1 năm trước Những kẻ khốn khổ, những số phận không thể bần hơn, số phận của những người dưới đáy xã hội cứ được phơi bày dưới ngòi bút không thể chân thật hơn được nữa. Mỗi câu chuyện, mỗi số phận, mỗi cảnh đời éo le được vẽ nên, cái bức tranh nghèo khổ của tầng nông nông dân lao động thời bấy giờ thật khó coi, cái nghèo, cái khổ bám vào họ, tưởng như phải cam chịu , Nhưng ẩn chứa trong những dòng văn của tác giả, ngoài sự cảm thông sâu sắc với những số phận nghèo khổ còn có cả một niềm tin hi vọng cỏn con trong ấy. Biết đâu một lúc nào đó, sẽ có cái gì đó thay đổi, sẽ có một chút tương lai tươi sáng hơn ở phía trước, chứ không phải lo lắng từng bữa no, bữa đói... nữa.Đọc mà đau xót... Like Share Trả lời
1 năm trước 2 Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Các tác phẩm của ông đều xoay quanh về cuộc sống bần cùng của người nông dân thời kì bị thực dân đô hộ. Tiêu biểu như Lão Hạc,... Hay "Trẻ con không ăn thịt chó" - một tác phẩm đem tới những giá trị cốt lõi, bóc lột trần trụi cái hiện thực tàn khốc. Chuyện kể về một gia đình nghèo, người chồng thì ăn hại, không có chí tiến thủ, suốt ngày chỉ có nghĩ đến rượu và thịt chó. Cô vợ không có tên gọi là thị, một người phụ nữa tần tảo thương các con, hình ảnh khi thị xuất hiện trên tay cầm ít đồ ăn, mặc dù nghèo nhưng vẫn muốn cho các con được ăn ngon, đó là tâm lí của biết bao người làm mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng khi thị về đến nhà chỉ nhận thấy được một khung cảnh hỗn độn, chồng thị người chồng tốt lành vì cái thèm đã rủ đám con rình giết đi con chó duy nhất trong nhà mở một bữa ăn thật to. thị thấy vậy giận lắm, tức lắm, nhà có một con chó chưa kịp bán đã mất hết không còn gì, nhưng chả thể giận dỗi, làm mình làm mẩy với chồng, bởi chồng thị tính tình nóng nảy, chưa dỗ được hai ba câu đã lên giọng đánh mắng, chỉ làm khổ cái thân đơn bạc của người phụ nữ mà thôi. Chán nản, thị chiều theo chồng mình đong năm hào cơm, mua chịu rượu, mua thêm cả nước mắm, tiền với tiền kiếm chả được bao nhiêu đã thất thoát cả đi. Sau đó, bữa ăn thịt chó ngon lành được bê lên tiếp đãi ba vị khách, một bữa ăn hết sức long trọng nhưng lại không có phần cho đám con nhỏ. Bốn đứa con vì nghe bố hứa sẽ cho ăn thịt cùng mà hí hứng đánh bắt để rồi lại không có nổi một miếng ăn. Chỉ có thể ngồi bên ngoài bắt chấy cho mẹ để quên đi cơn đói, khi bữa ăn kết thúc cái Gái đi dọn mâm nó bê mâm ngang cổ như bố nó, mấy đứa khác thấy thế hào hứng lắm nghĩ rằng sẽ xót lại thịt cho tụi nó ăn. Nhưng cái kết nhận lại chỉ là những cái bát trống không, đồ ăn đều đã bị bốn tên đàn ông ăn xơi hết sạch. Đói, cơn đói ập lên lũ trẻ tủi thân thì nhau khóc, thị bất lực chỉ có thể xụ mặt xuống mà chả thể làm được gì nữa. Like Share Trả lời
1 năm trước 1 Truyện ngắn "Trẻ con không ăn thịt chó" là một trong những tác phẩm hiện thực xuất sắc của nhà văn Nam Cao, mô phỏng lại khung cảnh vùng quê Việt Nam thời bấy giờ, khi mà cuộc sống của gia đình thị không khác nhà chi Dậu là bao. Thị và chồng có bốn người con, con Gái, và cu Nhớn, cu Nhỡ, cu Con, chúng còn nhỏ, còn trong độ tuổi ăn học chưa thể kiếm được việc, thêm gia cảnh nghèo, nhiều miệng ăn vô hình trở thành gánh nặng của những bậc phụ huynh. Điều này sẽ trở thành bàn đạp cho những tình tiết câu chuyện cha mẹ giúp đỡ nhau, làm việc kiếm tiền nuôi dạy các con thành tài, đem tới một câu truyện có giá trị nhân văn. Tuy nhiên, trong tác phẩm hiện thực của Nam Cao sẽ không như vậy, ông hướng người đọc vào câu chuyện về một người cha tệ bạc, lười biếng không chịu đi làm kiếm tiền, suốt ngày chỉ có rượu và thịt chó. Sự ham muốn đỉnh điểm dâng cao khi ông ta không thể mua được thịt vì còn đang khất nợ bà chủ - một người phụ nữ đanh đá, không sợ bất kì ai, không trả tiền nợ thì không bán. Chồng thị đang nghĩ cách làm sao được ăn một bữa thịt chó no nê thì thấy chú chó đang nằm ở gốc cây chuối, ông ta cho rằng nhà giàu nuôi chó để giữ của, còn nhà nghèo chẳng có của có vật để mà giữ, trẻ con thì cũng lớn không cần phải trông thì cần nó làm gì. Vì thế với những lí lẽ vô lí tường chừng có lí ấy mà ông ta liền rủ mấy đứa con mình đi bắt chó, một con chó gầy guộc như vậy thì làm sao mà vùng vẫy khỏi sức của lũ nhỏ vì đói mà cộng lại. Đến khi thị về thấy trong nhà bầy bừa thì thắc mắc lắm vì chẳng phải ngày lễ gì, cho đến khi biết thứ duy nhất có thể kiếm được ra tiền cuối cùng cũng bị người chồng ăn hại của thị đem thịt mời khách. Thị tức giận nhưng cũng bất lực lắm, số phận của người phụ nữ thời kì ấy gian khổ làm sao, thị chấp nhận dùng hết gạo, tiền đáp ứng những nhu cầu hoang phí của lão chồng. Mâm thịt bưng lên, bọn trẻ hào hứng vì tưởng sẽ được hưởng thành quả của mình nhưng người cha ruột của tụi nó vì mặt mũi, vì lòng ích kỉ tham lam liền đuổi không cho chúng ăn, nhâm nhi uống rượu trò chuyện với khách khứa. Bọn trẻ gầy tong teo, chúng đói, thị thương con, cho tụi nó bắt chấy quên đi cơn đói, đến khi đứa út chơi chán rồi mới nhớ ra nó đói, đúc lúc ấy, chồng thị đã ăn xong đứa con gái lên dọn mâm xuống. Nhưng trong mâm không có gì cả, bát đĩa trống không, cha tụi nó ăn hết không chừa cho vợ cho con tí nào, mấy đứa trẻ tủi thân thi nhau khóc ầm cả lên. Thị mệt lòng, kiệt sức, bất lực về cuộc đời nghèo khổ mà chả kiếm vào được đồng nào, còn lấy phải người chồng ăn hại. Câu chuyện lấy hình tượng người chồng phản chiếu cho lòng người xấu xa, chỉ biết nghĩ cho bản thân để phản ánh, phân trần con người ấy ra ánh sáng. Và cho ta thấy được cuộc sống đói nghèo vất vả của những kiếp người đơn bạc. Like Share Trả lời
1 năm trước Vymini - review Cái nghèo đã che mất đi bản tính tốt đẹp trong con người. Tập truyện ngắn của Nam Cao có khi mình bật cười, có khi cơ sở. Châm biếm và chua cay. Nói đến cái nghèo thôi nhưng sao mà đa dạng quá. Nghèo đói là một chút, nhưng làm sao để mình vẫn luôn lương thiện là chuyện khác, hai khái niệm tưởng tưởng nhẹ nhàng như không liên quan nhưng hóa ra lại có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Ngâm ôi những mảnh đời khốn cùng nhất, có trí thức nhưng thế không cho họ bất kỳ cơ hội nào để vươn lên. Cay quá đắng. Like Share Trả lời
1 năm trước Phương Thảo - review Người ta bảo văn Nam Cao lạnh lắm. Nhưng cá nhân mình thấy phải vậy, anh không phải người đứng sau tấm màn thiết kế mà viết lên bao câu chuyện "đau phúc tâm can" như "Một bữa trưa không, Đời Thừa,Hàn Sáng..." anh là đối mặt trực tiếp, như đang đứng trước ô cửa sổ trong nhà mà nhìn ra bao hiện thực, bao đắng cay ở làng Vũ Đại. Có một câu tôi rất thích: “Nơi nào không có pháp luật nơi có quỷ dữ.” Và làng Vũ Đại là nơi đầy rẫy quỷ dữ, những con quỷ hút máu, ăn mòn sức lao động của người nông dân. Còn Nam Cao? Ông ở đây, đứng ở đó để viết lên 2 chữ "hiện thực". Ông luôn quan niệm "văn chương không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa lừa. Nghệ thuật chỉ có thể là cơn đau kia, thoát ra từ những đuổi se than, vang dội lên mạnh mẽ. phải là người nói lên những điều không ai đó nói. Vì vũ khí của họ là cây bút, thứ họ phải bảo vệ là công lý, là kẻ yếu, là những sự dù cho đau thương, nhục nhã nhất... phải là người nói lên những điều không ai đó nói. Vì vũ khí của họ là cây bút, thứ họ phải bảo vệ là công lý, là kẻ yếu, là những sự dù cho đau thương, nhục nhã nhất...Đọc văn Nam Cao mình buồn lắm, buồn cho một kiếp người. Nhưng rồi cũng biết ngay đầu nhìn trời xanh viết dài. Sự sắc bén trong văn chương của ông, cái nhìn đầy nhân đạo ấy... chắc khó có ai bì đáp ứng. Nếu không có Nam Cao phải chăng văn học Việt Nam đã có một khoảng trống lớn?2019.. Like Share Trả lời
1 năm trước có thể cảm nhận được - review " Tôi cho rằng: những khi được đọc một đoạn văn như đoạn này, mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì d Mẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng. Nói lắm! Sao thiên hạ lại có người tài thế ? Mình tính: người ta tả cái cảnh một người nhớ quê hương chỉ mất có ba câu, đúng ba câu! .... Mình có hiểu không? ... Ba câu giản dị một cách không ngờ - mà hay đến được như thế này…” ( Đời thừa, Nam Cao). Mình đọc văn của ông cũng thích như vậy.Ông viết hay quá. Văn đượm buồn, miêu tả quá hồn, diễn thành chiến gọn. Nói chung là mình sa mạc lời, khả năng đạt được của mình có hạn để khen chê như một nhà phê bình học. Mình chỉ có thể nói " hay vl", " má, chất vcl" . #Sau đây chắc chắn phải đọc một số cuốn phương pháp phê bình để hiểu cho hấp thu! Ôi chao, hay sao mà hay!P/S: Đọc văn phê bình hiện thực thời kỳ tiền chiến, khiến mỗi lần ăn cơm mình thấy sướng hơn; nghĩ: thực ra con người ăn cơm trắng cho không, sống khỏe là được. Biết muốn biết đủ là sống hạnh phúc roài. Like Share Trả lời
1 năm trước Nam Cao có vẻ rất “thích” cho nhân vật của mình khi chết. Cụ là 1 người Việt Nam với suy nghĩ của 1 người Việt Nam điển hinh : tin vào luân hồi, tin vào việc làm ta sẽ được đầu thai sống tiếp kiếp sau.Cái chết trong văn chương cụ thường tượng trưng cho sự giải thoát khỏi những nỗi khổ thống tắc cùng cực để đưa nhân vật với kiếp sau (mà cụ tin rằng) no ấm đủ đầy hạnh phúc và hạnh phúc hơn. Đó là cái chết hồi tinh thần thoại nhân đạo.Giữa 1 rừng những cái chết lặp lại giá trị tương tự thế có 1 cái chết sẵn sàng ra - cái chết của thằng bé con trong "Mò rượu bánh". Nó chết đơn giản chỉ vì...nó chết. Nó chết chỉ để làm nền tảng cho cái thở hắt ra sự thoải mái của ông bố đầu bếp. Tình cha bị lấn át, bị dồn nén bởi nỗi sợ hãi. Hiện nay tha hóa chưa được bảo vệ, hiện rõ ràng rõ ràng đến thế. Một cái chết nếu được chiếu theo lăng kính bình thường thì có điều gì sai ở đây.Chẹp, nói chung tràn ngập cuốn sách là cái đói, cái khổ, cái nghèo. Người ta bảo nghệ thuật là ánh trăng lừa dối nhưng thiết kế nghệ thuật không cần thiết là ánh trăng lừa lừa cũng không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là cơn đau, thoát ra từ những phiền muộn hơn, vang lên, xô lên mạnh mẽ.Mỗi truyện ngắn giống như mỗi "lát cắt" của đời sống những năm 45 mà Nam Cao đã tỉ mỉ tỉ mỉ bằng con dao sắc lẹm sau đó soi chiếu, phác họa lại chúng thông qua những con chữ với giọng kể đôi khi rất bình thường thảnh thơi nhưng yên tĩnh.Trong lúc đọc, thường trực là cái cảm giác giật mình như vừa phải chén rượu mạnh tiếp đó là nghĩ phong phú, tới mất cả lý trí và gần thành phố 1 thằng gió hơi... Like Share Trả lời
1 năm trước Họa lại hiện thực những năm tháng đói khát Mở đầu tác phẩm là hình ảnh của một nhân vật không tên, hắn đang thưởng thức điếu thuốc lào, đột nhiên hắn nhìn thấy con chó thui vàng ươm trên trống hàng nhà bà Tam, nên hình ảnh được ngồi ăn thịt chó cùng chai rượu xâm chiếm tất cả suy nghĩ của hắn. Hắn chẳng có tiền để ăn được một bữa cho đàng hoàng nên hắn tức mình chửi trời, chửi đất rồi cuối cùng quyết định đứng lên và đi ăn chịu. Hắn đi đến cuối con đường hai ngã lại chẳng biết nên rẽ hướng nào bởi một hướng có con mẹ Vụ đã bị hắn lừa, chắc mụ sẽ chẳng cho ăn không, còn quán ở đường bên kia hắn đã ăn nợ đến ba lần rồi. Hắn đi về nhà với cái miệng vẫn còn thèm thuồng thì bỗng thấy con chó nhà mình đang nằm ngủ thiu thiu ở bờ rào, hắn bắt đầu tự viện cho mình mọi lí do nghe có vẻ hợp lý để mổ nó. “Chao ôi! Giá hắn không bận nghĩ đến rượu và thịt chó! Giá hắn không khổ sở vì một cái dạ dày ưa đòi hỏi thì hắn đã sung sướng lắm. Nhưng hắn lại thèm rượu và thịt chó mà không được uống rượu, ăn thịt chó. Bởi vậy hắn cho là đời thật đáng buồn. Kiếp người nản lắm. Trời thì cay nghiệt như một bà già thiếu ăn ngay từ lúc còn thơ.”Vậy là gã mang con chó ra mổ trong sự háo hức của những đứa con vì chúng tưởng sẽ được một bữa ăn ngon, mặt khác người vợ khi đi chợ về nhìn thấy cảnh tượng ấy thì vô cùng bàng hoàng.Cái nghèo, cái đói từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân ta bởi vậy nó đi vào trong trang văn của Nam Cao thật tự nhiên, chỉ qua những chi tiết nhỏ nhặt như việc trong nhà của hắn chẳng có bát đũa gì nhiều, hai cái chậu là cả gia tài rồi.Người vợ đau khổ nhìn người chồng giết con chó chỉ để thỏa cái thói tham ăn của hắn, thị than thân phận mình sao khốn nạn mới lấy phải người như thế, chẳng những không biết lo toan cho gia đình mà còn đem nợ về chồng chất.“Khốn nạn! Khốn nạn cho thị lắm! Cái số thị chẳng ra gì nên vớ phải một thằng chồng không biết lo, biết nghĩ, chỉ thích ăn, thích uống. Con chó to bằng ấy, lúc này bán đâu không nổi ba đồng bạc? Cả nhà ăn gạo hàng nửa tháng. Ấy thế mà cái môi nó vừa máy lên một cái, nó đã phải đè ra mà giết ngay. Ăn hoang, phá hại.”Thị nghèo lắm, trong nhà đến gạo ăn cũng chẳng có vậy mà để phục vụ cho bữa thịt chó xa xỉ của người chồng, hắn bắt thị phải đi mua chịu gạo, nước mắm và cả rượu. Thị đau đến quặn lòng, thị nghĩ đến những đứa con phải chịu đói khát mà rơi nước mắt. Nam Cao là cây bút hiện thực, ông thường xuyên viết về cái đói, cốt truyện cũng như những vấn đề đều xoay quanh miếng ăn thế nhưng lại khái quát được cả một thời kì khốn khó của dân tộc. Like Share Trả lời
1 năm trước Nhân phẩm của con người trước bi kịch của cái đói Trong dòng văn học hiện thực, bên cạnh Nam Cao cũng có một số nhà văn viết về cái đói mà trong đó có Ngô Tất Tố. Nếu như Ngô Tất Tố viết những trang văn về bi kịch của miếng ăn để thay người dân cất lên tiếng kêu cứu đói thì Nam Cao cũng chắp bút về đề tài ấy nhưng là để đòi lại nhân cách con người. Mặc dù người vợ luôn phải đối mặt với những bi kịch dồn dập của việc thiếu miếng ăn nhưng thị vẫn quan tâm đến các con, dành chút tiền nhỏ để mua quà cho con khi đi chợ về. Chỉ cần nghĩ đến cảnh chúng vui mừng khi thấy mấy cây mía lách mẹ mang về là thị lại tủm tỉm cười suốt dọc đường. Trong cảnh túng thiếu, những đứa con là niềm vui cũng như động lực sống của thị, mỗi lần thấy chúng nó tiu nghỉu thất vọng vì mẹ về tay không thì thị lại rớt nước mắt. Ở cảnh cuối cùng của tác phẩm, khi những đứa con khóc lóc nhìn mâm cơm rỗng tuếch, mặt người vợ mếu xệch đi không phải bởi thị đói mà do thi xót cho con và thấy tủi cho thân phận mình. Miếng ăn là thử thách ghê gớm với tính cách con người và người cha trong tác phẩm là nhân vật điển hình không thể vượt qua được chướng ngại vật ấy. Hắn lừa hàng xóm để bán mấy cây chuối, ăn chịu thịt chó nhà mụ Tam đến ba lần và hắn còn mổ nốt con chó trong nhà để thỏa cái miệng thèm ăn. Hắn ngồi ăn nhậu cùng bạn bè mặc cho người vợ gầy và những đứa con còm cõi nheo nhóc dưới bếp, không hề mảy may thương xót hay động lòng. “Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.” Nam Cao so sánh tình cảnh của gia đình này như những thân phận con sâu, cái kiến bị áp bức bởi một ông bạo chúa, để lột tả hết cái cùng cực của thân phận phụ nữ trong xã hội còn trọng nam khinh nữ. Tác phẩm khép lại với những giọt nước mắt vì thất vọng và đói khát của những đứa con cùng với sự đắng cay, chua chát của người vợ. Ngòi bút của Nam Cao thực sự rất tài tình khi qua tác phẩm Trẻ con không được ăn thịt chó đã khái quát được không chỉ những bi kịch của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mà còn nói lên được số phận khốn khổ của con người, đặc biệt là phụ nữ. Like Share Trả lời
Mỗi câu chuyện, mỗi số phận, mỗi cảnh đời éo le được vẽ nên, cái bức tranh nghèo khổ của tầng nông nông dân lao động thời bấy giờ thật khó coi, cái nghèo, cái khổ bám vào họ, tưởng như phải cam chịu , Nhưng ẩn chứa trong những dòng văn của tác giả, ngoài sự cảm thông sâu sắc với những số phận nghèo khổ còn có cả một niềm tin hi vọng cỏn con trong ấy. Biết đâu một lúc nào đó, sẽ có cái gì đó thay đổi, sẽ có một chút tương lai tươi sáng hơn ở phía trước, chứ không phải lo lắng từng bữa no, bữa đói... nữa.
Đọc mà đau xót...