Sống chủ động thì khác gì với sống bị động? Tại sao chúng ta cần phải sống chủ động? Những điều gì có thể hủy hoại cuộc đời của ta? Làm sao để lạc quan hơn? Quyển sách Suy nghĩ ngược này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi ấy. Đồng thời quyển sách này sinh ra là để gửi đến các bạn trẻ, đến những người muốn làm mới bản thân, những người đã từng có suy nghĩ từ bỏ cuộc sống, và rất nhiều người khác nữa.
Tóm tắt sách suy nghĩ ngược
Đây là một cuốn sách sẽ giúp bạn nhận ra được khuyết điểm, những thói quen xấu của bản thân một cách rõ ràng nhất, mặc dù quyển sách không đề cập rõ đến cách giải quyết từng cái một nhưng sau khi đọc xong thì cứ như có một ma lực nào đó thúc đẩy bản thân tự tìm kiếm phương pháp, giải pháp, tự mình giải quyết vấn đề. Điều đó, đúng với tiêu chí của tác giả Shiratori Haruhiko là hãy sống chủ động.
Nội dung của cuốn sách được tác giả thể hiện chân thật, súc tích và dễ hiểu từ chính kinh nghiệm sống của cá nhân qua nhiều mục nhỏ khác nhau, kết hợp với các bài học kinh nghiệm xương máu của tác giả đã trải qua trong công việc sẽ giúp ta dễ dàng nâng cao suy nghĩ và ý nghĩ về giá trị của bản thân, học được cách sống chủ động không phụ thuộc người khác quá nhiều. Cùng với đó là một lời nhắn nhủ đơn giản là hãy đọc cuốn sách này ở một nơi yên tĩnh để tâm trí bạn được gột rửa bằng dòng nước tươi mát, để thấy và cảm nhận rõ ràng được cách suy nghĩ các giá trị của chính bản thân qua một cách nhìn mới.
Quyển sách gồm 4 chương:
Chương 1: Những điều có thể hủy hoại cuộc đời
Chương 2: Đừng tìm kiếm bí quyết
Chương 3: Phân biệt rõ ràng việc lớn và nhỏ
Chương 4: Chúng ta không thể an tâm cho tới khi chết
Mỗi quan niệm của chương đều được thể hiện qua từng mục nhỏ một cách dễ hiểu và sâu sắc. Chính điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung được những bài học mà tác giả đã gửi gắm. Đồng thời, giúp bạn năng cao suy nghĩ và quan điểm về giá trị của bản thân, giúp bạn chạm đến sự hiểu biết hoàn toàn mới lạ.
Cảm nhận cá nhân
Tôi đã mua quyển sách này chỉ vì quyển sách này vừa đủ với với số tiền tôi có lúc đó, dù là đã mua nhưng mất một năm sau tôi mới đọc quyển sách này lần đầu tiên . Quyển sách này không quá nổi bật trong nhà sách, quyển sách được đặt ở vị trí khá khó tìm nhưng chất lượng của quyển sách thì vượt qua cả tưởng tượng của tôi. Nghe có vẻ là tôi đang phóng đại nhưng thật sự quyển sách này đã khiến tôi bất ngờ với nội dung vô cùng sâu sắc và dễ hiểu. Tác giả đã sử dụng các phép ẩn dụ một cách sâu sắc và đầy sự dễ hiểu - phải nói là tôi cực thích cách ẩn dụ của tác giả trong từng mục. Quyển sách này dù rất dễ hiểu nhưng nếu bạn muốn hiểu rõ hơn một vấn đề thì bản thân bạn sẽ phải đọc mục đó ít 2 lần để có thể hiểu sâu sắc nhất. Quyển sách đã giúp tôi nhìn nhận cuộc sống, giá trị của bản thân với một con mắt khác và hiểu được lý do tại sao mình lại thất bại trong công việc, học tập. Tôi dần nhận ra những gì tác giả nói trong sách đều trở thành thật khi tôi dần lớn lên và gần tới lúc bước ra khỏi vùng an toàn.
Những điều sẽ hủy hoại cuộc đời bạn
Bạn có nghĩ rằng những điều bạn làm mỗi ngày sẽ là lý do hủy hoại cuộc đời bạn chưa? Bạn có tin rằng chính những hành động tưởng chừng như vô hại lại đẩy cuộc đời của bạn xuống dốc hay không? Quyển sách đã dạy cho tôi là từ bỏ khoái lạc của bản thân cũng là một cách phát triển bản thân tốt hơn, giúp ta có thêm động lực. Từ bỏ những khoái lạc làm tổn hại đến mọi người xung quanh sẽ làm cho cuộc sống yên bình hơn, đương nhiên là việc từ bỏ sẽ không hề đơn giản nhưng đối với một số người từ bỏ thì sẽ tốt hơn giống như chẳng hạn. Tôi rất yêu thích truyện tranh và để dành rất nhiều tiền chỉ để mua truyện đọc nhưng rồi sau khi đọc xong quyển sách này tôi đã thử chọn cách từ bỏ tuy có nhiều khó khăn và có nhiều sự lúc cảm thấy buồn nhẹ. Nhưng rồi tôi dần nhận ra rằng bản thân đã có thêm nhiều thứ như thời gian tập chung vào việc học hơn, ít bị sao nhãn, có tiền để mua dụng cụ học tập đỡ đần được một khoảng tiền cho gia đình đồng thời đó cũng là một động lực nho nhỏ để tôi cố gắng mỗi ngày. “Một khi mình thành công thì mình sẽ có thể mua thỏa thích bao nhiêu quyển truyện cũng được!”.
Sự sáng tạo hay sự chủ động luôn là những thứ chúng ta cần phải có để có thể sống một cách trọn vẹn nhất mà không cảm thấy hối tiếc. Để đạt được điều đó thì chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và bắt tay vào hành động: hãy đọc sách về tiểu sử để học hỏi những tinh hoa mà nó đem lại, hãy nghỉ ngơi để dẹp bỏ những căng thẳng, lo âu mà bản thân đã phải đối mặt,... Đương nhiên là nó sẽ không hề dễ dàng nhưng nếu như bạn hiểu được mong muốn có được điều mình muốn thì hãy chủ động thay đổi đừng để những điều nhỏ nhặt ấy hủy hoại cuộc đời bạn.
Đừng cố gắng tìm kiếm phương pháp mà hãy tự tạo cho bản thân một phương pháp.
Khi bắt đầu học hay làm một gì đó mới lạ chúng ta luôn có một thói quen là tìm phương pháp, bám dính lấy khái niệm. Nếu mọi việc suôn sẻ thì ta sẽ khen, ngược lại ta sẽ chê trách và lại tìm kiếm phương pháp khác. VIệc học và làm việc theo phương pháp đã có trên mạng hoặc từ ai đó không hề xấu nhưng nó sẽ xấu nếu như ta chỉ làm theo phương pháp có sẵn thì chúng ta cũng đang đi theo một khuôn mẫu nhất định không có sự sáng tạo hay đột phá nào cả, thậm chí là có phần chán nản nếu ta không có đủ sự kiên nhẫn. Mà bạn biết không nếu ta chỉ sống và làm việc theo những khuôn mẫu có sẵn quá nhiều thì kết quả cuối cùng cũng chẳng có gì cả, tệ hơn là ta chẳng thể phát triển hết khả năng của mình. Vì vậy, đừng quá phụ thuộc vào những phương pháp, những thứ có sẵn đó quá mà hãy sáng tạo ra một phương pháp cho chính bản thân, tạo ra những sự mới mẻ, biến những kiến thức ấy thành của mình theo phong cách của bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn thì hãy bỏ đi những khuôn mẫu ấy đi để cho bản thân phát triển một cách toàn diện nhất. Kết hợp với điều đó là hãy theo đuổi mục tiêu của bản thân đến cuối cùng dẫu cho rằng kết quả có là thất bại đi chăng nữa thay vì buồn thì bạn hãy nhìn lại một chút đó chính là việc bạn không từ bỏ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và những bài học đắt giá mà không hề có trong sách vở. Bạn nên cảm thấy tự hào hơn là tự ti khi mục tiêu mà bạn theo đuổi không đạt kết quả vì bạn đã kiên trì đến cùng và bạn sẽ chẳng cảm thấy hối tiếc hay tội lỗi. Vì vậy, có lẽ sẽ có nhiều thiếu sót hoặc tầm thường trong mắt bạn nhưng hãy cố gắng hết sức đi đã. Chính những kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn, chỉ khi bạn tự chủ động làm thì bạn mới thực sự tìm thấy được ý nghĩa của nó, tìm ra được giá trị của bản thân và đương nhiên không phải ai cũng tìm thấy ý nghĩa giống với bản thân nên là hãy trân trọng điều đó. Bạn chỉ thật sự tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống hoặc công việc khi bạn chịu nỗ lực, chịu khó tập chung trong một khoảng thời gian dài, đấu tranh không ngừng nghỉ thì ý nghĩa mới dần lộ diện.
Để trở nên phát triển hơn thì ta phải chấp nhận một sự thật đó chính là không ngừng biến đổi. Việc biến đổi cũng sẽ có phần có hại nhưng chính sự thay đổi ấy lại khiến ta trở nên tốt hơn. Hãy thay đổi bản thân theo một hệ thống nhất định chứ đừng ngồi mà mơ mộng bản thân sẽ trở thành một người mà bạn mong muốn trở thành.
Hãy làm việc một cách rõ ràng, việc lớn ra việc lớn việc nhỏ ra việc nhỏ.
Có thể chính bản thân chúng ta không hề nhận ra rằng là mỗi khi làm một việc gì đó lớn hay quan trọng thì chúng ta thường rất hay xen kẽ những việc nhỏ khác, những việc thuộc về sở thích hoặc việc không bắt buộc phải làm ngay và dần dần điều đó trở thành một thói quen. Kết quả cho việc đó chính là ta sẽ dần mất đi sự nhiệt thuyết vốn có lúc ban đầu cùng với đó là một sự lãng phí thời gian và rồi công việc cứ như thế mà bị kéo dài chẳng biết khi nào hoàn thành. Có thể nói là do chính bản thân ta không hiểu rõ được việc lớn quan trọng như thế nào, có một sự thật như thế này việc lớn chính là trụ cột chính trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng lại ít người hiểu được điều đó nên là lúc nào cũng ưu tiên những chuyện lặt vặt, đơn giản. Nhưng nếu cứ mãi làm những việc nhỏ nhặt như vậy thì làm sao ta có thể làm được việc lớn hơn, thật sự thì không phải lúc nào cũng có việc lớn xuất hiện nhưng quan trọng là bản thân bạn có muốn làm hay không. Đương nhiên là có nhiều lý do khiến bạn không thể hoặc không dám làm việc lớn nhưng bạn biết đấy con người chúng ta thường chỉ nhìn về một phía và dựa vào cảm xúc cá nhân, sự thoải mái của bản thân, có khi là chỉ nhìn kết quả mà đưa ra những sự sắp xếp công việc sai lầm, không biết ưu tiên công việc nào ra công việc nào thì chỉ có thể dùng từ toang mà thôi. Nếu bạn vẫn lựa chọn tiếp tục làm những việc nhỏ thì cũng chẳng sao cả nhưng rồi cũng sẽ có một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy nó tốn sức và phiền phức và bạn cũng chỉ có đủ khả năng làm được những việc nhỏ nhặt đó thôi. Hãy thật nghiêm túc và coi việc lớn là cốt lõi của cuộc sống này và tập trung sâu sắc để thực hiện chúng.
Chúng ta không thể an tâm cho đến khi chết
Đau khổ là điều hiển nhiên, nó luôn tồn tại trong cuộc sống của chính chúng ta, thường thì chúng ta sẽ mong muốn nó biến mất khỏi cuộc đời của chính bản thân ta nhưng nếu ta xem nỗi đau là con đường mà chúng ta nên đi thì sao? Liệu ta có rơi vào hố sâu của nỗi đau? Hãy thử suy nghĩ những nỗi đau về tinh thần hay thể chất chất của bạn chỉ là cơn đau nhức của bàn chân đang đi trên con đường của chính bản thân mình , hay đó chính là thử thách mà ta phải rèn luyện để có thêm sức mạnh. Có thể bạn nghĩ rằng điều này thật là lùng nhưng nếu bạn bước lên một con thuyền mà không có mục đích mà chỉ chứa đầy nỗi sợ thì chúng ta sẽ bị sóng biển xô đẩy và đâm vào đá ngầm mà không hay biết. Đau khổ cũng giống như vậy, hãy biến nỗi đau thành hành trang trên để bạn bước tiếp trên con đường mà bản thân đã tạo nên.
Sự an tâm là thứ mà chúng ta đều muốn có nhưng không thể nào có được nó một cách trọn vẹn. Trong nhiều khoảnh khắc chúng ta luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn trong người đến khó tả, cùng với nó là cũng có vài khoảnh khắc ta cảm nhận được sự an tâm nhưng chỉ được một lúc và nó khá mơ hồ. Sự an tâm từng được thuyết giảng trong phái Thiền tông, có thể hiểu như sau: sự an tâm chính là từ bỏ những suy nghĩ phiền não, xem nó là những thứ trống rỗng. Đó chính là sự cứu rỗi.” Tất nhiên là quan điểm này không được phổ biến ở thời nay, đôi khi thì nó được nhắc đến nhưng không mấy nổi bật. Có lẽ bây giờ sự an tâm mà chúng ta tìm kiếm kho sống trong xã hội ngày nay có lẽ không thuộc về tinh thần mà nó liên quan đến tín mạng, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, công việc, địa vị,... Trên thực tế có rất nhiều người muốn trở thành viên chức hay quan chức để nhận được nhiều hơn sự đảm bảo, nhưng sau khi có được những điều ấy, liệu họ có được bao bọc trong sự an tâm không? Vậy nếu như sự bảo vệ, bảo hộ hay đảm bảo chỉ là một yếu tố của sự an tâm, liệu ta có lấy đó làm bước đầu tiên hướng đến sự an tâm không? Liệu chúng ta có đang tiến gần đến sự bất an hay không. Thực chất thì chúng ta không thể biết chắc được chuyện gì. Tất cả đều có thể xảy ra một cách bất ngờ, vì vậy có thể nói là sự an tâm không thể hiện hữu. Hay vì tìm kiếm sự an tâm trong lòng thì hãy tự chuyển mình để tiếp tục sống chỉ khi như vậy ta mới biết đấu tranh, nỗ lực. ngã gục rồi đứng lên, và một lúc nào đó ta được cứu bởi vận may và sự ngẫu nhiên, bằng cách nào đó luôn ấp ủ những hy vọng. Những hành động nói trên đều dính đến sự bất an hay vì là sự an tâm, vì thế sẽ chẳng có gì tốt đẹp nếu ta chỉ đi theo con đường chứa đầy an tâm nhưng nhỏ hẹp bao trùm nó chính là những con đường của sự bất an. Đó mới chính là sự bất an thật sự. Cuộc sống của chúng ta hiển nhiên luôn chất chứa sự bất an. Do đó, chúng ta mới có thể cười lớn khi mọi sự trôi chảy, cols khi còn trở nên cảm động sâu sắc. Chẳng phải đó mới là con người sao? Chẳng phải đó mới là cuộc sống sao?
Đây chính là một trong những bài học mà tác giả tâm đắc - đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình. Sự an tâm có thể là thứ mà mỗi ngày ta tìm kiếm và ta luôn tránh xa những sự bất an. Nhưng thực tế lại khác chúng ta thường bất an nhiều hơn là an tâm cho nên cho dù là bất an đi chăng nữa thì cũng hãy vượt qua nó bằng chính sự đấu tranh, nỗ lực của bản thân.
Lời kết
Đây có thể không phải là một quyển sách quá nổi tiếng nhưng những giá trị mà quyển sách đem lại là vô cùng sâu sắc và dễ hiểu. Suy nghĩ ngược sẽ dạy cho cách để tìm ra giá trị của bản thân, cách để bản thân cố gắng hơn nữa trong cuộc sống đầy khó khăn như bây giờ. Quyển sách sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn và kích thích khả năng đặt câu hỏi của bạn. Hãy đọc quyển sách này nếu bạn cảm thấy bản thân thật vô định không biết phải làm gì, hãy để những dòng chữ trong quyển sách này gội rửa cho bạn và bạn sẽ cảm nhận được một sự mát mẻ tươi mới xuất hiện trong bản thân mình. Quyển sách cũng có thể là hành trang của bạn khi bạn bước ra xã hội nên hãy đọc một cách thật nghiêm túc nhưng đừng cố ép bản thân, hãy thật thư giãn thong thả để tận hưởng quyển sách.
Tóm tắt và review bởi: Lý Ngọc Xuân
Hình ảnh: Lý Ngọc Xuân
—-----------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Tôi đã từng ngồi tĩnh lặng một mình và đặt ra những câu hỏi vì sao cho cuộc đời mình: vì sao phải lo lắng, phiền muộn? vì sao luôn cảm thấy mệt mỏi? sao không tự tin và coi trọng bản thân mình?.... Sau khi đọc xong cuốn sách “Suy nghĩ ngược” của Shiratori Haruhiko, mọi câu hỏi đã được giải đáp bằng một câu ngắn gọn do suy nghĩ của chính mình.
Trong “Suy nghĩ ngược”, Shiratori Haruhiko chia sẻ với bạn về những điều có thể huỷ hoại cuộc đời mình và giúp bạn cải thiện suy nghĩ từ kinh nghiệm sống hữu ích được rút ra qua những trải nghiệm của chính tác giả trong công việc và cuộc sống.
Cuộc đời con người trở nên vô nghĩa khi luôn tính toán thiệt hơn, không cố gắng hết mình, dung túng cho bản thân, đố kị, chỉ trích người khác, hoặc tự ti, không coi trọng giá trị của bản thân,... Nếu tiếp tục những suy nghĩ và hành động này, bạn sẽ mất đi những điều quý giá. Vì thế, ngay từ lúc này, bạn hãy thay đổi suy nghĩ để sống chủ động, tích cực và đạt được thành công.
Sự bị động trong cuộc sống sẽ khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng. Thay vào đó, bạn hãy làm chủ và tìm ra những điều mới mẻ trong cuộc sống. Nếu bạn luôn suy nghĩ theo khuôn mẫu thì sẽ không tìm được những điều mới lạ cho cuộc đời mình. Hãy làm mới chính mình bằng suy nghĩ và hành động mới. Giá trị của cuộc sống không phải tồn tại từ bên ngoài mà ngay ở bản thân chúng ta, khi từ bỏ được sự tự tôn, tự đại, cái tôi của bản thân, luôn có sự cảm thông, thấu hiểu người khác, làm mọi việc một cách nghiêm túc, hết mình thì ta sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Bạn đừng nghĩ mọi vấn đề trong cuộc sống đều do yếu tố khách quan mà đó là do chính con người, quan điểm, lối sống, cách tiếp nhận của bạn. Hãy giải quyết vấn đề bằng cách đối mặt với nó và sử dụng trọn vẹn tài năng, kĩ thuật, tấm lòng, thời gian và tình yêu của bạn.
Bạn cần có khoảng lặng để tái tạo năng lượng, khoảng lặng này là thời gian bạn nghỉ ngơi, loại bỏ trong tâm hồn mình những ồn ào, sợ hãi, suy tư, lo lắng và đưa mình vào một trạng thái hoàn toàn an nhiên, thư thái, khi đó bạn sẽ có một tinh thần tươi sáng, tâm hồn thanh tịnh, suy nghĩ thông thoáng về các vấn đề và nỗi băn khoăn trước đó.
Tác giả cũng chia sẻ những kinh nghiệm để tìm thấy niềm vui, sự thành công trong công việc. Trước tiên, bạn phải vạch ra mục tiêu của mình và theo đuổi tới cùng. Bạn hãy nỗ lực làm việc một cách chuyên nghiệp cho dù đó là công việc tầm thường trong con mắt của bạn. Đừng bao giờ nghĩ mình kém cỏi, chính suy nghĩ đó sẽ trói buộc bản thân bạn. John C.Maxwell đã từng nhận định: “tiềm năng của con người là không giới hạn”, Shiratori Haruhiko cũng cho rằng tiềm năng của bạn thực sự rất lớn. Bạn hãy khơi dậy tiềm năng đó bằng cách bao dung với chính mình, cho mình một cơ hội, khích lệ bản thân, tin tưởng chính mình, tìm được người tán đồng, có như vậy bất kể công việc gì bạn sẽ hoàn thành tốt.
Bạn hãy đọc “Suy nghĩ ngược” một cách chậm rãi, ở một nơi yên tĩnh để tâm trí bạn được gột rửa bằng dòng nước tươi mát, để bạn cảm nhận rõ ràng cách suy nghĩ và các giá trị bản thân từ trước đến nay qua một chiếc kính mới.