Thao Túng Tâm Lý
Xem thêm

“Thao túng tâm lý” của Shannon Thomas có lẽ là cuốn sách hay nhất mà các nhà tâm lý học nên sử dụng để làm tài liệu điều trị tâm lý cho khách hàng của mình. Những ai cảm thấy bản thân mình đang trong mối quan hệ độc hại hoặc đang có dấu hiệu trở thành nạn nhân của bạo hành tâm lý thì đều nên đọc qua quyển sách này. Chỉ khi chúng ta càng nhận ra vấn đề sớm thì việc khắc phục càng nhanh chóng được diễn ra để cá nhân có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Khi bắt đầu đọc sách này, bạn phải làm quen với những thuật ngữ được tác giả sử dụng để đặt cho các nhân vật chính đó là người sống sót (nạn nhân bị thao túng) và kẻ độc hại (người hay thao túng tâm lý).

Hầu hết mọi người đều không thể tự nhân ra rằng bản thân mình đang bị thao túng và rơi vào bẫy thao túng của kẻ độc hại. Vậy nên, tác giả đã cung cấp rất nhiều thông tin trong sách giúp chúng ta có thể nhận biết được sự tồn tại của kẻ thao túng. Kẻ thao túng luôn có những chiêu trò để dù chỉ với một lời nói, một tác động nhỏ cũng đủ làm cho người nghe cảm thấy hoang mang, hoài nghi và mất phương hướng trong cuộc sống. Thomas đã giúp chúng ta vạch trần hết những chiến lược, hành động với những tình huống cụ thể được phân tích một cách kỹ lưỡng. Để từ đó, bạn đọc sẽ biết được đâu là những hành động của kẻ thao túng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày. Với lối hành văn dễ hiểu, gần gũi và thực tế, tác giả giúp cho độc giả biết rõ hơn về sự tồn tại của kẻ độc hại trong tất cả các mối quan hệ.

Tiếp theo, tác giả đề cập đến những kẻ độc hại, kẻ thao túng này là ai và họ bị mắc căn bệnh tâm thần nào và cả cách phân biệt. Theo đó, tác giả đã liệt kê ra ba loại rối loạn tâm thần là rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội và thái nhân cách. Bên cạnh việc giúp độc giả nhận diện và hiểu rõ hơn về kẻ thao túng thì Thomas còn cung cấp một số thông tin bổ ích để thoát khỏi tình trạng bị thao túng. Cuốn sách này giúp cho những cá nhân đang rơi vào một mối quan hệ độc hại cảm thấy được giải tỏa và tự chữa lành cho tâm hồn của chính mình.

Quyển sách còn nói về các bước phục hồi tâm lý từ tuyệt vọng đến nhận diện. Sau đó sẽ là thức tỉnh, phục hồi và duy trì một trái tim thật khỏe mạnh, một tâm trí minh mẫn hơn. Ở mỗi một phần tác giả sẽ đưa ra dấu hiệu khác nhau, cách nhận diện và những điều bạn cần làm. Tất cả đều không thể vội vàng mà cứ phải từ từ diễn ra từng chút, từng chút một. Để chấm dứt hoàn toàn sự lạm dụng độc hại đôi khi đòi hỏi cả một quá trình buộc chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi. Ở phần cuối cùng của cuốn sách là những câu hỏi chép tay hàng ngày để bạn xem mình đã thật sự ổn hay chưa.

Với văn phong rõ ràng, từ ngữ không quá hàng lâm cùng với trải nghiệm tuổi thơ bị tổn thương từ chính người mẹ bị rối loạn nhân cách của tác giả và kinh nghiệm tham vấn làm việc trong ngành tâm lý học, Thomas đã mang đến cho độc giả một chủ đề rất hay và ấn tượng. Tác giả hiểu sâu sắc về những hệ quả tâm lý và cảm xúc mà nạn nhân có thể trải qua. Việc kết hợp hai góc nhìn cho phép Thomas có một sự tiếp cận toàn diện, nhân văn và nhạy cảm đối với nhu cầu và tình huống của bạn đọc.

Từ những thông tin được chia sẻ trong bài viết, “Thao túng tâm lý” thực sự là một cuốn sách rất đáng để đọc và nó phù hợp với tất cả mọi người đặc biệt nhất là những ai đang đau khổ vì vướng vào mối quan hệ độc hại. Đừng lo lắng vì những thông tin trong cuốn sách rất khoa học và chính xác nên rất có ích trong việc chữa lành tâm hồn độc giả.

Cuốn sách “Thao túng tâm lý” có lẽ là cuốn sách tâm lý hay nhất mà các nhà tâm lý học nên áp dụng để điều trị tâm lý cho khách hàng của mình. Bà Shannos Thomas đã có những phân tích cực kỳ chi tiết về tâm lý kẻ độc hại.

Khi mới đọc những trang đầu tiên, bạn phải làm quen với thuật ngữ được tác giả sử dụng đó là người còn sống sót (nạn nhân) và kẻ độc hại (kẻ thao túng). Tác giả sẽ chỉ ra những dấu hiệu nhận biết của kẻ thao túng, bởi chúng ta không biết bản thân đang bị thao túng, chỉ một chiêu trò, một câu nói hoặc một tác động cũng làm cho chúng ta cảm thấy hoang mang hoài nghi và mất cân bằng trong cuộc sống.

Tiếp theo tác giả đã vạch trần những chiến lược, suy nghĩ, hành động với những tình huống cụ thể được phân tích kỹ lưỡng; từ đó giúp ta biết được đâu là những hành động của kẻ thao túng tâm lý trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đưa những ví dụ gần gũi và thực tế giúp độc giả biết về sự tồn tại của kẻ độc hại trong tất cả các mối quan hệ.

Ngoài ra, tác giả đề cập đến những kẻ thao túng bà họ bị mắc những bệnh nào và cách phân biệt giữa kẻ độc hại và kẻ thao túng ra sao. Tác giả đã chỉ ra ba chứng rối loạn tâm thần được đề cập trong cách là rối loạn nhân cách Ái Kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội và Thái nhân cách.

Ở phần cuối cuốn sách, tác giả cũng cung cấp những thông tin bổ ích để thoát khỏi tình trạng bị thao túng, giúp cho những ai đang trong mối quan hệ độc hại cảm thấy được giải toả và tự chữa lành tâm hồn của mình.

“Thao Túng Tâm Lý – Shannon Thomas” có lẽ là cuốn sách hay nhất trong mùa hè năm nay mà mình đọc được. Một cuốn sách có những phân tích vô cùng chi tiết về tâm lý kẻ độc hại.

Mới đầu vào đọc sách, độc giả phải làm quen với phong cách của tác giả từ 2 thuật ngữ riêng biệt mà cô đã đặt cho nhân vật chính trong cuốn sách này là Người sống sót (nạn nhân bị tháo thúng) và Kẻ độc hại (người hay thao thúng tâm lý).

Hấu hết mọi người đều không biết rằng bản thân mình đang bị tháo túng và rơi vào bẫy thao túng của những con người độc hại. Những hành động này có thể là một câu nói, một hàm ý nhỏ nhưng tác động của nó dần dần lên cuộc sống của ta thì rất mạnh, khiến cho ta bị hoang mang và mất cân bằng trong chính cuộc sống của mình. Vậy nên trước tiên, tác giả đã vạch trần những chiến lược, hành động và tình huống cụ thể để chúng ta có thể nhận biết được đâu là những hành động tháo túng của kẻ độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

Tiếp theo tác giả đề cập đến kẻ độc hại, những kẻ hay tháo túng là ai và bị mắc phải chứng bệnh rối loạn tâm thần nào, cách phân biệt chúng và nhận biết cách chúng sẽ tác động đến cuộc sống của bạn. Ba loại rối loạn tâm thần được tác giả đề cập đến là Rối loạn nhân cách Ái kỷ, Rối loạn nhân cách chống đối xã hội và Thái nhân cách.

Sau đó tác giả hướng đến phân tích theo quá trình từng giai đoạn: Bắt đầu mối quan hệ vs kẻ độc hại, chịu thương như thế nào, kết cục vướng phải kể đọc hại là gì và kèm theo đó cách để xử lý và vượt qua những tổn thương.

Ngoài những phần tốt ra thì trong cuốn sách này còn có những mục mà mình không thích lắm như phần biên tập câu quotes hơi vô duyên, cứ bị lập lại những gì đã đề cập và phần ghi chép cá nhân hóa lại nội dung sách để nắm đc kĩ hơn, đối với mình thì cái này không cần thiết vì nó chiếm 1/3 số trang của toàn bộ cuốn sách.

Với phong văn rõ ràng, từ ngữ không hàng lâm cùng trải nghiệm tuổi thơ bị tổn thương từ chính người mẹ bị rối loạn nhân cách của cô và kinh nghiệm tham vấn và làm việc trong ngành tâm lý học, tác giả đã mang đến cho độc giả một chủ đề rất hay và ấn tượng.

Bà Shannon Thomas được nhiều người biết đến với vai trò làm nhà giám sát công tác xã hội y tế, là chuyên gia tư vấn tâm lý được cấp giấy phép hành nghề, có văn phòng tư vấn Southlake Christan (SCC) tại Southlake, bang Taxas. Với danh tiếng uy tín, SCC đã trao tặng cho bà giải thưởng “Phòng thực hành tư vấn tâm lý tốt nhất” năm 2016. Đồng thời bà cũng là tác giả của quyển sách nhân văn “Thao Túng Tâm Lý”. Phương pháp tiếp cận tư vấn tâm lý của Shannon Thomas đặt nền tảng từ góc nhìn của một nhà trị liệu tâm lý đã được cấp phép. 

Đồng thời, bà cũng có cái nhìn từ quan điểm của một người đã trải qua và là nạn nhân của nạn lạm dụng tâm lý. Nhờ vào sự kết hợp này, những nội dung mà bà chia sẻ mang đến sự đồng cảm và sự thấu hiểu cho những ai từng trải qua trạng thái bị thao túng tâm lý. Với lối hành văn vào thẳng vấn đề và có nhiều dẫn chứng đầy sức thuyết phục, Shannon Thomas khiến người đọc tìm thấy chân dung của kẻ lạm dụng tâm lý từ chính góc nhìn của họ. Đồng thời, sự cảm thông mà tác giả đặt để vào từng trang sách là nguồn năng lượng hồi phục tâm lý vô cùng quý giá với mỗi nạn nhân bị lạm dụng về tâm lý.