Đi tìm Alaska, cuốn tiểu thuyết đầu tay của tác giả John Green, được xuất bản lần đầu vào năm 2006. Tác phẩm sau đó nhận được giải thưởng Printz vào năm 2006 và nhận được hưởng ứng tích cực của nhiều độc giả trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, tác giả người Mỹ John Green đã quá nổi tiếng với cuốn sách Khi lỗi thuộc về những vì sao, Đi tìm Alaska là cuốn sách đầu tay của John Green, được xuất bản lần đầu năm 2006 sau đó tác phẩm nhận được giải thưởng Printz vào năm 2006. Đi tìm Alaska được viết dựa trên những kỷ niệm của John Green khi còn học tại trường nội trú Indian Springs thuộc bang Alabama. Cũng giống những tác phẩm khác, Đi tìm Alaska là cuộc hành trình mà những đứa trẻ đang tập làm người lớn và thoát khỏi mê cung của chính mình.
1. Hành trình trưởng thành của Miles Halter:
Lần đầu mình thấy cái tên Đi tìm Alaska mình đã nghĩ rằng cuốn truyện sẽ là cuộc phiêu lưu của những người bạn trẻ đến vùng đất Alaska, một bang của Hoa Kỳ, nơi nổi tiếng với thiên nhiên hoang dã và cái lạnh cắt da thịt từ Bắc Cực. Nhưng thực chất câu chuyện trong Đi tìm Alaska là hành trình đi tìm bản ngã của Miles Halter. Miles Halter là một cậu bé sống hướng nội, cô đơn. Bước ngoặt cuộc đời cậu bắt đầu từ khi chuyển đến trường nội trú Culver Creek và làm quen với cô gái mà cậu ví là “người con gái nóng bỏng nhất lịch sử loài người”, Alaska.
Từ một cậu bé nhút nhát, kép mình với tất cả mọi người xung quanh kể cả bố mẹ. Miles dần bước ra khỏi “mê cung” của mình, làm quen với anh bạn cùng phòng Chip Martin, người tuy sáng dạ nhưng hơi khùng của cậu, Takumi, một cậu bạn người Nhật có giọng Nam Mỹ. Miles cũng học cách hút thuốc, quậy phá banh nóc cùng hội bạn thân hay say rượu bét lét ở sân vận động và lần đầu cảm nhận được tình yêu là gì.
Nếu nhân loại là mưa, tôi sẽ là một cơn mưa bụi còn cô ấy là một trận bão tố.
Trung học hẳn là khoảng thời gian đáng nhớ nhất cuộc đời của mỗi người. Từ những đứa trẻ vô tư vô lo, chúng ta trải qua một thời kỳ khủng hoảng cả về tâm lý lẩn thể chất gọi là “thời kỳ dậy thì”. Những mối quan hệ yêu đương, bạn bè lẫn cả những âu lo vô định về tương lại sẽ kéo đến lúc này. Trong khoảng thời gian này, bạn cũng sẽ tìm được bản ngã của bản thân và trưởng thành. Trong Đi tìm Alska củng thế, những đứa trẻ ở trường nội trú Culver Creek cũng trải qua giai đoạn ẩm ương này. Là tác phẩm đầu tay, John Green đã định hình cách viết của mình thông qua tác phẩm này, đó là tập trung khai thác tâm lý nhân vật một cách tinh tế và chân thật, điều đó đã được thấy rõ qua những tác phẩm nổi tiếng sau này của John Green.
Thông qua cuộc hành trình của Miles, những người trẻ khi đọc cuốn sách này sẽ nhận ra một phần hình ảnh mình trong đấy. Họ sẽ khám phá ra “cái tôi” của mình và mình là ai trong thế giới bao la này hay cách đối nhân xử thế với những người xung quanh. Hành trình của Miles như một chuyến tàu lượn siêu tốc vậy, luôn nhanh như vũ bão lúc lên lúc xuống, cua rẽ bất ngờ. Và người “trưởng tàu” ấy chính là Alaska Young, cô bạn mà Miles thầm thích.
Tôi sẽ không bao giờ biết rõ về Alaska để hiểu được suy nghĩ của cô ấy trong phút cuối đời, không bao giờ biết có phải cô ấy đã cố tình bỏ chúng tôi lại hay không khiến tôi ngừng quan tâm và tôi sẽ luôn yêu Alaska Young, cô hàng xóm với trái tim mục ruỗng trong mình.
2. Hành trình thoát khỏi mê cung của Alaska Young:
Alaska, trung tâm trái tìm của Miles, là một cô bé cá tính và lạ kì. Có những lúc cô bé kéo Miles xích lại mình, có lúc thì khó tính, né tránh. Những cảm xúc phức tạp và khó hiểu ấy cùng bề ngoài lạnh lùng, bóc đồng của Alaska chính là vỏ bọc cho những tổn thương tình thần của cô bé. Đó là những tổn thương sau cái chết của người mẹ.
Tớ luôn thích những người trầm tính: Cậu sẽ không bao giờ biết được họ đang khiêu vũ giữa giấc mộng ban ngày hay họ đang gánh vác cả thế giới.
Trong truyện, Alaska cũng đang mắc kẹt trong mê cung của chính mình. Lúc nhỏ, Alaska đã nhìn thấy mẹ bị đột quỵ ngay trước mắt mình vì quá hoảng sợ và lúng túng nên cô đã không thể làm được gì. Nghĩ mình là nguyên nhân dẫn tới cái chết của mẹ khiến cho Alaska luôn dày vò, dằn vặt bản thân. Để thoát ra khỏi mê cung ấy, Alaska đã chọn một cách tiêu cực, đó là lái xe tốc độ cao và qua đời.
Con đường duy nhất thoát khỏi mê cung khổ đau là tha thứ.
Cái chết của Alaska nhanh và bất ngờ để lại một khoảng trống cho Miles và hội bạn. Trong cuộc sống, chúng tai ai cũng từng mắc phải sai lầm và bị lạc vào mê cung do chính mình tạo ra. Chúng khiến ta bận tâm nghĩ tới và tự day dứt với bản thân vì những lỗi lầm không thể sửa chữa. Alaska Young cũng như thế, thay vì tha thứ cho bản thân và sống tiếp, cô chọn đến cái chế nhưng một các giải thoát và kết thúc những vướng mắc trong lòng.
Cậu mắc kẹt cả đời trong mê hồn trận, nghĩ đến ngày nào đó cậu sẽ thoát khỏi nó, và nó tuyệt vời đến thế nào và vọng tưởng cho cậu động lực sống nhưng cậu không bao giờ thực hiện. Cậu dùng tương lai để trốn tránh thực tại.
Là cuốn sách đầu tay, Đi tìm Alaska không hẳn là cuốn sách hay nhất của John Green nhưng qua cuốn sách này, ta thấy rõ góc nhìn cũng như phong cách đã định hình tên tuổi của ông trong thế giới văn học. Đi tìm Alaska không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc với sắc xanh của tuổi trẻ, sắc hồng của tình yêu tuồi học trò và sắc vàng của tình bạn mà còn là hành trình đi tìm “cái tôi” của những đứa trẻ đang học cách làm người lớn.
Review chi tiết bởi: Gia Nghi - Bookademy
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
"Trợ lý Amanda của tôi đã hâm mộ John Green từ lâu, đó là một trong những lý do khiến tôi quyết định bắt đầu đọc nội dung của anh ấy.
Tôi quyết định bắt đầu từ đây vì đó là một trong những cuốn sách đầu tiên của anh ấy.Sau khi hoàn thành cuốn sách này, tôi đến gặp cô ấy và hỏi:"Có phải tất cả các cuốn sách của John Green sẽ để lại cho tôi cảm giác như bị một lỗ thủng xuyên thẳng vào ruột không?"
“Không phải tất cả” cô nói. "Nhưng vâng. Một số."
Tôi nghĩ về điều này một lúc, rồi hỏi cô ấy. "Tên của gió, khi X xảy ra, bạn có cảm thấy như vậy khi đọc nó không?"
(Rõ ràng là tôi không nói X. Tôi đã đề cập đến một cảnh cụ thể trong cuốn sách đầu tiên của mình.)
"Chà," Amanda nói, "Không hẳn. Cảnh của anh ấy là trọng tâm trong cuốn sách của anh ấy. Nhưng dù vậy, ừ. Đại khái là thế."
"Chết tiệt," tôi nói. "Xin lỗi vì điều đó."
Vì vậy, vâng. Xin lỗi vì điều đó."