[Tóm Tắt Sách] “Mật Mã Cảm Xúc”: Giải Phóng Cảm Xúc, Năng Lượng Bên Trong Tâm Hồn
Bradley Nelson là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chuyên môn về lĩnh vực sinh học và Tâm lý học. Cuốn sách bán chạy của ông, Mật mã cảm xúc: 5 bước giúp bạn thoát khỏi bẫy cảm xúc, giúp mọi người trên khắp thế giới cải thiện cuộc sống của họ bằng cách loại bỏ “hành lý cảm xúc” mất cân bằng của họ. Rất nhiều người sử dụng kỹ thuật trong cuốn sách này đã kể lại rằng họ tìm thấy sự giải thoát khỏi các vấn đề về cảm xúc như buồn bã, lo lắng và tức giận, cũng như các vấn đề về thể chất bao gồm mệt mỏi, khó chịu và bệnh tật. Tiến sĩ Nelson đã đặt cho cụm cảm xúc này là “Bức tường trái tim” và nó được gọi là “khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học năng lượng”.
Cuốn sách được chia thành 4 phần chính với 11 chương để độc giả có thể tiện theo dõi lại các bước trong hành trình giúp đỡ cảm xúc của chính mình. Ở phần 1 với tiêu đề “Cảm xúc bị mắc kẹt”, tác giả giới thiệu với người đọc định nghĩa chính xác về cảm xúc, những cảm xúc bị bỏ rơi của mỗi người có tên gọi như thế nào, thế giới bí mật của những cảm xúc bị mắc kẹt nên được hình dung. Tiếp đến phần 2 với “Thế giới tràn đầy năng lượng”, những bí ẩn chữa bệnh bằng năng lượng của những thầy thuốc thời cổ đại sẽ được bật mí, và 1 phương pháp chữa bệnh có thể bạn chưa từng được nghe hay tìm hiểu bao giờ: Chữa bệnh bằng nam châm, cũng sẽ được giới thiệu ở phần này. Với 6 chương của phần tiếp theo “Sử dụng mật mã cảm xúc”, tác giả sẽ hướng dẫn chúng ta đến với hành trình để khám phá và chữa lành cảm xúc bị bỏ rơi, năng lượng tiêu cực trong mỗi người, từ đó để đến với điểm kết của hành trình: Tương lai tươi sáng. Ở chương cuối cùng, 1 cuộc sống tươi sáng với những cảm xúc không còn bị mắc kẹt sẽ được mở ra, 1 hành trình đầy tươi mới sẽ bắt đầu.
Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những lực vô hình nhưng mạnh mẽ liên tục hoạt động trong cuộc sống của chúng ta, những điều ta thường xem là đương nhiên, chẳng hạn như bức xạ, lực hấp dẫn, điện từ: Nếu có quá ít thì sự sống trên trái đất sẽ không thể tồn tại, nếu có quá nhiều thì tất cả chúng ta sẽ chết! Nhưng ta cũng phải đưa cảm xúc con người vào danh sách các lực có ảnh hưởng lớn tới chúng ta. Yêu, ghét, sợ hãi, tức giận và biết ơn chỉ là một trong vô số cảm xúc tác động một cách độc đáo và mạnh mẽ đến cuộc sống, giống như bất kỳ thứ gì khác trên hành tinh này. Đó là lý do tại sao các nhà thần kinh học, nhà tâm lý học và nhà sinh lý học đã dành vài thập kỷ qua để nghiên cứu và chứng minh những ảnh hưởng sâu sắc của cảm xúc đối với cách chúng ta suy nghĩ và hành xử, cũng như ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe cá nhân, sự khỏe mạnh, mức năng lượng và sức sống tổng thể của chúng ta.
/Cảm xúc bị mắc kẹt/
Bạn sẽ ra sao nếu sống không có cảm xúc? Nếu tất cả trải nghiệm của bạn dệt nên tấm thảm cuộc đời, thì chính những cảm xúc mà bạn trải qua sẽ nhuộm nên sắc cho tấm thảm đó. Thử vài giây tưởng tượng về một thế giới không có cảm xúc, không có niềm vui, không có cảm giác hạnh phúc, sung sướng, sự cảm thông hay lòng người. Như vậy chúng ta cũng không thể cảm nhận được tình yêu, hay bất kỳ điều gì có cảm xúc tích cực. Trên hành tinh vô cảm mà chúng ta đang tưởng tượng, cũng không có cảm xúc tiêu cực, không muộn phiền, không tức giận, không cảm thấy chán nản hay đau buồn. Sống trên 1 hành tinh như vậy chỉ có thể gọi là tồn tại. Hãy biết ơn vì bạn có thể cảm nhận được cảm xúc!
Vậy cảm xúc là gì, hiện hữu như thế nào?
Trong cuộc đời mỗi người, bạn liên tục trải qua những cảm xúc thuộc dạng này hoặc dạng khác. Tất cả những cảm giác bạn có đều phục vụ cho một mục đích - chúng cung cấp động lực, định hướng và truyền đạt tin tức từ cơ thể, thượng ngã và điều thần thánh. Cảm xúc tiêu cực cũng có lợi ích riêng, ngay cả đôi khi chúng gây ra khó chịu hoặc đau đớn.
Tất cả chúng ta đều có lúc phải trải qua những cảm xúc cực đoan, tiêu cực, nó dường như là một phần của nhân loại. Cảm xúc của chúng ta không tự dưng mà có - chúng được cơ thể tạo ra dựa trên hai tiêu chí: những gì ta đang trải qua lúc này và thông tin được lưu trữ trong cơ thể, tâm trí từ những trải nghiệm trước đó. Vì vậy, dù ta đang cảm thấy hạnh phúc hay xấu hổ, cảm xúc đó đều đến từ sâu bên trong vì một lý do nào đó.
Cảm xúc được làm bằng gì? Nói một cách đơn giản, cảm xúc là những rung động của năng lượng thuần túy. Mỗi cảm xúc đều có tần số rung động riêng. Vạn vật trong vũ trụ đều được tạo ra từ năng lượng, và cảm xúc cũng không ngoại lệ. Vật lý lượng tử đã chứng minh rằng năng lượng này ảnh hưởng đến các năng lượng khác. Vì vậy ta thường bị ảnh hưởng bởi năng lượng của cảm xúc bản thân, đơn giản bởi cơ thể chúng ta cũng được tạo ra từ năng lượng. Sự thật đơn giản này giải thích vì sao cảm xúc có thể tác động mạnh mẽ đến chúng ta ở cấp độ tinh thần, tình cảm và thể chất.
Có ba điều xảy ra khi chúng ta trải nghiệm một cảm xúc. Đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra cảm xúc rung động. Thứ hai, chúng ta bắt đầu cảm nhận được cảm xúc, bất kỳ suy nghĩ hay cảm giác thế chất nào đi kèm với nó. Thứ hà ta chọn để dòng cảm xúc trôi qua và ta gác lại để tiếp tục sau vài giây đến vài phút. Bước cuối cùng này được gọi là xử lý và sau khi hoàn tất, ta đã hoàn thành trải nghiệm cảm xúc một cách trọn vẹn và nó cũng không gây tổn hại gì tới chúng ta. Tuy nhiên, nếu bước thứ hai hoặc thứ ba bị gián đoạn, trải nghiệm cảm xúc sẽ không hoàn thiện và năng lượng của cảm xúc có khả năng bị mắc kẹt trong cơ thế.
Chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết nguyên do khiến cảm xúc không được xử lý hoàn toàn. Có vẻ như cảm xúc càng lấn át hoặc cực đoan thì càng có nhiều khả năng bị mắc kẹt. Có thể vì lý do khác, chẳng hạn như suy nhược cơ thể hoặc nhiều cảm xúc cũ với rung động tương tự bị mắc kẹt, nhưng độc giả có thể tìm hiểu sâu hơn về những lý do đó khi tìm đọc cuốn sách.
/Thế giới của những cảm xúc bị mắc kẹt/
Dẫu muốn quên đi khoảng thời gian khó khăn về cảm xúc mà ta đã trải qua, thì ảnh hưởng của những sự kiện này vẫn có thể ở lại dưới dạng cảm xúc bị mắc kẹt. Đôi khi ta nhớ lại những sự kiện đầy thách thức này một cách có chủ ý, nhưng nhiều khi không thể. Việc bạn có nhớ một sự kiện đau buồn hay không không thực sự quan trọng, bởi tiềm thức đã ghi nhớ và chúng ta có thể xâm nhập vào sự hình thành đó bằng cách sử dụng “Mật mã cảm xúc”. Nhiều người từng trải qua chấn thương tâm lý đã lãng quên sự kiện đó nhiều năm hoặc hầu như không còn nhớ gì, nhưng “Mật mã cảm xúc” giúp ta bỏ qua hoàn toàn tâm trí có ý thức. Thay vào đó, ta truy cập thông tin quan trọng về những cảm xúc bị mắc kẹt từ tiềm thức của mình.
Mỗi khi một cảm xúc bị mắc kẹt, bản thân bạn cũng sẽ bị mắc kẹt ở giữa sự kiện đau thương mà bạn đang trải qua. Vì vậy, thay vì vượt qua khoảnh khắc tức giận, hoặc cơn đau buồn hay áp lực tạm thời, bạn giữ lại năng lượng cảm xúc tiêu cực này trong cơ thể, điều này có khả năng gây ra căng thẳng đáng kể về thể chất và cảm xúc. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên khi thấy rằng hành trang tình cảm của họ rõ nét hơn những gì họ tưởng tượng. Cảm xúc bị mắc kẹt bao gồm năng lượng được xác định rõ ràng, có hình dạng và hình thức. Mặc dù ta không thấy được, nhưng chúng rất thực.
Đến giờ, có lẽ bạn đang tự hỏi liệu có một bẫy cảm xúc hay cảm xúc nào bị mắc kẹt trong bạn không, nếu có thì đó là gì. Ai cũng có cảm xúc bị mắc kẹt, bởi ai cũng từng có những trải nghiệm đau buồn trong cuộc sống. Một cuộc xung đột nhất thời, một ngày đặc biệt tồi tệ đều có thể gây ra một cảm xúc bị mắc kẹt. Dưới đây là danh sách các trường hợp có thể dẫn đến cảm xúc bị mắc kęt:
Ly hôn hoặc các vấn đề về mối quan hệ
Cảm giác tự ti Khó khăn tài chính
Căng thẳng ở nhà hoặc nơi làm việc
Nội tâm hóa cảm xúc
Căng thẳng kéo dài
Mất người thân
Sảy thai hoặc phá thai
Cảm giác tiêu cực về bản thân hoặc người khác
Tự nói chuyện tiêu cực
Bị xao lãng hoặc bị bỏ rơi
Bệnh tật của bản thân hoặc người thân
Trận chiến thế chất hoặc cảm xúc
Chấn thương thể chất
Lạm dụng thế chất, tinh thần, bằng lời nói hoặc tình dục
Bị từ chối
Danh sách này không phải là toàn bộ. Cách duy nhất để biết liệu bạn có cảm xúc nào bị mắc kẹt hay không là hỏi tiềm thức của chính mình. Thực hiện điều này khá dễ dàng, trong cuốn sách tác giả đã phân tích rất tỉ mỉ và kĩ càng ở trong phần này.
/Suy nghĩ - Năng lượng kết nối/
Giống như vạn vật trong vũ trụ, suy nghĩ cũng được tạo ra từ năng lượng. Năng lượng suy nghĩ không có ranh giới. Suy nghĩ không bị giới hạn bằng khối lượng và vị trí nhất định như cơ thể vật lý. Mặc dù chúng ta nghĩ rằng tất cả những suy nghĩ thầm kín trong đầu là riêng tư và chúng bị giới hạn trong đầu của chúng ta, nhưng điều đó không đúng. Mỗi người chúng ta giống như một đài phát thanh, không ngừng phát đi năng lượng của những suy nghĩ và năng lượng này lấp đầy không gian bao la, chạm đến tất cả những người xung quanh với mục đích tốt hoặc xấu.
Điều này không có nghĩa là ta có thể đọc được suy nghĩ của người khác, nhưng năng lượng trong suy nghĩ của người khác được phát hiện ở một mức độ tiềm thức nào đó. Hãy nhìn chăm chú vào gáy ai đó trong đám đông và chắc chắn họ sẽ quay lại và nhìn ngay vào bạn. Rất nhiều người trong chúng ta đã từng có trải nghiệm này; nếu bạn chưa thì hãy thử nhé. Nó luôn luôn hiệu nghiệm!
Thực tế, con người đều được kết nối với nhau bằng năng lượng. Khi con người đang đau khổ và chết dần ở phía bên kia hành tinh, chúng ta cảm nhận được tiếng kêu xa xăm và nỗi thống khổ của họ ở mức độ tiềm thức, nó nhấn chìm chúng ta vào bóng tối. Khi một điều bi thảm xảy ra trên thế giới, cả thế giới đều cảm nhận thấy nó trong tiềm thức và bị ảnh hưởng. Ngược lại, khi những điều kỳ diệu xảy ra, tất cả chúng ta đều bừng sáng. Sự kết nối này thường được biểu hiện dưới dạng suy nghĩ tinh tế đi từ cấp độ tiềm thức đến tâm trí có ý thức của chúng ta. Người mẹ có thể cảm nhận được khi con họ gặp bất trắc. Chúng tôi gọi đây là linh cảm người mẹ, riêng với mẹ tôi, linh cảm đó rất mạnh mẽ. Mối liên hệ của chúng ta với mẹ mạnh mẽ nhất nhờ sợi dây rốn thiêng liêng đã gắn kết ta với họ. Mối liên hệ năng lượng này được thể hiện mạnh nhất trong mối quan hệ mẹ con.
Những gì đã xảy ra với một trong những bệnh nhân của tôi cách đây vài năm là một minh chứng cụ thể về sự kết nối tràn đầy năng lượng này. Một đêm, bà ấy đang ngồi ở nhà xem tivi với chồng. Đột nhiên, bà bắt đầu cảm thấy đau dữ dội, đau như búa bổ khắp cơ thể từ vùng này sang vùng khác mà không thể giải thích được. Cơn đau thật đáng sợ, và khi hết đau, dù bà cảm thấy rất nhẹ nhõm nhưng bà kiệt sức và sợ hãi. Bà chưa bị như vậy bao giờ và không hiểu chuyện gì đã xảy ra với cơ thể mình. Bác sĩ cùng những người khác đều thấy bối rối khi bà diễn tả cơn đau kỳ lạ đó. Ba ngày sau, bà nhận được một cuộc điện thoại của con trai bà, anh đang làm việc ở Philippines. Anh ấy gọi cho mẹ từ giường bệnh và kế rằng vài ngày trước đó anh bị cảnh sát địa phương đánh đập dã man. Khi đối chiếu thời gian, bà phát hiện thời điểm con trai bị đánh cũng là lúc bà gặp cơn đau kỳ lạ kia. Bằng cách nào đó, bà đã “cảm nhận được nỗi đau của con" theo đúng nghĩa đen. Đó chính là linh cảm người mẹ!
/Cuộc sống không còn những cảm xúc bị mắc kẹt/
Những cảm xúc tiêu cực là một phần trải nghiệm của con người, và đối phó với “hành lý cảm xúc" cũng vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng bạn có thể sống phần đời còn lại của mình mà không phải chịu những tổn hại mà cảm xúc mắc kẹt gây ra. Bạn có thể học cách loại bỏ những cảm xúc cứ bị mắc kẹt và học cách ngăn chặn những cảm xúc mới hình thành. Cuộc sống là một túi hỗn hợp, chứa đầy những phước lành để ta biết ơn, những khó khăn cần vượt qua, những cơ hội để khám phá, những quyết định, đôi khi cả đau buồn và khao khát. Tất cả đều cho chúng ta kinh nghiệm. Chúng mang lại cơ hội để ta thể hiện đức tin, có được kiến thức và phát triển khả năng yêu thương. Tất cả nhân loại được kết nối với nhau một cách mạnh mẽ; nếu ai đó trong chúng ta xảy ra chuyện, nó đều ảnh hưởng đến những người khác. Bằng kinh nghiệm của mình, chúng ta có cơ hội để tăng cường kết nối bằng cách phát triển sự hiểu biết và lòng trắc ẩn dành cho nhau.
Tất cả những thăng trầm của của cuộc sống đều mang những cơ hội để luyện tập phát triển các kỹ năng cảm xúc của mình hoặc nâng cao trí tuệ cảm xúc. Có vẻ như các phản ứng cảm xúc của bạn hiện giờ là tự động và ban gần như hoặc không thể kiểm soát được chúng. Có vẻ như cảm xúc đang kiểm soát những gì xảy đến với bạn. Tuy nhiên, phần lớn hành vi “tự động điều khiến" này là do cảm xúc mắc kẹt gây ra, vì vậy càng giải phóng được nhiều cảm xúc, bạn càng có thêm tự do để quyết định cảm xúc và phản ứng của mình. Việc quyết định cảm xúc của mình mỗi ngày, quyết định mình sẽ đối mặt với điều gì cũng sẽ quyết định mức độ suôn sẻ của cuộc sống.
Mỗi khi đưa ra lựa chọn có ý thức để định hướng lại trải nghiệm cảm xúc của mình và hướng tới cảm xúc tích cực, đó là lúc bạn đang phá vỡ chương trình cũ trong tiềm thức của bạn. Điều này ban đầu có vẻ khó thực hiện, nhưng hãy tiếp tục và bạn sẽ thiết lập các chương trình tích cực mới khiến việc lựa chọn xu hướng tích cực trở thành bản năng thứ hai. Thực tế bạn luôn là người lựa chọn cảm xúc, bạn luôn là người có quyền lựa chọn cách bạn cảm nhận. Chỉ cần nhận thức được điều này tự nó đã mang lại sức mạnh cho bạn. Bạn có thể chọn bất cứ cảm xúc nào bạn muốn trong bất kỳ tình huống nào. Bạn là tác giả của những trải nghiệm cảm xúc của chính mình.
Mỗi ngày là một lựa chọn mới: cảm nhận tích cực hay tiêu cực về những gì đang xảy đến trong cuộc sống. Luôn có mặt tiêu cực và tích cực trong mọi hoàn cảnh, nên việc bạn tập trung vào yếu tố nào mới là điều quan trọng trong phương trình hạnh phúc.
Review bởi: Yến Linh - Bookademy
Hình Ảnh: Thùy Linh - Bookademy
______________
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “Tên tác giả - Bookademy”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tôi đến với cuốn sách này mà không nhiều kỳ vọng. Cuốn sách như là cuốn sách self-help văn hóa đại chúng và đó là điều tôi mong chờ.
Điều tôi mong chờ một só hướng dẫn khoa học bịa đặt và hữu ích để đối phó cảm xúc, tôi lại thấy lời khuyên bịa đặt khoa học lớn và nguy hiểm để đối phó cảm xúc.
Cuốn sách này đầy các giai thoại của những ứng dụng thành công về "công cụ chữa lành" được biết đến là Mật Mã Cảm Xúc. Hơn một nửa cuốn sách là những câu chuyện của những ai cho rằng sự chịu đựng của họ đã được giải tỏa bằng phương pháp này.
Phần còn lại của cuốn sách sử dụng khoa học nhảm nhí để thành lập một sinh lý học bịa đặt mà cảm xúc gây ra bởi cơ quan và là những quả bóng năng lượng có thể bị mắc kẹt bên trong cơ thể gây ra bệnh tật. Sau đó nó gợi ý rằng một người có thể giải thoát những cảm xúc bị mắc kẹt với việc dò tìm mạch của tiềm thức và nam châm tủ lạnh.
Cuốn sách này cho rằng chúng ta chọn những cảm xúc của mình và cảm xúc bị mắc kẹt có thể loại bỏ với nam châm. Điều này đi theo hướng ngược lại với thông tin thần kinh học mà tôi từng đọc.
Chế độ của sự đối xử này chưa được thử nghiệm khoa học, nhưng nó đưa ra lời khuyên nguy hiểm, và nó bảo người ta rằng họ có thể chỉnh cảm xúc của chúng ta mà không cần làm hay trị liệu.
Đừng mua cuốn sách này. Cuốn sách này thật tệ. Cuốn sách này được thiết kế cho một mục đích: để kiếm tiền từ những ai đang chịu đựng và cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ.