Chúng ta đều sẽ đi xa và rồi sẽ có một lúc nào đó chúng ta nhận ra mình nhớ nơi từng trưởng thành vô cùng.
Thường thường, người ta đi xa bao nhiêu lâu thì mới cảm thấy nhớ nhà?
Tôi đã không ít lần tự hỏi mình điều đó, mặc dù cũng như bạn, tôi biết rằng câu trả lời đơn giản là "tùy cảnh tùy người".
Nhưng tôi vẫn luôn hỏi mình câu đó, khi này khi khác...khi tôi sắp đi đâu xa, hay khi có ai đó sắp đi đâu xa. Tôi biết một người vừa bước chân khỏi nhà đã nhận ra nỗi nhớ.
Tôi cũng biết một người khác, mê mải dặm đường hai mươi năm, đến một chiều kia nhìn thấy trái xoài rụng ở Hawaii mới thực sự nhận ra nỗi nhớ nhà. Mà phải là trái xoài rụng xanh, chứ hai mươi mấy năm ăn xoài ngon xứ lạ mà có thấy nhớ nhung gì đâu.
"Bao nhiêu lâu người ta mới cảm thấy nhớ nhà?". Thật ra, câu hỏi đó còn có một ý nghĩa khẳng định khác. Rằng, trước hay sau, bất cứ ai rồi cũng sẽ cảm thấy nhớ nhà.
Tôi biết nhiều bạn trẻ, rời làng quê ra thành phố học đại học rồi ở lại lập nghiệp. Cuộc sống nhộn nhịp, và đầy niềm vui, thậm chí tràn trề hạnh phúc. Nhưng điều đó không ngăn được họ nhớ nhà.
Chỉ có điều...khi về lại nơi mình hằng tưởng nhớ, họ nhận ra tất cả đã đổi thay. Những con đường cũ. Mái hiên xưa. Cả những người thân yêu. Và chính họ...Đôi khi sự thay đổi mạnh mẽ đến nỗi không thể nào chấp nhận, và họ nhận ra mình không thể sống ở nơi chốn xưa được nữa.
Điều kỳ lạ là khi trở lại với thành phố, họ vẫn nhớ nhà.
Chúng ta đó. Người trẻ, người già. Chúng ta đều vậy cả.
Đôi khi, chúng ta tưởng nhớ nỗi nhớ nhà liên quan đến con người. Nhưng không phải thế. Chúng ta tưởng nỗi nhớ nhà liên quan đến món ăn hay cảnh vật. Nhưng không phải thế. Không phải là những gì hiện hữu, không phải những gì có thể gọi tên. "Nhà" ở đây là một khái niệm khó định nghĩa. Đi càng xa thì khái niệm nhà càng rộng. Và nỗi nhớ sẽ càng thêm mênh mông.
Edgar Watson Howe cũng nói: "Cảm giác tệ nhất trên thế gian chính là nỗi nhớ nhà đến thường xuyên với một người, khi anh ta đang ở nhà".
Cảm giác ấy, tôi cũng từng trải qua. Ở Sài Gòn, và tôi vẫn không nguôi thương nhớ Sài Gòn. Như một nỗi nhớ nhà. Nhớ nhà là một căn bệnh nan y. Giống như chứng đau nhức xương, nó dậy lên mỗi khi trời trở gió.
Điều đáng nói là, chúng ta nên giữ nỗi nhớ nhà như một ngụm nước mát trong chiếc bình ký ức, để dành khi khát trên chặng đường xa, thay vì đắm chìm vào nó như một kẻ nát rượu. Nỗi nhớ, ký ức, đôi khi giống như một cái bẫy, nó đánh đắm chúng ta trong quá khứ dù ngọt ngào hay đắng cây.
Tôi biết rằng một khi ta đã cảm thấy nhớ nhà, lòng ta sẽ khác. Khi chúng ta nhận ra mình nhớ là khi ta nhận ra mình đang yêu. Yêu thương một người, một gia đình, một làng quê, một thành phố hay một đất nước ..
Đó chính là lý do mỗi chúng ta đều cần trải qua cảm giác nhớ nhà. Và để có cảm giác đó, chúng ta phải ra đi. Bạn có thể dễ dàng trở về, cũng có thể khó quay trở lại.
Bạn có thể tìm lại những cảm xúc xưa cũ sau rất nhiều năm tháng, cũng có thể không. Khả năng thứ hai thường xảy ra hơn. Nhưng hãy bình tâm, bởi Helen Keller nói đúng, rằng: "Những điều tốt nhất và đẹp nhất trong thế gian này thì không thể nhìn thấy hay chạm đến được - chúng phải được cảm nhận bằng trái tim".
Nếu như bạn nhớ nhà, hãy nhận ra rằng đó chính là yêu thương, và hãy để nó là yêu thương, chứ không phải luyến tiếc, tủi hờn hay oán giận. Bạn biết chăng, nỗi nhớ nhà sẽ khiến bạn nhận ra rằng chúng ta luôn có thể yêu thương từ một nơi rất xa. Và tình yêu thương, cho dù là yêu một ảo ảnh của hạnh phúc, thì vẫn luôn là một khởi đầu đẹp đẽ..
Một ngày nào đó khi bạn đi xa bạn sẽ biết đáp án chính xác cho câu hỏi "Mất bao lâu để bạn cảm thấy nhớ nhà".
Tác giả: Lê Trang - Bookademy
---------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt
Đôi khi có những khoảnh khắc trong cuộc sống vội vã này, con người ta vấp phải những mảnh vụn vỡ của nghịch cảnh ngoài sự mong đợi một điều gì đó, cái đau nhứt của những vết thương tâm hồn hay sự đè nén đến khó thở của một bao tải chứa đầy vạn áp lực và cũng có thể là tờ giấy của các mối quan hệ bị xé đôi không thể dán lại. Lựa chọn một liều thuốc để chữa lành cảm xúc ấy hay tìm đến một căn phòng tối và tự nhốt mình lại đều được quyết định ở bạn, nhưng tôi cho rằng: Nếu là một liều thuốc vừa nhẹ nhàng, sâu sắc, không cần gai góc nhưng vẫn có tác dụng tốt để làm biến mất mọi muộn phiền trắc trở ấy, chắc hẳn là việc ngồi xuống và cầm lấy một cuốn sách, cảm nhận từng câu chữ, tinh giãn trong thế giới của mỗi trang giấy và rồi chiêm nghiệm nhiều bài học, nhiều vấn đề sẽ làm thay đổi bạn. Tôi đã học được một câu nói khá nổi tiếng về giá trị của những quyển sách và nó đã giúp tôi tích cực hơn rất nhiều trong việc khám phá tâm hồn, tư duy của mình qua từng trang sách, đó là một lời nhận định đúng đắn của Harvey MacKay: "Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc". Sách cũng giống như một người bạn tri âm tri kỷ của những người luôn hướng đến những điều tốt đẹp và tích cực, là một tư tưởng nằm ngủ mãi trong lí tưởng sống của người thành đạt, sách chính là cứu cánh đắt lực để dìu dắt ta từng bước trưởng thành trên con đường thành công và cuốn sách "Nếu biết trăm năm là hữu hạn..." của nhà văn Phạm Lữ Ân là cứu cánh mạnh mẽ trên hành trình của tôi.
Tôi không đơn thuần xem những quyển sách tôi đọc chỉ là những xấp giấy chứa đầy ấp câu chữ, tôi xem mỗi cuốn sách là mỗi một thế giới riêng để tôi khám phá ra những nội dung khác nhau và đương nhiên cũng là những bài học, triết lý khác nhau, "Nếu biết trăm năm là hữu hạn..." cũng vậy, đây là một quyển sách với trăm ngàn giá trị đời sống đầy viên mãn, nó ảnh hưởng ít nhiều đến việc thay đổi góc nhìn của tôi về những điều xảy ra hằng ngày trong cuộc sống và giải mã những câu hỏi về cảm xúc mà tôi luôn tò mò nhưng chưa có câu trả lời thỏa đáng với suy nghĩ của mình. Quyển sách có tựa đề "Nếu biết trăm năm là hữu hạn...", chỉ có cái tên của quyển sách này thôi cũng đã khiến tôi dậy nên tâm trạng khát khao và rực rào sự xúc cảm, là cảm giác sắp được chạm đến và hái lấy một bông hoa mới trong vườn hoa chân lý cuộc đời. Đầu tiên là về tác giả của quyển sách này, Phạm Lữ Ân chính là bút danh chung của hai tác giả viết sách nổi tiếng Đặng Nguyễn Đông Vy và Phạm Công Luận, đây cũng là hai cây bút tài năng đã tạo ra kiệt tác tri thức này, tôi cũng đã từng đọc nhiều quyển sách của hai vị tác giả này như "Lạc giữa nhân gian" (Đặng Nguyễn Đông Vy) và "Những bức tranh phù thế", "Với ngày như lá, tháng như mây" (Phạm Công Luận), mỗi một quyển sách của hai tác giả này đều đã để lại cho tôi những dư vị khó quên và như nung nấu trái tim tôi bởi những điều mà hai tác giả này chia sẽ đều quá nổi lắng đọng, chân thành đến thụ cảm. Cuốn sách "Nếu biết trăm năm là hữu hạn…" được xuất bản lần đầu vào năm 2012, đến nay quyển sách này đã được tái bản 30 lần và hơn 10 năm tuổi, ngoài hai thi nhân chính đã viết ra những dòng tâm trạng này thì phía sau ánh hào quang của thi phẩm này cũng có những con người đáng được tri ân, giám đốc - tổng biên tập Phạm Trần Long, Họa sĩ thiết kế mỹ thuật Trần Quốc Anh và nhiều người khác,... Giữa nhân gian bao la rộng lớn, trên mỗi hành trình của mỗi con người đều rải rác khắp nơi nhiều câu chuyện chất chứa muôn vàn những màu sắc, những ân tình nặng trĩu và có những lần ta sẽ không thể bám trụ vào lý trí của mình mà phải để tâm hồn hòa tan vào đại dương cuộc sống, lặng sâu đến cung bậc tăm tối nhất dưới đáy đại dương và rồi tìm nguồn ánh sáng để tiếp tục tồn tại với một phiên bản mới hoàn hảo hơn được gọi là sự "trưởng thành", quyển sách này đã giúp tôi làm được điều đó. Trước khi biết đến quyển sách này, tôi đã từng là một người với nhiều suy nghĩ còn non trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm trong công việc, học tập và quan hệ đời sống, đã có những lúc tôi muốn đóng lại cánh cửa của đời sống ngoài kia để tự mình thay đổi hơn, nhưng trong đầu tôi thật sự trống rỗng, không có định hướng, chưa biết mình sẽ làm gì để đối diện với những thử thách trong tương lai và loay hoay mãi vẫn không tìm được một nơi ẩn trú dưới cơn mưa bão táp khi có quá nhiều điều tiêu cực đang đuổi theo tôi, sau đó chính cuốn sách này đã cho tôi được nhìn thấy ánh sáng của chân lý hiện thực, từ khái niệm về "nhà", "tình cảm gia đình", "quan hệ trong yêu đương", "lao động trong công việc" và các vấn đề dần như gần gũi, rất gần gũi trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu được nó. Trong 41 chương của cuốn sách này tôi không thể nói là mình thích chương nào và không thích chương nào, vì tất cả đều rất cần thiết cho bản thân tôi và các độc giả khác tôi nghĩ cũng như thế, mỗi một chương sách sẽ nói về một vấn đề khác nhau hoặc hơi khác nhau, điều khiến tôi ấn tượng về cách tác giả viết ra những chương sách này đều bắt đầu chủ đề hay vấn đề bằng một câu văn, đoạn trích dẫn, câu thơ, khúc hát và đó là khởi đầu cho tôi có cảm hứng để tiếp tục đọc những dòng chữ này, tác giả cho chúng tôi một câu chuyện về những người bạn hay người thân, những người xung quanh tác giả với một vấn đề đang nhức nhối của họ hoặc chung cho cả chúng ta, và từ đó mà cảm xúc người đọc đang từng bước được nâng lên cao trào qua từng khía cạnh mà tác giả nhận định, đan xen giữa chiều hướng quan điểm của tác giả là thêm vài mùi vị của kiến thức xã hội như một ví dụ chứng minh rõ rệt, thứ làm say mê nhất của biết bao độc giả khi trải nghiệm đọc quyển sách này đó là thủ pháp hành văn và ngôn từ của tác giả, lời văn được trau chuốt với âm điệu nhẹ nhàng, tinh tế còn phần ngôn ngữ vừa đơn giản, bình dị nhưng cũng sắc sảo từng điệp khúc khi nói đến giá trị và ý nghĩa, đi kèm với từng trang sách là hình ảnh minh họa được vẽ thủ công với màu sắc và hình thái đa dạng, phong phú dựa trên cảm xúc của mỗi chương. Nội dung và nghệ thuật của quyển sách như hai mảnh giấy dán chặt vào nhau, từng triết lý đến lời khuyên của tác giả như được mài dũa qua nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm của họ, dễ bén lẻn vào tư tưởng của độc giả để khai triển nó được tích cực hơn. "Ai qua là bao chốn xa" là chương đầu tiên của quyển sách và dù tôi không phải là người xa nhà nhưng tôi vẫn thấu hiểu được câu chuyện cũng như khái niệm của tác giả về chữ "nhà", với lời kể khiến tôi cảm thấy trân quý hơn từng ngày từng tháng khi còn nằm ngủ dưới mái nhà của mình. Một điều không phải quyển sách nào cũng có thể đạt đến như "Nếu biết trăm năm là hữu hạn…" đó là mỗi một thế hệ, một lứa tuổi, một người dù sống trong vị trí nào của xã hội khi đọc xong quyển sách này cũng như đã thoát khỏi lớp vỏ cũ của mình và cảm giác mình như đã là một con người mới cũng giống sâu hóa kén rồi phá vỡ vỏ kén ấy biến thành một con bướm tự do bay vào đời mà không còn phải lo âu hay suy nghĩ tiêu cực về điều gì nhiều như trước nữa. Cuộc sống là hữu hạn, mọi thứ sẽ đến rồi cũng sẽ đi trong chớp mắt cũng như kiếp ve sầu sau thu thôi, thanh xuân là độ tuổi đẹp nhất của đời người, hãy nhìn thấy bản thân mình, hãy có lý tưởng và hướng đi thật đúng, hãy tận hưởng cuộc sống bằng chính những giá trị mà bạn tạo ra, kiêu hãnh bước đi trên hành trình của mình để tìm thấy tòa lâu đài mà mình mơ ước đang mở cửa chào đón mình, sống và sống cho thật trọn vẹn như câu nói tâm điểm của cuốn sách: "Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, có gì ta không sống thật sâu…?".
Có quá nhiều những cảm xúc mà tôi đã tâm niệm và chiêm nghiệm từ thế giới của cuốn sách này, khi tôi viết ra những dòng này tôi cũng đã trưởng thành với suy nghĩ và tư duy của mình, không còn nhìn thấy sự tiêu cực luôn ẩn nấp xung quanh như trước nữa. Nếu các bạn vẫn còn đang loay hoay giữa chốn trần gian hoa lệ này, chưa biết phải đi đâu, chưa biết phải sống như thế nào và như thế nào mới gọi là sống, chưa cảm nhận được nhịp sống đang ngày càng thoáng qua như dòng chảy thượng nguồn và bạn cảm thấy mình bị bỏ lại trước sự ồ ập của cuộc đời thì tôi mong bạn hãy tìm đến cuốn sách "Nếu biết trăm năm là hữu hạn…" để bản thân được một lần chạm khắc dấu chân của mình vào vẻ đẹp của cuộc sống này khi không còn nhìn thấy bóng tối đâu đó phù du xung quanh nữa. Tôi biết ơn Phạm Lữ Ân (Đặng Nguyễn Đông Vy & Phạm Công Luận) cho tôi một cuốn sách với bao điều tích cực và đã giúp tôi thoát khỏi ngày tháng lạc lối của chính mình.