Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ tựa như một viên ngọc quý giữa rất nhiều sách vở viết về hướng nghiệp. Mong rằng sau này, các em học sinh đang đau đầu bởi hai từ “ Hướng Nghiệp “ có thể tự tin rằng bản thân các em hiện tại rất ổn, chỉ cần nghiêm túc bắt đầu từ bây giờ là được. Tôi cũng hy vọng rằng những bậc cha mẹ và giáo viên đang băn khoăn không biết làm sao để tiếp cận, bây giờ có thể chân thành nắm chật bàn tay các bạn và nói với các bạn rằng : “ Không có ước mơ cũng chẳng sao, bây giờ các bạn đã quá tuyệt vời rồi.”

Park Seung Oh là ai?

Năm 24 tuổi, anh theo học tại KAIST, anh bỗng nhiên bị mất thị lực. Đó là hậu quả của việc học bài thâu đêm và lạm dụng vào thuốc nhỏ mắt. Thứ đã vực anh dậy khỏi những ngày tháng mờ mịt ấy là một cuốn sách anh tình cờ tìm được. Anh tìm gặp tác giả Goo Bon Seung cùng ông đọc sách, viết lách và khám phá bản thân. Hai năm ấy anh đã góp phần thay đổi cuộc đời anh. Đi theo tiếng gọi trong trái tim rằng” Hãy nhận thức và chia sẻ nhận thức ấy cho mọi người”, trò người thầy. Anh từng làm việc tại Hãng điện tử LG, Midasit, Viện nghiên cứu Carnegie và là đồng tác giả của các cuốn sách “ Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ”, “ Tôi có thể làm tốt điều gì?”, “ Dùng cách riêng để mở cửa thế gian”.

Kim Young Kwang là ai ?

Anh bắt đầu sự nghiệp với vị trí nhân viên trong một doanh nghiệp lớn như ước mơ thuở nhỏ, song anh nhận ra rằng không phải cứ làm công việc mình muốn là ước mơ đã trở thành hiện thực. Từ đó, anh trăn trở và tự đặt ra cho bản thân mục đích của cuộc sống là “ Vận dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với thời đại để giúp đỡ con người phát triển”. Anh thành lập tổ chức quyên góp tài năng Kichi, nghỉ việc ở công ty và tham gia hoạt động xã hội. Trong vai trò giảng viên và nhà văn, anh đã và đang hoạt động tích cực để hỗ trợ thanh thiếu niên tìm ra ước mơ của cuộc đời họ.



“Gửi đến các em, người không có ước mơ, mọi việc vẫn ổn” - Park Seung Oh

Lớp trẻ của chúng ta đang đánh mất linh hồn bởi tỷ lệ “chọi” đầu vào các trường và áp lực điểm số quá khắc nghiệt. Thậm chí, ngay cả những đứa trẻ ấp ủ ước mơ riêng cũng không dễ gì đạt được. Vậy lý do gì mà tác giả khẳng định rất chắc chắn “Vẫn ổn thôi, kể cả khi không có ước mơ?” Tác giả đưa ra từng luận điểm để cho thấy cái gọi là “ ước mơ” mà người lớn trong xã hội chúng ta đang ngày ngày bắt ép bọn trẻ phải nghe theo không hề đúng. 

Trước tiên, ta phải nói rằng “ nghề nghiệp “ không đồng nghĩa với “ước mơ”. “Ước mơ” thực sự hoàn toàn khác. Và điều này, cuốn sách đã chia ước mơ thành hai phần rạch ròi để giải thích: danh từ “ ước mơ “ ( nghề nghiệp muốn có ) và động từ “ mơ ước” ( điều thực sự muốn làm thông qua nghề nghiệp đó.) Với tôi, cách chia này rất hợp lý. Ta có thể hiểu được câu mà ngày nay nhiều người vẫn thường hay nói :” Mơ ước vượt ra ngoài ước mơ” với cùng logic ấy.

Tác giả Kim Young Kwang của cuốn sách này là người thực sự có tài và có tâm. Anh đang lập kế hoạch và thực hiện “Chương trình hướng nghiệp” để giúp thanh thiếu niên, đặc biệt là lớp học sinh phổ thông tìm ra con đường trưởng thành hạnh phúc, tận dụng ước mơ và năng khiếu của họ. Tác giả Park Seung Oh đã và đang điều hành một chương trình hướng nghiệp mang tên La Bàn trong suốt nhiều năm nay để giúp các bạn trẻ định hướng con đường tương lai, đồng thời đưa ra lời khuyên cho rất nhiều lớp thanh niên còn đang mơ hồ đưa ra lời khuyên cho rất nhiều lớp thanh niên còn đang mơ hồ về cuộc sống. Tôi hy vọng những nỗ lực của hai tác giả dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên đúc kết trong cuốn sách này sẽ mang lại thật nhiều trái ngọt.

“Thay vì an ủi suông, cuốn sách đưa ra mục đích của cuộc sống và học tập” - Kim Young Kwang

Phải làm thế nào? Tôi dám quả quyết rằng, cuốn sách này sẽ mang lại câu trả lời. Bởi cuốn sách sẽ cho bạn biết bạn đang mong muốn điều gì, có thể làm tốt điều gì, cách vượt qua những khác biệt giữa mong muốn của bản thân và của xã hội, đồng thời tiếp thêm sức mạnh để bạn đi con đường mình đã chọn.

Khi đề cập đến ước mơ và định hướng, phần lớn mọi người điều nói về nghề nghiệp trong tương lai. Thật đáng tiếc khi những công việc tương lai mà người ta vẫn ca ngợi là tốt đẹp ấy phần lớn chi do họ bắt chước nhau tung hô như một con vẹt. Nhiều người chỉ coi ước mơ là thành tích tốt, chức tước khiến người đời nể phục, thậm chí chẳng buồn suy nghĩ xem tại sao mình phải làm như thế. Phải chăng chúng ta đang hiểu lầm rằng thúc ép các em nhanh chóng tìm ra nghề nghiệp tương lai chính là giáo dục định hướng các em?

Mỗi khi đối diện với những hạt giống tài năng nhưng lại mất hết nhuệ khí bởi áp lực của xã hội, lại muốn dõng dạc nói với các em:” Em hãy nhìn vào năng lực của mình đi”. Đó là không phải là điều các em giỏi hơn người khác mà là điều các em có thể làm tốt nhất trong khả năng và dồn hết nhiệt huyết của mình vào đó. Cuốn sách này chính là điều được nói đến. 

Mặc dù bây giờ sương mù dày đặc đang bao vây tứ phía, nhưng các cháu có một vũ khí vô cùng mạnh mẽ. Đó chính là tuổi trẻ. Tuổi trẻ giống như ánh mặt trời. Chỉ cần tồn tại thôi cũng đủ sáng bừng cả thế gian. Hãy tin tưởng vào tuổi trẻ này và đi tìm “ cái tôi “ thực sự của mình. Khi còn đang trong thời “thanh thiếu niên” rực rỡ, hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng và tìm ra con đường của riêng mình. Đây là giai đoạn mà nếu bỏ lỡ sẽ khó lòng tìm lại. Đây là giai đoạn để các cháu khám phá bản thân. Trước khi xác định ước mơ, hãy tự hỏi mình là ai, cuộc đời mình sẽ đi về đâu và tìm câu trả lời. Bởi nếu không thể tìm ra bản thân mình là ai, ta cũng không thể tìm ra ước mơ. 


Thành Công là gì?    

                                                           ...

Bật cười sảng khoái

Được người thông thái tôn trọng 

Được con trẻ yêu thương

Được nhà phê bình trung thực công nhận 

Vượt qua sự phản bội của những kẻ giả dối

Biết xúc động trước cái đẹp 

Nhận ra khả năng của người khác

Vì có ta trên đời này 

Ít nhất một người cảm thấy hạnh phúc 

Tất cả những điều đó chính là thành công.

Khi chúng ta nghĩ về “người thành công”, trong mỗi chúng ta sẽ hiện lên hình ảnh gì? Một doanh nhân kiếm tiền đến mức tiêu cả đời không hết? Một nghệ sĩ với cuộc sống rực rõ trước hàng trăm hàng ngàn người hâm mộ và ống kính vây quanh? Một chính trị gia chỉ nói một câu cũng đủ khuynh đảo một đất nước? Một vận động viên đạt huy chương vàng Olympic? Có lẽ đa phần sẽ nghĩ đến hình ảnh phô trương lộng lẫy của những người đạt được nhiều thành tựu.

Câu chuyện về những người đó chủ yếu được mọi người biết đến rộng rãi nhờ sách báo hoặc truyền thông đại chúng, qua những câu chuyện đại loại như “huyền thoại thành công” tô vẽ thành tựu vĩ đại của họ. Phải chăng vì được nghe quá nhiều câu chuyện diễm lệ về người khác nên chúng ta ngộ nhận rằng thành công chính là những thứ to lớn, rực rõ như thế? Liệu thành công có đúng là kiếm được thật nhiều tiền, nổi tiếng đến mức là không ai không biết, có sức ảnh hưởng đến thật nhiều người không?

Có lần, tôi có tra từ điển xem ý nghĩa từ “thành công” và hết sức ngạc nhiên. “Đạt được mục tiêu mình đặt ra”. Đọc xong lời định nghĩa giản dị này, cậu mới nhận ra có lẽ bấy lâu nay mình đã hiểu lầm về thành công. Tôi đã nhận ra khi ta thích một điều gì đó và đạt được nó, bất kể đó là điều gì, người đời nhận xét ra sao, ấy chính là thành công. Điều quan trọng nhất để đạt được thành công chính là biết được “mục tiêu” của mình là gì. Chúng ta hãy cùng nhau làm điều đó nhé!

Từ bây giờ, hãy tìm kiếm “điều mình thích” - điều mà ta đã quên đi hoặc chưa từng biết đến. Giả sử điều ta thích là điều mà đại đa số mọi người đều thích, hãy dành thời gian kiểm tra lại xem có phải ta đang nhầm lẫn và bị cuốn theo sở thích của mọi người không rồi đi tìm điều ta thực sự thích thú. Bởi thành công thực sự chính là được “sống đúng với bản thân”. Vậy trước tiên ta cần tìm hiểu “sống đúng với bản thân” là gì, phải không? Nhắc lại rằng đó chính là tìm hiểu kĩ năng lưỡng xem mình thích gì và mình có thể làm giỏi điều gì.

Điều thực sự quan trọng chính là công nhận bản thân và đi tìm những gì bản thân thực sự yêu thích. Mong rằng từ bây giờ các bạn sẽ tự vẽ nên bức tranh về thành công đúng với bản thân nhất. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu hành trình tìm kiếm bản thân. 

Nhiều người có thể vấp phải vấn đề kinh tế trong quá trình tìm kiếm năng lực của mình. Cuộc sống khó khăn có thể khiến ta không đủ sống. Để có thể tự lập về kinh tế, có thể ta sẽ không có thời gian dành cho ước mơ của mình. Nhưng điều quan trọng là một khi đã tìm ra năng lực của mình. Nhưng điều quan trọng là một khi đã tìm ra năng lực của mình thì mối lo về kinh tế không còn qua lớn nữa. Về mặt tâm lý, ta sẽ hạnh phúc hơn và không còn quá trông đợi vào việc phải kiếm nhiều tiền nữa. Hơn thế, khi tìm đúng công việc phù hợp với mong muốn của mình, ta cũng có thể làm việc thoải mái hơn, điều đó nâng cao khả năng kiếm đủ thu nhập để phục vụ cho cuộc sống.

Mỗi bông hoa lại nở vào một thời kỳ khác nhau. Có loài hoa nở vào mùa xuân như đỗ quyên, có loài hoa nở vào mùa hè như phượng tiên, lại có loài hoa nở vào mùa thu như cúc. Thậm chí, hoa sơn trà chỉ nở vào mùa đông. Loài nào cũng có một giai đoạn rực rỡ riêng của nó. Có người sớm tìm ra giấc mơ của đời mình, cũng có người ngoài sáu mươi mới nhận ra mình cần gì. Một điều ta phải nhớ là không phải cứ sớm tìm ra ước mơ của mình thì có thể đạt được mục tiêu nhanh hơn người khác. Và cũng không phải tìm ra ước mơ muộn màng tức là việc đạt được nó cũng muộn màng theo. Điều quan trọng không phải là thời điểm ta quyết định ước mơ của mình mà quan trọng là ta có thể thực sự yêu thích ước mơ ấy, nó có thực sự phù hợp với khả năng của ta không. 

Bởi vậy bây giờ đừng quá vội vàng hoạch định giấc mơ, hãy tự hỏi xem mình thích cái gì, mình có thể làm tốt điều gì. Lấy năng lực của mình làm gốc, hãy suy nghĩ thật kĩ về mục tiêu mình muốn đạt được, cuộc đời mình muốn sống. Thay vì tìm ra nghề nghiệp trong mơ, các bạn hãy đặt những câu hỏi về “phương hướng” của đời mình. Bởi nghề nghiệp không phải là mục tiêu ta cần hướng đến, nó chỉ là một trong số những phương pháp cần thiết để ta có thể sống một cuộc đời như ý.


Thay vì, cố gắng đến cạn kiệt sức lực để trở thành số một (number one), chúng ta hãy nỗ lực để sống đúng với bản thân, biến mình trở thành cá thể duy nhất (only one) nhé!




Có một vận động viên bơi lội người Mỹ tên là Florence Chadwick. Năm ba mươi tư tuổi, cô là người đầu tiên bơi suốt mười sáu giờ đồng hồ vượt đại dương nối giữa Anh và Pháp.

Năm ba mươi bảy tuổi, cô lại dấn thân vào một thử thách mới, bơi vượt quãng đường biển dài ba mươi tư ki-lô-mét nối từ hòn đảo Catalina ở California đến đất liền. Dù lúc đó là tháng Bảy nhưng nước biển rất lạnh. Mười lăm giờ sau khi vượt xuất phát, cơ thể cô gần như đóng băng dưới làn nước lạnh. Chưa kể đến lớp mây dày đặc khiến cô không thể nhìn thấy đất liền hay con tàu hoa tiêu. Thậm chí cô còn bị đàn cá mập bao vây.

Khi còn một ki-lô-mét, trông cô đã mệt lắm rồi . Hàng triệu người đang dõi theo cổ vũ cô qua ti vi. Trên tàu, mẹ cô và huấn luyện viên thi nhau động viên:”sắp vào đất liền rồi, đừng từ bỏ”. Thế nhưng không lâu sau, cô ấy đành giơ tay xin cứu hộ. Cuối cùng, cô ấy đã từ bỏ, khi chỉ còn tám trăm mét nữa là đến vạch chiến thắng.

Lý do khiến cô ấy từ bỏ không phải là mệt mỏi, giá lạnh hay đàn cá mập vây quanh mà chính là bởi “mây mù”.


“Nếu có thể nhìn thấy đất liền thì đáng lẽ tôi đã làm được rồi. Nhưng bởi không nhìn thấy gì phía trước nên tôi thực sự đã rất sợ hãi”.


Ước mơ chính là khả năng tưởng tượng về nơi chúng ta không thể nhìn thấy, nơi ẩn sau màn sương mù. Ước mơ chính là cách chúng ta nắm lấy bàn tay tương lai bị bóng tối bao phủ rồi đưa bản thân ra nơi ngập tràn ánh sáng. Nếu có ước mơ, ta sẽ không còn sợ hãi điều gì nữa. Bởi người có ước mơ sẽ có đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh. Họ cũng tự nhiên hiểu được điều gì ít quan trọng hơn trong cuộc sống. Ước mơ chính là một năng lực đáng ngạc nhiên, và cũng vô cùng vĩ đại của mỗi chúng ta.


Khi bạn lập một danh sách gồm các câu hỏi dưới đây, điều quan trọng là bạn phải viết thật chi tiết. 


    • Điều tôi muốn làm và thành công là gì?

    • Điều tôi muốn đạt được là gì?

    • Đâu là nơi tôi muốn đến một lần trong đời, nơi lôi kéo bàn chân tôi?

    • Ai là người tôi muốn trở thành và khiến tôi kính trọng?


Vượt qua cảm giác miễn cưỡng “phải làm được” cũng là vô cùng quan trọng. Bạn phải từ bỏ những hành động cố gắng từ cha mẹ, thầy cô. Hãy bỏ qua quy chuẩn “ngoan ngoãn” của xã hội, viết những điều bạn thực sự thích, dù có đôi chút ích kỷ đi chăng nữa. Đừng chỉ nghĩ trong đầu, dứt khoát phải viết ra giấy nếu không sẽ chẳng còn điều gì lưu lại đâu. Bạn có thể viết ra năm mươi điều không? Hãy thử một lần đi nhé?

Bây giờ, bạn hãy xem xét lại từng ước mơ một trong số năm mươi điều bạn đã viết ở trên và tự đặt câu hỏi cho mình. Giấc mơ này có đáng để mình theo đuổi dài lâu không? Liệu có phải mình đang bắt chước giấc mơ của người khác không? Liệu có phải mình chỉ đang nhìn vào những thứ hào nhoáng trên sân khấu không? Có phải trước kia thiếu thốn nên mình của bây giờ lầm tưởng rằng mình thích điều đó không?


    1. Điều này có xứng đáng để ta ước mơ lâu dài không? (Tính bền vững)

    2. Có phải giấc mơ bị ảnh hưởng bởi một, hai người đặc biệt không? (Tính độc lập)

    3. Có phải ta chỉ đang nhìn vào khía cạnh lợi ích thôi không? ( Tính chân thực)

    4. Có phải ta tin rằng ta thích điều đó chỉ vì ta ghét thiếu thốn không? (Tính đam mê)


Hiện tại, chúng ta đã có mười hạt giống này trong tay rồi, bạn biết mình phải làm gì chưa? Hãy thật chân thành.


Chân thành chính là “thực hiện hằng ngày”, không chỉ những việc quan trọng, ngay cả những điều nhỏ bé cũng cần dồn sức làm thật cẩn thận. Ai cũng có vẻ chân thành, nhưng chân thành đến mức độ này thì không nhiều người làm được đâu. Bởi vậy, số người đạt được ước mơ cũng không nhiều.

Để làm được việc mình muốn, trước hết phải trải qua rất nhiều những việc khác mình không thích. Ta có cần mẫn làm những công việc mình không thích ấy hay không, dù chưa phải là yếu tố quyết định thành công, nhưng chính là yếu tố quyết định thành công, nhưng chính là yếu tố quyết định thất bại. Để có thể tránh cho việc mình thích đi đến thất bại. Để có thể tránh cho việc mình thích đi đến thất bại, trước hết ta phải dốc lòng làm ngay từ những việc mình không thích. Chỉ những người như vậy mới có đủ khả năng biến ước mơ của mình thành sự thật.




Tại sao ta cứ mãi quan tâm đến những điều ta không thể sở hữu? Thay vì tập trung vào những điều ta làm tốt, tại sao ta cứ mãi mê tìm cách hoàn thiện những điều ta chưa làm được? Giống như Temple Grandin, bên cạnh những điểm yếu rõ ràng, chắc chắn mỗi người đều có những lợi thế của riêng mình.

Trên thế gian này, không ai hoàn hảo. Ngay cả những vĩ nhân được kính nể cũng có, thậm chí có nhiều điểm yếu. Ví dụ như Lincoln thời trẻ vì thích phê phán mọi người nên đã từng bị yêu cầu tham gia một cuộc quyết đấu nguy hiểm đến tính mạng. Baekbeom Kim Gu vì không làm chủ được cơn giận của mình nên động một chút là lại lao vào cãi vả. Napoleon chỉ đứng thứ 42 trong số 51 người tốt nghiệp trường Hải Quân thời đó. Steve Jobs, người tạo ra Iphone, vì quá ngạo mạn nên đã bị đuổi khỏi chính công ty mình gây dựng nên. Những người nổi tiếng như vậy cũng có điểm yếu. Thế nhưng điều khiến họ được đời ngưỡng mộ là họ đã phát triển tài năng của mình, bất kể có nhiều điểm yếu đến đâu đi chăng nữa.

Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng phải khắc phục điểm yếu thì mới có thể phát triển được bản thân, nhưng điều quan trọng hơn cả chính là điểm mạnh của chúng ta. Tức là thay vì cải thiện điểm yếu để đưa mình về mức trung bình, hãy đưa điểm mạnh của mình lên mức cao nhất.

Tài năng không phải là thứ gì đặc biệt. Tài năng giống như những hạt giống bé nhỏ. Nếu có hành động gì mà ta cứ tự động lặp đi lặp lại, chẳng giống với người khác, thì khả năng cao đó chính là tài năng của ta. Bởi ta cứ nghĩ tài năng là thứ gì đó đặc biệt nên càng ngày càng khó tìm ra nó. Hãy thử quan sát kĩ một ngày của bản thân mình trôi qua như thế nào. Trong đó chắc chắn đang ẩn giấu một hạt giống vô cùng tô lớn đấy. 

Đôi lúc nỗi sợ rằng mình chẳng có chút tài nào, khi còn khiến ta khổ sở hơn nhiều so với nỗi bất an vì chưa thể tìm ra con đường cho mình. Nếu ngay từ đầu không tìm kiếm ước mơ, không bắt đầu ước mơ ấy thì ta đã không phải chịu đựng nỗi giày vò này. Tôi đã từng nghĩ rằng nhiều những điều lo lắng trong lòng. Thế nhưng ngược lại, trong quá trình thực hiện ước mơ ấy, nỗi đau mang tên “sợ hãi” lại xuất hiện hành hạ trái tim ta. Nỗi sợ hãi lên đến đỉnh điểm khi ta đến được nơi ta vẫn tin rằng đó là con đường dành cho mình, và nhìn thấy biết bao nhiêu người đã và đang miệt mài chạy về phía trước.

Hãy nhìn vào đầu kim chỉ hướng của la bàn. Mặc dù trông có vẻ như nó đang đứng yên, nhưng nếu nhìn thật kĩ, ta sẽ thấy nó rung rinh nhè nhẹ. Nếu chiếc kìm ấy không còn chuyển động như vậy nữa, đó là lúc ta nên bỏ chiếc la bàn ấy. Vì điều đó đồng nghĩa với nó đã hỏng. Giống như chiếc kim la bàn không ngừng rung động cho đến khi kết thúc cuộc đời, những người đang tìm hướng đi cho mình cũng không bao giờ ngừng run sợ. Có lẽ nỗi sợ hãi chính là chiếc bóng suốt đời theo bước chân ta. 

Vì thế, chúng ta đừng nghi ngờ liệu bản thân có tài cán gì không. Bởi ngược lại, vì ta có khả năng, vì ta có trách nhiệm với công việc ấy, nên ta mới sợ hãi đến vậy. Và bạn phải nhớ rằng, mặc dù bây giờ ta đang sợ hãi nhưng chính khát khao ẩn sau nỗi sợ ấy giục giã ta rằng “ Dù sợ cũng phải tiến về phía trước “.

Hãy nhớ kĩ. Muốn nhìn thấy những vì sao, cần có bóng tối và màn đêm phải buông xuống thì những vì sao mới có thể lấp lánh. Tương tự, phải có lo sợ thì ước mơ mới có ngày tỏa sáng. Bạn hãy luôn nhớ, những ước mơ cháy bỏng nhất luôn đi cùng một người bạn mang tên “nỗi sợ” và người bạn đó chính là yếu tố giúp ta phát huy những khả năng tiềm tàng trong con người mình.




Đây là quan trọng hơn cả. Người lớn thường hay nói, kiên nhẫn làm một việc trong suốt mười năm sẽ trở thành chuyên gia, phải không? Vậy nếu ta tìm ra phương hướng của đời mình và kiên định suốt đời đi theo, dù làm nghề gì đi chăng nữa, ta sẽ trở thành người như thế nào? Có lẽ khoảng bốn, năm mươi năm sau, ít nhất ta cũng xứng với danh xứng “bậc thầy” trong lĩnh vực đó chứ nhỉ?

Hướng đi 

  • Tận hưởng cuộc sống vui vẻ cùng bọn trẻ và trở thành người giúp bọn trẻ vui vẻ hơn.
  • Cùng mọi người nghiên cứu và bàn luận về những điều mới mẻ.

Mọi điều vĩ đại được tạo ra hai lần. Lần thứ nhất hình thành trong trái tim, lần thứ hai hình thành trong hiện thực. Bạn hãy suy nghĩ thật kĩ về câu nói này của tôi nhé. Chúng ta không thể tạo nên một cuộc đời vốn chưa hề tồn tại trong trái tim mình. Hãy suy nghĩ thật cụ thể về điều mình thực sự yêu thích. Bạn cần nhiều thời gian nhưng một lúc nào đó, công việc ấy sẽ tìm đến ta. Không phải bạn thích nghề nào, mà “cuộc đời” bạn muốn sống là gì. Đó là hướng đi dành riêng cho bạn.

Bạn thấy thế nào? Thay vì cố căn chỉnh bản thân cho phù hợp với những công việc có sẵn thì ta tự tạo công việc mới phù hợp với mình. Sự thật ấy chẳng phải quá hấp dẫn hay sao? Bạn hãy tin rằng mình cũng có thể trở thành nhân vật chính trong câu chuyện ấy và tập trung tìm ra năng lực cũng như những điều khiến bạn cảm thấy hứng thú. Đừng thu mình trong khu vực an toàn hiện tại, hãy tạo cho mình những cơ hội mới, hãy phiêu lưu trong đại đương luôn biến đổi và đầy thử thách để tìm ra những giá trị đích thực cho bản thân. Bạn sẽ làm được điều đó.


Nhận ra từ thực tế rằng có bốn giai đoạn giống hệt với cách ta tìm kiếm phương hướng cho cuộc đời:


Mông lung ( chaos ) : Khi la bàn rơi xuống đất, mũi kim của nó bắt đầu quay mòng mòng như thể mất phương hướng, giống nư những bạn trẻ rơi vào vòng mông lung khi vấp phải những khó khăn của cuộc đời. Sẽ có những lúc ta cảm thấy mình như kẻ lười biếng vô tích sự, mặc kệ thời gian trôi.

Khám phá ( Explore ) : Chiếc kim đang quay mòng mòng dần dần giảm tốc độ, cố gắng tìm đường đến một điểm nào đó. Lúc này, nó dao động mạnh sang hai bên trái phải, và từ từ tìm về một điểm. Những bạn trẻ bước vào ngưỡng cửa cuộc đời cũng sẽ thử nghiệm bản thân bằng đủ thứ công việc để tìm ra con đường phù hợp nhất với mình.

Sợ hãi ( Tremor ) : Chiếc kim tưởng như đã hướng về một điểm lại bắt đầu run bần bật. Ta tin tưởng mình đã tìm được con đường cho tương lai, những khoảnh khắc đối diện với thực tế khắc nghiệt, sự phản đối của bố mẹ, nỗi sợ nghèo khó và nỗi nghi ngại của bản thân cùng lúc ùa đến như thuỷ triều. Cảm giác lúc ấy khiến ta tưởng như mình đang phải một mình trần trụi đối diện với thế giới.

Chắc chắn ( Settle ) : Cuối cùng, chiếc kim cũng xác định được phương hướng và đứng im tại một vị trí. Nhưng nếu ta nhìn thật kĩ, chiếc kim vẫn không ngừng rung động rất khẽ. Chỉ đến khi la bàn không còn hoạt động thì chiếc kim mới ngừng rung động. Ngay cả khi đã tìm ra con đường đi cho mình, nỗi lo sợ và nghi ngờ rốt cục cũng không sao giờ hoàn toàn rời bỏ chúng ta.

Qua cuốn sách này, chúng tôi mong muốn các bạn, những đứa trẻ đang ở tuổi thiếu niên nên biết cách để biến “lang thang vô định” thành “mông lung sáng tạo”. Thực ra câu trả lời rất đơn giản. Đó chính là ta phải làm thử, phải trải nghiệm thật nhiều. Bạn có nhớ tôi đã từng nói trước khi đào giếng thì cần phải thăm dò không? Hãy đào thử thật nhiều chỗ. Nhưng không phải cứ đào bừa chỗ nào cũng được, mà luôn phải thực hiện đựa trên hai câu hỏi quan trọng của cuộc đời, đó là mình thích điều gì và mình làm giỏi điều gì. Ta có thể mông lung, có thể lang thang, nhưng phải “lang thang có mục đích” để tìm ra bản tân. Đây là bước thiết yếu đối với chúng ta trong giai đoạn này.


“ Nếu ta ôm trong lồng ngực câu hỏi quan trọng về sự sống sẽ có ngày ta gặp mình hân hoan sống giữa những đáp hồi.”


Review chi tiết bởi: Tấn Tài - Bookademy

Hình Ảnh: Tấn Tài - Habwi 


--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


 


Xem thêm

“Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” được xuất bản tại Hàn Quốc vào năm 2015 và được chọn là một trong những cuốn sách mà ai cũng nên đọc, cũng như dành được rất nhiều sự tin tưởng từ các bậc phụ huynh tại Hàn Quốc, cuốn sách được đến với độc giả Việt Nam vào đầu năm 2020 và dành được nhiều sự quan tâm của độc giả.

Được chia làm 4 phần, mỗi phần được phân tích sâu hơn qua các chương, cuốn sách là câu hỏi và phần trả lời của hai tác giả với vai trò là hai người cậu, giống như người thân trong gia đình, chia sẻ tất cả những điều mà hai cậu đã học và rút ra được trong quá trình tìm lại ước mơ rằng: không cần ám ảnh phải ngay lập tức tìm ra nghề nghiệp và mục tiêu sống của bản thân, mà qua những phương pháp, dần dần tìm ra được mục đích sống của mình, cũng như chủ động học hỏi và quan sát thế giới xung quanh.

Với chỉ vỏn vẹn 244 trang, “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” thực sự là niềm an ủi lớn lao và cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho nhiều bạn trẻ tiếp tục hành trình của mình. Trước áp lực cuộc sống, mong rằng bạn đừng đưa ra những quyết định vội vàng mà không tìm hiểu rõ bản thân mình, vì dù sau này, bạn có thể đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, của xã hội nhưng bản thân lại thấy không thỏa mãn, thì cuộc đời sẽ rất trống trải.

“Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” không phải là cuốn sách khuyến khích bạn không cần có ước mơ trong cuộc sống cũng không sao, mà chỉ ra cho bạn cách chọn được ước mơ thật sự của cuộc đời mình. Sự gò bó, áp lực của xã hội, cũng như sự kỳ vọng của bậc cha mẹ có thể làm thay đổi và lệch lạc những điều mà chúng ta coi là “ước mơ”, liệu sau một hành trình dài trên đường đời, khi đối diện với chính mình và hỏi rằng “mình có đang sống đúng với ước mơ?”, bạn sẽ tự tin vào câu trả lời “có” của mình?

Cuốn sách được chia làm 4 phần:

Phần 1: Tại sao phương hướng lại quan trọng?

Phần 2: Ước mơ, làm thế nào để tìm ra?

Phần 3: Tài năng, làm thế nào để vun đắp?

Phần 4: Làm thế nào để tiến bước trong cuộc đời?

“Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” đặc biệt dành cho giới trẻ, những thanh thiếu niên đang cảm thấy hoang mang, mất phương hương, cũng như chia sẻ cho những bậc phụ huynh và giáo viên, những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời học sinh và con cái mình một góc nhìn mới để có thể hiểu hơn những băn khoăn, những trở ngại mà con em mình đang gặp phải.

Mong rằng cuốn sách sẽ trở thành người bạn nâng đỡ và giúp bạn thoát khỏi những băn khoăn lo lắng, tìm thấy “ước mơ thật” của bản thân mình.

Trong cuốn sách “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ”, tác giả chỉ ra rằng, tuổi trẻ luôn băn khoăn về thành công, bố mẹ luôn nói rằng cần học hỏi những người thành công, nhưng thành công đối với các em thực sự là gì? Đơn giản đó là cách tìm hiểu bản thân mà thôi, công nhận các em là ai và đi tìm những điều mà em yêu thích. Hiện tại, nếu chưa biết mình thích gì cũng không sao, nhưng đừng đưa ra những quyết định vội vàng, khi quyết định dựa trên những trải nghiệm hạn hẹp của chúng ta về thế giới, ta thường sẽ hối hận sau này.

Đối với tác giả, phương hướng thực sự rất quan trọng, dù không có ước mơ, cũng hãy cố gắng để tìm ra điều ta thích nhất và phù hợp nhất với năng lực của mình, và cách tốt nhất là hãy thực hiện phép thử mà không sợ thất bại, khi còn trẻ, ta thường có nhiều cơ hội và thời gian hơn, vì sau này khi bước vào đời, mọi sai lầm của bạn đều phải trả giá.

“Vẫn ổn thôi, kể cả khi không có ước mơ” cũng nói rằng ta thường đánh đồng ước mơ với nghề nghiệp, trong khi quan niệm đó là sai lầm. Tìm ra được điều mình thích, rồi tạo ra công việc và kiếm sống bằng điều mình thích mới là phương hướng tự nhiên nhất. Có những ước mơ của ta chỉ là “ước mơ giả” mà thôi, vì ta thường có xu hướng bắt chước thành công của người khác. “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” dạy bạn cách lọc ra “ước mơ thật” trong hàng vạn ước mơ của mình.

Những ước mơ được vẽ nên bởi danh tiếng và tiền bạc sẽ không đi cùng với ta lâu dài, hãy xóa bớt đi, thay vì sống để không phải hối hận, tìm ra cách sống để hạnh phúc còn tuyệt vời hơn rất nhiều lần. Đừng bất mãn và đổ lỗi, thay vào đó hãy luôn cần mẫn và chân thành kể cả trong những việc mà mình không thích, dần dần chúng ta sẽ có đủ năng lực để biến ước mơ thành sự thật.

Bước đầu tiên mà “Vẫn ổn thôi, kể cả khi không có ước mơ” khẳng định là “điều mình thích khác với điều mình giỏi”. Không phải ta cứ thích gì thì sẽ làm giỏi cái đó, nhưng ta lại có thể tìm ra được cái mình làm giỏi liên quan đến điều mình thích. Điều quan trọng là phải tin rằng mỗi người đều có tài năng của riêng mình và mở rộng tầm nhìn. Tài năng đôi khi không dễ dàng được nhìn thấy vì nó ẩn sau rất nhiều lớp, những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần, rất có thể là tài năng của mình, vì vậy hãy quan sát.

Điều ngạc nhiên mà “Vẫn ổn thôi, kể cả khi không có ước mơ” đề cập đến chính là: nỗi sợ là người bạn đồng hành giúp ta phát huy tài năng. Không ngừng trải nghiệm,không ngừng quan sát chính mình, kiên trì luyện tập và tập trung, đến một ngày tài năng của bạn sẽ trở thành viên ngọc sáng lấp lánh. Tài năng trước khi trở thành những viên ngọc đều là những viên đá thô sơ cần mài giũa.

“Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” như một lời nhắn nhủ tâm tình đến từ hai tác giả – những người thầy đã từng lạc đường đến các bạn trẻ còn đang mất phương hướng. Thay vì an ủi sáo rỗng, cuốn sách mang lại hy vọng và dũng khí cho những ai còn đang hoang mang chưa tìm ra được mục đích sống của mình. Cuốn sách giúp bạn đọc thoát khỏi nỗi ám ảnh phải ngay lập tức lựa chọn nghề nghiệp vì tương lai của bản thân, đồng thời bình tĩnh để quan sát thế giới cũng như nhìn lại chính mình. Từ đó, người đọc có thể tìm ra mục tiêu cho cuộc sống và phương pháp tối ưu để áp dụng mục tiêu ấy vào cuộc sống hiện tại. Mặt khác nó còn giúp lớp trẻ hiểu ra lý do ta phải học và sống một cách chủ động.

Đây cũng sẽ là cuốn sách rất hữu ích cho các bậc cha mẹ và giáo viên tư vấn hướng nghiệp. Bạn có thể tìm thấy trong cuốn sách này những đầu mối hữu ích để trả lời những câu hỏi ngắn ngủi nhưng chứa đựng biết bao âu lo của con em mình, những câu hỏi mà trước đây luôn khiến bạn bế tắc, không biết phải bắt đầu giải đáp từ đâu. Hy vọng rằng những bậc cha mẹ và giáo viên đang băn khoăn không biết làm sao để tiếp cận được con em mình, bây giờ có thể chân thành nắm chặt bàn tay các em và nói với các em rằng: “Không có ước mơ cũng chẳng sao, bây giờ các em đã quá tuyệt vời rồi”.

Lời nhắn gửi từ những người “cậu” đã từng lạc đường đến các cháu còn đang mất phương hướng.

Hầu như, thế hệ trẻ hiện nay đang đánh mất linh hồn bởi tỷ lệ “chọi” đầu vào các trường và áp lực điểm số quá khắc nghiệt. Thậm chí, có những bạn ấp ủ ước mơ riêng cũng không dễ gì đạt được. Vậy lý do gì mà tác giả lại khẳng định “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ”?

“Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ”, tác giả đưa ra từng luận điểm để cho thấy cái gọi là “ước mơ” mà người lớn thường đặt ra cho các bạn trẻ. Thông qua 4 phần:

Phần 1: Tại sao phương hướng lại quan trọng?

Phần 2: Ước mơ, làm thế nào để tìm ra?

Phần 3: Tài năng làm thế nào để vun đắp?

Phần 4: Làm thế nào để tiến bước trong cuộc đời?

Bên cạnh đó, “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ” tác giả còn đi phân tích về “ước mơ thật” và “ước mơ giả”, diễn giả làm sao để tìm được ước mơ thật cho chính mình. Mang lại hy vọng và dũng khí cho các bạn trẻ còn đang hoang mang chưa tìm ra ước mơ của mình. Cuốn sách giúp các bạn thoát ra khỏi nỗi ám ảnh trong việc lựa chọn nghề nghiệp vì tương lai của bản thân. Đồng thời, giúp các bạn trẻ bình tĩnh để quan sát thế giới cũng như nhìn lại chính mình.

Không những vậy, cuốn sách đã giải thích một cách hệ thống và dễ hiểu cách định hướng cuộc đời và làm sao để liên kết điều đó với sự nghiệp tương lai. “Vẫn ổn thôi, kể cả khi bạn không có ước mơ" như một cẩm nang viết về hướng nghiệp mà các bạn học sinh nên tham khảo để không phải đau đầu bởi hai từ “hướng nghiệp” và tìm ra mục tiêu cho cuộc sống của mình.