Nếu như ai đó cần một lời khuyên hay lý do để thúc đẩy việc học tập, mình sẽ đưa họ quyển sách này thay cho câu trả lời.

“Từ tận đáy lòng, tôi mong rằng những phẩm chất ưu tú của sinh viên Harvard có thể trở thành một phẩm chất cá nhân trong cuộc sống hằng ngày của mọi ban trẻ, để các bạn mở được cánh cửa thành công, đồng hành và trưởng thành cùng các sinh viên có điều kiện nhập học ở Harvard.” - XIU-YING WEI

Nếu bạn thắc mắc sinh viên Harvard đã làm những gì để thành công vượt trội trong học tập, họ tuân thủ những quy tắc nào thì ngay sau đây mình sẽ dẫn bạn đi qua từng phần của quyển Harvard Bốn Rưỡi Sáng.

1.      Chăm chỉ thì không gì khó

Sinh viên Harvard có lẽ luôn nói không với sự lười biếng, vì ai trong số họ cũng đã phải học hành rất chăm chỉ để có được tấm vé bước vào cánh cổng danh giá này.

Trong trường Harvard có lưu truyền cách nói thế này: Một người có thể thành công hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào việc anh ta có đủ chăm chỉ trong thời gian rảnh rỗi hay không. Nếu bạn có thể dành ra hai tiếng đồng hồ mỗi tối để đọc sách, học bài, tham gia những buổi thảo luận hoặc nói chuyện về những chuyên đề có ý nghĩa, thì bạn sẽ nhận thấy cuộc đời mình có sự thay đổi về chất. Nếu giữ được thói quen này trong vài năm, thành công sẽ trong tầm tay ban. Quan điểm này cũng cho ta thấy một chân lý: Chỉ có chăm chỉ mới giúp chúng ta tạo nên kỳ tích, đồng thời gặt hái thành công!

Vốn dĩ kiến thức hay kinh nghiệm là thứ buộc bạn phải biết đi tìm và tiếp thu, nếu học hỏi bất cứ điều gì với một tinh thần lười biếng thì thành công có lẽ cũng sẽ “lười biếng” khi đến với bạn. Thời gian rảnh của bạn dùng để chơi game, xem phim hay đi ngủ, trong khi đó thời gian rảnh của những người thành công là để đọc sách, tích lũy kiến thức, đó chính là sự khác biệt.

Tôi cũng thường nghe các sinh viên Harvard kể rằng khi học ở Harvard, câu mà giảng viên hay nói nhất là: “Nếu các bạn muốn sau khi tốt nghiệp, dù lúc nào, ở nơi đâu cũng đều có thể vẫy vùng như cá gặp nước, lại được mọi người mến mộ, thì khi học tại Harvard, đừng dùng thời gian rảnh rỗi để tắm nắng!”

Có những thành công của người khác khiến bạn vô cùng ngưỡng mộ, tuy nhiên bạn có biết những gì họ thể hiện ra chỉ là bề nổi của tảng băng chìm?

Năm 1903, có một học giả tên Kerr vô cùng nổi danh trong Hội Toán học New York, vì ông đã giải nhanh được một trong những nan đề khó nhất của Toán học. Khi mọi người đều không ngừng tấm tắc khen ngợi thành tích này, có người đã nói với Kerr, “Thưa ông, ông là người có trí tuệ nhất mà tôi từng gặp trong đời!"

 Nghe lời tán dương này, Kerr chỉ mỉm cười đáp, “Tôi không có trí tuệ như ông tưởng đâu, tôi chỉ nỗ lực, chăm chỉ hơn những người khác mà thôi”

Câu trả lời của Kerr khiến người này cảm thấy nghi hoặc. Kerr đã hỏi lại người đó, “Ông có biết tôi mất bao nhiêu thời gian để giải được nan đề này không?”

 Người kia đáp, “Một tuần lễ?” Kerr mỉm cười QT por lắc đầu.

 Người kia lại bảo, “Một tháng phải không?”

 Nhận được câu trả lời thầm lặng, người đó càng kinh ngạc, “Ôi Chúa ơi! Không lẽ lại mất một năm sao?" Kerr rất bình thản trả lời, “Thưa ông, ông nhầm rồi, không phải một năm, mà là tất cả các ngày chủ nhật của ba năm.” Câu trả lời của Kerr khiến tất cả mọi người có mặt đều im lặng.

2.      Tôi có lòng tin, tôi sẽ làm được

 Châm ngôn truyền cảm hứng của Havard: Niềm tin là khung xương của sinh mệnh, có thể nâng đỡ thân thể mềm yếu; niềm tin là chúa tể của vận mệnh, có thể viết lại con đường đi của ngày mai.

Việc không tự tin là một hành động vô tình giới hạn khả năng của chính bạn. Thay vì lao vào khó khăn và vượt qua nó bằng tất cả sức lực, tại sao bạn lại chọn e dè chỉ vì không tin mình có thể làm tốt?

Một nhà văn nổi tiếng khi đến giảng tại Harvard đã từng nói một câu: “Tôi chưa từng thấy một người nào tràn đầy niềm tin đồng thời nỗ lực hướng đến mục tiêu của mình mà lại không cách nào có được thành công!” Cách nhìn nhận vấn đề của người tự tin và không tự tin rất khác nhau. Người tự tin thường nhìn thấy mặt tốt, cố gắng nhanh chóng tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề; người không tự tin lại thường nhìn thấy mặt không tốt, luôn có khuynh hướng việc bé xé ra to.

3.      Nhiệt huyết cao độ, nếu không có nhiệt huyết, đừng nghĩ đến tiến bộ

Những gì bạn gặt được sẽ tỉ lệ thuận với mức độ cố gắng của bạn.

“Một đốm lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả tháo nguyên.” Nếu chúng ta có thể đem hết lòng nhiệt huyết vào trong học tập và trong cuộc sống, không ngừng tiếp thu tri thức mới, không ngừng nắm bắt kỹ năng mới, thì rồi sẽ có một ngày chúng ta tỏa sáng. Các bạn trẻ nên hiểu rằng, nhiệt huyết là một loại sức mạnh hành động. Chỉ có sự nhiệt tình hãng hải trong cuộc sống, trong học tập, mới có thể khiến chúng ta từng bước nâng cao hiệu suất, làm đầy thêm của cải của tương lai. Nhiệt huyết là một loại kiên trì. Khi gặp khó khăn trắc trở, chúng ta vẫn luôn giữ được trái tim đầy nhiệt huyết như lúc ban đầu, tích cực đối mặt và tìm ra phương pháp khắc phục. Nhiệt huyết là một kiểu tư tưởng. Người có tư tưởng này mới có thể nắm bắt những tri thức quan trọng nhất, sâu xa nhất trong việc học tập thường ngày, để bản thân phát huy được tối đa sức mạnh của tinh thần.

4.      Hành động nhanh chóng: lập tức, bây giờ, ngay và luôn!

Thứ không bao giờ chờ đợi chúng ta chính là thời gian, mỗi cái chớp mắt hay nhịp thở trôi qua cũng có nghĩa là thời gian đã vụt mất.

Quả thật, thời gian là thứ khó nắm bắt nhất. Người ta thường cảm thấy khủng hoảng hay bất an vì thời gian nhanh như bóng câu qua khe cửa, thoáng chốc đã không còn nữa. Đối với nhiều người, thời gian cứ thế vùn vụt lướt đi, mà họ lại chỉ nắm được một phần quá ít ỏi của thời gian. Trong cuộc sống, cũng có rất nhiều người nói với tôi rằng họ thường cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh, còn bản thân thì đã đánh mất đi cơ hội tốt nhất của cuộc đời, còn rất nhiều việc chưa hoàn thành, vậy mà tóc trên đầu đã điểm bạc. Vì vậy, họ càng lúc càng chán nản, dường như dù có làm việc gì thì cũng sẽ chẳng còn kịp nữa.

Thứ đáng sợ nhất là an nhàn khi còn trẻ, là những ngày tháng thảnh thơi khi chưa có gì trong tay.

Tại Đại học Harvard, chúng ta không nhìn thấy những sinh viên lãng phí thời gian, chây lười chẳng chịu học hành, bởi họ biết nước dãi chảy ra trong giấc ngủ lười biếng ngày hôm nay sẽ trở thành nước mắt của ngày mai. Bạn có yêu quý cuộc sống này không? Bạn hy vọng mỗi giây phút trong cuộc đời đều chất lượng và tràn đầy “việc su lu mai. di tù khôn vào nhựa sống? Vậy thì từ bây giờ, hãy nỗ lực học tập! Cuộc sống của chúng ta được cấu thành từ vô số thời khắc. Một câu châm ngôn của Trung Hoa cổ đại nói rằng: “Thiếu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi.” (khi còn trẻ khỏe mà không nỗ lực thì lúc về già sẽ đau khổ). Nếu một người lúc còn trẻ không đủ nỗ lực, không biết quý thời gian, không biết lập tức hành động, thì đến lúc giả hối hận cũng đã muộn rồi. mou công sau: Thời gian cứ vun vút trôi qua, xuân đi thu đến, tạo hóa tuần hoàn. Nếu chúng ta không bắt tay vào làm từ bây giờ, những năm tháng tươi đẹp nhất sẽ một đi không trở lại

5.      Tiến vào biển học: Còn không chịu học, thì còn làm gì được nữa?

Vốn dĩ tri thức là món tài sản vô cùng quý giá mà bản thân mỗi người phải tự tích lũy chứ không thể lấy từ bất kì ai, và ngược lại, không ai có thể cướp đi kiến thức trong đầu bạn.

Điều đầu tiên đối với các sinh viên Đại học Harvard sau khi bước vào trường đó là phải nắm bắt được cách tra cứu tài liệu thư viện và các sách liên quan đến môn học. Năng lực thực tiễn sau này được quyết định bởi tri thức lý luận mà họ nắm bắt ngày hôm nay. Họ thường bước chậm rãi trong thư viện trường, ngụp lặn trong đại dương tri thức. Nhưng đại dương tri thức quá rộng lớn, họ buộc phải tìm ra một phần hữu ích cho bản thân trong bạt ngàn sách vở kia để học. Vì sao họ lại say mê tri thức đến vậy? Vì họ biết chỉ có tri thức mới là của cải an toàn nhất.

Chính bởi vì tri thức rất quý giá nên chúng cũng cần sự kiên trì của người muốn có được nó. Bất kì kiến thức nào cũng cần được rèn luyện, học hỏi đủ lâu thì mới có thể biến nó thành của mình.

Dầu vậy, tôi hy vọng các bạn có thể ghi nhớ một điều: Tri thức là sự tích lũy từng chút một. Tuy tri thức là con đường tắt dẫn đến thành công, nhưng lại không có con đường tắt để nắm được tri thức. Vì vậy trong quá trình cầu học, chúng ta phải bước từng bước một, chăm chỉ cần cù học tập, bạn sẽ có được tri thức, đồng thời cũng kiếm được cho mình nhiều của cải hơn nữa. Chúc các bạn một chặng đường đầy đam mê trong vương quốc của tri thức, cùng nhau tận hưởng niềm vui của thành công.

Đừng bao giờ cho rằng bản thân mình đã đủ giỏi và ngưng học hỏi.

Tôi nhận ra khoảng cách giữa người thành công và người thất bại lúc đầu rất nhỏ, thậm chí bằng không, có lúc người thất bại còn thông minh hơn người thành công. Thế nhưng, cùng với thời gian, khoảng cách ấy dãn dần ra. Nghiên cứu đến tận gốc rễ vấn đề, chúng ta thấy rằng người thành công sở dĩ thành công vì họ biết kiên trì học tập và nắm bắt cơ hội, còn người thất bại cứ mỗi ngày một lười hơn, ủ mình trong chăn ấm, đóng của cuộc đời trước cơ hội, rồi cứ thế thối chí dần. Những người tưởng rằng mình đã đủ tri thức là những người lười biếng và vô minh, vì những gì họ biết thực ra còn quá ít ỏi. Ong đến Người thành công giống như con ong mật chăm chỉ hút lấy nguồn dinh dưỡng mới, lao động không ngừng để tạo ra mật ngọt. Còn kẻ thất bại chẳng khác nào con sóc tích lũy thức ăn cho mùa đông, thức ăn ngày một cạn dần mà không tìm được nguồn cung cấp mới, cuối cùng chỉ có thể đối mặt với cái chết. có thể nạn Chúng ta hãy là con ong chăm chỉ, đừng làm con sóc ham chơi. Hai con đường, lao động cực nhọc tạo ra mật ngọt và lười biếng cuộn mình chờ chết, chúng ta phải chọn một. Tôi nghĩ mỗi người chúng ta đều đã có câu trả lời.

6.      Sáng tạo đột phá, xô ngã bức tường tư duy

Cũng giống như tri thức, sự sáng tạo là món tài sản quý giá riêng của mỗi người. Tư duy sáng tạo là một đôi cánh tốt giúp bạn bay cao và xa trên con đường thành công.

Nếu muốn bản thân mình trở nên độc lập, đầu tiên cần bảo đảm tư tưởng của mình là độc lập. Chúng ta có thể thông qua rất nhiều phương diện để tìm kiếm năng lực sáng tạo đã thất lạc, và phải không ngừng nâng cao sức sáng tạo của bản thân, suy nghĩ nhiều, làm việc nhiều. Có rất nhiều vấn đề khó khăn xung quanh chúng ta, làm sao vận dụng kiến thức tích lũy được để giải quyết vấn đề. Trong lúc suy nghĩ, chúng ta cũng nên tạm thời quên bớt cách giải quyết của người khác, vận dụng sức sáng tạo của bản thân, tự tìm con đường của mình. Lúc ấy, tư duy và sáng kiến sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Chỉ cần chúng ta cố gắng động não, tích cực phát huy óc sáng tạo, thì có thể dễ dàng giải quyết rất nhiều vấn đề. Khi chúng ta đã nuôi dưỡng được năng lực độc lập giải quyết vấn đề, thì năng lực sáng tạo của bản thân cũng theo đó mà tăng lên. Để cho trí tưởng tượng bay cao, để cho năng lực sáng tạo sẽ làm thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới.

7.      Quản lý thời gian: Thời gian là người hướng dẫn vĩ đại nhất

Thứ gì là quan trọng nhất trong mắt “người Harvard”? Chính là thời gian, mỗi “người Harvard” đều hiểu rõ thời gian là quan trọng nhất, thời gian cũng là thứ duy nhất không được phép lãng phí. Họ cho rằng thời gian là nguồn tài nguyên số một, so với việc mất bất cứ cái gì, mất thời gian là đau đớn nhất, vì mỗi khoảnh khắc đều ôm trong lòng nó chất liệu của cuộc đời. Cho nên, khi làm việc họ luôn quan tâm đến hiệu suất, họ không thích kéo dài. Nếu chúng ta xem thời gian như tinh thần của cuộc đời, việc đã quyết định rồi lập tức tiến hành ngay, như vậy chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ càng thêm tươi sáng? Có một doanh nhân sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu đô. Ông tốt nghiệp Harvard. Khi có người hỏi ông ấy rốt cuộc làm thế nào để có được thành công khiến bao người ngưỡng mộ như hôm nay, ông ấy chỉ nói bốn chữ: “Làm ngay bây giờ!”

Lãng phí thời gian tức là lãng phí của cải, vì thời gian có thể giúp bạn làm ra của cải. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó.

Chúng ta làm thế nào để quý trọng thời gian, làm thế nào để nắm bắt được thời gian? Đầu tiên, cần có tinh thần “việc hôm nay chó để ngày mai”, cũng tức là phải nuôi dưỡng thói quen làm việc gì cũng không kéo dài, phải lên kế hoạch thực hiện công việc, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và hiệu quả theo thời gian đã định.

Tiếp theo, phải rèn thói quen làm việc có kế hoạch, có lúc quá nhiều việc khiến chúng ta rơi vào tình trạng hoang mang không biết bắt đầu từ đâu, lúc này rất dễ nảy sinh hiện tượng lãng phí thời gian. Khi đang làm một việc nào đó, đột nhiên lại có việc khác quan trọng cần giải quyết hơn, chúng ta sẽ dễ để ý cái này quên cái kia. Nếu chúng ta luôn lên kế hoạch trước khi bắt tay vào làm thì khi đó chúng ta sẽ làm việc có thứ tự, tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Cuối cùng, tận dụng thời gian hiệu quả. Rất nhiều người rất biết quý trọng thời gian, cả ngày đều tập trung vào học hành hoặc làm việc, nhưng hiệu quả công việc lại không cao, khối lượng công việc hoàn thành cũng ít. Nhìn bên ngoài tuy có vẻ rất tiết kiệm, quý trọng thời gian, nhưng hiệu suất làm việc thấp, mất thời gian quá lâu cho một hạng mục công việc, nên thực tế là đã lãng phí quá nhiều thời gian. Pha ma của gia làm gi Tôi tin rằng mọi người cứ dựa theo mấy điểm được nêu ở trên mà cố gắng rên tập quan niệm về thời gian của mình thì cuối cùng sẽ có thành tựu. Một khi chúng ta đã hiểu rõ thời gian đáng quý thế nào, tự nhiên chúng ta sẽ cách thành công không còn xa nữa.

8.      Tự kiểm soát: Thành công đến từ việc tự quản lý và nghị lực của bản thân.

Kỉ luật là minh chứng cho việc bạn đang thực sự sống chứ không chỉ đang tồn tại. 

Bạn biết thế nào gọi là tự kiểm soát không? Theo tôi thấy tự kiểm soát là một loại năng lực sống, nó khiến bạn bất cứ lúc nào cũng có thể tự nhìn lại, tự suy xét bản thân, để bạn có thể kiến tạo cuộc đời tươi đẹp trọn vẹn của chính mình. Tụ kiểm soát là một quá trình có thể giúp bạn kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân, vượt qua mọi cám dỗ, để bạn tạo ra được những thành tựu to lớn. Bill Gates, tỷ phú đầu tiên trên thế giới, mọi người chắc không xa lạ gì, ông đã xây dựng nên đế chế phần mềm Microsoft. Thành tựu đỉnh cao của ông bắt nguồn từ việc tự kỷ luật cao độ trong tính cách. Mọi người đều biết, Bill Gates chỉ là một sinh viên chưa tốt nghiệp của Harvard, ông thậm chí chưa lấy được bằng tốt nghiệp đại học. Nhưng cuối cùng, ông lại trở thành “thiên tài phần mềm” của thế giới. Ông là người dũng cảm kiên cường, tự dựa vào trí tuệ hơn người cùng quan niệm đi trước thời đại mà có được thành công cực lớn.

9.      Gương buồm ước mơ: lực chọn ước mơ thế nào thì cuộc đời sẽ như vậy

Mỗi người đều sẽ có những động lực để cố gắng, tuy nhiên tự khích lệ bản thân mới là điều quan trọng nhất.

Mỗi người đều có ước mơ của riêng mình, nhưng không phải người nào cũng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Làm thế nào mới có thể biến ước mơ trở thành hiện thực? Có lẽ Harvard đã có câu trả lời xác đáng cho chúng ta: “Khích lệ bản thân”. vùng qua khan. Ba nó gian in Khích lệ bản thân là việc cực kỳ quan trọng đối với thành công của mỗi người, có thể nói, tất cả hành vi của con người đều nhờ khích lệ mà có. Thông qua việc không ngừng khích lệ bản thân, phát huy tiềm năng nội tại, chúng ta sẽ giúp bản thân bước được đến thành công. Tôi cho rằng con người muốn thành công thì trước tiên cần phải có ước mơ, đồng thời dùng tuyên ngôn chính thức không ngừng nhắc nhở, định hình và khích lệ bản thân.

10.  Nắm bắt cơ hội: cơ hội tốt nhất thường chỉ có một lần

Nếu bạn tài giỏi nhưng lại không biết nắm bắt những cơ hội thì quả thực vô cùng lãng phí. Những cơ hội tại đúng thời điểm đôi khi sẽ thay đổi vận mệnh của bạn.

Chúng ta đều cho rằng người có thể nắm bắt cơ hội thật may mắn. Vậy sao mình không bao giờ được thần may mắn chiếu cố đến nhỉ? Thực ra, rất nhiều lần, cơ hội đã lướt qua trước mắt chúng ta, chỉ là bản thân chúng ta không nắm bắt được mà thôi.

 Mỗi chúng ta trong cuộc đời này đều không ít lần có cơ hội thay đổi vận mệnh, nhưng thường chỉ có ít người nắm bắt được cơ hội và thành công. Đạo lý này thật ra không quá phức tạp. Có thể thay đổi được vận mệnh hay không, chủ yếu vẫn phải dựa vào bản thân mình. Thái độ bạn đối diện với cuộc sống quyết định bạn có thành công hay không. Hoàn cảnh sống của chúng ta không giống nhau, về điểm này thì không cách nào đòi hỏi công bằng được. Cho nên, bất kể là hoàn cảnh tốt hay nghịch cảnh trái ngang, quan trọng nhất vẫn là phải nghĩ cách nâng tầm cho mình và hoàn thiện bản thân. Tôi từng nghe một vị giáo sư nói: “Tăng cường bồi dưỡng tố chất cho bản thân mới có thể khiến bản thân đứng vững ở những vị trí cao hơn, mới có năng lực nắm bắt quy luật khách quan.”


Review chi tiết bởi: Nguyễn Minh Tuyến - Bookademy

Hình ảnh: Nguyễn Minh Tuyến

 

Xem thêm

Sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Một mặt, người đọc cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ những câu chuyện trong sách. Cách tác giả lập luận để làm sáng tỏ quan điểm của mình cũng kĩ càng giống như nghị luận văn học. Cụ thể, mỗi chương sách có thể coi là một luận điểm, mỗi luận điểm lại có những luận cứ rõ ràng.

Bắt đầu mỗi chương sẽ là những câu nói truyền cảm hứng của Harvard được in đậm, tiếp đến là nhận định của tác giả rồi các dẫn chứng đưa ra, kết thúc là bí quyết thành công của Harvard đi kèm với những thử thách mà tác giả đưa ra.

Sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng cũng cung cấp cho người đọc những trắc nghiệm tâm lý giúp chúng ta hiểu rõ hơn ưu nhược điểm của bản thân, từ đó nắm được phương pháp để phát huy mặt tốt và cải thiện mặt chưa tốt. Nhiều câu hỏi thú vị trong Thử thách tư duy sẽ giúp chúng ta vận dụng tư duy toán học, trí tưởng tượng và sức sáng tạo để tìm ra đáp án.

Ngược lại, có nhiều độc giả lại không hài lòng về lối viết trong sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng. Một số thông tin đưa ra trong sách bị nhận xét là sai sự thật, cụ thể là đời sống học tập của sinh viên Harvard đang bị phóng đại quá mức. “Trong lúc ăn, sinh viên Harvard dường như không nói chuyện bởi mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện.

Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện.Ngoài ra còn một nơi đó là bệnh viện Harvard, đây là nơi tuyệt đối yên tĩnh, họ chìm vào trong việc làm của mình, họ đọc sách hay ghi chép, không ai làm phiền ai. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện…”.

Sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng bị nhiều độc giả nhận xét là viết tương đối lan man, lý thuyết nên không tránh khỏi sự nhàm chán.

Gác những tranh luận sang một bên, chúng ta không thể phủ nhận Harvard Bốn Rưỡi Sáng là một cuốn sách truyền cảm hứng tích cực và thúc đẩy người đọc học tập, làm việc nhiệt tình và nhiệt tình hơn nữa. Mỗi cá nhân sẽ có một bài học sau khi đọc tác phẩm truyền lửa này; truyền tải đi những thông điệp tốt, đó chính là giá trị mà cuốn sách mang lại.


Harvard – một trong những trường đại học hàng đầu thế giới, nơi đã đào tạo sáu tổng thống Mỹ, 30 người đoạt giải Nobel, ba mươi hai người đoạt giải Pulitzer và hàng chục các tổng giám đốc của các công ty xuyên quốc gia. Trường đại học này là nơi mà mọi người trẻ trên thế giới đều ao ước một lần được đặt chân tới bởi họ tin rằng nơi đây sẽ giúp họ hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp nhất.

Đọc cuốn sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng của tác giả Xiu Ying Wei để được truyền cảm hứng học tập và làm việc của những con người Harvard, để chính bản thân bạn thêm vững tin trên con đường thực hiện ước mơ.

Trang bìa sách Harvard Bốn Rưỡi Sáng có ghi chú: “Tác giả đã biểu tượng hoá Harvard trong lòng bạn trẻ, qua đó giúp họ thêm cần cù, nỗ lực, tự tin, nhiệt thành, sáng tạo và chủ động, biết nắm bắt thời cơ, cuối cùng trở nên ưu tú thêm nữa.”

Hay “Harvard bốn rưỡi sáng sử dựng hình ảnh Harvard như một biểu tượng xuyên suốt, kể lại các câu chuyện có tính cách điệu về Harvard như một phương thức nhằm thu hút bạn đọc đến với cuốn sách, để từ đó chuyển tải những chỉ dẫn, khuyến khích, gợi ý cùng những thông điệp vừa thực tế vừa bay bổng tới các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường và chuẩn bị bước vào đời.”

Tác giả chia sẻ các câu chuyện của những tấm gương thành công, những sinh viên Harvard hay cả những con người bình thường trong cuộc sống bình thường. Sách liên tục cổ vũ người đọc hãy sống, học tập, nghiên cứu và làm việc hết mình. Luôn giương cao cánh buồm ước mơ, vì lựa chọn ước mơ thế nào thì cuộc đời sẽ giống y như vậy.

Dám sáng tạo đột phá để xô ngã bức tường tư duy. Biết quản lý thời gian vì thời gian là người hướng dẫn vĩ đại nhất. Tự kiểm soát bản thân vì thành công đến từ việc tự quản lý và nghị lực của bản thân. Điều quan trọng nhất, hãy nhớ rằng, nếu không chăm chỉ, thiên tài cũng trắng tay.