Chắc hẳn nhắc tới “lịch sử” người ta chỉ nhớ tới sự khô khan và khó hiểu của nó. Người lớn là như thế còn đối với trẻ em lại càng khó khăn hơn vì chúng chỉ bị thu hút bởi những trò chơi điện tử, phim hoạt hình hiện đại... Dần đà những bài học lịch sử bị phai mòn, lãng quên và chỉ mãi là quá khứ. Những ý nghĩ như “môn sử là một phụ có gì mà quan trọng”... càng làm gia tăng sự chán ghét lịch sử trong trường học và không còn giá trị.
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn hay dịch thô Lược sử thế giới cho bạn đọc nhỏ tuổi của E.H.Gombrich là một chuyến tàu đi ngược về quá khứ. Từng chương trong sách là từng điểm dừng chân ở một cột mốc lịch sử khác nhau. Chuyến tàu ấy về lại từ thời Kỷ Băng Hà, thời tiền sử cho đến những nền văn minh đầu tiên của loài người: Ai Cập, Hy Lạp...Mỗi trạm dừng là những lần chúng ta chiêm nghiệm về quá khứ về những sự kiện đã qua hay những bài học mà chiến tranh để lại cho đời sau. Vì thế chuyến tàu không những điểm lại quá khứ mà còn để ta hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn những gì đã qua.
Với nhiều người trên trái đất nó hãy còn rất xa vời. Nhiều người ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ vẫn còn chịu những cảnh khổ cực mà cách đây không lâu vẫn là những điều hết sức bình thường ở châu Âu. Chúng ta không thể có một giải pháp đơn giản nào cả, bởi vì sự thiếu hiểu biết và nghèo đói thường đi kèm với nhau.
Điểm đặc biệt ở Chuyện nhỏ trong thế giới lớn so với những cuốn sách lịch sử khác rằng thay gì đưa hết tất cả thông tin vào sách, tác giả lại gợi mở những câu hỏi như “Nước nào phát minh ra những con số?” hay “Vì sao kim tự tháp được dựng lên?”... nhằm kích thích người đọc tư duy, tìm tòi để kiến thức được lưu lại một cách tự nhiên và nhớ lâu hơn.
2. Cái đẹp của Chuyện nhỏ trong thế giới lớn:
Xét về cái đẹp đầu tiên phải kể tới hình ảnh trong sách. Mặc dù đối tượng là trẻ em nhưng sách được thiết kế không hề màu mè mà chỉ đơn giản là những bức minh họa đơn giản với tông chủ đạo là trắng đen để hướng người đọc chú tâm vào phần nội dung hơn là những hình ảnh. Cách xưng hô tôi - em trong sách tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cùng với phong cách kể chuyện nhẹ nhàng, bình dị.
Cái đẹp thứ hai chính là những giá trị mà sách mang lại. Trong chuyến tàu đi ngược về quá khứ là những lời tâm sự của chính tác giả về giá trị nhân đạo, lòng thương yêu giữa con người. Được tác giả viết sau những năm tháng diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai, những giá trị về con người lại càng được nâng cao.
Review chi tiết bởi: Gia Nghi - Bookademy
--------------------------------------------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Về cơ bản, lịch sử không khó đến mức một sự đơn giản hóa đặc biệt được sử dụng để thể hiện nó. Nỗ lực này của tác giả chỉ làm cho 400 trang của cuốn sách nhàm chán. Kết quả của nỗ lực của tác giả là kể những câu chuyện nổi tiếng về lịch sử, mà không cố gắng che giấu sự thiên vị của mình như một nhà sử học. Đặc biệt là vì quan điểm của Haqq về Kitô giáo khiến anh ta không nói bất cứ điều gì ngoài suy nghĩ thống trị của người phương Tây. Ví dụ, trong chương của Alexander, anh ta tự hào nói rằng sau khi chinh phục Ấn Độ, Alexander đã bị ảnh hưởng bởi những lời của nhà vua ở đó, "Tôi chỉ yêu cầu bạn đối xử với tôi như một vị vua" và vì điều này, Alexander đã trả lại đất của anh ta cho anh ta! Nhân tiện, từ này cho thấy nhà vua ích kỷ như thế nào và người dân của anh ta không quan trọng đối với anh ta và anh ta đã đầu hàng và chỉ muốn sống một cuộc sống thịnh vượng. Nó rõ ràng làm cho Alexander trở thành một anh hùng và một thiên tài, và trong khi anh ta chế giễu các chiến dịch của các quốc gia khác (tại sao họ không tìm kiếm văn hóa, khoa học và triết học như người Hy Lạp và thay vào đó đánh bại nhau trên đầu), các chiến dịch của Alexander nhưng coi đó là một dấu hiệu của lòng can đảm và trí tuệ! Trên trang 252, tác giả nói rằng hành động của người châu Âu trong cuộc chinh phục của nước Mỹ, với người bản địa ở đó, rất ghê tởm và đáng xấu hổ đối với "người châu Âu Hoa Kỳ" mà anh ta không muốn nói gì thêm. "Sự vô tư" của nhà sử học đáng kính này khiến tôi ngừng đọc cuốn sách của anh ấy.