Chúng ta thường lầm tưởng hạnh phúc là một điều gì quá là to lớn và mơ hồ, không thể chạm tới được. Tuy nhiên, mỗi người có một định nghĩa riêng về hạnh phúc trong cuộc sống của họ. Ta sẽ không có một khuôn mẫu nào nhất định để khẳng định mình có hạnh phúc không hay người khác có đang hạnh phúc không. Đôi khi nó lại đơn giản hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Điều bạn cần làm để trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn là đừng tự tạo áp lực ép bản thân phải trở nên hạnh phúc. Hạnh phúc không phải một vật hữu hình để ta cầm nắm và nâng niu được. Đó là một quá trình, là một chuyến du ngoạn. Trong chuyến đi đó, có những lúc bạn sẽ cảm thấy tăm tối, bạn phải rất nỗ lực để thấy được ánh sáng trong cuộc sống. Thấu hiểu được nỗi lòng của mỗi người, đang vận lộn để đi tìm hạnh phúc cho riêng mình, Richard Nicholls đã gửi tặng chúng ta cuốn Cân Bằng Cảm Xúc Cả Lúc Bão Giông để chúng ta vững bước đi kiếm tìm hạnh phúc quanh ta.
Học cách trở nên hạnh phúc hơn
Làm thế nào để học cách trở nên hạnh phúc?
Trước tiên, chúng ta cần xem hạnh phúc thực sự là gì, và quan trọng hơn cả, những gì không được coi là hạnh phúc? Hạnh phúc có phần mang tính chủ quan: có người định nghĩa nó là sự kiêu hãnh, người khác lại xem nó là sự hài lòng. Nhưng theo định nghĩa chung, hạnh phúc đơn giản là sự kết hợp giữa tâm trạng vui vẻ trong ngày và cảm giác thỏa mãn của bạn với toàn bộ cuộc sống.
Ảnh hưởng lớn nhất tới trạng thái hạnh phúc chính là thái độ và suy nghĩ của bạn, lớn hơn rất nhiều so với kinh nghiệm sống. Kinh nghiệm sống dường như chỉ ảnh hưởng 10% tới mức độ hạnh phúc, 40% còn lại dựa vào cách chúng ta đương đầu với những kinh nghiệm sống đó. Bất kể những trải nghiệm ấy là tích cực hay tiêu cực, chúng cũng chỉ quyết định 10% tâm trạng của chúng ta.
Nếu bạn có giá trị hạnh phúc chuẩn thấp, tâm trạng bạn sẽ được đẩy lên cao sau khi thắng xổ số, nhưng nó không mãi mãi ở mức cao đó. Tất cả số tiền bạn sở hữu có thể mang lại cơ hội để bạn học cách đạt được hạnh phúc, nhưng bạn phải đón nhận cơ hội ấy. Từ bỏ công việc nghĩa là bạn có thể dành nhiều thời gian cho gia đình và theo đuổi những thứ bạn yêu thích. Từ đó, khả năng để bạn không bao giờ phải quay lại điểm chuẩn hạnh phúc ban đầu cũng tăng lên. Nhưng chỉ khi bạn biết điều gì khiến mình hạnh phúc, bởi hạnh phúc có thể chẳng phải là nhà lớn hay xe nhanh.
Nếu bạn có điểm chuẩn hạnh phúc cao, mức độ hạnh phúc của bạn sẽ tụt xuống do bị cưa chân sau vụ tai nạn xe hơi. Nhưng nếu tất cả những gì bạn làm sau đó chỉ là ngồi một chỗ, thương hại chính mình, có khả năng bạn sẽ không bao giờ quay lại điểm chuẩn hạnh phúc ban đầu nữa. Trong khi nếu bạn thừa nhận khuyết tật của bản thân và sống trọn vẹn cuộc đời bất chấp mọi thứ, bạn chỉ mất một năm điều chỉnh để có thể trở lại hạnh phúc như xưa.
Sự lạc quan
Cũng giống như việc một người bị bệnh tim di truyền cần giữ sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ và luyện tập thường xuyên, người có điểm chuẩn hạnh phúc thấp có thể phát triển thái độ và hành vi để hạnh phúc như người có điểm chuẩn hạnh phúc cao. Để trở thành một người lạc quan hơn, hãy tự hỏi bản thân câu này: Bạn kiểm soát số mệnh của mình, hay số mệnh mới là thứ kiểm soát bạn?
Những người có điểm kiểm soát ngoại giới có xu hướng tin rằng hành vi của họ không gây quá nhiều ảnh hưởng và nhìn chung, bất cứ phần thưởng nào trong đời đều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Họ ít khi tranh đấu để được thăng cấp vì tin rằng ứng viên thành công đã được lựa từ trước, họ cũng ít khi tham gia bầu cử vì cảm thấy phiếu bầu của mình sẽ không ảnh hưởng tới kết quả chung cuộc.
Những người có điểm kiểm soát nội giới tin rằng vận may hay tình cờ không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định những chuyện xảy đến trong đời họ, và họ thường là những người sống hạnh phúc hơn. Họ ít khi cảm thấy bản thân mình là nạn nhân, và thường học được nhiều điều từ những sai lầm. Họ thường là những người lạc quan hơn bởi họ có thể dễ dàng tưởng tượng ra kết quả mong muốn, hoặc những bước cần thực hiện.
Nếu bạn thấy bản thân mình thảm hại, hãy tự hỏi “Rồi sao?”. Ví dụ, nếu bạn không ngừng nghi ngờ năng lực làm việc của mình và lo sẽ bị nhắc nhở, hãy tự hỏi “Rồi sao?”. Có thể tiếp theo sẽ là những khóa học mà Nhân sự sắp xếp cho bạn. Nhưng cũng có thể nỗi lo lắng trong bạn sẽ ngày một tăng lên, lòng tự tin giảm xuống và cuối cùng là một lời cảnh cáo bằng văn bản.
Hãy tìm ra những cái “nhưng”, sau đó tranh luận với chính mình. Rất nhiều “phần” tính cách trong ta tham gia vào cuộc hội thoại nội tâm, một phần muốn làm việc này, một phần muốn làm việc khác. Nếu cần, hãy biến chúng thành một đoạn hội thoại, và hãy bắt đầu khích lệ bản thân mình. Đôi khi, để trở thành người lạc quan, bạn sẽ phải lắng nghe những điều bi quan trong chính mình. Con người bi quan chỉ đang cố bảo vệ bạn khỏi tổn thương và thất vọng, nhưng sẽ luôn có những cách nghĩ khác về cùng một tình huống. Hãy tìm chứng cứ chống lại con người bi quan trong nội tâm bạn, ban đầu bạn sẽ có cảm giác giả tạo, nhưng dần dần nó sẽ trở thành thói quen. Lặp đi lặp lại nhiều lần và bạn sẽ cảm thấy dễ suy nghĩ tích cực hơn. Nó sẽ ăn sâu vào trong tính cách, và con người thực tế lạc quan sẽ chi phối giọng nói trong đầu bạn. Nếu con người bi quan tồn tại mạnh mẽ, hãy nhớ lấy một điều: làm một người bi quan chẳng có ích gì hết, dù thế nào cũng không giúp gì được cho bạn.
Tâm lý đồng tiền
“Liệu nhiều tiền có khiến bạn hạnh phúc hơn không?”
Về mặt tri thức, ta hiểu rằng nhiều tiền không chắc sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc hơn. Thế nhưng, phần lớn vẫn mang cảm giác mình chính là ngoại lệ so với nguyên tắc trên.
Lý do chính dẫn đến điều này là do trong hầu hết các nền văn hóa, đồng tiền đã dần dần thay thế mọi thứ biểu thị cho sự an toàn từ thời nguyên thủy. Con người không phải lo lắng xem năm nay mùa màng ở những cánh đồng trũng có bội thu hay không vì chúng ta có thể nhanh chóng ghé qua siêu thị mua một hộp mì. Thay vào đó, bản năng bên trong thúc giục chúng ta hướng đến những giá trị khác để đảm bảo sự an toàn, hay mở rộng hơn, khiến chúng ta hạnh phúc.
Dường như những suy nghĩ về tiền đã đặt bạn vào một khung suy nghĩ, ở đó bạn không muốn phụ thuộc vào người khác, cũng không muốn người khác phụ thuộc vào mình. Điều này dễ dẫn tới tình trạng cách ly hoặc cảm giác cô độc - không phải một công thức hữu hiệu để trở nên hạnh phúc. Thế nhưng, có người lại nói khung suy nghĩ ấy có thể giúp họ tự lực và thúc đẩy họ nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu. Vậy nên, có lẽ chúng ta chỉ cần tìm một điểm trung gian, đủ độc lập nhưng không quá ích kỷ.
Chắc chắn tôi không nói tiền không đem lại hạnh phúc. Nó hoàn toàn có thể. Sở hữu nhiều tiền hơn đồng nghĩa với việc bạn có sức khỏe tốt hơn, có thể dành nhiều thời gian cho gia đình hơn và cảm giác tự kiểm soát cuộc đời mạnh mẽ hơn, đây chính là công thức cho hạnh phúc thực sự.
Đây là hai viễn cảnh để bạn suy ngẫm:
Tiền lương của bạn vẫn giữ nguyên và thời gian bạn đi từ nhà đến nơi làm mất 15 phút.
Bạn được đề nghị tăng 25% lương, nhưng thời gian đi từ nhà đến nơi làm mất tận một tiếng.
Liệu 90 phút di chuyển đến nơi làm mỗi ngày trong viễn cảnh số hai có đáng để đổi lấy 25% tiền lương? Hay nói theo cách khác, 90 phút rảnh rang trong viễn cảnh số một có xứng với tiền lương thấp?
Mỗi người đều có những trường hợp rất riêng, nhưng các bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng để đạt được cùng một mức độ thỏa mãn cuộc sống, một người dành một tiếng để đến được chỗ làm phải kiếm tiền nhiều hơn 40% so với người chỉ mất một đoạn ngắn là tới nơi.
Vậy nhiều tiền hơn có khiến chúng ta hạnh phúc? Thật khó chịu, câu trả lời là vừa đúng vừa sai. Chúng ta cần kiếm đủ tiền để trang trải cho những nhu cầu căn bản, nhưng tiền lương cao hơn không có nghĩa là hạnh phúc hơn.
Mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc phức tạp vô cùng. Có lẽ chúng ta nên chuyển từ tập trung xem mình kiếm được bao nhiêu sang tập trung vào việc chúng ta chi tiêu số tiền đó thế nào.
4. Hãy tập biết ơn, trân trọng những người quan trọng luôn bên cạnh bạn.
Lòng biết ơn không chỉ là một hành vi, không chỉ là một câu nói “Cảm ơn” khi ai đó giữ cửa giúp bạn. Cũng giống như một quá trình, lòng biết ơn là sự ghi nhận những điều tốt đẹp trong đời. Nhưng nó còn là một loại cảm xúc, là cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ việc trân trọng một điều tốt đẹp nào đó.
Khi cảm xúc được lan tỏa suốt một ngày, nó sẽ trở thành tâm trạng. Và khi bạn mang tâm trạng. Và khi bạn mang tâm trạng biết ơn, bạn sẽ tìm thêm lý do để cảm thấy biết ơn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khi tâm trạng ấy trở thành một điều hiển nhiên trong cuộc đời bạn, nó sẽ là một nét tính cách dẫn tới một phiên bản hạnh phúc hơn của chính bạn.
Tôi biết khi nói bí quyết dẫn đến hạnh phúc là lòng biết ơn, bạn sẽ không cảm thấy thuyết phục. Cứ như thể tất cả những gì chúng ta cần làm là mang cái dáng vẻ trầm ngâm ưu tư ra đường và khen ngợi những bông hoa hôm nay nở thật đẹp, giống như một tên lập dị những năm 1960.
Nhưng chẳng phải vẫn còn khoảng trung gian sao? Vị trí cân bằng giữa việc trở thành một tên lập dị vừa nhảy múa vừa hít hà hương hoa và một người cục cằn không bao giờ trân trọng điều gì và luôn tự xem mình là nạn nhân. Ta không nhất thiết phải chạm tới điểm cực hạn của lòng biết ơn để sống một cuộc đời hạnh phúc, rõ ràng nếu làm được vậy thì cuộc đời hẳn sẽ diệu kỳ biết bao, nhưng như thế có phần không thực tế. Khi đề ra mục tiêu, có một điều mà mọi người đều đồng ý chính là những mục tiêu không thực tế sẽ ngăn bạn khỏi việc bắt tay thực hiện.
Vậy nên, thay vì nhắm tới việc tìm ra niềm vui vô bờ bến trong mọi việc mình làm, hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ thái độ vô ơn trước, để xem nó sẽ dẫn bạn tới đâu.
5. Đặt bản thân mình lên trên hết
Chúng ta ngoan ngoãn phục tùng, chúng ta muốn được mọi người yêu mến. Nhưng mọi việc có thể đi quá xa nếu chúng ta tiếp tục bị lợi dụng. Nó sẽ hủy hoại lòng tự trọng và niềm tin vào chính mình. Người khác nghĩ bạn dễ dãi chỉ là chuyện nhỏ, nhưng chuyện lớn là dần dần, chính bạn cũng nghĩ mình dễ dãi, mình chỉ là một kẻ yếu đuối. Bạn không chỉ trở nên căm phẫn với mọi người, mà còn chán ghét chính bản thân mình! Rõ ràng không phải bạn đã như thế từ khi sinh ra - ai sinh ra cũng chỉ như một tờ giấy trắng. Vậy trong quá trình lớn lên điều gì đã khiến chúng ta bị lợi dụng?
Đối với hầu hết bệnh nhân của tôi, đó dường như là cách trốn tránh nỗi đau về mặt cảm xúc. Chúng ta so sánh nỗi đau khi phải tuân theo sai bảo với nỗi đau khi bị xem là kẻ vô dụng, và thái độ ngoan ngoãn phục tùng đã chiến thắng. Nhưng, để tuân theo một mệnh lệnh, chúng ta thường cường điệu hóa sự tiêu cực trong việc từ chối bằng cách đưa ra những giả thiết rằng đối phương sẽ nghĩ bạn không thân thiện hoặc không đáng tin cậy.
Trong hầu hết các vấn đề mà bệnh nhân của tôi trình bày, thường có một hoặc một nhóm các sự kiện tiền đề gây ra nỗi sợ hãi. Não bộ đã học được rằng nếu gặp phải tình huống tương tự, bạn phải đảm bảo an toàn cho chính mình, do đó nó sẽ kích hoạt cảm giác lo lắng. Tại sao những lo lắng khi nói lời từ chối? Thực sự họ lo lắng vì ai? Liệu có phải vì người đang đứng cạnh bàn giao thêm việc cho bạn? Hay do các mạch máu não được kết nối theo cách giống với lúc bạn đối diện với kẻ bắt nạt ở trường? Hoặc thậm chí kẻ bắt nạt tại gia? Hoặc thời điểm khởi đầu của sự nghiệp?
Có việc gì bạn làm mỗi ngày khiến bạn cảm thấy mình không đáng giá? Có lẽ bạn nên ngừng so sánh mình với người khác. Mạng xã hội chịu trách nhiệm rất lớn cho thói quen này. Chúng ta không thể đọc được suy nghĩ, cho nên ta không thực sự biết ai đó hạnh phúc thế nào với cuộc sống, và việc nhìn lướt qua Facebook rồi cho rằng những người khác đều hạnh phúc hơn, giàu có và nổi tiếng hơn bạn cũng giống như việc dựng lên một thế giới giả tưởng trong đầu bạn.
Những gì người khác cho bạn thấy về cuộc sống này của họ thường được chọn lọc rất kỹ. Bạn chỉ thấy được những gì họ muốn bạn thấy.
Ở thời đại mới, mỗi người lại có cách nhìn nhận lòng tự trọng khác nhau. Có người nói họ đánh giá chính bản thân mình dựa trên số tiền họ kiếm được, người khác nói họ dựa vào ngoại hình, cũng có người lại dựa vào độ nổi tiếng.
Những người hạnh phúc thường nói tất cả những điều trên sẽ chẳng thay đổi được lòng tự trọng, và họ đánh giá bản thân dựa trên việc có hoàn thành được những mục tiêu trong cuộc sống hay không. Dù mục tiêu đó có khi chỉ là đọc được những cuốn sách hay hoặc xem những bộ phim chất lượng.
Vậy nên nếu có người nhìn nhận lòng tự trọng khác bạn và cố gắng biến bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn thông qua việc xây dựng cuộc sống hoàn mỹ trên Facebook, đừng tin những gì họ nói!
6. Các mối quan hệ xã hội
So với kích thước cơ thể, con người có bộ não lớn nhất trong vương quốc động vật. Nhờ có quá trình tiến hóa, kích thước của não bộ chỉ tăng lên khi kích thước các bộ phận còn lại trên cơ thể cũng tăng lên, thế nhưng quy tắc này không áp dụng với loài người. Lạ kỳ ở chỗ bộ não của chúng ta lớn hơn rất nhiều so với kích thước mà nó nên có.
Sống trong cùng một xã hội, chúng ta bắt đầu biết cảm thông, nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác và cân nhắc đến mọi người khi đưa ra quyết định. Quá trình lựa chọn tự nhiên đề cao những giá trị trên, vì thế chúng đã trở thành nhân tố vượt trội trong quá trình tiến hóa của loài người. Và rất nhiều năm sau, đến tận bây giờ, chúng ta vẫn sở hữu bản năng hợp tác với nhau. Nhưng đó là những bản năng chúng ta có thể bỏ nhau nếu muốn. Ta có thể lựa chọn ngồi nhà một mình, không gặp ai và vẫn là những người hạnh phúc.
Và một biện pháp mạnh, tác giả muốn đề cập tới mỗi chúng ta: Giải độc mạng xã hội
Nếu bạn cảm thấy có phần phụ thuộc vào mạng xã hội để cảm thấy được kết nối với thế giới bên ngoài, bạn nên cân nhắc tới việc thoát ra khỏi nó. Hãy áp dụng một trong những “cấp độ” sau:
Cấp độ 1: Chỉ sử dụng mạng xã hội ngoài giờ làm việc
Cấp độ 2: Có ý thức hạn chế tần suất sử dụng Facebook ngoài giờ làm việc
Cấp độ 3: Gia tăng giới hạn bằng cách không sử dụng mạng xã hội ba buổi tối một tuần.
Cấp độ 4: Phớt lờ là một niềm hạnh phúc.
Hãy tạo lập một thói quen liên lạc với những người bạn yêu mến và quan tâm tới họ một cách thực sự. Gọi điện cho họ, để lại tin nhắn thoại nếu họ bận để họ có thể nghe được giọng nói của bạn. Bạn sẽ nhận ra họ nhớ giọng nói của bạn nhiều như cách bạn nhớ họ, và nghe giọng nói của bạn, dù chỉ là một tin nhắn thoại, sẽ khiến hai bạn cảm thấy gần nhau hơn.
Cách bạn đối diện với cuộc đời này quyết định rất lớn tới chính tương lai của bạn. Bạn có thể sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, nhưng đôi khi lại chùn bước vì sợ những vấp ngã phía trước quá đau đớn để bạn phải đối diện. Nhưng sau này bạn sẽ không phải hối hận vì những gì mình đã làm, đã thực hiện. Người ta chỉ hối hận vì họ đã không dám làm, không dám mạnh mẽ đối diện với chính cuộc sống của mình. Bạn sẽ không thể bắn trúng đích nếu cứ giữ mãi cung mà không hướng đến điểm đến để bắn viên đạn đi.
Review chi tiết bởi: Vi Vi - Bookademy
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Richard Nicholls là một chuyên gia tâm lý với nhiều bằng cấp và kinh nghiệm ấn tượng. Cụ thể, Richard Nicholls là một nhà trị liệu tâm lý được đăng ký tại UKCP - Anh, ông sở hữu chứng chỉ “Liệu pháp thôi miên” từ Viện Thôi miên lâm sàng Essex và Bằng thôi miên trị liệu tâm lý của Đại học Quốc gia về thôi miên và trị liệu tâm lý. Ngoài công việc trị liệu trực tiếp, Richard Nicholls còn được biết đến rộng rãi qua podcast "The Richard Nicholls Podcast" - chương trình đạt vị trí số 1 trên iTunes. Podcast của ông thu hút lượng lớn người nghe nhờ những chia sẻ chuyên môn, thực tế và đầy cảm hứng về tâm lý và phát triển bản thân. Nicholls cũng là tác giả cuốn sách "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông", cung cấp cho độc giả những kiến thức khoa học và bài tập thực tế để kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc hiệu quả. Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho sự phát triển cá nhân, Richard Nicholls đã bắt đầu podcast của mình vào năm 2010. Mục tiêu của ông là truyền tải thông điệp rằng con người luôn có khả năng thay đổi và phát triển bản thân tốt đẹp hơn, bất kể họ từng trải qua điều gì trong quá khứ.
Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông - tựa sách nghe có vẻ không mới mẻ, nhưng cách tiếp cận và truyền tải thông điệp của tác giả lại là điểm nhấn thu hút độc giả. Thay vì né tránh hay chối bỏ, cuốn sách hướng dẫn ta đối diện một cách chân thành với những cảm xúc của bản thân, kể cả những cảm xúc tiêu cực. Bằng cách thấu hiểu nguồn gốc và bản chất của những cảm xúc này, ta có thể áp dụng các phương pháp phù hợp để điều chỉnh và cân bằng chúng, từ đó mở ra cánh cửa dẫn đến hạnh phúc. Tác phẩm này phù hợp với mọi đối tượng độc giả trong xã hội hiện đại, nơi guồng quay công việc, học tập và lo toan cuộc sống dễ khiến ta quên đi giá trị và mục tiêu bản thân. Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông là lời nhắc nhở quý giá để ta trân trọng cảm xúc của chính mình, học cách làm chủ và hướng đến một cuộc sống an nhiên, hạnh phúc.
Hạnh phúc là một khái niệm muôn màu muôn vẻ, mỗi người sở hữu cho riêng mình một định nghĩa và cách cảm nhận khác biệt. Có người tìm thấy hạnh phúc trong sự bình yên giản đơn, trong khi người khác lại hướng đến những thành tựu to lớn và sự sung túc về vật chất. Tuy nhiên, trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, chúng ta thường mải mê chạy theo những mục tiêu bên ngoài mà quên mất việc nuôi dưỡng tâm hồn bên trong. Niềm vui nhất thời từ những bữa ăn ngon, những bộ phim giải trí hay tách cà phê thơm lừng liệu có thực sự mang đến hạnh phúc lâu dài? Nhiều người trong chúng ta chỉ chăm chút cho vẻ bề ngoài mà lơ là thế giới nội tâm. Khi đối mặt với khó khăn, họ dễ dàng mất cân bằng cảm xúc, dẫn đến những hành động và lời nói thiếu kiểm soát. Theo như tác giả đề cập, trung bình mỗi ngày, con người dành đến 16 tiếng để tiếp xúc với thông tin bên ngoài, chủ yếu là từ mạng xã hội. Tuy nhiên, lượng thông tin tiêu cực tràn lan lại có thể âm thầm bào mòn tâm lý, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực mà chúng ta không hề hay biết. Khi vui vẻ, chúng ta dễ dàng lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Ngược lại, khi bực tức, những lời nói và hành động tiêu cực có thể gây tổn thương cho người khác. Hãy nhớ rằng, chỉ cần một phút nóng giận, để cảm xúc lấn át lý trí, ta có thể đánh mất đi sự bình an và hạnh phúc vốn có. Hạnh phúc đích thực không đến từ những niềm vui nhất thời hay những thành tựu giả tạo, mà xuất phát từ sự cân bằng nội tâm và khả năng làm chủ cảm xúc. Hãy học cách nuôi dưỡng thế giới bên trong, rèn luyện bản lĩnh để vượt qua những khó khăn và bão giông trong cuộc sống. Chỉ khi làm chủ được chính mình, ta mới có thể tìm thấy hạnh phúc đích thực và lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh.
Sống vội vã theo đuổi những thú vui nhất thời khiến con người ta trở nên nghiện ngập, bất chấp mọi thứ chỉ để đổi lấy khoảnh khắc thăng hoa chóng vánh. Niềm vui sướng khi được mẹ yêu thương và khen ngợi vào sáng nay có thể tan biến chỉ sau vài phút ngắn ngủi khi bạn gặp phải người chen ngang hàng thô lỗ ở siêu thị. Cảm xúc hạnh phúc đến và đi một cách nhanh chóng, khiến bạn không kịp trở tay điều chỉnh. Khi những điều tiêu cực xảy ra, bạn dễ dàng mất kiểm soát cảm xúc, dẫn đến lời nói và hành động thiếu suy nghĩ, gây tổn hại cho bản thân và những người xung quanh.
Hiểu rõ bản chất cảm xúc tiêu cực để hướng đến hạnh phúc
Ở chương 1&2, Richard Nicholls sẽ chỉ cho bạn cách "Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc", hay nói cách khác là trả lời câu hỏi "Liệu tiền có mua được hạnh phúc?". Hạnh phúc là mục tiêu mà mỗi người đều hướng đến, nhưng để đạt được nó, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ bản chất của cảm xúc tiêu cực, những yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc và cách thức kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Tác giả chia sẻ rằng, hạnh phúc không chỉ đơn thuần là cảm giác vui vẻ nhất thời mà còn là sự hài lòng với cuộc sống hiện tại. Để đạt được hạnh phúc, điều quan trọng là phải nhận thức được bản chất của cảm xúc tiêu cực. Theo Richard Nicholls, chỉ có khoảng 50% cảm xúc hạnh phúc của con người được quyết định bởi gen, phần còn lại phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người. Tác giả cũng đề cập đến vai trò của tiền bạc trong việc mang lại hạnh phúc. Liệu tiền có thực sự mua được hạnh phúc hay không? Đâu là nguồn gốc của sự ganh đua? Những câu hỏi này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc, từ đó có cách chi tiêu hợp lý và đo lường mức độ hạnh phúc của bản thân. Tiếp theo, tác giả phân tích tác động của môi trường xung quanh đến cảm xúc của con người. Theo tác giả, thời gian trung bình mỗi ngày mà con người dành cho các hoạt động, tương tác với người khác và tiếp xúc với thông tin trên báo đài và mạng xã hội lên đến 16 tiếng. Trong khoảng thời gian này, con người sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Tác giả đưa ra ví dụ về việc con người thường có xu hướng phản ứng tiêu cực khi không hài lòng với một tình huống nào đó. Tuy nhiên, những lời nói và hành động giận dữ của họ liệu có thực sự giải quyết được vấn đề hay chỉ khiến mọi thứ thêm tồi tệ? Tác giả nhắc nhở rằng, khi con người chỉ trích người khác, họ cũng đang tự đánh giá bản thân. Do đó, thay vì để cảm xúc tiêu cực chi phối, hãy tập trung vào việc giải quyết vấn đề một cách tích cực và hiệu quả. Hiểu rõ bản chất của cảm xúc tiêu cực, kiểm soát suy nghĩ và hành động là chìa khóa để đạt được hạnh phúc. Hãy dành thời gian để suy ngẫm về những điều khiến bạn hạnh phúc và tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống.
Bí quyết gieo mầm hạnh phúc từ chính thái độ của bạn
Bạn có đang khao khát một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc? Nếu bạn đã sẵn sàng thay đổi bản thân, thoát khỏi lối mòn cũ kỹ và tiến bước về phía trước, hãy bắt đầu hành trình này với những thói quen tích cực sau đây. Trước tiên là nuôi dưỡng lòng biết ơn. Hãy tập trung vào những điều tốt đẹp xung quanh bạn, dù là những điều nhỏ bé nhất. Luyện tập thiền chánh niệm để cảm nhận trọn vẹn khoảnh khắc hiện tại và trân trọng mọi thứ bạn đang có. Tiếp đến là mở rộng lòng yêu thương, hãy yêu thương bản thân và mọi người xung quanh một cách vô điều kiện. Bắt đầu bằng cách hít thở sâu và nhận thức rõ ràng về bản thân. Hãy gỡ bỏ những "nhãn dán" tiêu cực mà bạn hoặc người khác dán lên mình, thay thế bằng những giá trị tích cực và hữu ích hơn. Cuối cùng là dám đối mặt với thất bại. Thất bại là một phần tất yếu trong cuộc sống, và nó không định nghĩa con người bạn. Hãy xem thất bại như một cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Đừng ngại đối mặt với thử thách và đừng vì thất bại mà thu mình lại. Hạnh phúc không chỉ đơn giản là cảm giác vui vẻ, mà còn là sự kết nối hài hòa giữa cơ thể, tâm trí và những mối quan hệ xung quanh. Hãy dành thời gian cho bản thân, vun đắp các mối quan hệ tốt đẹp và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Hạnh phúc không có một công thức chung cho tất cả mọi người. Hãy khám phá những điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ và mãn nguyện. Đừng so sánh bản thân với người khác, thay vào đó hãy tập trung vào hành trình của chính mình. Hãy nhớ rằng, hạnh phúc là một hành trình, không phải là đích đến. Hãy kiên trì thực hành những thói quen tích cực này và bạn sẽ dần dần nhận ra rằng hạnh phúc luôn hiện hữu trong cuộc sống của bạn, chỉ cần bạn mở lòng đón nhận. Ngoài những bí quyết trên, cuốn sách "Cân bằng cảm giác cả lúc bão giông" còn mang đến cho bạn những lời khuyên hữu ích để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và tìm thấy sức mạnh bên trong bản thân. Hãy dành thời gian để đọc cuốn sách này và khám phá thêm những bí quyết để đạt được hạnh phúc đích thực.
Hành trình chinh phục hạnh phúc cùng "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông"
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, với những cung bậc cảm xúc thăng trầm như chính những cơn bão giông bất chợt ập đến. Giữa muôn vàn khó khăn thử thách, "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" như một cẩm nang quý giá dẫn dắt bạn trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực. Cuốn sách là hành trình khám phá tâm lý con người, giúp bạn thấu hiểu những cảm xúc nóng giận, bồng bột vốn dễ dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Qua đó, bạn học cách kiềm chế, bình tĩnh và ứng xử khôn ngoan trước mọi biến cố, từ đó mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" còn giúp bạn nhận thức rõ ràng hơn về mối liên hệ mật thiết giữa vật chất và hạnh phúc. Bạn sẽ khám phá bí quyết sử dụng thông minh những nguồn lực vật chất, trân trọng sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó kiến tạo một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc. Tuy nhiên, lạc quan thái quá cũng là một cạm bẫy nguy hiểm. Cuốn sách nhắc nhở bạn luôn tỉnh táo, sáng suốt để nhận diện và vượt qua những thử thách, chông gai trên con đường đời. Hãy ghi nhớ rằng, vấp ngã là điều không thể tránh khỏi, nhưng đánh mất lòng tin và sự tôn trọng của người khác bởi những lời nói hay hành động thiếu suy nghĩ sẽ là tổn thương khó hàn gắn. "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" không chỉ là cẩm nang cho hành trình tìm kiếm hạnh phúc mà còn là kim chỉ nam cho một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn. Hãy để cuốn sách đồng hành cùng bạn trên bước đường chinh phục ước mơ và kiến tạo tương lai tươi sáng!
Cuốn sách "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" được chia thành tám chương, mỗi chương khám phá một khía cạnh độc đáo về cảm xúc và cuộc sống. Trong chương 1 - Nghĩ hạnh phúc, sống hạnh phúc, tác giả dành để thảo luận về việc thúc đẩy tư duy tích cực và vượt qua những suy nghĩ tiêu cực. Một điểm nổi bật là phần "Ngừng suy nghĩ", giúp làm sạch tâm trí và giảm căng thẳng. Mặc dù thiền định được nhấn mạnh, nhưng không phải là phương pháp duy nhất được đề cập. Chương 2 - Liệu tiền có mua được hạnh phúc đặt ra câu hỏi sâu sắc: "Tiền có mua được hạnh phúc không?" Tác giả thảo luận về quan điểm này và nhấn mạnh rằng tiền không đảm bảo sẽ mang lại hạnh phúc. Tuy nhiên, việc có tiền có thể tạo ra cảm giác an toàn và hạnh phúc tạm thời. Tâm lý của việc bị cuốn vào sự đồng thuận với tiền bạc là điều cần lưu ý, và đề xuất việc dùng tiền để trải nghiệm thực tế thay vì chỉ tập trung vào nhu cầu vật chất. Trên chương 3 - Thoải mái với việc thất bại, tác giả khuyên người đọc chấp nhận sự thất bại một cách thoải mái và không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân. Thay vào đó, họ nên hạnh phúc làm những điều đơn giản và không so sánh mình với người khác, mà hãy tập trung vào hành trình riêng của họ. Chương 4 của cuốn sách - Kết nối bản thân khám phá về việc kết nối với bản thân và với xã hội, như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một cuộc sống thịnh vượng. Việc này được xem là quan trọng không kém so với những yếu tố đã được đề cập trong các chương trước. Kết nối với mọi người và với cộng đồng giúp gia tăng trạng thái hạnh phúc, đồng thời phát triển các mối quan hệ xã hội mà chúng ta cần chú ý đến. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, với những lo toan về gia đình, học tập và công việc, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống và quên mất giá trị cốt lõi và mục tiêu sống của bản thân. Đôi khi, những vật chất nhất thời có thể mang lại niềm vui, nhưng chúng ta đã nhầm khi cho rằng đó là hạnh phúc bền vững suốt đời. Thực tế, hạnh phúc thường đơn giản và luôn tồn tại xung quanh chúng ta, không phải là những vật chất phù phiếm mà chúng ta tưởng. Con người ngày càng cô đơn khi tiến hoá. Cuộc sống không bao giờ thiếu những thách thức, và nhiệm vụ của chúng ta không phải là tránh né hoặc tự tạo áp lực khiến bản thân căng thẳng, mà là học cách tận hưởng trong hoàn cảnh khó khăn đó, từng bước vượt qua cơn bão một cách vững vàng. Mỗi khi chúng ta bị cuốn vào trạng thái tức giận, ích kỷ, ít ai có thể giữ được sự điều tĩnh. Trong những thời điểm đó, không thể nào bạn có thể kiểm soát cảm xúc và tránh khỏi những hành động hoặc lời nói đầy tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong việc xử lý cảm xúc của bản thân, có lẽ đây chính là cuốn sách dành cho bạn. Có thể khẳng định rằng, cuốn sách "Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông" phù hợp với mọi lứa tuổi. Tác giả không chỉ kể câu chuyện mà còn đưa ra các ví dụ cụ thể từ cuộc sống. Từ đó, họ trình bày các quan điểm và lời khuyên có ý nghĩa và dễ hiểu. Đọc cuốn sách, bạn sẽ tiếp cận với kiến thức khoa học về hành vi và tâm lý con người, từ đó hiểu được cách chúng ta có thể duy trì hạnh phúc xung quanh mình.
Cuộc sống của con người là một bức tranh vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt khi nói đến trải nghiệm về trí tuệ và cảm xúc. Cảm xúc không chỉ hiện diện trong những ngày nắng hay mưa, mà còn ẩn chứa sau sự tăm tối là ánh sáng. "Âm trung hữu dương", thỉnh thoảng, cảm xúc đau khổ cũng mang theo một tia hy vọng, và sau cơn bão thường là những ngày đẹp trời. Mỗi người phải trải qua những thử thách, gian nan riêng của mình. Trong đoạn thơ trên, tác giả truyền đạt một thông điệp về giá trị của việc cân bằng cảm xúc. Cảm xúc của con người là một phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên, chúng cũng là thứ khó kiểm soát. Vì vậy, việc tự kiểm soát cảm xúc là điều cần thiết. Bằng cách làm chủ cảm xúc của chúng ta, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân, biết lắng nghe và quan sát, tôn trọng cảm xúc của bản thân và của người khác. Trong quá trình phát triển tâm hồn, việc hiểu và làm chủ cảm xúc của bản thân giúp chúng ta trưởng thành, kiên nhẫn và bền bỉ. Hạnh phúc thực sự thường đến sau những khó khăn, trắc trở, đau khổ và thử thách lớn. Nắm vững cảm xúc bản thân giúp chúng ta cảm nhận được giá trị tích cực của cuộc sống và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Những người có cảm xúc và suy nghĩ tích cực thường tạo ra một môi trường tích cực, lan tỏa niềm vui và thuận lợi cho mọi người xung quanh. Nếu mỗi người biết cách kiểm soát cảm xúc và kiềm chế bản thân, thì thế giới sẽ ít đi những cuộc xung đột vô nghĩa. Bằng cách làm chủ được cảm xúc bản thân, chúng ta hướng tới những cảm xúc tích cực và năng lượng tích cực, đồng thời kiểm soát hoặc giải quyết những cảm xúc tiêu cực. Điều này giúp chúng ta thành công trong giao tiếp, công việc và cả cuộc sống tinh thần, tình cảm. Người làm chủ được cảm xúc bản thân cũng là người hiểu bản thân và hiểu người khác. Khả năng quản lý cảm xúc tốt cũng là một trong những lợi thế của những người làm việc lớn và quản lý nhân sự tốt. Chúng ta cũng cần tôn trọng cảm xúc của người khác, tránh những lời nói và hành động chỉ trích, phán xét và tiêu cực. Sống chậm lại, quan sát để yêu thương nhiều hơn, và đối mặt với những thử thách của tuổi trẻ bằng cách cân bằng cảm xúc và nuôi dưỡng hoài bão. Hãy chân thành trong việc động viên, khen ngợi khi cần thiết và chia sẻ cảm xúc tiêu cực. Cuối cùng, đừng để những cảm xúc tiêu cực chiếm lĩnh và làm chủ tâm hồn cũng như cuộc sống của chúng ta.