1 năm trước Đánh giá sách Haru bị bắt cóc. Bởi ai đó, tôi gần như biết cả đời mình. Anh lái một chiếc ô tô đậu trước mặt tôi và thế là đưa tôi lên xe. Không còn tin nhắn nào cho mẹ. Một điều được gọi là hội chứng Stockholm mà mọi người thường nói đến khi họ bị bắt cóc là bạn phải lòng kẻ bắt cóc. Nhưng người ta nói rằng những cảm giác của “nạn nhân” là hoàn toàn không hợp lý bởi vì họ nhầm lẫn sự lạm dụng của kẻ lạm dụng với lòng tốt của mình. Và Haru thấy điều này hoàn toàn hợp lý. Bởi vì kẻ bắt cóc Haru là bố tôi. Nhưng cha của Haru là kẻ bắt cóc vụng về và bất cẩn nhất. Anh ta gần như mất “con tin” nhiều lần khi gặp rắc rối với cảnh sát, hoặc khi anh ta gọi điện thoại để chuộc lỗi. Anh ta không có nhiều tiền để đi lại và ăn uống và phải ở trong một ngôi đền bị ma ám. Like Share Trả lời
1 năm trước Vụ bắt cóc tình yêu Không biết điều kiện mà Taka bàn với vợ là gì, nhưng Taka đã vô thức có được một món hời trong vụ làm ăn này, đó là tình yêu của cô con gái bé bỏng dành cho mình. Và Taka, cũng đã được yêu thương, chăm sóc con, đồng thời trở thành người bố thực thụ trong những ngày cùng con rong ruổi khắp nơi. Đó sẽ là những ngày tháng khó quên của hai cha con, những ngày đi sâu vào ký ức và tâm khảm mỗi người.Với lời văn nhẹ nhàng, bình lặng, câu chuyện tưởng một mặt hồ xanh thẳm, lặng yên không gợn sóng. Nhưng dưới làn nước biếc, rong tảo đang uốn lượn và cá nhỏ đang vui vầy. Ngắm mặt hồ tưởng như tâm mình cũng bình lặng, mà lại ấm áp yêu thương. Like Share Trả lời
1 năm trước cô nhóc chững chạc hơn cả bố Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc là cuốn sách giúp ta có một cái nhìn tích cực hơn và trải nghiệm mới về cuộc sống, về tình cảm gia đình. Khi đọc, độc giả sẽ đôi lúc ngẫm nghĩ về người mình yêu thương, về “tình mẫu tử” thiêng liêng từ khi được sinh ra, về những khoảnh khắc hằng ngày tưởng chừng như tầm thường nhưng thực chất lại chan chứa bao niềm yêu thương từ gia đình mình. Đây cũng là cuốn sách phù hợp với những người đang chật vật với việc trở thành cha mẹ và những thiên thần đang ở ngưỡng cửa trưởng thành cần có những suy nghĩ tích cực về tình thân trong gia đình. Like Share Trả lời
1 năm trước một kẻ bắt cóc chẳng ra hồn Cuốn sách nhắc nhở những bậc cha mẹ về việc quan tâm tới con cái và cũng dạy những đứa con về lòng thấu hiểu đối với cha mẹ. Một ông bố luôn chăm lo chu đáo cho con mình dù kinh tế hạn hẹp, một ông bố không lấy nổi một vân hoa tay vẫn lao vào nấu nướng để con được ăn no, và dần dần đứa trẻ đã cảm nhận được thứ tình cảm thiêng liêng ấy từ tận đáy lòng. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc sẽ không hay bắt gặp những lời dạy bảo nghiêm khắc, hay những lời giáo điều của bố với con gái. Sẽ chỉ có những lời nói cộc lốc, ương bướng của đứa con và sự vụng về thêm chút ngượng ngùng của ông bố lâu ngày không gặp con. Tuy vậy, họ vẫn dành cho nhau thứ tình cảm chân thành nhất, đẹp đẽ nhất từ sâu thẳm trái tim họ cùng nhau tận hưởng chuyến đi như những kẻ bụi đời để bù đắp lại khoảng thời gian dài hai bố con bị tách rời. Like Share Trả lời
1 năm trước Mọi người nên đọc ạ Ngày đầu tiên của kì nghỉ hè của tôi: tôi đã bị bắt cócKhông có ý định làm gì cả, ở nhà cũng chẳng có ai, ngủ dậy bật ti vi lên xem, tình cờ biết loại kem mới nhất vừa được bắt đầu bán , nhìn ngon vãi , thế là tôi rời khỏi nhà để đi mua . Rẽ qua góc chỗ nhà bv nha khoa.. thì bên kia là 7 eleven rồi,bất chợt phía sau có 1 chiếc xe hơi đang chạy tới hạ tốc độ chạy sát gần tôi, rồi dừng lại phía trước . Người đàn ông mở của sổ ra và lên giọng.“Lên xe không cô bé”Tôi nhìn chằm chằm vào người đàn ông kia. Tôi lững thững lại mở cửa rồi lên xe. Trong xe mát rượi,tôi không màn để ý đến cái sự hấp dẫn gì của cây kem nữa.Haru con cao lên nhiều nhỉ --- Người đàn ông nói.Người bắt cóc đó biết tên tôi.“Vậy ạ”- tôi trả lời vậyTôi cũng biết tên người đóTại sao ư?Người đàn ông đó, đeo cái kính râm to nực cười đó , ừm chính là bố tôi. Like Share Trả lời
1 năm trước cảm giác? “Tôi cảm giác người bố đứng vẫy tay xa xa kia như một người lạ […] Thế nhưng, tôi cũng thấy người đàn ông mặc chiếc áo nhàu bẩn, da đen sạm vì nắng, đuôi mắt sụp xuống, lúc ẩn lúc hiện giữa đám đông qua lại kia đang tỏa sáng một cách kì lạ. Cứ như được bao bọc bởi một cái kén vàng […]Rồi tôi bỗng nghĩ, chắc lần đầu gặp bố, mẹ cũng nhìn thấy bố tỏa hào quang như vậy chăng? Trong đám đông, chỉ một người, tỏa sáng, theo một cách đặc biệt.”Tôi “Bị” Bố Bắt Cóc đã mở ra cho người đọc một khung cảnh thực tế về xã hội gia đình ngày nay và những bất cập mà bất cứ gia đình nào cũng gặp phải. Like Share Trả lời
1 năm trước Độc giả Phạm Vân Anh Khi đọc lời giới thiệu về tác phẩm, tôi đã không ngần ngại đặt mua ngay. Cầm sách trên tay, tôi đọc ngâu nghiến ngay tức khắc. Câu chuyện theo lời kể của một cô bé dẫn dắt khởi đầu khá bất ngờ và làm người nghe tò mò thêm. Khi theo dõi cô bé và bố trải qua quãng thời gian du lịch bên nhau, xen lồng vào mỗi ngày là một bài học nhẹ nhàng nhưng tinh tế và sâu sắc. Dù mở đầu hay kết thúc, tác giả đều để ngỏ nguyên nhân bố cô bé sống riêng và nội dung của vụ giao dịch, nhưng người đọc vẫn lờ mờ nhận ra sự thật. Tuy nhiên điều đó thật sự không quan trọng, bởi đây là câu chuyện của 1 cô bé thì không thể nào hiểu rõ điều đó, cô bé chỉ nhận ra cô vẫn rất yêu bố mình! Like Share Trả lời
1 năm trước Độc giả Nguyễn Thị Thu Thúy Câu chuyện chỉ đơn giản là một chuyến đi chơi của hai bố con, chỉ có điều khác bình thường một chút là người bố đã “bắt cóc” cô con gái để đưa đi chơi. Từ góc nhìn của cô con gái, có thể thấy cô bé không hài lòng về bố mình, thậm chí có vẻ ghét bỏ; nhưng cô bé vẫn mở cửa và bước lên xe. Suốt cả chuyến hành trình, không biết bao lần cô bé tỏ vẻ khó chịu cáu gắt với bố, nhưng rồi dần cô lại cảm thấy thích thú với chuyến hành trình không định trước này. Tuy nhiên, đến lúc cô bé nghĩ mình sẵn sàng theo bố thì người bố lại quyết định phải quay về. Đến cả cuối câu chuyện, tác giả không cho biết rốt cuộc cuộc giao dịch của người bố và người mẹ là gì; cũng không đề cập rõ ràng chuyện của hai bố con ra sao, nhưng từ những thay đổi tâm lý chậm rãi của cô bé cũng đủ thấy, chuyến đi chơi đã khiến cô bé nảy sinh một thứ tình cảm dịu dàng hơn với người bố. Đó là sự lưu luyến. Like Share Trả lời
1 năm trước Độc giả Lê Hoàng Cuốn sách thực sự như một nốt nhạc vui, một làn gió mát tươi trẻ thổi vào tôi, một kẻ vừa mới mụ mị bước ra khỏi thế giới của Murakami, nửa tỉnh, nửa mê. Cuốn sách nhẹ nhàng kéo tôi trở lại cuộc sống thực, cuộc sống đáng yêu của những con người trẻ, hồn nhiên, cá tính. Cuối cùng thì, cuốn sách như miếng bánh lót dạ ngon lành, để lại trên đầu lưỡi thực khách vị ngọt mơn man, mùi thơm nhẹ nhàng, để mà thòm thèm, mà mơ mộng bước tiếp vào những thử thách khác, với các trang sách mới. Like Share Trả lời
1 năm trước Độc giả Phấn Nguyễn Câu chuyện không quá dài. Không cầu kì với những ngôn từ đắt đỏ đặc biệt và sâu xa nhưng nó lại đi vào lòng người đọc một cách nhẹ nhàng dịu dàng tự bao giờ mà chúng ta không hề biết. Một chuyến đi nghỉ hè của hai cha con. Nhưng tại sao lại đặt tiêu đề ” tôi bị bố bắt cóc” quả đúng vậy. Con gái trong câu chuyện phải sống xa người cha của mình từ nhỏ. Yêu cha hay ghét cha cô cũng không hề xác định được. Nhưng rồi qua chuyến bắt cóc đặc biệt đến kì lạ ấy thì tình cảm cha con đã đến với họ. Để trái tim họ ấm áp thuộc về nhau và đã cho họ nhận được cái cảm giác của một gia đình. Like Share Trả lời
1 năm trước Trích đoạn hay Trong chuyến đi, Haru không ít lần mệt mỏi và bực bội bởi sự khắc nghiệt ở chốn xa lạ, thiếu thốn về kinh tế, thêm vào đó là sự vụng về của ông bố cũng khiến cô đôi lúc ngại ngùng, phải giả vờ không quen không biết. Nhưng bằng sự kiên nhẫn và niềm yêu thương vô bờ, bố Takashi đã giúp con gái mình được khám phá những vùng đất mới, những chân trời mới mà dường như chưa bao giờ có thể thấy và cảm nhận được ở nơi thành thị tấp nập. Ngoài ra, chuyến hành trình dài cũng như một sợi dây liên kết vô hình giúp xóa nhòa khoảng cách để nhường chỗ cho tình phụ tử đang ngày càng dâng lên. Trái tim của đứa trẻ và người bố bị phân tách bấy lâu nay đã được nối liền lại, cô bé Haru lạnh nhạt ngày nào giờ đây đã hiểu được bố và yêu quý bố hơn bao giờ hết. Like Share Trả lời
Haru bị bắt cóc. Bởi ai đó, tôi gần như biết cả đời mình. Anh lái một chiếc ô tô đậu trước mặt tôi và thế là đưa tôi lên xe. Không còn tin nhắn nào cho mẹ. Một điều được gọi là hội chứng Stockholm mà mọi người thường nói đến khi họ bị bắt cóc là bạn phải lòng kẻ bắt cóc. Nhưng người ta nói rằng những cảm giác của “nạn nhân” là hoàn toàn không hợp lý bởi vì họ nhầm lẫn sự lạm dụng của kẻ lạm dụng với lòng tốt của mình. Và Haru thấy điều này hoàn toàn hợp lý. Bởi vì kẻ bắt cóc Haru là bố tôi. Nhưng cha của Haru là kẻ bắt cóc vụng về và bất cẩn nhất. Anh ta gần như mất “con tin” nhiều lần khi gặp rắc rối với cảnh sát, hoặc khi anh ta gọi điện thoại để chuộc lỗi. Anh ta không có nhiều tiền để đi lại và ăn uống và phải ở trong một ngôi đền bị ma ám.