Chúng ta luôn đặt ra các mục tiêu cho bản thân với mong muốn phát triển bản thân, thực hiện ước mơ của bản thân. Nhưng chính bản thân chúng ta luôn vướng phải một vấn đề đó chính là chỉ thực hiện được một nửa hoặc dễ dàng từ bỏ. Thì quyển sách này đây sẽ là vị cứu tinh cho bạn giúp bạn thiết kế một mục tiêu một cách tốt nhất và vượt qua được sự tiêu cực, hay thói quen từ bỏ mục tiêu.
Về tác giả:
Tác giả Michael Scott Hyatt là một tác giả người Mỹ, podcaster, blogger, diễn giả, đồng thời là Giám đốc điều hành và người sáng lập của Michael Hyatt & Company. Anh ấy đã viết một số cuốn sách về khả năng lãnh đạo, năng suất và thiết lập mục tiêu.
Một số tác phẩm:
Platform ứng dụng
Quản lý sự tập trung để nâng cao hiệu suất công việc
Từ quản lý đến lãnh đạo - Sứ mệnh dẫn đầu
Năm thành công rực rỡ vẫn chưa xuất hiện:
Heather Kampf là một vận động viên điền kinh với bảng dài thành tích ấn tượng, bao gồm ba chức vô địch tại Mỹ ở hạng mục cự ly trung bình một dặm. Nhưng điều ấn tượng nhất ở cô chính là lần cán đích đầu tiên trong trận chung kết 600m tại giải Big Ten Indoor Track Championship sau khi bất ngờ bị ngã dúi dụi xuống đường đua. Đối với đường đua 600m, các vận động viên sẽ phải chạy ba vòng 200m quanh sân thi đấu. Tại thời điểm vòng đua cuối đang cận kề, Kampf đang ở vị trí thứ hai và sẵn sàng bứt phá lên vị trí dẫn đầu. Nhưng chỉ trong chớp mắt, mọi thứ đã thay đổi.
“Tôi đang cố di chuyển để vượt qua... và có lẽ là do không ước lượng đủ không gian cho sải chân dài của mình,” cô nhớ lại. “Tôi cảm thấy mình bị hụt chân, và một giây sau đó, tôi ngã xuống.”1 Hơn cả một cú ngã thông thường, Kampf lúc đó đã ngã sóng soài xuống đất. Cô trượt trên mặt đất, mặt cô chà xát lên đường đua màu đỏ trong khi hai chân bị hất ra phía sau. Khán giả há hốc miệng vì kinh ngạc. Cú ngã kinh hoàng đó ngay lập tức đẩy cô xuống phía cuối đoàn đua mà không có lấy chút hy vọng đuổi kịp những người khác.
Bước 1: Tin vào những điều có thể xảy ra
“Niềm tin đóng vai trò vô cùng to lớn trong cách chúng ta tiếp cận cuộc sống. Chúng ta có khuynh hướng trải nghiệm những gì chúng ta mong đợi.”
Niềm tin là một trong những điều cần thiết để ta thực hiện các mục tiêu của bản thân một cách tốt hơn. Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều màu sắc vui vẻ, buồn bã,... Và theo sự quan sát của chính tác giả thì xung quanh cuộc sống của chúng ta gồm có 10 khía cạnh:
Tinh thần: mối liên kết với chúa
Trí tuệ: sự tương tác với những khái niệm có tính thuyết phục
Cảm xúc: sức khỏe tâm lý
Thể chất: sức khỏe cơ thể
Hôn nhân: vợ/ chồng hoặc một ai đó quan trọng
Nuôi dạy con: nếu như đã có con
Xã hội: bạn bè và các mối liên hệ khác
Nghề nghiệp: nghề chuyên môn
Tiêu khiển; sở thích và thú vui giải trí
Tài chính: của cá nhân hoặc tài chính của gia đình
Đây chính là những khía cạnh góp phần tạo nên niềm tin cho chúng ta khi thực hiện một kế hoạch của bản thân. Khi chúng ta tạo ra hay lập ra một kế hoạch để phát triển bản thân hay là kế hoạch công việc thì ta thường có niềm tin mãnh liệt rằng mình sẽ làm được, mình kiếm được nhiều tiền rồi,... nhưng đồng thời cũng có thể trở nên tiêu cực như bản thân ta tin rằng mình không làm được, mình sẽ thất bại,... Suy nghĩ tích cực cùng với niềm tin vững chắc thì góp phần giúp ta đạt được kế hoạch. Và chính tác giả cũng đề cập cách để thay đổi niềm tin tiêu cực đó, để có thể sống tốt hơn.
“Một trong những lý do lớn nhất khiến chúng ta không thể thành công với mục tiêu của mình chính là chúng ta hoài nghi khả năng của bản thân.”
Điều khác biệt đầu tiên giữa một mục tiêu dở dang và một thành tựu cá nhân chính là phải có niềm tin rằng việc đó có thể thành hiện thực. Đây chính là điều quan trọng quyết định việc bản thân chúng ta có đạt được mục tiêu của bản thân hay không. Có rất nhiều người luôn hoàn thành được một nửa chặng đường rồi thì lại từ bỏ, để mục đó dở dang. Lý do chúng ta từ bỏ như vậy không chỉ do bản thân chúng ta không có niềm tin vào bản thân và mục tiêu mà nó còn do là bản thân chúng ta đã mất đi động lực để tiếp tục thực hiện tiếp. Việc ta dễ dàng mất động lực cũng dễ nhận biết nó chủ yếu đến từ mạng xã hội và những lời nói, lời nhận xét. Thật sự mà nói thỉnh thoảng khi dùng facebook hay tiktok chúng ta nhìn thấy những bài đăng, những bài chia sẻ về niềm vui, sự thành công của họ thì sẽ có lúc ta cảm thấy ghen tị và chán nản nhưng vẫn sẽ có nhiều người xem đó là động lực để cố gắng. Chưa kể đến những tin tức tiêu cực, những dram đến từ mạng xã hội làm cho chúng ta luôn ngóng vào hóng hớt, phấn xét. Nhưng suy nghĩ kỹ lại thì những việc làm như vậy thực sự có ích cho bản thân ta hay chỉ khiến ta trở nên tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống, con người? Hãy tự mình suy nghĩ về vấn đề này, nó thật sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta?
Như đã đề cập ở trên, chúng ta luôn có niềm tin để thực hiện mục tiêu của bản thân nhưng không phải niềm tin nào cũng là tích cực và chúng ta phải giải quyết thế nào nếu như những niềm tin tích cực của bản thân lại trở thành tiêu cực. Thì tác giả đã chia sẻ với chúng ta 6 bước để có thể sửa đổi niềm tin của mình, có bước thực hiện sẽ rất gian nan và khó khăn. Ngoài ra tác giả còn chia sẻ thêm cho chúng ta cách để nâng cấp niềm tin của mình giúp niềm tin của bản thân chúng ta trở thành công cự bất bại không thể chuyển thành tiêu cực.
“Để hoàn thành bất kỳ điều gì, chúng ta buộc phải tin rằng bản thân có thể vượt qua thách thức. Điều đó không đồng nghĩa rằng thách thức này quá dễ dàng hay chúng ta đã biết cách chinh phục nó để hoàn thành mục tiêu.”
2. Bước 2: Kết thúc quá khứ
Quá khứ một trong những rào cản sẽ cản bước bản thân chúng ta bước đến thành công.
Để có thể vượt qua được quá khứ thì ta phải nhìn lại quá khứ của bản thân ta. Nó có thể sẽ đau đớn, sẽ tức giận nhưng đó lại là một việc làm vô cùng cần thiết. Chỉ khi ta dám nhìn lại quá khứ của chính bản thân thì ta mới có thể hiểu được lí do bản thân thất bại, hiểu được tại sao mình lại trở nên như thế này,... Đây cũng là cách để ta hiểu hơn về chính mình và đồng thời tìm ra những kinh nghiệm, những lỗi sai mà mình vướng phải để khắc phục nó biến những kinh nghiệm trở thành hành trang cho bản thân chỉ có như vậy thì ta mới có thể tiến bước được đến con đường thành công.
“Chúng ta không thể kết thúc quá khứ cho đến khi chúng ta hiểu được những gì bản thân đã trải qua.”
Nói thì nghe có vẻ là rất dễ nhưng thực tế thì điều đó lại không hề đơn giản như tưởng tượng cả. Có thể nhìn lại quá khứ nhưng vượt qua nó lại là một chuyện không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được. Tác giả biết được điều đó nên đã chia sẻ cho chúng ta một phương pháp vượt qua nó nhưng nó chỉ có thể giúp bản thân chúng ta một phần nào đó thôi, đối với những chấn thương tâm lý nặng hay những chuyện xảy ra trong quá khứ vô cùng nặng thì phương pháp này sẽ không phù hợp. Nếu cảm thấy bản thân không thể vượt qua hay nhìn lại quá khứ của chính mình thì hãy đi điều trị tâm lý đây là cách tốt nhất. Tư duy hồi quy: Kết thúc quá khứ là một phần thiết yếu trong việc thiết kế một tương lai tốt hơn. Đây là một phương pháp được tác giả tìm hiểu kỹ và được biến đổi lại một chút gồm 4 bước như sau:
Trình bày những gì bạn muốn xảy ra
Thừa nhận những gì thực sự xảy ra
Học hỏi từ kinh nghiệm
Điều chỉnh hành vi của bạn
Lòng biết ơn tạo nên sự khác biệt. Biết ơn một ai đó, cuộc sống,... sẽ góp phần giúp chúng ta rất nhiều trong việc rèn luyện bản thân và cả việc đạt được mục tiêu của bản thân. Lòng biết ơn không khiến chúng ta bằng lòng với thực tại mà “lòng biết ơn thúc đẩy nỗ lực thực hiện mục tiêu.” Đã có một khảo sát để chứng minh điều đó, những người có lòng biết ơn và luôn ghi chép lại những điều mà họ cảm thấy biết ơn thì khoảng thời gian họ thực hiện mục tiêu của mình nhanh hơn những người luôn cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu. Bạn biết đấy, lòng biết ơn giữ chúng ta tích cực, lạc quan và liên tục nỗ lực để đạt nhiều thứ hơn nữa khi cuộc đời liên tục quăng trở ngại ra cản đường. Đồng thời, lòng biết ơn cũng sẽ giúp bạn trở nên kiên cường, kiên trì với mục tiêu của thân và cũng là động lực giúp bạn cố gắng vì mục tiêu. Lòng biết ơn còn nhắc nhở chúng ta rằng là “Bạn có tiềm năng”. Lòng biết ơn có thể phát triển khả năng phản ứng của chúng ta. Lòng biết ơn đưa chúng ta đến một thế giới phong phú, nơi mà chúng ta giàu tiềm năng, sáng tạo, hào phóng, lạc quan và tốt bụng. Vì vậy, chúng ta nên dành một khoảng thời gian trong ngày để thực hành về lòng biết ơn, viết ra giấy, viết vào một cuốn nhật ký, điều này sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn rất nhiều.
3. Bước 3: Thiết kế tương lai của bạn
“Viết ra mục tiêu sẽ giúp bạn vượt qua được cảm giác chối bỏ.”
Mục tiêu SMART chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần, đây là một trong những cách thiết kế mục tiêu được nhiều người áp dụng và cũng đã được đề cập trong nhiều cuốn sách. Chúng có năm thuộc tính, chữ cái đầu tiên trong mỗi thuộc tính sẽ ghép nên từ SMART (gồm Specific - cụ thể, Measurable - dễ đánh giá, Action-oriented - hành động cụ thể, Realistic - thực tế, Time-bound - giới hạn về thời gian). Và chính tác giả cũng đã áp dụng phương pháp này nhưng bản thân tác giả đã nâng cấp và mở rộng nó ra một chút để trở nên phù hợp hơn cụ thể là bảy nguyên tắc của hệ thống SMARTER.
SPECIFIC: Cụ thể, rõ ràng
MEASURABLE: Dễ đánh giá
ACTIONABLE: Khả thi
RISKY: Mạo hiểm
TIME-KEYED: Có chìa khóa thời gian
EXCITING: Kích thích
RELEVANT: Phù hợp
Một lưu ý nhỏ trong việc đặt ra mục tiêu là hãy đặt ra những mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh sống, giá trị cá nhân và cả những mục tiêu khác thì chúng ta mới có thể cải thiện khó khăn để thành công. Không nên đặt ra quá bảy đến mười mục tiêu. Nếu có quá nhiều mục tiêu thì nỗ lực của bản thân ta sẽ bị pha loãng và rất dễ gặp phải sự mất tập trung. Nếu ít quá thì ta lại không thử thách mình đủ. Chúng ta có thể đặt ra một vài mục tiêu cho mỗi quý nên ta sẽ có thể phân bổ nỗ lực cho phù hợp trong một năm.
4. Bước 4: Xác định động lực của bạn
Có thể đây là bước quan trọng nhất của quyển sách này. Bởi vì chỉ cần ta không có động lực để làm, hay một việc gì đó vô tình tác động đến ta và rồi ta mất động lực thì ta sẽ dễ dàng từ bỏ mọi kế hoạch, mục tiêu mà bản thân đã thiết kế một cách hoàn hảo. Vì thế, ta cần học cách tận dụng tối đa nguồn động lực của bản thân và phát huy nó một cách đối đa.
Khi mới bắt đầu kế hoạch thì chúng ta căng tràn nhiệt tình. Chúng ta được tiếp thêm sinh lực bởi sự phấn khích đến từ sự mới lạ và sáng tạo. Nhưng đó chỉ là thứ sóng cuộn trào khi mới bắt đầu chứ không phải là nhiên liệu chúng ta trông đợi trong suốt cuộc hành trình. Đó cũng là lý do tại sao nhiều mục tiêu cho năm mới chỉ vài tuần là bị bỏ bê. Để đi xa được cùng những mục tiêu của chính mình, chúng ta cần thứ gì đó mạnh mẽ hơn. Phần lớn chúng ta được lập trình ham muốn kết quả trong chốc lát. Chúng ta muốn thành quả mà không tốn nhiều nỗ lực. Và lẽ dĩ nhiên, chúng ta luôn muốn vui vẻ, bằng không chúng ta sẽ chán nản và chuyển sự chú ý sang một cái khác. Và trong số đó, chỉ có một vài ngoại lệ may mắn thành công sớm chứ phần lớn đều phải chờ đợi rất lâu. Nếu không đạt được thành công tức thời mà bản thân trông đợi thì chúng ta rất dễ nản lòng và bỏ cuộc.
Xác định động lực chính của bản thân, liên kết nó với mục tiêu và không ngừng theo đuổi nó thì ta mới đạt được mục tiêu của bản thân nhưng nó lại vô cùng gian nan khi ta lại dễ dàng mất tập trung hay từ bỏ. Vậy nên, tác giả đã đề xuất một vài cách để giúp ta tìm ra động lực để có thể đi đến mục tiêu. Viết ra các động lực chính theo dạng series gạch đầu dòng, từ năm đến bảy động lực. Viết đến khi cạn kiệt ý và rồi hãy sắp xếp những gạch đầu dòng ấy theo thứ tự ưu tiên, điều nào quan trọng nhất.
Sau khi xác định được động lực thì làm chủ được chúng chính là chìa khóa để tăng khả năng kiên trì nhằm vượt cạn thành công. Tác giả đã đề cập đến một giải pháp thú vị như sau: đánh dấu lên lịch hoặc trên ứng dụng. Có thể nói là ta biến những động lực ấy trở thành thói quen thường ngày của bản thân và hãy cho nó một dấu tích nếu như đã hoàn thành nó.
Thành công đòi hỏi phải có sự giúp đỡ - và thường là với rất nhiều sự giúp đỡ. Giống như ông cha ta có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Việc kết bạn trên mạng hay bên ngoài đều khá tốt cho bản thân chúng ta:
Học hỏi. Kết nối với một nhóm lành mạnh có thể đẩy nhanh việc học hỏi, cung cấp các thông tin chuyên sâu, giúp chúng ta tìm ra tiềm lực chính cũng như dạy cho bản thân chúng ta những phương pháp hay nhất.
Khuyến khích. Bất kể đó là công việc kinh doanh, đời sống gia đình hay đức tin thì các mục tiêu của chúng ta dường như khá khó hoàn thành. Nhưng một nhóm phụ trợ tốt có thể công nhận nỗ lực và ủng hộ chúng ta vượt qua bão tố.
Trách nhiệm. Chúng ta cần những người lên tiếng và giúp đỡ mình khi lạc lối. Vì vậy, những người phụ trợ phù hợp sẽ rất quan trọng.
Cạnh tranh. Áp lực xã hội tuy có thật nhưng lại là động lực tiềm ẩn thúc đẩy chúng ta hoàn thành mục tiêu.
Bước 5: Biến ước mơ thành hiện thực
Sau khi đã có được bảng thiết kế mục tiêu của bản thân và cả động lực chính thì một điều không kém phần quan trọng đó chính là hành động. Nếu ta không hành động thì mục tiêu đó, ước mơ đó vẫn cứ ở yên một chỗ và chẳng biết khi nào nó trở thành sự thật.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Chia nhỏ mục tiêu lớn thành từng bước dễ hành động.
Hãy thực hiện nhiệm vụ đơn giản nhất trước. Nếu gặp khó khăn, hãy nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Đồng thời, hãy thúc đẩy năng lượng ở bản thân với những thắng lợi nhanh chóng.
Sử dụng Activation Triggers
Hãy xác định những Activation Triggers phù hợp với bạn nhất. Hãy tận dụng những việc dễ dàng làm bàn đạp để thực hiện những thứ khó khăn hơn.
Lên lịch đánh giá mục tiêu thường xuyên
Để đánh giá hằng ngày, hãy đọc qua danh sách mục tiêu của bạn. Giữ các mục tiêu trong đầu và suy nghĩ những nhiệm vụ cụ thể nhằm tiến gần hơn tới việc chinh phục chúng.
----------------------------
Tác giả : Lý Ngọc Xuân - Bookademy .
Hình ảnh :Lý Ngọc Xuân .
-------------------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tôi đã nghiên cứu về lãnh đạo trong hơn 15 năm. Những cuốn sách mới luôn được viết theo nguyên tắc mới nhất và vĩ đại nhất là ngày càng trở nên tốt hơn.
Điều tôi thực sự thích ở "Your Best Year Ever" là nó không tập trung vào một nguyên tắc duy nhất mà bao gồm rất nhiều nguyên tắc sẽ giúp bạn nâng cao tầm nhìn và mục tiêu của mình. Trong nhiều chủ đề, tôi có thể nghĩ đến những cuốn sách tôi đã đọc hoặc biết bao gồm nhiều ý tưởng khác nhau, nhưng thay vì viết cả cuốn sách về một chủ đề, Hyatt lấy một vài trang và chuyển sang chủ đề tiếp theo sẽ giúp ích cho bạn .
Có nhiều điều tôi biết hoặc tôi cảm thấy không áp dụng được cho cá nhân mình, nhưng chúng là những đánh giá tốt và quan trọng cần có ở đó. Rốt cuộc thì cuốn sách này không được viết riêng cho tôi. Có một số bài học thực sự mạnh mẽ ở đây dành cho tôi, những điều tôi cần được nghe. Một bài học đau lòng - điều mà tôi tưởng là sức mạnh cá nhân thực ra lại là thứ khiến tôi chậm lại. Tôi đặt cuốn sách xuống trong một tuần để có thể thấm nhuần cuốn sách đó.
Những cuốn sách có cảm giác như đang bán thứ gì đó suốt thời gian qua khiến tôi khó chịu. Michael Hyatt có những cuốn sách, khóa học và công cụ lập kế hoạch khác. Anh ấy tham khảo chúng định kỳ, nhưng đối với tôi, đó giống như nguồn để biết thêm thông tin, không phải, này, hãy đi mua cái đó nữa.
Tôi đánh giá cao điều này. Tôi rất vui vì có được thứ này trong tay để giúp tôi tiến lên trong những việc mà tôi biết là quan trọng đối với tôi. Tôi đã tặng một bản sao và dự định chuyển nó cho người khác.