Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta không chỉ cần làm việc chăm chỉ mà còn cần làm việc hiệu quả và thôm minh hơn. Phương pháp 80/20 sẽ tối ưu hóa các nguồn lực của bạn đem lại các giá trị tối đa. Nguyên tắc nghe có vẻ văn vở và lý thuyết nhưng rất hữu ích cho cuộc sống cá nhân lẫn điều hành doanh nghiệp. Hãy cùng nhau tìm hiểu cốt lõi của thành công qua cuốn sách con người 80/20 nhé

Phần 1: Tăng tốc sự nghiệp của bạn trở thành một con người 80/20

      I.      Làm thế nào để trở thành một con người 80/20

“ Khi việc kinh doanh thay đổi, cá nhân chính là người đem công cụ đến cho công ty”

Philip Harris, CEO, PJM Interconnection

Ngày nay, gần như những bác thợ rèn ở các làng mạc trên thế giới cũng có thể đóng các trục xe ở sân nhà, gắn chúng với nhau và cạnh tranh với General Motors. Và đó là những gì đang diễn ra theo đúng nghĩa đen. Chúng ta có thể chứng minh điều đó qua hệ điều hành Linux”.

Paul Maritz, Phó Chủ tịch, Microsoft

“Trong tất cả mọi lĩnh vực, đơn vị chủ chốt của sự sáng tạo giá trị chính là cá nhân… logic của những chuỗi giá trị phi xây dựng được bao hàm trong giới hạn của nó: cá nhân những người lao động (đơn vị nhỏ nhất có thể trong một doanh nghiệp) bòn rút những giá trị mà chỉ riêng mình họ tạo ra”.

Philip Evans và Thomas S. Wurster, Nhóm Cố vấn Boston

“Nếu bạn lấy đi 20 người quan trọng nhất của chúng tôi, chúng tôi sẽ trở thành một công ty không quan trọng nữa”.

Bill Gates, Chủ tịch, Microsoft

“Vị hoàng đế trong tương lai sẽ là hoàng đế của ý tưởng”.

Winston Churchill

“Nếu trong tự nhiên có một điều gì khó bị tổn thương hơn những tài sản duy lý khác thì đó chính là sức mạnh của tư duy, hay còn gọi là ý tưởng”.

Thomas Jefferson

Có một cách sáng tạo để đạt kết quả tốt hơn phương pháp truyền thông. Có những thay đổi mầm mống nhất đã xảy ra. Những cá nhân muốn làm giày bằng cách trở thành một phần trong cuộc cách mạng 80/20 có thể đi trước một bước.

Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong cuốn sách này:

Làm thế nào tôi có thể sử dụng nguyên lý 80/20 một cách chuyên nghiệp, để tạo nên sự giàu có cho bản thân mình?

Sơ lược lịch sử của nguyên lý 80/20

Năm 1897, nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto (1848-1923) phát hiện ra một khuôn mẫu thường xuyên trong việc phân phối tài sản hay thu nhập, bất kể ở đất nước nào hay giai đoạn thời gian nào. Sự phân phối bị nghiêng lệch hoàn toàn về một đầu cuối lớn nhất: Một thiểu số nhỏ đem lại thu nhập cao nhất luôn luôn chiếm phần lớn trong tổng số. Dần dần Pareto có thể tiên đoán được kết quả chính xác trước khi xem các dữ liệu.

Nguyên lý 80/20 cho rằng có 80% kết quả xuất phát từ 20% nguyên nhân. Đây là một “định luật” mang tính kinh nghiệm đã được chứng minh trong kinh tế, kinh doanh, và cả những khoa học liên ngành.

 

    II.      Sự vươn lên của một cá nhân sáng tạo

Hãy cho tôi một điểm tựa và một đòn bẩy, tôi sẽ nâng bổng trái đất lên”. Archimedes

Những con người 80/20 có mặt trên khắp mọi lĩnh vực. Họ xuất hiện trên mọi nẻo đường cuộc sống: chính trị, kinh doanh, công tác xã hội, tổ chức phi lợi nhuận, thể thao, giải trí, truyền thông. Oprah Winfrey là một con người 80/20. Một số con người 80/20 khác chẳng hạn như: Jeff Bezos, David Bowie, Richard Branson, Warren Buffett, Jim Clark, Bill Clinton, Larry Ellison, Bill Gates, John Grisham, Andy Grove, Tom Hanks, Robert Johnson, Michael Jordan, Nelson Mandela, Ronald Reagan, Steven Spielberg. Vào thời đại của bà, Florence Nightingale cũng là một con người 80/20. Và cả Christoforo Colombo, Henry Ford, Isaac Newton, George Orwell, Mẹ Teresa, Sam Walton cũng vậy.

Phần 2: Chín điểm cốt lõi của thành công 80/20 trong công việc

  III.      Sử dụng 20% sáng tạo nhất của bạn

Trên hết, hãy thành thật với bản thân Nếu không thì bạn sẽ không thành thật với ai cả”.

William Shakespeare, Hamlet

20% đỉnh năng lực là một ưu điểm đặc trung mạnh mẽ của mỗi người. Vấn đề ở đây là phải huấn luyện và phát triển đỉnh năng lực đó của bạn sao cho nó đạt đến mức tiêu chuẩn của Thế vận hội Olympic.

Gia công 80% của bạn là một trong những khuynh hướng quan trọng gần đây nhất. Trường hợp lý tưởng, các công ty cho gia công toàn bộ “số nhiều vặt vãnh” 80% công việc và dồn hết sức vào “số ít quan trọng” 20% điểm mạnh của họ.

Xác định 20% đỉnh năng lực của mình bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

_ Điều gì thật sự thú vị đối với bạn? Bạn thật sự cảm thấy đam mê nhất với điều gì?

_ Hãy tưởng tượng bạn trở thành một người nổi tiếng. Bạn có thể nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

_ Bạn có điều gì đặc biệt nhất? Bạn có cá tính nào đáng chú ý nhất? Bạn có điều gì khác biệt nhất so với mọi người khác?

_ Bạn nghĩ bạn sẽ vui vẻ nhất và làm tốt nhất công việc gì?

_Bạn giỏi nhất và giỏi hơn những người khác trong việc gì?

_Bạn nghĩ mình thích hợp nhất với công việc gì?

_Hãy nghĩ về một lĩnh vực đặc biệt nào đó mà bạn có thể thành công xuất sắc, có thể không liên quan gì đến công việc hiện nay của bạn. Hãy suy nghĩ sáng tạo, thậm chí không cần phải hoàn toàn nghiêm túc.

_Nếu bạn bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới có khả năng thành công tột bực, đó sẽ là gì? Hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn.

Thế còn 80-99% mà bạn không giỏi thì sao?

Sức mạnh Olympic của bạn – con số 20%, hay thường gặp hơn là chỉ có 1%– đòi hỏi 80-99% còn lại của bạn phải được người khác hỗ trợ. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần có một nhóm nhỏ.

Hãy chăm sóc đội nhóm của bạn: Nếu không phải là những người đồng sự vô tư thì họ cũng được xem như những người hỗ trợ chứ không phải những nhân viên dưới quyền. Thành công của bạn cũng phải là thành công của họ – họ phải được hưởng lợi khi trở thành một phần trong thế giới của bạn, cũng như bạn được hưởng lợi vì họ là một phần của bạn.

 

 IV.      Sinh sôi và biến đổi những ý tưởng lớn

“Không một sức mạnh nào trên trái đất này mạnh mẽ bằng một ý tưởng vào đúng thời điểm”. Victor Hugo

“Người ta thích nghĩ rằng các doanh nghiệp được xây dựng trên những con số (như trong các đồ thị phát triển), hay những sức mạnh (như trong sức mạnh thị trường), hay các vật thể (sản phẩm), hoặc thậm chí là cả xương thịt (con người). Nhưng đó là một quan niệm sai lầm. Doanh nghiệp được tạo thành từ ý tưởng – ý tưởng được thể hiện qua từ ngữ”. James
Champy


  V.      Tìm kiếm những nguồn lợi nhuận quan trọng

Sự lựa chọn của tự nhiên và “gen kinh doanh”. Quá trình động 80/20 của sự lựa chọn tự nhiên là một biện pháp khả thi bất ngờ để xem xét các ý tưởng.

Điểm cốt yếu là phải xác định được những ý tưởng “số ít quan trọng” có thể đem đến thành công cho bạn. Hai mặt của một vấn đề: Một, bạn cần những ý tưởng lớn có thể tự chứng minh chính mình. Hai, bạn cần những ý tưởng phù hợp với 20% đỉnh năng lực của bạn.

Kết hợp và chia nhỏ những ý tưởng trước.

Làm thế nào để tiếp nhận và biến đổi những ý tưởng hay?

Thứ nhất: khoanh vùng lĩnh vực của bạn

Thứ hai: tuyển lọc những ý tưởng hay

Thứ ba: pha ủ một mẻ rượu độc nhất vô nhị

Thứ tư: kiểm nghiệm

Thứ năm: khẳng định nền kinh tế của một doanh nghiệp 80/20

Thứ sáu: Khám phá 20% mới bên trong 20%

Hãy phân loại thực tế thành ba loại chính: một là nhân viên và đồng sự, hai là khách hàng, ba là những phân khúc dịch vụ và sản phẩm. Với mỗi loại, hãy tìm ra những số ít sinh lợi quan trọng: 20% đem đến cho bạn 80% lợi nhuận.

Để kích thích sự sáng tạo của bạn, hãy áp dụng 7 yếu tố sau cho 80/20 đỉnh năng lực của bạn và lĩnh vực kinh doanh mà bạn hiểu biết rõ nhất.

Suy nghĩ nhỏ

Suy  nghĩ lớn

Suy nghĩ lên

Suy nghĩ về số đông

Theo đuổi cách tân giá trị: Nhiều hơn với ít hơn

Sử dụng kênh phân phối trực tiếp

Tập trung vào những hoạt động có tỷ lệ giá trị cao nhất so với chi phí

 

 VI.      Sử dụng Einstein

“Với những người nguyên thủy, không gian là một bí ẩn không kiểm soát được. Với những người của công nghệ mới, thời gian cũng có một vai trò tương tự”. Marshall McLuhan

Albert Einstein, một chàng thư ký nghèo trong một văn phòng Thụy Sĩ vào đầu thế kỷ XX, thường dùng xe điện đi làm mỗi ngày ở Kramgasse, Berne. Anh tưởng tượng rằng mình sẽ đi đến tháp đồng hồ này với tốc độ ánh sáng. Giả sử những tia sáng phản chiếu hình ảnh của anh đang đi với cùng tốc độ đó, liệu anh có thể nhìn thấy ảnh mình trong chiếc gương của người tài xế không? Cuối cùng, anh nhận ra không có gì trong tự nhiên xảy ra đồng thời, chính xác vào cùng một thời điểm cả. Tốc độ ánh sáng là tuyệt đối, nhưng thời gian và không gian là tương đối. Cách nhìn thời gian và không gian tác động lẫn nhau.

Thế nào là sản phẩm – thời gian; dịch vụ - thời gian

Đầu tiên là giảm bớt thời gian phân phố đến với khách hàng. Tiếp đến là kế hoạch cắt giảm thời gian.

 

VII.      Tuyển chọn nhân tài

“Đứng trên vai những người khổng lồ giúp tôi có được một tầm nhìn xa hơn”. Sir Isaac Newton

Toán học điên đầu

Nguyên lý 80/20 lại đưa ra giả thuyết rằng 20% những người tài giỏi nhất trong một nhóm có thể tạo ra giá trị gấp mười sáu lần 80% còn lại.

Quy luật Koch về “Con người tạo ra của cải”

Đường cong hình chuông và nguyên lý 80/20 ám chỉ những thứ khác nhau. Đường cong hình chuông thường chỉ sự thông minh, tài năng, còn nguyên lý 80/20 lại chỉ về khả năng tạo dựng của cải, hạnh phúc của con người. Hai quan điểm này có thể diễn giải như sau:

_ Tài năng không chưa đủ. Tài năng nếu không tạo ra được của cải hay hạnh phúc thì đó là tài năng vô dụng. Chúng ta nên tìm hiểu xem điều gì làm chuyển đổi tài năng thành khả năng tạo ra của cải. Và chúng ta cần phải nắm được “thuật giả kim” phi thường này.

_ Trái với sự mong đợi và thậm chí trái với nhận thức về những điều mà chúng ta thường cho là đúng và hợp lý, nguyên lý 80/20 thật sự cho thấy sức mạnh tạo ra của cải của các cá nhân. Một số phép tính được áp dụng vào nguyên lý 80/20 đã cho thấy những người tạo ra sự giàu có thật sự làm ra của cải nhiều hơn những người còn lại ít nhất 16 lần.

Bạn đừng quên trong định luật Koch về khả năng tạo ra của cải của con người vẫn còn một biến số khác: tố chất kinh doanh - yếu tố dùng để chuyển đổi tài năng thành của cải. Thật vậy, nó có thể áp dụng cho cả những người tài năng lẫn vụn vặt.

Tranh thủ nhân tài như thế nào?

Thứ nhất: Những gợi ý thiết thực từ qui luật “Con người tạo ra của cải”

Những người đang làm nhân viên, đang làm việc hiệu quả với những gen kinh doanh mạnh mẽ, cùng với một số bước ngoặc quan trọng, có thể đánh cược với những ý tưởng này trong một cuộc phiêu lưu mới thành công – họ sẽ trở thành những con người 80/20.

Thứ hai: Khai thác lý thuyết của cải/tài năng trong chứng khoán

Cái giá của những người làm phát sinh của cải là một hàm số giữa danh tiếng và sự tự tin. Cả hai kết hợp cùng nhau nhưng không hề thể hiện được mối tương quan tuyệt đối. Danh tiếng hiếm khi ngang bằng được với sức sản sinh của cải.

Thứ ba: đánh giá cao những tài năng trẻ

Con người 80/20 cần biết cách phát hiện để “chộp” được những tài năng trẻ, có tiềm năng tạo ra của cải, ngay trước khi tiềm năng đó được đánh giá đúng.

Đâu là dấu hiệu của những con người 80/20?

_ Con người luôn thích một tập thể gắn bó và bạn phải tạo ra được một tập thể như vậy, đó là những người quý mến nhau và có thể cùng nhau làm việc tốt.

_Bạn sẽ dễ dàng lôi kéo người ta ra khỏi công ty hiện tại của họ nếu như họ tìm thấy ở công việc mới của bạn một tập thể tốt hơn chỗ làm cũ. Ngược lại, nếu họ đang cảm thấy vui vẻ với tập thể hiện tại thì việc lôi kéo họ sang chỗ của bạn gần như bất khả thi.

_Nếu như những người bạn muốn có mặt trong dự án kinh doanh mới của mình đang làm việc vui vẻ cùng nhau trong công ty của bạn thì đây là một cơ hội ngàn vàng để bạn “đặt vấn đề” với tập đoàn của mình cho một dự án liên doanh hay một giải pháp kết hợp.

_Điều kiện lý tưởng cho một nhà lãnh đạo muốn thành lập một dự án kinh doanh độc lập là có một tập thể trong công ty hiện tại đang sẵn sàng chờ để được bạn lãnh đạo tới “miền đất hứa”.

_Khi bạn đã có một sự nghiệp kinh doanh mới, hãy khai thác lòng trung thành của tập thể.

 

VIII.      Sử dụng công ty hiện tại của bạn

Làm thế nào để khởi đầu?

Hãy tự đặt ra ba câu hỏi sau:

_ Những giải pháp tiềm năng nào là khả thi với bạn? Chúng có dễ hiểu với những người sẽ hợp tác với bạn không (ví dụ như đồng sự, giám đốc, chủ sở hữu công ty hay những nhà cung cấp vốn)?

 _ Ngoài những lựa chọn đó, cấu trúc nào sẽ khả thi cho bạn để tạo ra một cái gì đó giá trị nhất.

_Giải pháp nào sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng và thỏa mãn cao nhất?

 IX.      Khai thác các công ty khác

“Một trận dịch đã bùng phát ngay từ thuở ban đầu của mọi thời đại mà thoạt nghe có vẻ vô lý - dịch ‘thừa mứa sản xuất’… Có quá nhiều nền văn minh, quá nhiều phương tiện tồn tại, quá nhiều ngành công nghiệp cũng như quá nhiều giao dịch thương mại, buôn bán”. Karl Marx và Friedrich Engels

“Các xí nghiệp tăng trưởng khả năng sản xuất quá nhiều đến nỗi những thị trường của nó không còn đủ sức chứa để tiếp nhận sự cải tiến liên tục trong hoạt động sản xuất nữa”.Larry Shulman - Nhóm Tham vấn Boston.

Lợi nhuận từ việc dư thừa sản xuất này sẽ rơi vào tay các doanh nghiệp mới – là các công ty đã có khách hàng riêng của nó, không có khả năng sản xuất hay không nhất thiết phải sản xuất nhưng có thể khoán cho các công ty khác các sản phẩm mang lại lợi nhuận cao.

Liên minh rất hữu ích nhưng không phải là mãi mãi. Vì thế, chúng ta chỉ nên “đính hôn” chứ đừng bao giờ “kết hôn”.

Làm cách nào sử dụng những công ty khác?

1.    Xác định những thành phần thiếu sót trong những thị trường bị bỏ quên.

2.    Bám sát nguyên lý 80/20

3.    Tách khỏi sự phụ thuộc – cách “dứt điểm” những hợp đồng dài hạn

4.    Kết hơn những “chú chim” khác loài với nhau

Con người là những cá thể khác nhau với những sở trường khác nhau. Những “chú chim” cùng loài thường thích chung sống với nhau, và thời cơ đến khi bạn kết hợp được những “chú chim” khác loài, buộc chúng làm việc cùng nhau.

   X.      Bảo vệ nguồn vốn

“Sự thật là chúng ta không có nhiều tiền, do đó những gì ta phải làm là suy nghĩ.” Giáo sư Ernest Rutherford, tác giả học thuyết tách nguyên tử.

Nếu dự án của bạn sẽ làm thay đổi thế giới và tạo ra một mức lợi nhuận trên vốn cực lớn, đừng nản lòng khi gặp khó khăn.

Cần thận trọng

Một là, việc tích lũy vốn có vẻ dễ dàng hơn trước đây, nhưng thực tế vẫn có những khó khăn riêng của nó. Đã từng chứng kiến hai mặt của vấn đề trong nhiều năm, tôi phải công nhận rằng những người cung cấp vốn vẫn có thế lực hơn những người cung cấp ý tưởng.

Hai là, con người 80/20 luôn cần một số vốn, thường nhiều hơn họ dự tính để có thể thực hiện kế hoạch của mình

 XI.      Phát triển Zigzag

“Mỗi người thất bại hay thành công dường như là do định mệnh đã an bài. Nhưng người ta vẫn còn khả năng luồn lách chống chọi… và trong toàn vũ trụ này, hoạt động thú vị duy nhất chính là hoạt động luồn lách đó”.

E. M. Forster

Thử thách lớn nhất của một cá nhân 80/20 không phải là nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh, không phải là tập trung một đội nhóm, không phải là tìm kiếm nguồn vốn, không phải là lúc khởi động một doanh nghiệp, mà chính là khi doanh nghiệp đó đã thành công.

Liệu có phải là thành công không khi bạn bắt đầu một công ty, phát triển nó một chút rồi nhanh chóng bán nó đi?

Với những ví dụ thực tế đã được nêu làm sáng tỏ nguyên tắc 80/20 trong cuốn sách này. 80% kết quả dựa vào 20% nổ lực, hãy tập trung vào thế mạnh của mình và phát triển chúng tối ưu để đem lại hiệu quả cao nhất.

Xem thêm