Mắt biếc - một câu chuyện lãng mạn , một chuyện tình yêu đẹp nhưng lại mang một kết thúc buồn , tác phẩm được chắp bút bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chạm đến , làm say lòng tâm hồn , một trái tim yêu của biết bao nhiêu đọc giả , đã và đang hay đã từng dành tình cảm của mình để yêu đơn phương , tự đa tình một người nào đó . Cuốn truyện mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau , hầu hết đều đượm buồn . 

  • Một vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh .

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ra tại Quảng Nam , là một nhà văn được biết đến với nhiều đề tài văn học , nổi bật lên là chủ đề về thanh thiếu niên. Nhiều tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim lấy lòng đọc giả một cách mạnh mẽ tiêu biểu là Mắt Biếc .

  • Mắt Biếc phải chăng là một bản tình ca buồn da diết ?

Mắt Biếc là một tác phẩm viết về mối tình đơn phương của Ngạn “Ngày ấy em quên tôi mất rồi , để trái tim tôi còn dang dở” dành cho Hà Lan - bạn nhỏ có thể được gọi là thanh mai trúc mã của Ngạn từ hồi còn bé cho đến khi là một người đàn ông trung niên mãi không đổi thay  . Họ bên nhau từ khi còn nhỏ trong ngôi làng Đo Đo là một vùng quê ở Quảng Nam . Và cứ thế thời gian trôi đi , Hà Lan trở thành một cô thiếu nữ xinh đẹp với đôi mắt biếc long lanh , đôi mắt như chứa đựng cả bầu trời mùa thu , tô điểm lên khuôn mặt khả ái làm trái tim bao chàng trai thổn thức , đặc biệt là chính đôi mắt ấy đã làm trái tim Ngạn đau khổ về sau này . 

Nếu như chỉ đọc những trang đầu của truyện thì người đọc sẽ bị lầm tưởng rằng cốt truyện sẽ diễn ra một cách yên bình , vì tác phẩm mở đầu với những hình ảnh nhẹ nhàng , tươi sáng nhưng cuộc đời này không hề đơn giản như vậy , khi ta quá gắn bó với một ai đó thì tức khắc ta sẽ sinh ra tình cảm với đối phương và Ngạn thì không phải là ngoại lệ . 

 Dòng thời gian thấm thoát thoi đưa đã tách hai bạn nhỏ này ngày một xa nhau . Hà Lan thì lên thành phố học , còn Ngạn thì ở lại quê - ngôi làng Đo Đo của mình , Ngạn yêu ngôi làng Đo Đo của mình như cách mà anh yêu Hà Lan một cách da diết “bởi em từng yêu nơi đó , bởi em từng ở nơi đó nên tôi về thấy cả bầu trời” . Đây cũng chính là cột mốc thời gian bắt đầu bão tố vì xa mặt thì cách lòng . Ngạn thì vẫn vương vấn về vùng quê của mình , yêu tiếng đàn giản dị nơi có hai đứa lúc nhỏ , còn Hà Lan - cô bé mắt biếc ngày nào đã rơi vào những cám dỗ ở nơi thành phố “nơi đây đẹp huyền ảo lung linh , gấp trăm lần quê mình” . Chính là tại nơi thành thị này , Hà Lan bỏ lại phía sau tiếng đàn của Ngạn , Hà Lan thay đổi rất nhiều , cô không còn là cô bạn nhỏ của Ngạn nữa . Hà Lan yêu những thứ phồn hoa , sầm uất . Cô yêu chiếc guita điện và yêu tiếng pô xe 67 của Dũng - một thanh niên sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó , sành điệu , giỏi võ nhưng lại thích sự tự do và yêu chiều bản thân , Dũng mang theo hình thái lịch lãm , mới mẻ như một làn gió mới thổi qua Hà Lan , Dũng như đại diện cho thành thị và Dũng cũng chính là người làm cho Ngạn đau khổ nhất đứng sau Hà Lan , vì mỗi khi Dũng làm Hà Lan buồn thì cô ý lại tìm đến Ngạn , và trong thâm tâm của Hà Lan thì Ngạn lúc bấy giờ đã trở thành điểm tựa , là nơi mà cô trút hết mọi tâm sự khi buồn chính vì điều này đã làm cho Ngạn ngày một đau khổ , không thể dứt ra . “Anh gửi tình yêu cho mùa hè nhưng mùa hè không giữ nổi . Anh trao tấm lòng , trái tim cho Hà Lan nhưng cô nào nhận” . “Ngày ấy em quên tôi mất rồi , để trái tim tôi còn dang dở” .

Đỉnh điểm của sự đau khổ trong Ngạn là khi Hà Lan mang thai đứa con của Dũng , nhưng lại bị hắn ruồng bỏ , Hà Lan ở lại nơi thành thị đành phải gửi con về quê cho nhà ngoại săn sóc , nuôi dưỡng và đặt tên con là Trà Long . Chúng ta cũng không nên vội trách , ghét đi Hà Lan khi thấy cô chạy theo những thứ nơi thành thị xa hoa mà bỏ lại người yêu thương , trân trọng mình bằng cả tình cảm chân thành của họ , Hà Lan cũng trân trọng Ngạn , yêu quý Ngạn chỉ tiếc là cô không yêu anh . Cô nhận thức rất rõ tình cảm , sự yêu quý chân thành , tình yêu sâu đậm mà Ngạn dành cho mình là một cô gái giàu lòng tự tôn và rất sâu sắc . Cô thấy rất biết ơn vì điều đó nhưng cuối cùng thì vẫn chỉ là cảm xúc áy náy khi cô không đáp lại được thứ tình cảm ấy . Hà Lan hiểu rõ rằng cô không thể bắt ép mình yêu Ngạn được bởi vì đó là một tình yêu ràng buộc , không xuất phát từ trái tim , không có tình yêu từ đối phương , không chân thành thế nên nó không xứng đáng với tình yêu của Ngạn . Đúng ! cô gái này đáng trách thì có đáng trách thật , nhưng ta thương nhiều hơn là ghét , cô hiểu rõ bản nhân và cuộc đời , cô đã phải nhận bài học rất nặng , và hậu quả để lại cho đời mình đó là sự tủi nhục và đau khổ khi phải chửa không chồng . 

Yêu đơn phương là chết ở trong lòng , trong tim từng chút , “ tôi gửi tình yêu cho mùa hè , nhưng mùa hè không giữ nổi . Mùa hè chỉ biết ra hoa , phượng đỏ sân trường và tiếng ve nỉ non trong lá . Mùa hè ngây ngô , giống như tôi vậy . Nó chẳng làm được những điều mà tôi ký thác . Nó để Hà Lan đốt tôi , đốt rụi . Trái tim tôi cháy thành tro rơi vãi trên đường về . Ôi thật đẹp mà cũng thật buồn …”. Điều đáng ngần ngại nhất trong tình yêu đó là khi ta yêu đơn phương khi đó mình yêu ai , mình không biết người đó biết hay không . Yêu đơn phương chính là đau thương , chính là những vụn vỡ trong tim khi không được đáp hồi . Không chỉ riêng Ngạn , ai mà chẳng có khoảng thời gian yêu đơn phương một ai đó , không nói tình cảm của mình ra , không bày tỏ cảm xúc ấy cho đối phương biết nhưng cứ hy vọng rằng mình sẽ được yêu , được thương , mình sẽ được hạnh phúc . Tôi cũng chính là người rơi vào chiếc lưới của tình yêu đơn phương , đó phải chăng là cảm xúc tự ti không dám bày tỏ , thổ lộ cứ nghĩ rằng mình không xứng đáng với đối phương . Cứ mãi chìm đắm trong suy nghĩ lẩn quẩn đó thì ta vô tình làm chính bản thân ta đau khi đối phương không hề biết tình cảm của mình . “Uống nhầm một ánh mắt , cơn say theo cả đời . Thương thầm một nụ cười cả cuộc đời phiêu lãng” . Rất đau phải không nhỉ !

Cho dù sau này có như thế nào thì Ngạn cũng chỉ mãi là Ngạn , dù bị Hà Lan từ chối vẫn một mực dành hết tình yêu thương của mình để săn sóc , chăm lo tận tình cho Trà Long - con của Hà Lan và thiếu gia Dũng . Trà Long có một khuôn mặt đầy nhân hậu cùng với đôi mắt biếc trong vắt giống y hệt mẹ của mình , nhưng khác với mẹ , trái tim của Trà Long luôn hướng về quê nhà của mình , cô yêu quê , yêu ngôi làng Đo Đo , yêu những thứ giản dị giống hệt Ngạn . Đọc Mắt Biếc có lẽ người tôi thương chính là Trà Long - một cô gái quá ư dễ thương , thanh tao và mạnh mẽ . Trà Long biết , hiểu thấu mọi chuyện , hiểu rõ về chuyện của Ngạn và Hà Lan , Trà Long biết ngần ấy bao năm thì Ngạn vẫn ngóng trông Hà Lan , Trà Long biết vốn dĩ thứ tình cảm yêu thương , săn sóc mình của Ngạn dành cho cũng bởi vì Ngạn muốn Hà Lan được yên lòng . Tội cho cô gái nhỏ bé , người mình thương lại chẳng thương mình , hiểu thấu mọi việc nhưng cứ tự làm bản thân đau . Khi chúng ta yêu một người , ta yêu luôn cả những điều thuộc về người ấy , những điều mang hình bóng của người ấy , và những kỷ niệm đẹp xuất hiện trong ký ức của ta . 

 Chính bao cảm xúc được thấm đọng , đông tụ lại từ Mắt Biếc là nguồn cảm hứng chắt chiu nên từng dòng suy nghĩ trong tôi : 

                               “Nếu thanh xuân là chuyến tàu đẹp nhất 

                                Xin làm ơn đừng lỡ vé cuối cùng

                                Trân trọng người xem ta là tất cả

                                 Biết mai này , ai đợi trạm dừng chân” . 

Truyện ngắn Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác phẩm vô cùng đáng đọc , đáng trân trọng và sẽ trường tồn mãi theo thời gian . Cuốn sách chan chứa một mối tình đơn phương , sâu hơn thế chính là thứ tình cảm nồng nàn rực cháy bên trong trái tim của Ngạn , như muôn vàn đóa hoa phượng thắm đỏ rực trong mùa hè năm ấy vậy . Tác phẩm đậm chất thơ , lãng mạn vô cùng … lắng đọng được nhiều cung bậc cảm xúc . “Làm sao sống mà không yêu , không nhớ không thương một kẻ nào” - Xuân Diệu . 

*Lời kết và lời chúc dành cho bạn :

  • Tình yêu không phải là những ước hẹn xa xôi . Đó chỉ đơn giản là cùng cầm tay nhau tay trong tay suốt quãng đời còn lại , sóng gió không buông , đau khổ không rời . Mong bạn sẽ gặp được người như vậy , một người vì bạn mà hết lòng , hết dạ . Người mà bạn thích , người đó cũng thích bạn . 

  • Chờ đợi một tình yêu thực sự giống như chờ xe bus. Có thể sớm, có thể muộn nhưng chắc chắn sẽ đến. Quan trọng là bạn phải kiên nhẫn để đi đúng tuyến, nếu không sẽ bị lạc đường.Top 1500 + Những câu nói hay về tình yêu buồn, tan vỡ, hạnh phúcThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Top 1500 + Những câu nói hay về tình yêu buồn, tan vỡ, hạnh phúcHi vọng những ngày tháng trên đường đời tuổi trẻ của bạn , bạn sẽ can đảm nói ra được tình cảm của mình , dù kết quả có ra sao , dù nó không như bạn hi vọng thì vẫn phải tươi cười lên nhé ! Hạnh phúc là do bạn nắm giữ , phải sống một cuộc đời tràn ngập niềm vui , tiếng cười . 


Tóm tắt bởi: Hà Kiều Anh 

Hình ảnh : Minh Khanh 

------------------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy 

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Nguyễn Nhật Ánh đã viết "Mắt Biếc" từ chính những ký ức và trải nghiệm sâu sắc của bản thân về tình yêu đầu đời và tuổi thơ tươi đẹp. Ông rút ra cảm hứng từ những mối quan hệ chân thành và giản dị, những khoảnh khắc đầy cảm xúc mà ai cũng từng trải qua. Khả năng quan sát tinh tế của tác giả cho phép ông nhìn thấy vẻ đẹp trong những điều bình dị nhất, từ cánh đồng xanh mướt đến những ánh mắt tràn đầy yêu thương, từ đó khắc họa nên bức tranh sống động của cuộc sống và tâm hồn con người.


Ngoài ra, chủ đề tình yêu vĩnh cửu, đặc biệt là tình yêu đầu đời, là một yếu tố then chốt trong tác phẩm. Qua mối tình của Ngạn và Hà, tác giả không chỉ thể hiện những niềm vui hạnh phúc mà còn cả nỗi đau, sự nuối tiếc khi phải đối diện với những ngã rẽ trong cuộc đời. Ngôn ngữ trong sáng và nhẹ nhàng của Nguyễn Nhật Ánh giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được từng cung bậc cảm xúc của nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi và chạm đến trái tim. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là một câu chuyện tình yêu, mà còn là một bức tranh tâm lý và văn hóa sâu sắc, phản ánh những giá trị nhân văn trong xã hội Việt Nam. Chính những yếu tố này đã giúp "Mắt Biếc" trở thành một tác phẩm bất hủ trong lòng người đọc.

"Tôi cầm trên tay hai mùa hè rực rỡ

Còn mùa hè cuối cùng rơi đi đâu?

Ai nhặt được mùa hè tôi đánh mất

Xin trả lại cho tôi....cho người yêu tôi."

Câu chuyện “Mắt biếc” vốn là bản tình ca kéo dài theo năm tháng, là những cuộc hội ngộ, chia ly, hợp tan muôn sầu. Và cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như sự hồi sinh cho những kí ức trong veo, là giọt buồn đọng lại một mối tình đơn phương thật đẹp. 

Tôi yêu tác phẩm “Mắt Biếc” như cái cách Ngạn yêu Hà Lan hay Trà Long yêu Ngạn. Để rồi mỗi khi lật từng trang giấy, câu chuyện ngày xưa lại kéo tôi về khoảng trời trong xanh nơi có Hà Lan, Ngạn và làng Đo Đo. Không biết tự bao giờ cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành tri kỉ của bao độc giả thanh thiếu niên với nhiều tác phẩm: “Cô gái đến từ hôm qua”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Ngồi khóc trên cây”, "Hạ đỏ".... Như một cái duyên ông đến với bạn trẻ bằng những câu chuyện tuổi thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, gần gũi và giàu tình cảm. Những câu chuyện đời thường hay chính tác phẩm “Mắt Biếc” đã khiến tôi và nhiều con người phải một lần rời xa chiếc điện thoại thông minh để trở về tuổi thơ theo sự dẫn lỗi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. 

Cuốn sách kể về câu chuyện tình cảm trong sáng dần có nhiều biến thiên qua sự trưởng thành theo năm tháng: Hà Lan và Ngạn cùng sinh ra và lớn lên ở làng Đo Đo. Như bao đứa trẻ trong làng, hai cô cậu đều sống với những tháng ngày tuổi thơ hồn nhiên. Chuyện sẽ không có gì xảy ra cho đến khi Ngạn gặp được cô bé mắt biếc đời mình. Đôi mắt gợi nhớ về bầu trời, dòng sông trong veo. Và rồi cứ thế, cứ thế, cấp một... cấp hai ....cấp ba....và cả cuộc đời Ngạn cứ ôm mãi mối tình đơn phương không thể thốt nên lời. Cô bé mắt biếc chính là Hà Lan. Ngay từ nhỏ, cô đã trở thành bạn thân với Ngạn. Và khi lớn lên, rời xa làng Đo Đo, rời xa cha mẹ, xa Ngạn để đến với phố thị tấp nập muôn vàn cám dỗ, cô lại để mình sa ngã và mang thai với Dũng. Sau đó sinh ra Trà Long – cô bé có đôi mắt biếc giống mẹ dịu dàng cạnh Ngạn mỗi ngày.

Nhưng đối với cậu, người mình yêu mãi mãi vẫn chỉ là Hà Lan của ngày xưa, "Mắt biếc bây giờ ở nơi đâu? ". Chỉ biết rằng khi câu chuyện khép lại, trái tim Ngạn đã vỡ vụn rơi vãi trên đường về, còn Hà Lan đã bỏ lỡ chuyến xe cuối cùng và người thật lòng yêu mình trong tiếc nuối.

Ngạn - chàng trai ngây thơ si tình thật thà. Nhìn Ngạn mình thấy mình hồi xưa ngu đến nỗi không thể nắm tay người con gái mình thích trong nhiều năm. Mình tin chắc những chàng trai như Ngạn có rất nhiều. Ngây thơ và trong sáng, và rất là nhát. Ngạn có cơ hội bày tỏ niềm yêu thương với Hà Lan nhưng có lẽ sự nhút nhát e ngại không thể khiến anh ấy cất lời. Đoạn Dũng và Ngạn đấm nhau. Mình thấy Ngạn quá khờ nhưng đó mới là bản chất của chàng trai thủy chung luôn nghĩ cho bạn gái.

Khi Hà Lan sinh con và Ngạn chăm sóc cô ấy và cả cho con cô ấy. Đây là đoạn mình đã từng trải qua, mình hiểu tâm lý của Ngạn. Áp lực định kiến Việt Nam rất lớn, và trường hợp như Ngạn có rất nhiều. Là người con trai khi đã thương rồi thì thương hết đời. Kể cả khi người yêu mình đã sinh con cho người khác. Yêu cả con và cả mẹ của con. Ngạn xứng đáng là mẫu người đàn ông mà cô gái nào cũng phải tìm thấy. Luôn bên cạnh và luôn yêu thương. 

Kết luận đây là 1 câu chuyện buồn và thực tế. Nó có tính chân thật ở xã hội Việt Nam. "Mắt Biếc" hay nhưng buồn, có lẽ Hà Lan là đáng trách nhất khi không cho Ngạn một cơ hội. Cả hai người có lẽ đã không có duyên phận với nhau.

“Mắt biếc” – một tâm hồn lãng mạn, một tình yêu nồng nàn nhưng lại có kết cục buồn. Cuốn sách “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã chạm vào tâm hồn của những kẻ đang yêu, đã và đang dành cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình để yêu đơn phương một người nào đó. Không còn xa lạ với những câu chuyện tình yêu đơn phương của Nguyễn Nhật Ánh nhưng đến với “Mắt biếc” việc xây dựng hình tượng và nội dung có phần khác. Vẫn với những ngôn từ giản đơn, gần gũi, cuốn sách sẽ gieo lại trong lòng độc giả một nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, vừa yêu vừa giận.

“Mắt biếc” được Nguyễn Nhật Ánh sáng tác vào năm 1990. Và rồi sau 30 năm ra mắt độc giả, vào một ngày tháng 2 Ngạn và Hà Lan lại cùng nhau rời khỏi những trang sách và bước vào thế giới một dự án điện ảnh cùng tên vô cùng được mong đợi. Các bạn khi cầm cuốn sách trên tay sẽ bị ấn tượng ngay bởi tiêu đề cùng cách thiết kế bìa sách nhẹ nhàng.

Tiêu đề chỉ vỏn vẹn hai chữ “Mắt biếc” nhưng đã mở ra rất nhiều cung bậc cảm xúc cho độc giả bởi ai cũng biết mắt biếc là một đôi mắt đẹp nhưng lại mang nét buồn. Phần nào cũng gợi nên một cốt truyện có nội dung phảng phất những nỗi buồn. Cách thiết kế bìa sách mang tới một cảm giác dễ chịu với phông xanh chủ đạo và hình ảnh một người con trai ngồi đánh đàn bên cô gái dưới tán cây được phác họa một cách đơn giản.

Cuốn sách kể về cuộc đời của chàng trai thuộc trường phái cổ điển tên Ngạn được sinh ra và lớn lên trong ngôi làng Đo Đo ở vùng quê Quảng Nam. Tuổi thơ của cậu gắn liền với cô bạn hàng xóm Hà Lan, một cô gái mang hơi hướng hiện đại và nổi bật với đôi mắt biếc. Tuổi thơ của cả hai là chuỗi những kỉ niệm đẹp ở làng, bên đồi sim, cùng nhau cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành nhau đánh trống trường,…và là những câu nói hồn nhiên đáng yêu cực kì của hai đứa trẻ.

Và rồi, Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi vỏ nhưng lại mà một kẻ chuộng tự do, thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, bởi điều Ngạn mong muốn nhất bây giờ chính là Hà Lan được hạnh phúc. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến Ngạn, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô một cách tự nhiên, mỗi khi như thế Ngạn lại càng thấy đau lòng hơn như có hàng trăm con dao khứa vào trái tim của mình.

Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và đành gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác nên cô đã không chấp nhận tình yêu của Ngạn dù cô biết Ngạn yêu cô đến nhường nào.

Cho dù Nguyễn Nhật Ánh đã cố giành lấy sự đồng cảm của độc giả dành cho Nhạn khi dốc hết lòng để thương Hà Lan, thương đôi mắt biếc thân quen, thương cô đến đau lòng, một tình yêu rộng lượng đến nỗi không cần được hồi đáp. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một sự thật rằng, Ngạn và Hà Lan của ngày nào vốn dĩ đã sống ở 2 thế giới khác nhau hoàn toàn, cho dù khởi đầu chung một môi trường giáo dục.

Những ai mê truyện chú Nguyễn Ngọc Ánh thì chắc đều sốc khi đọc cuốn này... Vì truyện của chú Ánh luôn luôn tươi đẹp và hồn nhiên. Khi đọc, ta sẽ được bước vào thế giới mộng mơ của trẻ con, nơi có những ước mơ giản dị, ngây ngô như trong "Cho Tôi Xin 1 Vé Đi Tuổi Thơ". Nơi mà có tình yêu trong sáng mong manh nhưng dù gặp khó khăn cách trở thế nào, cuối cùng sẽ quay về bên nhau như "Cô Gái Đến Từ Hôm Qua". 

"Mắt Biếc" vẫn là một câu truyện tuổi thơ theo cách viết quen thuộc của chú Ánh. Mở đầu vẫn là khung cảnh vô cùng tươi đẹp về tuổi ấu thơ ở làng quê bên ông bà cha mẹ, với những suy nghĩ ngây ngô, những trò quậy phá dữ dội và cả những rung động đầu đời khó quên....Thế nhưng đây lại là câu truyện không dừng lại ở những giấc mơ! Khi tác giả để những nhân vật không ngừng lớn lên và phải đối diện với những sóng gió cuộc đời. Khi tất cả sự hồn nhiên ngây thơ bị giày xéo, chà đạp không thương tiếc, nơi tình yêu bị chi phối bởi những nhân tố rất đời như "tiền bạc, vật chất"... Để rồi, chúng ta nhận ra không thể sống mãi với những mộng mơ mà phải chấp nhận lớn lên đối diện với cuộc đời. 

Với nhiều người, "Mắt Biếc" không phải là câu chuyện sẽ làm bạn nhớ.. nhưng là một câu chuyện sẽ khiến bạn không thể quên vì tác giả đã khéo léo lôi bạn vào thế giới mộng mơ tươi đẹp trong những chương sách mở đầu, để rồi thả tuột bạn vào đời với những cái thực tế phũ phàng khiến bạn vô cùng bâng khuâng hụt hẫng... như thực sự vừa mất đi tuổi thơ của chính mình vậy! 

Đến cả cái tựa sách "Mắt Biếc" cũng khéo đánh lừa chúng ta... "Mắt biếc" nghe sao hồn nhiên và đáng yêu đến thế, nhưng người ta thường nói rằng ai có đôi mắt da diết thăm thẳm thì thường có cuộc đời sóng gió.

Tác phẩm trước đó của Nguyễn Nhật Ánh mình đã đọc là “7 bước tới cầu vồng”. Mình rất thích lối viết giản dị, mộc mạc của ông, khiến ta cảm thấy cuộc đời nhẹ nhàng, đáng yêu một chút. Nhưng sang đến “Mắt biếc” vẫn chuyện tình yêu cô hàng xóm, cô bạn thân, tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu quê hương nhưng cuốn sách lại không hấp dẫn mình nữa. Quả thật là 1 sự nỗ lực rất lớn để đọc xong cuốn sách này.

Có lẽ cuốn sách không hấp dẫn mình bởi nội dung không mới mẻ, quá dễ đoán và sự thất tình của chàng Nhạn quá nặng nề mang đến sự chán nản cho người đọc chăng. 

Ngạn và Hà Lan là đôi bạn thân từ tấm bé. Tình yêu Hà Lan của Ngạn nảy nở cùng với những kỉ niệm về quê hương, về rừng sim, chợ Đo Đo, về bát canh thiên lý. Hà Lan cũng thấu hiểu những bản tình ca đầy chất thơ của Ngạn nhưng thứ hấp dẫn cô là phố thị hào nhoáng, là những chàng trai hiện đại, hấp dẫn, chủ động, để rồi dù Ngạn có tốt như thế nào, trong Hà Lan chỉ còn cảm giác có lỗi để ở bên người bạn thời thơ ấu. Và rồi chàng Ngạn đem tình yêu "Mắt biếc" của chàng cho cô gái cũng có dấu ấn của "Mắt biếc" - con Hà Lan để rồi sau những ngày hạnh phúc ngắn ngủi bên Trà Long, chàng mới nhận ra Trà Long chỉ là hình bóng cho mối tình dang dở với Hà Lan.

Chi tiết Ngạn có tình yêu với Trà Long đối với riêng bản thân mình quả là chi tiết cẩu huyết. Mình thích bản phim hơn. Ở phim, nếu tinh ý vẫn nhận thấy tác giả để Trà Long với Ngạn có tình cảm với nhau nhưng tình cảm đó không được xác thực. Bản phim vẫn để cho Hà Lan và Ngạn cơ hội đến với nhau. Cuối cùng, Hà Lan đã can đảm đến bên Ngạn nhưng nàng đã chậm một bước với chuyến tàu đưa người thương về phương xa.

Nếu bạn nào muốn đọc cuốn sách này thì mình khuyên nên xem phim thì hơn, xem phim để cảm nhận làng Đo đo đẹp như thế nào và nó cũng ít cẩu huyết, ít lê thê hơn truyện.