1 năm trước Đọc xong truyện mới thấy cái tên hợp ghê luôn. Bà Hiroe là người phụ nữ gia đình điển hình, nghỉ việc để chăm lo cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng mà mong chờ một lời cảm ơn cũng không được. Dù không gặp được 1 người mẹ chồng hay chị chồng tốt nhưng bà lại là người mẹ chồng rất tử tế. Không vì mình bị đối xử tệ mà làm lại như thế với con dâu. Tuy nhiên, do bà cứ cố sức chịu đựng thì đến một lúc nào đó mọi thứ bị tích tụ lại sẽ cần chỗ phát tiết. Do đó, nếu có một người quan tâm và lắng nghe thì bà sẽ dễ dàng tin người đó.Ông con trai Toshiro thì phải nói là tệ nhất luôn. Mặc dù đã chuyển hướng từ ăn chơi sang chăm chỉ ôn luyện cho kỳ thi tư pháp nhưng tính cách vẫn trịch thượng, độc đoán. Đặc biệt, không tìm thấy một phân cảnh nào anh ta tôn trọng vợ. Đây là người đánh bị đánh nhất truyện nhưng thật tiếc là đến cuối vẫn không có chỗ nào thể hiện sự hối hận của anh ta hay là anh ta đối xử tốt hơn với vợ. Có thể đây không phải là tuyến nhân vật tác giả muốn đi sâu vào khai thác nhưng đọc mà tức thực sự ấy.Cô con dâu Yukimi cũng là người phụ nữ nội trợ nhưng mang hơi hướng hiện đại và mạnh mẽ hơn mẹ chồng cô nhiều rồi.Đọc xong truyện mới thấy cái tên hợp ghê luôn. Like Share Trả lời
1 năm trước Tàn lửa Lúc mua sách mình đã nghĩ sao tên "Tàn lửa" mà lại vẽ mái chèo? Đọc đến hết truyện mình vẫn nghĩ là có liên quan gì đến sông nước đâu mà bìa lại vẽ 2 cái mái chèo gãy. Sau nhìn kỹ lại mới thấy khả năng liên tưởng của mình hơi kém.Chẳng biết tóm tắt câu chuyện này thế nào nhưng mình cảm thấy như giới thiệu ở bìa sau đã là spoil rồi, sẽ làm giảm đi hiệu quả về ấn tượng của người đọc. Nhân vật phản diện biến thái quá nên mình không có gì để nói về vụ án. Khi mọi thứ đều là suy luận và không có chứng cứ thì ai cũng có thể là người nói dối. Mình nghĩ nhiều hơn về gia đình Kajima. Dường như bản thân gia đình này đã có những vấn đề từ bên trong, chỉ cần có tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến nó sụp đổ. Ông Isao quá thờ ơ với mọi việc trong gia đình, đến chăm sóc mẹ ông cũng để hết cho vợ lo liệu, hầu như không đưa ý kiến gì trong mọi việc và như người bện Viện kiểm sát có nói, khá là thiếu quyết đoán. Like Share Trả lời
1 năm trước Tâm lý được xây dựng nặng đô, nghẹt thở đến từng trang. Tuy được liệt vào hạng mục trinh thám nhưng theo review mình đã đọc thì đây là một cuốn nặng về tâm lý hơn. Tâm lý được xây dựng nặng đô, nghẹt thở đến từng trang.Cuộc sống bình lặng của gia đình một cựu thẩm phán bỗng bị xáo trộn hoàn toàn trước xự xuất hiện của người hàng xóm mới. Hàng xóm mới đó từng là bị cáo của một vụ sát hại do ông làm thẩm phán cách đây 2 năm và ông đã tuyên bố vô tội.Những sự việc bí ẩn liên tiếp xảy đến sau đó với gia đình ông: cái chết đột ngột của người mẹ già, cùng với đó một sự thật cứ ngỡ đã được trôn vùi trong quá khứ bỗng bị phơi bày… Theo như mình đọc review thì “Tàn Lửa” không có plot twist bất ngờ ở cuối, vụ án được phá cũng khá đơn giản, cái bất ngờ nằm ở việc đi tìm cách làm thế nào hung thủ tạo ra được chứng cứ như vậy. Có lẽ motive này sẽ khá giống một số cuốn của Keigo Higashino mình đã đọc Like Share Trả lời
1 năm trước 'Lòng tốt' đi nữa đều ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng. Lâu rồi mình mới đọc một quyển sách liền mạch chỉ trong một ngày! Truyện khá hay!Tuy nhiên, thành công của "Tàn Lửa" chính là đã xây dựng tỉ mỉ một nhân vật với tâm lý biến thái bệnh hoạn ẩn sau lớp vỏ nho nhã, thân thiện, giàu có. Tâm lý từ tự ti, mong được nhận sự chú ý yêu quý dần chuyển sang dai dẳng, xảo quyệt, đeo bám đến mức cực đoan được tác giả miêu tả rất xuất sắc. Câu chuyện rõ ràng là lời cảnh tỉnh: phàm cái gì thái quá, cho dù là 'lòng tốt' đi nữa đều ẩn chứa nguy hiểm tiềm tàng. Like Share Trả lời
1 năm trước 'Hồi hộp' và 'Bức bối' 'Hồi hộp' và 'Bức bối' là cảm xúc xuyên suốt khi đọc "Tàn Lửa". Mạch truyện nhanh, tình tiết biến chuyển liên tục khiến người đọc bị cuốn hút cùng nỗi tò mò không biết chuyện sắp tới sẽ ra sao. Song song đó là cảm giác nhột nhạt khó chịu khi chứng kiến sự bạo hành tâm lý của mẹ chồng với nàng dâu và sự thờ ơ, vô tâm, hời hợt, kẻ cả của những người đàn ông trong gia đình. Bạn nào đã từng đọc "Luật chết năm 70 tuổi" sẽ càng thấm thía sự mệt mỏi ức chế đến tuyệt vọng của người con dâu, người vợ trong xã hội Nhật Bản. Like Share Trả lời
1 năm trước cuốn sách về tình cảm gia đình Có một điều mình rất thích ở tác phẩm này đó là nhân vật người phụ nữ. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người phụ nữ tận tụy, nhẫn nại, và vô cùng mạnh mẽ. Họ đều là những người tràn đầy tình yêu thương, sẵn sàng hi sinh vô điều kiện để người chồng, người con của mình được bình yên. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một vấn đề khó nói là tăng án tử hình để ngăn chặn tình trạng phạm tội.Chốt lại, mình không thấy yếu tố “trinh thám” được thể hiện rõ nét ở cuốn sách này. Và những điều được coi là “trinh thám” đó lại khiến mình vô cùng lấn cấn vì với tư duy của một kẻ phạm tội như vậy không thể nào có những nước cờ sai như vậy được. Mình nghĩ “Tàn lửa” giống như một cuốn sách về tình cảm gia đình hơn là một tác phẩm thể loại trinh thám. Like Share Trả lời
1 năm trước Nhưng nhìn chung, mình cảm thấy “Tàn lửa” có một đoạn kết hợp tình hợp lí. Mình cảm thấy cuốn truyện này đã làm rất tốt, nếu không muốn nói là vô cùng xuất sắc trong việc đã khắc họa tâm lí nhân vật. Tuy có khá nhiều nhân vật nhưng mình tâm lí nhân vật được thể hiện một cách “vừa đủ”, ai cũng có câu chuyện và góc nhìn riêng của mình. Người đọc hoàn toàn có thể thấy được diễn biến nội tâm, sự phát triển trong nhận thức về mối nguy hiểm gần kề. Đoạn kết với mình là quá nhanh, mọi chuyện diễn ra trong nháy mắt khiến mình phải lật lại những trang sách và đọc lại vì sợ bỏ lỡ điều gì. Nhưng nhìn chung, mình cảm thấy “Tàn lửa” có một đoạn kết hợp tình hợp lí. Like Share Trả lời
1 năm trước phần “cốt” cho một chiếc bánh Đoạn đầu tác giả chỉ “kể lại” những câu chuyện xảy ra trong đời sống hằng ngày, dù biết đó là phần “cốt” cho một chiếc bánh nhưng mình vẫn thấy hơi nản. Về sau tình tiết trở nên hấp dẫn hơn hẳn, không còn tình trạng vừa đọc vừa ngáp nữa mà thành vừa đọc vừa sợ. Hơn nữa, “Tàn lửa” cho mình cảm giác sợ hãi, một điều mà mình chưa từng cảm nhận được ở những cuốn truyện từng đọc trước đây. Mình cảm thấy sợ hung thủ, sợ cái cách tác giả khắc họa chân thực đến mức khi đọc dở mình phải gập sách lại và hít thở, lấy lại can đảm rồi mới dám đọc tiếp. Đồng thời, “Tàn lửa” cũng khiến mình uất ức, tức giận vì đã biết hết tất cả nhưng lại không thể làm gì ngoài việc trơ mắt đứng nhìn, như một chú bù nhìn lặng yên nhìn con quạ đen phá nát cánh đồng lúa. Like Share Trả lời
2 năm trước Cảm giác một chuyện tương tự có thể xảy ra ở bất cứ đâu "Tàn lửa" của Shizukui Shusuke là một tác phẩm đi sâu vào khai thác những ẩn ức tâm lý trong gia đình và những hiểm họa xuất phát từ cuộc sống đời thường. Giống như "Một chuyện đời" và "Trả giá", trong "Tàn lửa" không xuất hiện vị thám tử thần sầu hay anh cảnh sát tài ba nào, các nhân vật đều là người thường phải tự vùng vẫy trong hiểm nghèo và đương đầu với cái ác. Đó là yếu tố khiến câu chuyện trở nên cực kỳ chân thực, và đồng thời, đầy đáng sợ, vì cái cảm giác một chuyện tương tự có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất cứ ai.Nội dung tác phẩm: Cuộc sống bình lặng của gia đình Kajima Isao, một cựu thẩm phán mới về hưu hoàn toàn xáo trộn trước sự xuất hiện của người hàng xóm mới. Người đó là Takeuchi Shingo, bị cáo của một vụ sát hại ba người trong một gia đình từng được ông tuyên vô tội cách đây hai năm. Cư xử lịch thiệp và tinh tế, Takeuchi dần trở thành một người láng giềng thân thiết với gia đình Isao. Nhưng rồi, những sự việc bí ẩn liên tiếp xảy đến với gia đình ông: cái chết đột ngột của người mẹ già, sự thật ngỡ đã được chôn vùi trong quá khứ đột nhiên bị phơi bày trước mắt… Những nghi ngờ bắt đầu nhen lên, rồi sau đó là cuộc đua nghẹt thở và kịch tính hòng tìm ra sự thật trước khi một thảm kịch khác kéo đến…"Có lẽ tai họa là thứ mà con người ta sẽ không thể nhận ra cho đến khi nó hiển hiện rõ ràng trước mắt." Like Share Trả lời
2 năm trước Vấn đề xã hội đã được lồng ghép khéo léo Mình sẽ không viết ra những điểm hay trong cuốn sách này mà thay vào đó là những câu hỏi, vấn đề xã hội đã được lồng ghép khéo léo trong từng tình tiết truyện.1. Tử hình+ “Có nên tử hình không?” Đây là một vấn đề gây tranh cãi muôn thuở. Cá nhân mình thì không bao giờ đồng ý cách giải quyết vô nhân đạo như thế. Ta không thể dùng sự bất nhân để đối lại sự bất nhân.+ Trong sách có đề cập tới một vài ý khác rất hay mà mình cũng muốn trích ra ở đây. Chẳng hạn, thẩm phán Isao cho rằng phán quyết tử hình không mang tính chất răn đe hoặc nếu có thì rất ít, bởi hầu hết những án mạng xảy ra trong bộc phát, tức là khi con người ta không còn ý thức về mặt đạo đức hay luật pháp nữa.2. Sự thờ ơ của người đàn ông (a.k.a alpha male)+ Có lẽ mọi độc giả đều sẽ phải phát bực lên trước thái độ và cách hành xử của bố con nhà Kajima. Họ vô tâm, ích kỷ, dường như chỉ nghĩ đến bản thân mình và cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ. Mình đoán rằng, nếu họ sát sao với những hoạt động thường nhật trong ngôi nhà thì có lẽ bi kịch sẽ không đến nỗi nào.3. Chăm sóc người già+ Hiện tại thì mẹ mình cùng với các chị em trong nhà chăm sóc ông ngoại, một người ngoài các bệnh tuổi già thường gặp thì còn mắc phải chứng Parkinson. Công việc phải nói là rất cực, dù đã có người giúp việc. Bởi thế mà mình cũng vô cùng khâm phục trước nghị lực của bà Hiroe, vừa phải lúc nào cũng lo lắng đến tình trạng sức khoẻ của mẹ chồng, vừa phải cáng đáng chuyện gia đình như nấu ăn, đi chợ, giặt giũ phơi phóng,... Nhưng phải chăng, chính tình thương và sự hy sinh vô điều kiện của người phụ nữ đã tạo điều kiện cho sự ích kỷ, vô trách nhiệm của người đàn ông?4. Cách nuôi dạy con cái+ Cuốn sách mô tả những trăn trở của bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy những mầm non mới chào đời. Có rất nhiều cách để xử lý vấn đề mà dường như người bố người mẹ nào cũng phải trải qua, chẳng hạn như, khuyên bảo, nói nhẹ nhàng đến quát tháo, hoặc nặng hơn, đánh đòn; rồi mỗi người sẽ chọn cho mình một phương thức khác nhau. Bà mẹ trẻ Yukimi, trong ý kiến của mình, tuy còn thiếu kinh nghiệm nhưng vẫn luôn tràn đầy tình thương và là một người mẹ tuyệt vời.5. Sự ích kỷ trong tình cảm+ Cái điều này hơi kỳ nhưng mình có sự đồng cảm với kẻ thủ ác, có lẽ cũng nhiều người như thế, bởi ai trong chúng ta cũng có cảm giác chơi vơi, bị bỏ lại. Nhưng từ cuốn sách này, tôi rút ra được một điều: Hãy vui lên, bởi những tình cảm của hiện tại và khi chúng tan vỡ, hãy hiên ngang mà bước đi , bởi phải chăng “Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết! Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt; (Xuân Diệu)”? Những ai cứ mãi vấn vương như hung thủ thì đáng thương hơn đáng trách. Like Share Trả lời
Bà Hiroe là người phụ nữ gia đình điển hình, nghỉ việc để chăm lo cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng mà mong chờ một lời cảm ơn cũng không được. Dù không gặp được 1 người mẹ chồng hay chị chồng tốt nhưng bà lại là người mẹ chồng rất tử tế. Không vì mình bị đối xử tệ mà làm lại như thế với con dâu. Tuy nhiên, do bà cứ cố sức chịu đựng thì đến một lúc nào đó mọi thứ bị tích tụ lại sẽ cần chỗ phát tiết. Do đó, nếu có một người quan tâm và lắng nghe thì bà sẽ dễ dàng tin người đó.
Ông con trai Toshiro thì phải nói là tệ nhất luôn. Mặc dù đã chuyển hướng từ ăn chơi sang chăm chỉ ôn luyện cho kỳ thi tư pháp nhưng tính cách vẫn trịch thượng, độc đoán. Đặc biệt, không tìm thấy một phân cảnh nào anh ta tôn trọng vợ. Đây là người đánh bị đánh nhất truyện nhưng thật tiếc là đến cuối vẫn không có chỗ nào thể hiện sự hối hận của anh ta hay là anh ta đối xử tốt hơn với vợ. Có thể đây không phải là tuyến nhân vật tác giả muốn đi sâu vào khai thác nhưng đọc mà tức thực sự ấy.
Cô con dâu Yukimi cũng là người phụ nữ nội trợ nhưng mang hơi hướng hiện đại và mạnh mẽ hơn mẹ chồng cô nhiều rồi.
Đọc xong truyện mới thấy cái tên hợp ghê luôn.