1 năm trước Hài hước pha trộn châm biếm và cay đắng. Cuốn sách đã hơn 25 năm rồi nhưng não trạng con người bây giờ vẫn như thê k hề khác. Like Share Trả lời
1 năm trước Không có từ nào để diễn tả Tôi đọc cái này bằng tiếng Anh. Đó là một cuốn tiểu thuyết về Việt Nam từ những năm 1950 được viết từ góc nhìn của người Bắc Việt xuất bản lần đầu tiên vào năm 1986. Tôi đánh giá cao nó nhất vì góc nhìn thực tế về sự phát triển của Việt Nam dưới chủ nghĩa cộng sản từ góc nhìn của một người đàn ông trong một ngôi làng. Về mặt này, tôi đã học được rất nhiều điều từ nó và điều đó khiến nó đáng đọc đối với bất kỳ ai muốn có một cuộc thảo luận tương đối đồng cảm về cuộc sống dưới chế độ cộng sản. Tuy nhiên, không hoàn toàn thông cảm (và thật thú vị khi nghĩ về lý do tại sao cuốn sách này có thể được xuất bản vào năm 1986 và được hoan nghênh nhiệt liệt như vậy ở quê hương của nó). Phần lớn cốt truyện liên quan đến mối quan hệ của nhân vật chính với phụ nữ và việc đầu tiên là gia đình và sau đó là nhà nước, dưới hình thức những cấp trên có thiện chí, đã làm xáo trộn cuộc sống của anh ta như thế nào. Tôi thấy điều đó kém thú vị hơn nhiều, có lẽ vì tác giả không giỏi miêu tả phụ nữ ngoài những bức vẽ để nhân vật chính phản ứng, và tôi thú nhận là tôi đã đọc lướt khá nhiều. Like Share Trả lời
1 năm trước Các tình tiết rườm rà, lê thê với bi kịch của một nhân vật chính quá đớn hèn. Giá trị theo thời gian của tác phẩm đáng nghi ngờ. Like Share Trả lời
1 năm trước Bức tranh chi tiết về chuyện tình thời bao cấp, rộng ra hơn là cả một xã hội Việt Nam từ những năm 45 đến sau thời kỳ giải phóng. Like Share Trả lời
1 năm trước thích câu chuyện nhưng không thích văn. văn Lê Lựu chán chết, câu cú diễn đạt loằng ngoằng. không lạ vì chật vật mãi mới viết nổi vài chụ chữ cho bản tin diệt ruồi của trung đoàn Like Share Trả lời
1 năm trước Bức tranh thời bao cấp hiện ra với đủ những bối cảnh xa vắng nhưng quen thuộc, với những dãy nhà tập thể, với những thầy giáo, kỹ sư của thời Đổi Mới, còn mang theo mình cái ảnh hưởng của làng quê, chiến trường và những năm tháng tản cư. Con người những năm tháng đó hẳn đã phải chịu nhiều ràng buộc của nếp nghĩ cũ cũng như tác động của "cấp trên". Điều thú vị là có rất nhiều người ở "phe chính diện", hiểu ra vấn đề và có mong muốn giúp đỡ cũng không giúp con-người-của-giai-doạn-chuyển-tiếp vượt qua được một phe phản diện không thể gọi thành tên. Hẳn nhiên, quá trình thay đổi nếp tư duy của cả cộng đồng không thể là việc đơn giản và ngắn hạn. Like Share Trả lời
1 năm trước Lâu lắm mới đọc tiểu thuyết Việt Nam. Rất may là gặp được một cuốn hay và có nhiều thứ để ngẫm nghĩ. Tác giả đã xây dựng được một hệ thống nhân vật khoa học, cách dẫn dắt câu chuyện và cho cuộc đời của các nhân vật giao thoa với nhau khá hấp dẫn. Đặc biệt, thành tựu lớn nhất của Lê Lựu trong cuốn này có lẽ là phản ánh sắc nét được cả một giai đoạn lịch sử Việt Nam: từ cuộc sống làng quê trước, trong và sau cải cách ruộng đất; chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ; đến cả cuộc sống thành thị thời bao cấp. Tuy nhiên, điểm trừ rất lớn là tác giả đã quá lạm dụng kịch tính, những tình tiết ngang trái, éo le khiến câu chuyện trở nên mất tự nhiên, thậm chí, người đọc khó tính có thể sẽ không cảm thấy hài lòng trước những "màn kịch rẻ tiền" do Lê Lựu dàn dựng. Nửa đầu câu chuyện, những tưởng Sài sẽ trở thành hình mẫu lý tưởng về một "người Việt Nam trầm lặng", thích suy tư nhưng tốt bụng và chất phác. Tuy nhiên, sau khi vướng vào những thứ dây mơ, rễ má do Lê Lựu dựng lên thì Sài đã trở nên bình thường, thậm chí tầm thường. Những người phụ nữ là một phần rất quan trọng trong suốt chiều dài câu chuyện. Người phụ nữ đáng khâm phục nhất, thật bất ngờ, lại là Tuyết. Xét cho cùng, chị là đại diện, mang trong mình tất cả những phẩm chất truyền thống của phụ nữ Việt Nam mà nay chỉ là còn dĩ vãng trong xã hội Việt Nam hiện đại. Một người phụ nữ "lấy chồng từ thưở mười ba", đến nửa đời người mới chỉ biết mùi đàn ông duy nhất một lần mà vẫn cắn răng cam chịu sống vì đứa con, chưa một lần nghĩ đến việc tự giải thoát cho bản thân mình. Những người phụ nữ còn lại thì sao ? Hương và Châu đều xinh đẹp, thông minh, gia giáo nhưng lại quá khôn ngoan, ích kỉ. Sự khác nhau có chăng chỉ là Châu bị buộc phải bộc lộ nhiều tính cách xấu hơn Hương mà thôi. Cuối cùng, điều đọng lại lâu nhất sau khi đọc tác phẩm này là: "Xin cạch đàn bà !". Like Share Trả lời
1 năm trước Truyện càng về sau càng hay. Đọc mà nhiều lúc uất với cách suy nghĩ hoặc xử sự của các nhân vật, lúc lại thương bởi ai cũng có nỗi lòng riêng. Và sau cùng, những gì đẹp đẽ chỉ còn là “thời xa vắng”. Like Share Trả lời
1 năm trước Cuộc đời Sài, đôi khi tìm thấy mình trong đó, thất bại, hèn nhát, không chí hướng và cũng là nguồn động lực khi bạn quyết tâm Like Share Trả lời
1 năm trước Đọc xong lại thấy tiếc cho nhiều thứ, tiếc cho anh Sài, tiếc cho cả mình, giá mà đọc được quyển này sớm hơn. Quá nhiều kinh nghiệm quý giá để mà rút ra. Like Share Trả lời