên của tôn giáo. Hay nói cách khác, đây là một chỉ dẫn cho tầm nhìn lâu dài, bền vững về sự tồn tại của con người. Đối với tôi, đây là yếu tố sâu sắc nhất trong tầm nhìn của Dan Goleman.

Có vẻ đơn giản, đúng không? Vậy tại sao đối với nhiều người lại khó đến như vậy? Một lý do đó là bằng việc kích thích các phản ứng tiêu cực trong hệ thống limbic cho ra cảm giác sợ hãi, phẫn nộ, ghét bỏ chính là cách để kiếm thật nhiều tiền trong kinh doanh. Các nhà sản xuất và nhà viết kịch bản phim ảnh và truyền hình có thể không biết về sự khác nhau giữa hệ thống limbic và limbo (một thuật ngữ trong Thiên chúa giáo), nhưng họ là chuyên gia trong việc kích thích các phản ứng cảm xúc để tạo ra lợi nhuận. Đối nghịch rõ rệt với điều đó, sự bình tĩnh, lý trí có lợi hơn cho bản chất của con người chúng ta lại phải đối diện với một hành trình hết sức gian nan. Sự sợ hãi và sự căm ghét dễ dàng kích hoạt hơn và mang tính thương mại hơn nhiều. Những người có trí tuệ thông minh về mặt cảm xúc hiểu rằng, ngoại trừ những trường hợp cực đoan nhất, không thể dùng lửa để đấu với lửa. Nhưng họ cũng phải hiểu rằng, việc châm lửa và thổi bùng nó lúc nào cũng dễ dàng hơn việc làm thế nào để dập tắt nó. 

Tiếp tục, theo tôi, thách thức lớn nhất trong thời đại ngày nay là làm cách nào để tìm ra sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí trong cuộc sống và văn hóa của chúng ta. Để làm được điều này, chúng ta phải cho phần vỏ não lý trí phụ trách những suy nghĩ và quyết định của chúng ta - được định hướng mà không bị cảm xúc lấn át.

Nếu không tìm được sự cân bằng, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Điều này được nhấn mạnh bởi câu trích dẫn sau đây từ cuốn sách: "Mỗi ngày chúng ta đều phải đón nhận đầy rẫy những tin tức báo cáo về sự suy vong của nền văn minh và an toàn của chúng ta, các cuộc công kích nổi loạn đang diễn ra điên cuồng. Nhưng tin tức chỉ đơn giản phản ánh lại cho chúng ta thấy một bức tranh lớn hơn về những cảm xúc leo thang không thể kiểm soát trong cuộc sống của chính chúng ta và những người xung quanh. Không ai có thể thoát khỏi được những làn sóng thất thường của sự bộc phát và hối tiếc này; nó xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta theo cách này hay cách khác.”

Làm thế nào những thực tế khắc nghiệt này có thể được dung hòa với nhu cầu cấp thiết về các quyết định chính sách hợp lý, trong một thế giới đang dao động trên bờ vực của thảm hoạ kinh tế và môi trường? Một trích dẫn khác: "Cuốn sách này chính là hướng dẫn cách để hiểu về sự vô cảm... Tôi đã bị mắc kẹt giữa hai xu hướng đối lập, một xu hướng mô tả sự gia tăng tai họa trong cuộc sống tình cảm chung của chúng ta, và xu hướng kia đưa một số các biện pháp giải quyết đầy hy vọng".

Chỉ bằng cách dựa trên những biện pháp giải quyết đầy hy vọng đó, chúng ta mới có thể thực hiện được những bước tiến tích cực với một kế hoạch xác định. Đây là một công việc quan trọng, to lớn và những nhà tư tưởng có tầm nhìn như Daniel Goleman đang chỉ ra các bước mang tính xây dựng có thể thực hiện ở cả hiện tại và tương lai.