Thả Một Bè Lau
Xem thêm

Giá trị tư tưởng:

Cuốn sách giúp người đọc nhận thức được những khổ đau trong cuộc sống, đồng thời hướng đến những giá trị cao đẹp như tình yêu thương, lòng vị tha, sự giác ngộ.Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đề cao vai trò của Thiền trong việc giúp con người giải thoát khỏi những phiền muộn và đạt được hạnh phúc đích thực.  

Giá trị nghệ thuật:

Ngòi bút của Thiền sư Thích Nhất Hạnh uyển chuyển, tinh tế, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về Truyện Kiều và Thiền học.Ông sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh độc đáo, giúp cho nội dung sách trở nên sinh động và dễ hiểu.  

Thả Một Bè Lau là một hành trình khám phá và soi sáng những giá trị sâu sắc trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, được Thiền sư Thích Nhất Hạnh thể hiện qua lăng kính của Thiền học Phật giáo. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dẫn dắt người đọc đi sâu vào từng câu thơ, từng trang sách, để từ đó thấu hiểu những cung bậc cảm xúc, những triết lý nhân sinh và những bài học về cuộc sống được ẩn chứa trong Truyện Kiều. Với lối viết nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy sâu sắc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp cho những giá trị cao đẹp của Truyện Kiều trở nên gần gũi và dễ tiếp thu hơn với mọi độc giả.

Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào. (Vì vậy ở Việt Nam có truyền thống bói Kiều.). Kiều dã trải qua rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, đi qua tất cả những chuyện lên voi xuống chó của một con người. Thúy Kiều có khi là học trò, làm vợ của một người có quyền thế gần như vua (Từ Hải), làm đầy tớ, làm người yêu, làm vợ lẽ và làm một người con gái phong sương… Kiều cũng từng làm sư cô. Mỗi chúng ta ít nhất đã có một giai đoạn giống như giai đoạn Thúy Kiều. 

Nhìn vào đời Thúy Kiều, ta phải nhìn như một toàn thể mà đừng nhìn từng khoảng ngắn. Chúng ta phải có con mắt trạch pháp, tức là con mắt có khả năng nhận xét và phân biệt. Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp. Cụ tin vào thuyết tài mệnh tương đố (tài năng và số mệnh chống trái nhau). Chúng ta sẽ từ từ xét coi tại sao cụ tin vào thuyết này và thuyết này có đúng hay không. Nếu đúng thì đúng bao nhiều phần trăm. Không phải vì cụ nói ‘chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ hay ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ mà chúng ta tin ngay vào sự tương phản, chống trái của tài mệnh. Có những người có tài nhưng không bị tai nạn, vì họ có tu, có chánh niệm và sự khiêm nhượng. Tai nạn sẽ không xảy tới với họ, hay ít nhất, không xảy tới cho họ nhiều như cho những người quá cậy vào tài năng của mình mà xem thường người khác. 

Dựa theo truyện Phong Tình Lục của Trung Hoa để viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã biến tập tiểu thuyết tầm thường này thành một tác phẩm văn chương phong phú và sâu sắc. Một lần nữa, chúng ta thấy cốt tủy của một tác phẩm có giá trị không phải là cốt truyện mà là văn chương và tư tưởng.

Trước khi đọc tác phẩm này, tôi cũng đã đọc qua 3254 câu lục bát của “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong truyện sử dụng từ ngữ cổ, thủ pháp ẩn dụ, so sánh, điển tích điển cố mặc dù có chú giải nhưng thực sự không thể hiểu và cảm nhận hết được để thấy vì sao “Truyện Kiều” lại là kiệt tác văn học Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi đọc sách “Thả một bè lau” - “Truyện Kiều” dưới góc nhìn thiền quán của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tôi đã có cái nhìn khác hơn, tôi đã hiểu nội dung diễn biến toàn bộ “Truyện Kiều” nhưng giá trị của tác phẩm không phải ở cốt truyện mà là ở “văn chương và tư tưởng”.

Nói thật là tôi không hay nghe các bài giảng phật pháp nên không có kiến thức sâu rộng để đánh giá hoặc lĩnh hội hết được các đạo lý về “cách nhìn của thiền quán” của tác phẩm này.

Về mặt phê bình, lý luận văn học, về phân tích cái tài hoa của chữ nghĩa thì sách không chuyên sâu như những tác phẩm phê bình cùng chủ đề. Đôi lúc, tôi cảm thấy có phần hơi diễn xuôi thơ. Nhưng đây chính là điểm tôi thấy đã làm người đọc/người nghe câu chuyện Kiều nó gần gũi đời sống thực hơn. Chúng ta thấy rất nhiều kiểu người, diễn biến tâm lý, tình cảm của con người trong đó. Thỉnh thoảng tác giả cũng phân tích về các thủ pháp, cách sử dụng từ ngữ một cách vừa đủ để ta thấy vẻ đẹp và tinh hoa của tiếng việt, tính dân tộc. 

Ngoài ra Thiền sư đặt tên sách “Thả một bè lau” cũng rất đặc sắc. Bè lau là bè mà sư Giác Duyên dùng để chờ trên sông Tiền Đường nhằm cứu vớt Kiều theo lời tiên tri của Đạo cô Tam Hợp. Nó thể hiện một tư duy tích cực, cái nhìn thiện tâm, sự bao dung và nhân quả trong cuộc sống:

“Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau

Tiền Đường thả một bè lau rước người

Trước sau cho vẹn một lời

Duyên ta mà cũng phúc đời chi không”

Trích "Thả một bè lau"

Tôi thấy khá là thích thú với lối viết vừa hóm hỉnh vừa đơn giản của tác giả. Chưa bao giờ “kiệt tác dân tộc” lại hay, thú vị, sống động, dễ đọc, dễ áp dụng các bài học như vậy! 

Một cuốn sách rất đáng đọc!

“Thả một bè lau” giúp chúng ta đọc lại truyện Kiều – thi phẩm tiếng Việt được đọc nhiều nhất mọi thời đại – một lần nữa dưới con mắt từ bi của đạo Phật, vừa bao dung với một thân phận mỏng manh vừa hiểu thấu nguyên nhân những nỗi khổ, niềm đau Kiều mang trong mình. Đây cũng là cuốn sách giúp mỗi người nhận ra và tự cứu lấy chính mình.

Thích Nhất Hạnh (1926 – 2022) là thiền sư, tăng sĩ Phật giáo người Việt Nam, kiêm giảng viên, nhân văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Đề cao việc dùng giải pháp không bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn, ông cũng được nhà hoạt động nhân quyền, mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa bình năm 1967.

Là một trong những người tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa Phật giáo và truyền bá Phật giáo sang phương Tây, Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở khu vực này, chỉ sau Đạt-lai Lạt-ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng. Ông thành lập nhiều tu viện cho tăng ni và thiền sinh tu tập tại Pháp, Đức, Mỹ, Úc và Thái Lan, Thích Nhất Hạnh cũng là người đưa ra khái niệm "đạo Bụt dấn thân" (engaged Buddhism), nghĩa là mang tuệ giác đạo Phật vào đời sống hàng ngày và các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường, v.v. Trong đó, Thích Nhất Hạnh đặc biệt chú trọng việc thực tập chánh niệm (mindfulness) mà ông gọi là "trái tim của thiền tập". Cách diễn giải đạo Phật của Thích Nhất Hạnh mang tính thực hành, khoa học hơn là tôn giáo nên phù hợp với những vấn đề đặc thù của thời hiện đại.

Thiền sư đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Nhiều tác phẩm của ông được dịch sang nhiều thứ tiếng, như “Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức”, “An Lạc Từng Bước Chân”, “Quyền Lực Đích Thực”, “Giận”, v.v.

Tác phẩm “Thả một bè lau” dùng chính chất liệu từ “Truyện Kiều” – thi phẩm tiếng Việt được đọc nhiều nhất mọi thời đại, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp chúng ta đọc lại truyện Kiều một lần nữa dưới con mắt từ bị của đạo Phật. Nhưng không chỉ là sự bao dung với một thân phận mỏng manh như Thúy Kiều, tác giả còn chỉ cho ta nhìn thấu lý do tại sao Kiều lại mang thân phận như vậy. Nguồn gốc của nỗi khổ, niềm đau Kiều mang trong mình đến từ đầu, từ nhan sắc chim sa cá lặn hay từ chính những lựa chọn và thái độ sống trong đời? Để rồi càng về cuối những trang Kiều cũng chính là lúc thiền sư chỉ ra một hình ảnh thật đẹp. Đó là chiếc bè lau giản dị đã cứu Kiều thoát thai sang một trang mới của cuộc đời, sau cơn trầm mình tại sông Tiền Đường. Từ đây, một Thúy Kiều đã chết đi và một Thúy Kiều khác đã sống dậy.

Từ đây, ta là ta mà ta cũng chẳng là ta. Từ đây những Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Tú Bà, Tú Ông chỉ là cái tên, những nỗi khổ, niềm đau chỉ là cái có. Cái còn lại duy nhất là nội lực của bản thân mình. “Thả một bè lau” vì thế cũng là một cuốn sách giúp mỗi người nhận ra và tự cứu lấy chính mình.

Đọc lại “Truyện Kiều” dưới cái nhìn quán chiếu, ta dễ dàng thấy rằng, trong mình có đủ hạt giống của các nhân vật. Hạt giống tốt có, mà hạt giống xấu cũng có Văn đế quan trọng là ta cần nhận ra để tuổi tầm những hạt giống tốt, giúp chúng sinh sôi nảy nở mà lấn át những hạt giống xấu.

“Sự sống chân thật được làm bằng chất liệu của sự chết. Hạnh phúc chân thật được làm bằng chất liệu của khổ đau. Người nào trong chúng ta đã từng đau khổ, thì đừng vì vậy mà buồn phiền, bởi những đau khổ đó chính là chất liệu cần thiết để chúng ta có thể tạo dung ra hạnh phúc và giải thoát, giống như những người làm vườn biết sử dụng rác để làm phân, biết biển rác thành hoa. Những người chưa từng đau khổ thì khó thành công hơn những người đã từng đau khổ".

Trích: "Thả một bè lau"