Trong thời đại thay đổi nhanh chóng hiện nay, việc duy trì cảm xúc tích cực có thể nói là một loại “tài sản”. Cảm xúc tích cực dẫn tới suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên những hành động tích cực. Người có cảm xúc tích cực và người có cảm xúc tiêu cực sẽ đưa ra các hành động rất khác nhau. Nhiều nhà lãnh đạo thành công nhờ khả năng phát huy EQ tối ưu. EQ không giống như IQ, nó không mang tính di truyền cao và là một khả năng có thể phát triển được bằng cách học tập và rèn luyện. Cuốn sách EQ – Từ âm vô cực đến dương vô cùng sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường cải thiện, nâng cao chỉ số EQ.

Khi EQ cao hơn bạn sẽ thay đổi, những người xung quanh bạn thay đổi, doanh nghiệp của bạn thay đổi và bạn có thể tận hưởng cuộc sống của chính mình theo cách mà bạn lựa chọn


[Tại sao hiện nay EQ lại cần thiết] 

Trong thời đại hiện nay, cảm xúc tích cực là thứ “tài sản” to lớn. EQ tạo ra cảm xúc tích cực và hành vi tích cực. Cho đến nay, giới tâm lý học đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều tập trung vào cảm xúc tiêu cực. Ví dụ,nhà tâm lý học Paul Ekman đã phân chia cảm xúc của con người thành 6 loại. Ngoài hạnh phúc, cảm xúc con người còn bao gồm : tức giận, chán ghét, buồn bã, sợ hãi, ngạc nhiên. 

Mặt khác, EQ tập trung vào việc tạo ra những cảm xúc tích cực bằng cách quản lý và kiểm soát tốt cảm xúc. Những cảm xúc tươi sáng, hạnh phúc, vui vẻ, hăng hái, bình tĩnh là những cảm xúc tích cực. 

Trong thời đại thay đổi nhanh chóng hiện nay, việc duy trì cảm xúc tích cực có thể nói là một loại “tài sản”. Cảm xúc tích cực dẫn tới suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên những hành động tích cực. Người có cảm xúc tích cực và người có cảm xúc tiêu cực sẽ đưa ra các hành động rất khác nhau. Để duy trì được cảm xúc tích cực, bạn hãy nghĩ rằng, “Điều này sẽ làm mình cảm thấy tốt hơn”, “Khó khăn này là bàn đạp cho bước tiếp theo”, bạn có thể vui vẻ thử thách bản thân đưa ra những ý tưởng mới hay các ý tưởng cải thiện, cũng có thể cùng hợp tác với các bộ phận khác để đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề. 

Mặt khác, nếu bạn suy nghĩ đến các cảm xúc tiêu cực như “Điều này là quá sức”, “Không thể được” thì bạn sẽ chẳng làm được điều gì to lớn. Không chỉ vậy, nó sẽ mang lại những cảm xúc tiêu cực hơn nữa, chẳng hạn như : “Sếp không tốt”; “Công ty tồi”; “Tất cả là do công ty”. Trong việc kinh doanh, những người thành công thường có những điểm chung về cảm xúc và suy nghĩ như: “Tôi sẽ làm”, “Tôi nhất định sẽ làm được”, “Mọi chuyện ổn với tôi”. Những người như vậy chính là người có thể duy trì được cảm xúc tích cực, liên hành vi tích cực họ sẽ đạt được kết quả tốt. 

EQ giống như hệ điều hành của người. Trước hết phải kể đến vai trò của EQ như IQ và kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ. 

Xung quanh bạn, có ai được sếp, đồng nghiệp và cấp dưới đánh giá là có kỹ năng làm việc tốt, được tôn trọng kể cả về nhân cách, và thực tế, họ tạo ra được kết quả tốt không? Những người đó phải có năng lực gì? Trong kinh doanh phải xét đến nhiều khả năng khác nhau như IQ (chỉ số thông minh), kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ hay kinh nghiệm. Tuy nhiên, những người tài năng cần phải có thêm tính tích cực, sự mong muốn hoàn thành tốt công việc của mình. Để có thể hiểu được cảm xúc của mọi người, bạn phải đứng từ góc độ của đối phương mới có thể đưa ra những suy xét, phán đoán chính xác. Nhờ đó, bạn có thể tạo được bầu không khí vui vẻ xung quanh, có được sự hợp tác nhiệt tình của mọi người, từ đó đạt được kết quả mong muốn. Nhưng có những “tình cảm con người” khó có thể diễn tả bằng lời nói, EQ có thể giải quyết được việc này. Theo đó, EQ có thể nói là hệ điều hành của con người. 

Còn IQ, kỹ năng hay kiến thức nghiệp vụ có thể được coi là các ứng dụng, phần mềm, mà hệ điều hành thì không thể hoạt động tốt nếu thiếu các ứng dụng. Chỉ khi EQ hoạt động tốt, bạn mới có thể tận dụng tối đa các khả năng của mình như IQ kỹ năng và kiến thức nghiệp vụ. 

Từ sự đối ứng sang thích ứng - Phát triển EQ chính là thay đổi bản thân bạn. Đó chính là động lực để bạn thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường xung quanh.


[4 khả năng tạo nên EQ]

Những hành động và suy nghĩ sẽ thay đổi tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc của chúng ta tại thời điểm đó. Có thể nói, EQ có khả năng nắm bắt và cảm nhận các biến đổi của trạng thái cảm xúc, có khả năng lý giải và ứng dụng các cảm xúc đó vào các hoạt động trí tuệ. Nói cách khác, nếu bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của mình và sử dụng chúng một cách hợp lý, bạn sẽ đưa ra được các quyết định đúng đắn. 

Chúng ta có thể chia EQ thành 4 khả năng sẽ được trình bày dưới đây. Đây là sự giải thích lại lý thuyết EQ của tiến sĩ Salovey và tiến sĩ Mayer đã nói trong chương trước. 

1. Nhận dạng cảm xúc: Khả năng phân biệt và cảm nhận được cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh. 

2. Sử dụng cảm xúc: Khả năng tạo ra cảm xúc của bản thân và đồng cảm với người đối diện để phán đoán được tình hình, từ đó đạt được kết quả mong muốn.

3. Thấu hiểu cảm xúc: Có khả năng hiểu được tại sao bản thân và những người khác xuất hiện cảm xúc đó và lý giải được sự chuyển biến cảm xúc. 

4. Điều chỉnh cảm xúc: Khả năng điều chỉnh và vận dụng cảm xúc của bản thân sao cho phù mang lại hiệu hợp với người khác để có thể quả trong công việc. Khi chúng ta phát huy năng lực EQ của mình, thường sẽ đi theo 4 hướng trên. Khi đó, bộ não sẽ đóng vai trò như một siêu máy tính có thể xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng. 

Ví dụ với các thay đổi trạng thái tinh thần sau: 

Anh Kato vừa bị trưởng bộ phận khiển trách, anh ấy hiểu rằng trưởng bộ phận luôn kỳ vọng vào anh ấy nhưng thật sự trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, nếu anh ấy không phát huy EQ của mình lúc này và nói, “Tôi không phải trò đùa, không phải vì anh hướng dẫn không tốt à?”, hoặc đổ lỗi cho một nguyên nhân khác, không phải do bản thân anh ấy thì mối quan hệ giữa hai người có khả năng trở nên xấu đi. Kato không hề muốn điều đó, lúc này anh ấy bắt đầu phát huy khả năng EQ của mình, sau đây là các thay đổi trạng thái tinh thần của anh ấy.

• Trưởng bộ phận tức giận vì thất bại của mình. (Nhận dạng cảm xúc). 

• Bản thân cũng cảm thấy khó chịu khi bị trách mắng. (Nhận dạng cảm xúc). 

• Tuy nhiên, trưởng bộ phận vì muốn tốt cho mình nên mới trách măng như vậy. Dung hơn, mình nên biết ơn vì điều đó (Sử dụng cảm xúc). 

• Nếu đứng ở vị trí của trưởng bộ phận thì mình cũng phải nói như vậy thôi (Sử dụng cảm xúc). 

★ 

• Không phải trưởng bộ phận tức giận do ghét bỏ bản thân mình. Mình cảm thấy thất vọng vì mắc phải những sai lầm không đáng có (Thấu hiểu cảm xúc). 

• Nếu cứ làm theo cảm xúc khó chịu của mình, lúc này trưởng bộ phận sẽ càng tức giận hơn (Thấu hiểu cảm xúc) .

★ 

• Trưởng bộ phận đang kỳ vọng vào mình (Điều chỉnh càm xúc). 

• Để không phụ sự kỳ vọng đó, mình nên thành tr thật xin lỗi vì những lỗi lầm đã gây ra (Điều chỉnh cảm xúc). 

Với suy nghĩ như vậy, Kato đã kiểm soát được cảm xúc của mình và chân thành xin lỗi: “Tôi thành thật xin lỗi. Từ giờ tôi sẽ cố gắng hết sức để không phụ sự kỳ vọng của anh”. Trưởng bộ phận cũng tỏ ra thông cảm trước thái độ của Kato và nói: “Trông cậy vào cậu, tôi tin cậu sẽ làm được”. Và sau đó, quan hệ giữa hai người trở nên thân thiết hơn. 

Theo đó, chúng tôi nghĩ EQ phát huy theo 4 hướng (phát huy 4 khả năng cấu thành nên EQ) đóng vai trò xử lý các mối quan hệ khác nhau của con người. Tùy theo các tình huống khác nhau mà EQ được sử dụng để duy trì các mối quan hệ giữa mọi người. 

Để phát huy EQ một cách xuất sắc và duy trì việc xây dựng mối quan tốt đẹp giữa mọi người, 4 khả năng này là nhân tố không thể thiếu. Dù thiếu bất cứ khả năng nào cũng khó có thể đặt được khả năng phát huy EQ một cách hiệu quả Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng khi năng trong 4 khả năng này .


[Đào tạo và phát triển EQ: Hiểu cảm xúc của chính mình]

  1. Tâm trạng hiện tại - hãy cảm nhận nó một cách có ý thức 

Cho đến nay, tôi đã nhiều lần đề cập đến tầm quan trọng việc nhận dạng cảm xúc của một người như là một điều cơ bản của EQ. 

Nhưng khi bắt đầu thực hành, có thể nó không đơn giản như mọi người nghĩ. Nói đến “cảm xúc” một số người có thể cho nó là điều khó khăn, nhưng đầu tiên hãy thử một vài bài luyện tập, cố gắng nhận dạng được “cảm giác”  mà bạn đang cảm thấy. Ngoài ra, hãy trải nghiệm những sự thay đổi trong tâm trạng của bạn. Đó là một khóa đào tạo dễ dàng mà bạn có thể thực hiện ngày hôm nay.

“Tâm trạng” ở đây là cảm giác mà bạn luôn cảm nhận được khi bạn thường làm một việc gì đó. Tuy nhiên, thường thì mọi người không để ý nhớ tới tâm trạng của mình lúc đó và vô tình bỏ qua.

Hãy cảm nhận đôi khi “tâm trạng” cũng thay đổi.

Tâm trạng cũng thay đổi theo thời gian. Ví dụ, trước khi đi gặp ai đó bạn cảm thấy “hôm nay không có tâm trạng muốn gặp ai cả”, nhưng khi gặp họ, tâm trạng của bạn lại thay đổi và bạn “cảm thấy hạnh phúc” nhưng lại “cảm thấy mệt mỏi và muốn về nhà sớm”. Mỗi lần như vậy, hãy tạo cho mình thói quen cảm nhận tâm trạng của bản thân lúc đó và trải nghiệm sự thay đổi của tâm trạng. Ngoài ra, nếu khi bạn ghi chép lại những hành động của bạn khi tâm trạng thay đổi, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa “tâm trạng” và “hành động”.

Khi gặp những người mà mình không có tâm trạng muốn gặp thì vẻ mặt của bạn trở nên tối đi, thậm chí bạn không thể nở được một nụ cười trong bầu không khí đó. Nếu bạn đang có tâm trạng vui vẻ, lời nói của bạn cũng trở nên tươi sáng, cuộc nói chuyện của bạn cũng trở nên sôi nổi và bạn sẽ tươi cười vui vẻ trong khi nói chuyện. Tâm trạng và hành vi luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.


7. Để ý và sử dụng những “từ ngữ tươi sáng”

Có một số loại từ ngữ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và tích cực hơn nên hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ tươi sáng đó.

Hãy trò chuyện bằng cách sử dụng 5 từ ngữ tươi sáng trở lên.

Những “từ ngữ tươi sáng” không chỉ dùng để thể hiện cảm xúc , mà còn thể hiện rất nhiều điều bạn có thể thấy và trạng thái của chúng. Ví dụ như những từ sau: cảm động, vui vẻ, hạnh phúc, lộng lẫy, mĩ miều, có duyên, can đảm, rất thích, nụ cười, tỏa sáng, xinh đẹp, thú vị, hồi hộp, phấn khích, thái dương, thanh thiên, cảnh tượng tuyệt vời, lãng mạn, rộn rã, yêu, sảng khoái, xuất chúng, tươi mới, tuyệt vời nhất, đã làm được, cực kì hài lòng, tự hào, thỏa mãn, thành công lớn, thoải mái, hài hước, dễ chịu, vui lây, sôi nổi, sống động, đắc ý, may mắn, mỉm cười, phấn chấn, hân hoan,... Bạn có thể tìm thấy nhiều hơn những từ ngữ tươi sáng khi tra cứu thêm trong từ điển, hoặc bạn có thể xem thêm những từ này ở trong bảng trang… (Chương 6). Bạn cũng có thể tham khảo thêm trên truyền hình, tạp chí hoặc phim ảnh. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày những từ ngữ tươi sáng cũng được giới trẻ và trẻ em sử dụng thường xuyên.

Có một hôm, khi tôi hỏi bọn trẻ, “Hôm nay có vui không?”, câu trả lời của bọn trẻ đưa ra là “vui một chút”. Câu trả lời không phải là “không vui” khiến tôi cảm thấy thoải mái. ĐÂy là một dạng phủ định của cách sử dụng các từ ngữ tươi sáng, đó cũng được coi là một cách dùng. Nếu bạn trả lời rằng “ý tưởng này thật thú vị” với người đối diện thay vì các câu trả lời như “thứ này thật nhàm chán” hay “ừ, có thú vị một chút”, thì cảm xúc của cả hai người sẽ không bị gián đoạn và câu chuyện vẫn có thể tiếp tục. Trẻ em là những thiên tài trong việc sử dụng những từ ngữ tươi sáng, kể cả khi phủ nhận việc gì cũng có thể sử dụng những từ ngữ đó. Chúng tôi cũng muốn học theo như vậy. Và để phát triển những từ ngữ tươi sáng, nếu bạn có con cái, hãy cùng chúng phát triển, nếu bạn là học sinh, hãy cùng giáo viên phát triển, hoặc hãy làm điều đó cùng cấp trên hoặc vợ của bạn nhé. Sử dụng những từ ngữ đó một cách có ý thức, quan sát phản ứng của người đối diện và để ý xem cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào nhé. 


19. Mỗi ngày một lần, hãy làm điều gì đó khiến tâm trí bạn thoải mái

Nếu mỗi ngày của bạn đều giống nhau một cách tẻ nhạt, điều đó sẽ khiến cho cảm xúc của bạn trở nên nghèo nàn và ít thay đổi hơn. Hãy có ý thức tạo ra cơ hội để nâng cao cảm xúc của bản thân, luôn hướng bản thân đến những điều tích cực hơn nữa. Đối với những người có kinh doanh, việc giữ cho cảm xúc của họ luôn tích cực chính là chìa khóa của sự thành công.

Mỗi ngày một lần, hãy dành cho bản thân một phần thưởng, bất cứ điều gì miễn là nó khiến bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái. “Hôm nay sẽ ăn một bữa thật ngon”; “Tôi sẽ mua một đĩa CD của nghệ sĩ mà tôi yêu thích” hay “Hôm nay tôi sẽ chi tiêu xa xỉ một hôm” cũng được. Hoặc bạn cũng có thể “ngồi trong một công viên và ngắm bầu trời 10 phút” hay “ngồi thư giãn ở một quán cà phê nào đó”.

Ví dụ về một số điều như phần thưởng của bản thân:

  • Hôm nay sẽ ăn một bữa trưa thật xa xỉ, nên ăn thịt nướng hay lươn nhỉ?

  • Trên đường về nhà, tìm mua cho mình một bộ vest mới.

  • Hôm nay, tôi sẽ uống thả ga.

  • Bữa phụ lúc 3 giờ chiều sẽ đi ăn bánh ngọt trọn gói tại khách sạn.

  • Chơi mạt chược với bạn bè.

  • Mua sắm tại Roppongi Hills trên đường về nhà.

  • Thư giãn thoải mái trong phòng tắm hơi.

  • Gọi điện thoại cho bố mẹ sau một thời gian dài không về quê.

  • Kết thúc công việc để về nhà sớm.

  • Khi trở về nhà, ghé qua trung tâm giải trí Pachinko.

  • Lên kế hoạch cho chuyến du lịch đến Hawai vào kỳ nghỉ đông.

Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được rằng “đây chính là phần thưởng cho mình”. Nếu làm như vậy, cho dù có là những điều nhỏ nhất cũng có thể khiến cảm xúc của bạn trở nên vui vẻ. Ngoài ra, ngay cả khi bạn thực sự không thể làm những điều đó, chỉ cần nghĩ về nó trong đầu cũng có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Sau khi làm những việc trên, tâm trạng và cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào, hãy xác nhận lại việc đó. Ngoài ra, hãy ghi nhớ loại phần thưởng mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ, thích thú nhất.

Hãy viết vào một cuốn sổ để lưu lại “Danh sách những việc đã làm hôm nay”. Ghi chép lại những gì khiến tâm trạng và cảm xúc của bạn trở nên vui vẻ, đó chính là một gợi ý tuyệt vời để giải quyết những vấn đề khi bạn cảm thấy mất hứng thú hay gặp trục trặc sau này.


Lời kết:

Cuốn sách EQ - Từ âm vô cực đến dương vô cùng quả thực là một cuốn cẩm nang đầy mới lạ và thú vị về trí tuệ cảm xúc. Tác giả đã khéo léo lồng ghép những ví dụ thực tế đầy gần gũi vào bên trong những phần lý thuyết khô khan khiến cuốn sách trở nên dễ hiểu và dễ nhớ hơn rất nhiều. Đây sẽ là cuốn sách phù hợp cho những bạn đang muốn cải thiện khả năng giao tiếp và kiểm soát cảm xúc của bản thân.


Review chi tiết bởi: Dương Đỗ - Bookademy

Hình ảnh: Bookademy


--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

EQ giống như hệ điều hành của con người. Trước hết phải kể đến vai trò của EQ như IQ và kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ. IQ, kỹ năng hay kiến thức nghiệp vụ có thể được coi là các ứng dụng, phần mềm, mà hệ điều hành thì không thể hoạt động tốt nếu thiếu các ứng dụng. Chỉ khi EQ hoạt động tốt, bạn mới có thể tận dụng tối đa các khả năng của mình như IQ, kỹ năng hay kiến thức nghiệp vụ. Từ sự đối ứng sang thích ứng - Phát truển EQ chính là thay đổi bản thân bạn. Đó chính là động lực để bạn thích nghi với sự thay đổi mãnh mẽ của môi trường xung quanh.

Một doanh nghiệp thành đạt và được mọi người xung quanh tôn trọng cần có những kỹ năng gì ? IQ + kỹ năng + kiến thức nghiệp vụ + kinh nghiệm + EQ.

EQ hỗ trợ cho IQ, kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm. EQ giống như hệ điều hành của con người. Trong bối cảnh thời đại thay đổi này, EQ cũng chính là động lực để trau dồi thái độ và sự năng động trước những thay đổi của môi trường doanh nghiệp. Phát triển EQ chính là sự thay đổi bản thân mình. Bằng cách phát triển EQ cao, bạn có thể thúc đẩy môi trường xung quanh, là động lực để hướng theo những điều tích cực. Bạn sẽ có cái nhìn đa chiều về các vấn đề, có khả năng đưa ra ý tưởng sáng tạotạo, không bị ràng buộc bởi những kinh nghiệm trong quá khứ. Có thể đưa ra các biện pháp tối ưu nhờ phát huy EQ tuỳ thuộc vào tình huống và đối tượng.

Cải thiện khả năng ứng biến chậm chạp là một chặng hành trình dài và không hề dễ dàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể đạt được thông qua việc chăm chỉ luyện tập. Trên thực tế, sau khi đã ứng dụng được một bài học mới học được trong đây và thấy được hiệu quả “nhãn tiền” to lớn mà khả năng giao tiếp thông minh có thể phát huy tại môi trường công sở, tôi tin rẳng bất cứ ai cũng có thể tự mình đạt được những bước tiến lớn trong hành trình trau dồi kỹ năng giao tiếp. Khả năng giao tiếp là một loại năng lực tổng hợp. Tương tự như việc tập thể hình, luyện tập giao tiếp là luyện tập cho các “cơ” não, miệng và tay của bạn để chúng nghe lời bạn trong ứng dụng hằng ngày. 

Chỉ bằng cách luyện tập mỗi ngày, bạn mới có thể biến khát vọng về khả năng giao tiếp siêu việt thành hiện thực, để cuối cùng khiến nó trở thành thói quen và bản năng của bạn. Đó là lí do “EQ - Từ Âm Vô Cực Đến Dương Vô Cùng” đến với tôi như một lời mời gọi từ vũ trụ. Mục đích của cuốn sách là chuyển hóa những kỹ năng mềm nhìn bề ngoài có vẻ trừu tượng và khó nắm bắt thành những kỹ năng cụ thể mà mọi người có thể áp dụng được trong nhiều tình huống khác nhau. Nhưng nó chỉ có thể giúp bạn nắm được khái niệm và phương pháp, bạn còn cần luyện tập và ứng dụng thì mới có thể biến những khái niệm và phương pháp trong sách thành kỹ năng để có thể áp dụng bất cứ lúc nào. “IQ giúp bạn có một công việc, EQ giúp bạn thành công trong công việc đó.” Practice makes perfect, đã đến lúc xắn tay áo lên và trang bị thêm kỹ năng để khiến bản thân mình lấp lánh.

Các khả năng tạo nên EQ:

- Nhận dạng cảm xúc: Khả năng phân biệt và cảm nhận được cảm xúc của bản thân và mọi người xung quanh. 

- Sử dụng cảm xúc: Khả năng tạo ra cảm xúc của bản thân và đồng cảm với người đối diện để phán đoán được tình hình, từ đó đạt được kết quả mong muốn.

- Thấu hiểu cảm xúc: Có khả năng hiểu được tại sao bản thân và những người khác xuất hiện cảm xúc đó và lý giải được sự chuyển biến cảm xúc. 

- Điều chỉnh cảm xúc: Khả năng điều chỉnh và vận dụng cảm xúc của bản thân sao cho phù mang lại hiệu hợp với người khác để có thể quả trong công việc. 

Theo đó, chúng tôi nghĩ EQ phát huy theo 4 hướng (phát huy 4 khả năng cấu thành nên EQ) đóng vai trò xử lý các mối quan hệ khác nhau của con người. Tùy theo các tình huống khác nhau mà EQ được sử dụng để duy trì các mối quan hệ giữa mọi người.

“Cảm xúc có tác động  đáng kể đến hành động của chúng ta. Người kiểm soát và sử dụng tốt cảm xúc là người thông minh" - Dr. Peter Salovey & Dr. John Mayer.

Tác giả mô phỏng trường hợp khi bạn là nhân viên kinh doanh, làm việc bên ngoài công ty, nhưng gần đây hiệu suất kinh doanh không tốt dù bạn đã cố gắng hết sức, lúc đó trưởng phòng muốn nói chuyện với bạn, đưa ra 2 câu nói khác nhau của trưởng phòng. Dối với trưởng họp thứ 2 là bạn muốn tặng quà người yêu vào ngày lễ giánh sinh nhưng bạn không chắc cô ấy có hài lòng về món quà từ đó đưa ra 2 trường hợp lời nói của bạn gái. Từ đó ta thấy được nó có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của đối phương như thế nào tuỳ thuộc vào cách bạn truyền đạt nó.

Có những ngừoi giỏi truyền đạt và có người thì không. Khi một người cố gắng truyền đạt “cảm nhận" và “suy nghĩ" của mình cho ai đó, người ta sẽ truyền đạt chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Truyền đạt cho đối phương về “cảm nhận" và “suy nghĩ" của mình bằng cách sử dụng nhiều ngôn từ khác nhau, nét mặt phù hợp với hoàn cảnh hay các hình thức cử chỉ và điệu bộ khác nhau. Người có kỹ năng xã hội giỏi là người có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, do đó, họ được mọi người xung quanh yêu mến, còn người có kỹ năng xã hội kém thì không giỏi giao tiếp với người khác và dễ gây ra những xích mich không đáng có với người xunh quanh.


Trong thời đại thay đổi nhanh chóng hiện nay, việc duy trì cảm xúc tích cực có thể nói là một loại “tài sản”. Cảm xúc tích cực dẫn tới suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên những hành động tích cực. Người có cảm xúc tích cực và người có cảm xúc tiêu cực sẽ đưa ra các hành động rất khác nhau. Nhiều nhà lãnh đạo thành công nhờ khả năng phát huy EQ tối ưu.

EQ không giống như IQ, nó không mang tính di truyền cao và là một khả năng có thể phát triển được bằng cách học tập và rèn luyện. Cuốn sách “EQ – Từ âm vô cực đến dương vô cùng” sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường cải thiện, nâng cao chỉ số EQ.

Khi EQ cao hơn bạn sẽ thay đổi, những người xung quanh bạn thay đổi, doanh nghiệp của bạn thay đổi và bạn có thể tận hưởng cuộc sống của chính mình theo cách mà bạn lựa chọn. Có 6 điều cần chú ý: Làm chủ cảm xúc; rèn luyện tư duy; thấu hiểu hoàn cảnh; kiểm soát hành động; tự chủ công việc; tận hưởng cuộc sống.

“EQ không mang tính di truyền cao và là một khả năng có thể phát triển được thông qua giáo dục, học tập và rèn luyện" - Peter Salovey & John Mayer.

Có tất cả 6 chương:

Chương 1: Nhận biết tầm quan trọng của cảm xúc - Hành động của chúng ta bị chi phối bởi cảm xúc.

Chương 2: Phát huy cảm xúc một cách thông minh hơn  - 4 khả năng tạo nên EQ.

Chương 3: Đo lường chỉ số EQ của bạn - Tự kiểm tra EQ.

Chương 4: Đào tạo và phát triển EQ - Hiểu cảm xúc của chính mình.

Chương 5: Đào tạo và phát triển EQ - Hiểu cảm xúc người đối diện và mọi người xung quanh.

Chương 6: Đào tạo và phát triển EQ - Áp dụng thực hành ngay từ bây giờ. Rèn luyện cảm xúc bằng cách thay đổi lối sinh hoạt hàng ngày.

Trong thời đại hiện nay, cảm xúc tích cực là thứ “tài sản” to lớn. EQ tạo ra cảm xúc tích cực và hành vi tích cực và giới tâm lý học đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều tập trung vào cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, nhà tâm lý học Paul Ekman đã phân chia cảm xúc của con người thành 6 loại. Ngoài hạnh phúc, cảm xúc con người còn bao gồm: tức giận, chán ghét, buồn bã, sợ hãi, ngạc nhiên. Mặt khác, EQ tập trung vào việc tạo ra những cảm xúc tích cực bằng cách quản lý và kiểm soát tốt cảm xúc. Những cảm xúc tươi sáng, hạnh phúc, vui vẻ, hăng hái, bình tĩnh là những cảm xúc tích cực. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng hiện nay, việc duy trì cảm xúc tích cực có thể nói là một loại “tài sản”. Cảm xúc tích cực dẫn tới suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên những hành động tích cực. 

Người có cảm xúc tích cực và người có cảm xúc tiêu cực sẽ đưa ra các hành động rất khác nhau. Để duy trì được cảm xúc tích cực, bạn hãy nghĩ rằng, “Điều này sẽ làm mình cảm thấy tốt hơn”, “Khó khăn này là bàn đạp cho bước tiếp theo”, bạn có thể vui vẻ thử thách bản thân đưa ra những ý tưởng mới hay các ý tưởng cải thiện, cũng có thể cùng hợp tác với các bộ phận khác để đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề.

Con người là động vật có tình cảm. Chúng ta sẽ trải qua những ngày giận dữ, những ngày hạnh phúc, những ngày mà ta sợ hãi điều gì đó hoặc là ngày có điều gì khiến ta thấy ngại ngùng. Tất cả những cung bậc cảm xúc này như tô thêm màu sắc cho cuộc sống của chúng ta.Tuy nhiên, tình cảm cũng có khi sẽ cản trở công việc cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, chúng ta cần làm chủ cảm xúc của bản thân bằng cách dần cải thiện, nâng cao chỉ số EQ – chỉ số trí tuệ cảm xúc.

Con người là động vật có tình cảm. Chúng ta sẽ trải qua những ngày giận dữ, những ngày hạnh phúc, những ngày mà ta sợ hãi điều gì đó hoặc là ngày có điều gì khiến ta thấy ngại ngùng. Tất cả những cung bậc cảm xúc này như tô thêm màu sắc cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, tình cảm cũng có khi sẽ cản trở công việc cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, chúng ta cần làm chủ cảm xúc của bản thân bằng cách dần cải thiện, nâng cao chỉ số EQ – chỉ số trí tuệ cảm xúc. Trong thời đại thay đổi nhanh chóng hiện nay, việc duy trì cảm xúc tích cực có thể nói là một loại “tài sản”. Cảm xúc tích cực dẫn tới suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên những hành động tích cực. Người có cảm xúc tích cực và người có cảm xúc tiêu cực sẽ đưa ra các hành động rất khác nhau. Nhiều nhà lãnh đạo thành công nhờ khả năng phát huy EQ tối ưu. EQ không giống như IQ, nó không mang tính di truyền cao và là một khả năng có thể phát triển được bằng cách học tập và rèn luyện. Cuốn sách “EQ – Từ âm vô cực đến dương vô cùng” sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường cải thiện, nâng cao chỉ số EQ. Khi EQ cao hơn bạn sẽ thay đổi, những người xung quanh bạn thay đổi, doanh nghiệp của bạn thay đổi và bạn có thể tận hưởng cuộc sống của chính mình theo cách mà bạn lựa chọn.

EQ cao về động lực: Động lực là một trong những yếu tố tạo nên chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Những người có EQ cao thường đi kèm với sự quyết tâm lớn. Họ có kế hoạch rõ ràng và làm việc chăm chỉ để hoàn thành mục tiêu. Họ không dễ hài lòng, luôn cố gắng vươn lên để đạt được kết quả tốt hơn. Những người có EQ cao thường “hay quên”: Hay quên ở đây không có nghĩa là quên kiến ​​thức, chuyên môn. Ý nghĩa thực sự của “đáng quên” trong trường hợp này là để nói về sự khoan dung. Có chỉ số EQ cao thường là người không để cảm xúc cá nhân chi phối công việc. Họ kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không để những vấn đề cá nhân với đồng nghiệp, đối tác ảnh hưởng đến công việc. Tinh thần trách nhiệm cao: Đối với những cá nhân có EQ cao thường không có thói quen trốn tránh trách nhiệm. Họ hiểu rõ năng lực bản thân, và nhìn nhận vấn đề còn hạn chế. Dám chịu trách nhiệm và sẵn sàng đối mặt để giải quyết vấn đề. Năng suất Hiệu quả: Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, trong công việc, EQ quan trọng gấp 2 lần IQ. EQ sẽ là yếu tố quyết định chính đến năng suất lao động. Có thể xác định những người có hiệu suất cao thông qua 6 yếu tố: Khả năng tư duy. Khả năng phân tích và đánh giá vấn đề. Mong muốn đạt kết quả cao. Khả năng tạo ra tác động. Chủ động nhận những công việc, nhiệm vụ khó. Tự tin. Trong 6 yếu tố trên thì IQ chỉ chiếm hai yếu tố là khả năng phân tích, đánh giá vấn đề và khả năng tư duy. 4 yếu tố còn lại thuộc về chỉ số cảm xúc – EQ. Nhiều công ty trên thế giới đã học hỏi và áp dụng EQ một cách hiệu quả. EQ mang lại hiệu quả công việc cao, giảm thiểu biến động nhân sự. Cụ thể: – Pepsico đã tăng 10% hiệu suất Amadori giới hạn 63% sự thay đổi nhân sự. Những con số này là minh chứng tốt nhất cho tầm quan trọng của EQ.

Tại sao chỉ số EQ lại được đánh giá cao và quan trọng hơn IQ. Dưới đây là thống kê về vai trò của chỉ số cảm xúc (EQ) sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc đó: Sức khỏe: Khả năng duy trì tư duy tích cực ngay cả dưới áp lực cao giúp bạn đảm bảo được sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Những mối quan hệ: Khi biết điều chỉnh cảm xúc, bạn có thể giao tiếp và duy trì các mối quan hệ, kể cả khi có những tình huống khó xử xảy ra. Bạn có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và thông cảm hơn. Giải quyết mâu thuẫn: Một khi đã biết cách đồng cảm với suy tư của người khác, sẽ dễ dàng hơn để giải quyết vấn đề, thậm chí là tránh được những mâu thuẫn trước khi nó bắt đầu. Thành công: Bạn biết cách biến thất bại thành động cơ, biết khi nào nên nắm lấy và khi nào cần buông tay. Kiểm soát tính bốc đồng: Bạn có thể “kìm hãm sự sung sướng” lại và không để mình làm những hành động nông nổi, đơn giản vì bạn biết đánh giá những hậu quả có thể xảy ra. Nhận thức về bản thân: Biết “tự lượng sức” giúp bạn sẵn sàng đối mặt và giải quyết được vấn đề theo cách hiệu quả nhất. Động lực: Những người có EQ cao thường có động lực tự thân, thay vì trông chờ ở ngoại cảnh. Kiểm soát căng thẳng: Khi phải đương đầu với thách thức, bạn biết cách dừng lại để đánh giá, chứ không suy sụp và khó khăn. Nắm bắt cơ hội: Bạn không ngại đối mặt với rủi ro, và còn tận dụng nghịch cảnh để thành công và trưởng thành hơn. Khả năng phục hồi: Sự linh hoạt trong tư duy sẽ giúp bạn “uốn cong” chứ không “gãy vụn” khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Tự tin: Bạn luôn tin tưởng bản thân có thể làm chủ những kinh nghiệm mới. Quản lý thời gian: Trí tuệ cảm xúc giúp bạn đặt ra giới hạn và sắp xếp sự ưu tiên, vì vậy, bạn sẽ quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn. Tinh thần trách nhiệm: Trí thông minh xúc cảm luôn đi cùng trách nhiệm đối với người khác. Nhờ đó, bạn có sức mạnh trở thành người thay đổi cục diện vấn đề, chứ không phải một người bị đem ra đổ lỗi.

EQ giúp con phát triển khả năng giao tiếp, kết giao với bạn bè. Khi có EQ cao, con sẽ dễ dàng hoà đồng trong tập thể và quen biết được nhiều bạn bè hơn. Nhưng không chỉ có vậy, chính sự hoà đồng, dễ thích nghi này sẽ giúp con tạo lập và duy trì các mối quen hệ tốt cho chuyện học tập cũng như sự nghiệp sau này. Chẳng hạn, nếu có mạng lưới bạn bè rộng rãi, con sẽ có cơ hội nhận được sự trợ giúp hay lời khuyên từ các bạn đồng trang lứa, với vai trò là cộng sự, đồng nghiệp, hay đối tác của con sau này. EQ còn giúp con phát triển khả năng diễn đạt tự tin trước đám đông. Khi có EQ cao, con sẽ dễ dàng trở thành tâm điểm của mọi đám đông, nhận được sự tin tưởng của nhiều người. Không chỉ vậy, EQ còn khiến con có dễ thấu hiểu người khác, được lòng đồng nghiệp, cấp trên khi đi làm. Đặc biệt, nếu con có thiên hướng đi theo những nghề như chuyên viên truyền thông, nhà chính trị, diễn giả, MC truyền hình,…, thì EQ chính là “chiếc chìa khoá vàng” mở ra cho con vô vàn cơ hội mới để thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Không chỉ có ý nghĩa về sự nghiệp, EQ còn giúp con hoàn thiện nhân cách, quản lý cảm xúc và hành vi, tránh xa những thói hư tật xấu trong xã hội. Phần lớn các vụ phạm tội của trẻ vị thành niên là của những đứa trẻ bị bỏ rơi hay có cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Ngược lại, nếu được nuôi dưỡng và giáo dục một cách khoa học, rèn luyện EQ ngay từ khi ở độ tuổi thiếu niên, con sẽ được sống trong tình yêu thương của gia đình, và biết tránh xa những điều xấu hay không nên làm trong cuộc sống.