Khi
Người-khôn ngoan (Homo sapiens) trở thành Người-god (Homo-deus), những vận mệnh
mới chúng ta sẽ đặt định cho chính chúng ta sẽ là gì? Như những god-tự-làm-nên
của hành tinh trái đất, những dựán nào chúng ta nên thực hiện, và chúng ta sẽ bảo
vệ hành tinh mỏng manh này và chính loài người như thế nào từ sức mạnh có khả
năng hủy diệt của chúng ta? Tập sách Homo Deus cho chúng ta một cái nhìn vội
vàng và chỉ được phần nào về những giấc mơ và những ác mộng vốn sẽ định hình thế
kỷ 21.
Người ta tìm thấy là điều khó khăn để hiểu ý tưởng về
“những trật tự tưởng tượng” vì họ giả định rằng chỉ có hai loại thực tại: những
thực tại
khách quan và những thực tại chủ
quan. Trong thực tại
khách quan, mọi sự vật việc tồn tại độc lập với những tin tưởng và những tình cảm
của chúng ta. Lực hấp dẫn, lấy thí dụ, là một thực tại khách quan.
Nó đã tồn tại rất
lâu trước Newton,
và nó tác động
những người không tin nó cũng giống như nó tác động những người tin nó.Thực tại
chủ quan, ngược lại, tùy thuộc vào những tin tưởng và những tình cảm cá nhân của
tôi. Thế nên, giả sử tôi cảm thấy đau buốt
trong đầu, và
đi đến một
y sĩ. Người
y sĩ sẽ
xem xét tôi kỹ lưỡng,
nhưng không tìm thấy gì sai. Vì vậy, bà gửi tôi đi thử máu,thử nước tiểu, thử
nghiệm DNA, rọi quang tuyến X, lấy bảng biểu diễn vẽ nhịp tim đập theo mạch điện,
scan fMRI, và một loạt rất
nhiều thủ tục khác. Khi có những kết quả gửi lại, bà bảo rằng tôi hoàn toàn khỏe
mạnh, và tôi có thể về nhà. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy đau buốt
trong đầu tôi. Mặc dù mỗi thử
nghiệm khách quan
đã không tìm thấy có gì sai trong tôi, và mặc dù không ai trừ tôi cảm thấy
đau, đau trong đầu là có thực 100 phần trăm với tôi.Hầu hết mọi người giả định
rằng thực tại là một trong hai, khách quan hoặc chủ quan, và rằng không có lựa
chọn thứ ba. Thế nên, một khi họ hài lòng với chính họ rằng một gì đó thì không
chỉ là cảm giác chủ quan của riêng họ, họ nhảy đến kết luận nó phải là khách
quan. Nếu rất nhiều
người tin vào
God; nếu tiền bạc làm
‘thế giới quay vòng’ ; và nếu chủ nghĩa dân tộc bắt đầu
những chiến tranh và xây dựng những đế quốc – khi đó, những điều này thì không
chỉ là một tin tưởng chủ quan của tôi. God, tiền bạc và những quốc gia do đó phải
là những thực tại khách quan.Tuy nhiên, có một mức độ thứ ba của thực tại: mức
độ liên chủ quan. Những thực thể liên chủ quan tùy thuộc trên thông tin liên lạc
giữa nhiều người hơn là trên những tin tưởng và những cảm xúc của con người cá
nhân. Nhiều trong số những tác nhân quan trọng nhất trong lịch sử là liên chủ
quan. Tiền, lấy thí dụ, không có giá trị khách quan. Bạn không thể ăn, uống hoặc
‘mặc’ một đồng đô la. Tuy nhiên,miễn là hàng tỉ người tin vào giá trị của nó, bạn
có thể dùng nó để mua thức ăn, uống và quần áo. Nếu người bán bánh mì đột nhiên mất tin tưởng vào tờ đô la giấy,
và từ chối đổi cho tôi một ổ bánh mì lấy mảnh giấy màu xanh này, điều đó không
quan trọng gì nhiều. Tôi có thể chỉ
đi thêm
một vài khu phố, đến một
siêu thị gần đó. Tuy nhiên, nếu những nhân viên bán hàng
trong siêu thị cũng từ chối nốt,không nhận mảnh giấy này, cùng với những người
bán hàng rong trên đường phố, và những nhân viên bán hàng trong trung tâm mua sắm,
sau đó đồng đô la sẽ mất giá trị của nó. Những mảnh giấy màu xanh lá cây của
đồng đô la sẽ vẫn
tiếp tục có đó, dĩ
nhiên, nhưng chúng sẽ là không có giá trị. Những sự việc như vậy thực sự đôi
khi đã xảy
ra. Vào ngày 3
tháng 11 năm 1985, chính phủ Myanmar bất ngờ thông báo rằng tiền giấy hai mươi
lăm, năm mươi và một trăm kyats
không còn giá trị
mua bán nữa. Dân chúng đã không được cho cơ hội để đổi những đồng tiền này, và
tiết kiệm của một đời đã ngay lập tức biến thành đống giấy vô giá trị. Để thay
thế những tiền giấy đã bị xóa sổ, chính phủ đưa ra đồng tiền bảy mươi lăm-kyat
mới, cho là để vinh danh của sinh nhật thứ 75 của nhà độc tài Myanmar, tướng Ne
Win. Vào tháng 8 năm 1986, tiền giấy mười lăm kyats và ba mươi lăm kyats đã được
ban hành. Đã có tin đồn rằng nhà độc tài, người có một đức tin mạnh mẽ về ý
nghĩa của những con số, đã tin rằng mười lăm và ba mươi lăm là những con số may
mắn. Chúng đã không đem may mắn nào cho dân chúng của ông. Ngày 05 tháng 9 năm
1987, chính phủ đột nhiên lại ra lệnh rằng tất cả những tiền giấy ba mươi lăm
và bảymươi lăm thôi không còn giá trị lưu hành nữa.Giá trị của đồng
tiền không phải
là điều duy nhất
có
thể thành mây khói
khi mọi người
ngưng tin tưởng
vào nó. Cùng một điều tương tự cũng có thể xảy ra với những luật,
những god, và ngay cả toàn thể những đế quốc. Một khoảnh khắc chúng đang bận rộn
địnhhình thế giới,
và một khoảnh
khắc sau chúng
thôi không còn hiện
hữu. Zeus và Hera đã từng là những quyền năng quan trọng trong lưu vực
Mediterranean, nhưng ngày nay họ không có uy quyền nào vì không ai tin tưởng
vào họ. Soviet Union đã một thời có thể tiêu diệt tất cả loài người, thế nhưng
nó đã ngưng tồn tại, tức khắc và nhẹnhàng, chỉ bằng nét bút. Vào lúc 2 giờ chiều
ngày 08 tháng 12, năm1991, trong một dacha nhà nước gần Viskuli, những nhà lãnh
đạo củaRussia, Ukraine và Belarus đã ký hiệp ước Belavezha, trong đó nói rằng
“Chúng tôi, Cộng hòa Belarus, Liên bang Russia và Ukraine, là những quốc gia
sáng lập Soviet Union đã ký hiệp ước liên minh năm1922, từ đấy thiết định rằng
Soviet Union, như một chủ thể của luật pháp
quốc tế và thực tại địa chính
trị, ngưng sự hiện hữu của
nó” . Và thế là xong. Soviet Union không còn.
Chấp nhận rằng tiền là một thực tại liên chủ quan là
điều tương đối dễ dàng. Hầu hết mọi người cũng đều vui vẻ để công nhận rằng những
god Hellas thời cổ, những đế quốc tàn ác, và những giá trị của những văn hóa xa
lạ tồn tại chỉ trong tưởng tượng. Tuy nhiên, chúng ta không muốn chấp nhận rằng
God của chúng ta, đất nước chúng ta,hay những giá trị của chúng ta chỉ đơn giản
là những truyện kể do tưởng tượng thêu dệt, vì những điều này là những điều
mang lại ý nghĩa cho đời sống của
chúng ta. Chúng
ta muốn tin rằng những cuộc đời của chúng ta có một số ý nghĩa
khách quan, và rằng những hy sinh của
chúng ta thì
quan trọng với một gì
đó vượt ngoài những truyện kể trong đầu của chúng ta.
Thế nhưng, trong sự thật,những cuộc đời của hầu hết mọi người có ý nghĩa chỉ
bên trong mạng lưới của những truyện kể họ kể từ người này sang người kia, với
lẫn nhau.
Ý nghĩa được tạo ra khi nhiều người đan dệt vào cùng với nhau trong một mạng lưới chung của những truyện kể. Tại sao một hành động cụ thể – chẳng hạn như làm lễ cưới trong nhà thờ, ăn chay trong tháng Ramadan, hoặc bỏ phiếu trong ngày bầu cử – xem nhường có ý nghĩa với tôi? Vì cha mẹ tôi cũng nghĩ rằng nó có ý nghĩa, cũng như anh em của tôi, hàng xóm của tôi, dân chúng ở những thành phố gần đó, và ngay cả những dân chúng ở những quốc gia xa xôi. Và tại sao tất cả những người này nghĩ rằng nó có ý nghĩa? Vì bạn bè và hàng xóm của họ cũng chia sẻ cùng quan điểm tương tự. Mọi người không ngừng củng cố tin tưởng của nhau, trong một vòng tự lập lại không ngừng. Mỗi vòng của sự xác nhận qua lại lẫn nhau xiết chặt thêm mạng lưới của ý nghĩa hơn nữa, cho đến khi bạn có rất ít lựa chọn nào khác, ngoài sự tin vào những gì mọi người khác đều tin tưởng.
------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:
https://www.facebook.com/bookademy.vn
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt
Tiếp nối sự thành công đầy rực rỡ và sức ảnh hưởng lớn của "Homo Sapiens: Lược sử loài " đã đem lại, tác giả Yuval Noah Harari đã viết nên một tác phẩm mới, tiếp tục đưa người đọc vào một cuộc hành trình xuyên không - thời gian với "Homo Deus": Lược sử tương lai. Ở đó, Yuval Noah Harari không chỉ mở ra cánh cửa của quá khứ xa xôi, mà còn vẽ nên bức tranh rực rỡ nhưng đầy uẩn khúc của tương lai loài người. Như một bậc thầy trong việc dệt nên những câu chuyện vượt thời gian, Harari đưa chúng ta vào một thế giới nơi con người, với sự kiêu hãnh và tham vọng vô biên, mơ về việc vượt qua chính mình, trở thành những vị thần của tương lai.
Homo Deus không phải chỉ là những trang sách đơn thuần, mà còn là một dòng sông mơ mộng, chảy xiết qua những khát vọng và lo âu của nhân loại. Nó đặt ra những câu hỏi sâu sắc về bản chất con người, về những giấc mơ vĩ đại mà chúng ta vẫn luôn khao khát chạm tới. Ở loài người lúc này, không chỉ còn là hình ảnh của một kẻ sáng tạo, mà họ đã bắt đầu khao khát trở thành đấng sáng thế, mong muốn vượt qua cả những giới hạn tự nhiên mà tổ tiên đã từng kính sợ trong quá khứ.
Yuval Noah Harari đưa ra nhiều ví dụ ấn tượng để minh họa cho những viễn cảnh tương lai mà ông phác họa. Như tác giả đã đề cập việc con người trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, khao khát “Sự bất tử”. Harari cũng cho rằng, loài người có thể sẽ vượt qua được giới hạn của cái chết, biến giấc mơ trường sinh bất tử thành hiện thực. Ông mô tả những tiến bộ trong công nghệ sinh học và y học sẽ giúp con người không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn ngăn chặn sự lão hóa. Viễn cảnh nơi sự bất tử không còn là câu chuyện huyền thoại xa vời trong quá khứ, mà là một mục tiêu có thể đạt được qua các đột phá của công nghệ và khoa học ngày nay. Hay Yuval Noah Harari cũng đặt mối quan tâm về “Trí tuệ nhân tạo (AI) và sự thống trị của máy móc”, tác giả nêu bật khả năng AI có thể vượt qua trí tuệ con người, dẫn đến một xã hội nơi máy móc và dữ liệu trở thành những thực thể có quyền lực tuyệt đối. Ông đề cập đến sự phát triển của các hệ thống học máy có khả năng tự học và đưa ra quyết định tốt hơn con người, thậm chí có thể dẫn đến việc AI chiếm quyền kiểm soát trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, y tế đến an ninh. Và nổi bật hơn cả, con người - từ “Homo Sapiens”, sắp biến đổi để trở thành “Homo Deus”. Nhân loại sẽ không chỉ thay đổi thế giới bên ngoài mà sẽ còn biến đổi chính bản thân mình, trở thành những sinh vật với sức mạnh và khả năng như các vị thần. Harari đưa ra hình ảnh về một tương lai nơi con người có thể cải tiến trí tuệ, cảm xúc và thậm chí cả cơ thể của mình thông qua các công nghệ tiên tiến, từ đó tạo ra một loài người mới - “Homo Deus”.
Những chi tiết này không chỉ là những dự đoán táo bạo về tương lai mà còn là lời cảnh báo về những hệ lụy tiềm tàng, buộc chúng ta phải suy ngẫm về những quyết định mà loài người có thể đối mặt khi theo đuổi những giấc mơ lớn lao ấy.
Harari, bằng giọng văn sắc sảo và triết lý sâu cay, đã khắc họa một tương lai khá... mông lung - nơi con người không còn tìm kiếm ý nghĩa trong thần thánh hay các lực lượng siêu nhiên, mà tự mình đứng lên, đối diện với chính số phận mình. Nhưng đồng thời, thông qua đó, tác giả cũng nhắc nhở chúng ta về cái giá mà loài người có thể phải trả trên hành trình trở thành những vị thần của tương lai ấy. Con người hoàn toàn có thể đánh mất chính mình trong đống tro tàn của những giấc mơ không thành toại.