“Tiềm thức của bạn dõi theo từng lời bạn nói, từng ý bạn nghĩ. Vì vậy, đừng bao giờ nói hay có những suy nghĩ kiểu như “Mình không thể sắm nổi nó” hoặc “Mình không thể làm việc này” vì tiềm thức sẽ ghi nhận là bạn không có tiền bạc hoặc khả năng để làm điều bạn muốn làm. Thay vào đó, hãy quả quyết: “Mình có thể làm mọi việc nhờ sức mạnh tiềm thức”. 

“Đừng bao giờ nói: "Tôi không thể.” Hãy vượt qua nỗi sợ đó bằng cách khẳng định: "Tôi có thể làm tất cả mọi chuyện nhờ sức mạnh của chính tiềm thức trong tôi.””

Mỗi chúng ta là một vũ trụ riêng biệt, và trong những vũ trụ ấy, chúng ta có vô vàn tiềm năng chưa được khai thác đúng cách. Một trong số đó nằm ở tiềm thức của chúng ta, hay nói cách khác, là những gì thuộc về tâm trí, thân thể và trải nghiệm cá nhân nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể học cách nắm bắt những đặc điểm của tiềm thức và ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Tiềm thức là ý thức ẩn sâu bên trong tâm trí và não bộ của con người, dựa vào những kinh nghiệm và hành vi của con người, ẩn chứa những sức mạnh có lợi cho những ai biết cách khai thác nó. Vậy chính xác tiềm thức có sức mạnh gì và chúng ta có thể khai thác nó như thế nào, tất cả những điều này sẽ được giải thích và phân tích chi tiết trong cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức” được chắp bút bởi giáo sư Joseph Murphy. 


Sơ lược về tác giả Joseph Murphy và tác phẩm “Sức Mạnh Tiềm Thức”

Giáo sư, tiến sĩ Joseph Murphy (1898 – 1981) là tác giả người Ireland, đã từng viết nhiều sách, đi giảng dạy, tư vấn và diễn thuyết ở nhiều nơi trên thế giới. Ông được mọi người ca ngợi và tôn vinh là nhân vật quan trọng trong phong trào phát huy sức mạnh tiềm thức của con người, đồng thời là người kế thừa tinh thần của các tác giả đại thụ như James Allen, Dale Carnegie, Napoleon Hill, và Norman Vincent Peale. Ông vừa là tiền bối, vừa là nguồn cảm hứng cho các tác giả, diễn giả đương đại như Tony Robbins, Zig Ziglar và Earl Nightingale. Ngoài ra, ông còn là tác giả của rất nhiều tác phẩm có số lượng bán lên đến hàng chục triệu bản và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới. Trong tất cả những cuốn sách mà ông đã viết, có những tác phẩm nổi bật như “Peace within yourself” (1956), “Your infinite power to be rich” (1966), “Within you is the power” (1977), “The power of your subconscious mind” (1963) – tựa đề gốc của tác phẩm “Sức mạnh tiềm thức”

Cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức” là một trong những cuốn sách về tiềm thức nhận được nhiều lời khen cũng như được bán chạy nhất mọi thời đại và dịch sang 17 ngôn ngữ khác nhau. Cuốn sách được cho là đã giúp hàng triệu độc giả trên thế giới đạt được những mục tiêu cá nhân thông qua việc thay đổi tư duy, xóa bỏ những rào cản tiềm thức, tái định hình những lối tư duy rõ ràng, mạch lạc. 


Cảm nhận về cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức”

Cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức” bao gồm 20 chương, phân tích những đặc điểm khoa học và tâm lý học của tiềm thức, đưa ra những lời khuyên về tư duy mạch lạc, đồng thời khai mở những bí mật đến với thành công, bao gồm: 

  • Xây dựng sự tự tin

  • Cải thiện sức khỏe

  • Phát triển tình bạn, cải thiện những mối quan hệ hiện thời với đồng nghiệp, gia đình, bạn bè.

  • Đạt được sự thăng tiến, đề bạt, thừa nhận như mong muốn

  • Củng cố các mối quan hệ tình cảm

  • Phát triển những thói quen tốt và khắc phục những thói quen xấu.

Nhìn chung, cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức” không chỉ bao gồm những phân tích cụ thể với những cơ sở khoa học cụ thể mà còn chứa đựng những lời khuyên giúp cho cuộc sống và công việc của chúng ta dễ dàng hơn. Nếu chúng ta khám phá về tiềm thức, chúng ta sẽ nhận ra rằng tiềm thức không chỉ đơn giản là một bộ phận trong não bộ với những chức năng tâm lý khoa học nhất định mà còn có những chức năng chữa lành, định hình góc nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về con người và cuộc sống. Không thể phủ nhận rằng cuốn sách này rất dễ đọc và tác giả đã cho người đọc cách tiếp cận gần gũi, dễ dàng với tiềm thức cũng như những chủ đề nhỏ thuộc về tâm lý con người. Từng ý chính được liên hệ chặt chẽ với cuộc sống thực tế, không dài dòng và lan man. Mỗi ý chính có thể được rút ra thành một bài học sâu sắc. Tác giả đồng thời bổ sung những hướng dẫn cụ thể để người đọc có thể hiểu và áp dụng những bài học được đề cập đến ở các chương sách.


Trong quá trình đọc sách, cá nhân tôi cảm thấy đây là những nội dung đáng lưu tâm:


Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những niềm tin

Chúng ta làm sao có thể sống mà không đặt niềm tin vào bất cứ ai, hay bất cứ thứ gì. Mỗi nơi chúng ta đến, mỗi khoảnh khắc của chúng ta đều là tổ hợp của những đức tin khác nhau.  “Tất cả tôn giáo trên thế giới đều là biểu trưng cho những dạng niềm tin khác nhau, và những niềm tin này được lý giải bằng nhiều cách. Quy luật của cuộc sống chính là niềm tin. Bất kỳ điều gì bạn tin tưởng về bản thân, cuộc sống và vạn vật, bạn sẽ nhận được.” Cuộc sống của chúng ta được vận hành theo quy luật của niềm tin và niềm tin ấy nằm trong tiềm thức của chúng ta. Tiềm thức quyết định đến những niềm tin của chúng ta, hay nói cách khác, là cách chúng ta nhìn nhận và đợi chờ vào cuộc sống. 

Việc chúng ta có góc nhìn tích cực hay tiêu cực về cuộc sống phụ thuộc vào những suy nghĩ mà chúng ta gieo vào tâm thức. Nếu chúng ta gieo những hạt mầm độc hại, chúng ta sẽ không thể thu được trái ngọt, tương tự, nếu chúng ta gieo vào tâm thức những niềm tin tích cực, chúng ta có thể xây dựng hình ảnh tươi sáng về tương lai hoặc kết quả trong tương lai mà chúng ta mong muốn. “Bất kỳ phương pháp nào khiến bạn chuyển từ sợ hãi, hoang mang sang tin tưởng và hy vọng đều có thể hiệu nghiệm” Tâm thức, nếu được lấp đầy bằng những suy nghĩ và hy vọng tích cực, có thể giúp chúng ta tập trung vào mục tiêu, trở nên tự tin hơn, từ đó tiến đến gần hơn với mục tiêu mà bản thân mình đã đặt ra. Theo tác giả Joseph Murphy, sự tự tin được xây dựng từ những ám thị dành cho bản thân. Ám thị không phải là hình thức tạo ra những giấc mơ viển vông mà là tạo nên sự tự tin có thật, dần biến những ước mơ trở thành sự thật. “Tiềm thức là người thiết kế thân thể bạn và có thể chữa trị cho bạn. Hãy tự ru ngủ mình hằng đêm bằng ý niệm về sức khỏe hoàn hảo, và tiềm thức - thuộc hạ trung thành của bạn - sẽ tuân lệnh bạn.”


Mọi sự xuất hiện trên thế giới này đều xuất phát từ từ tâm thức

Chúng ta đều biết rằng mọi thứ trên đời đều xuất hiện với một lý do, nguyên nhân, mục đích nào đó. Và những ý do, nguyên nhân, mục đích đó đều xuất phát từ tâm thức. Mặc dù tác giả không trực tiếp nhắc đến ý này trong cuốn sách, nhưng từ việc phân tích rằng cuộc sống vận hành theo quy luật niềm tin và tâm thức thì tôi nhận ra rằng mọi điều trên đời nếu xảy ra thì nguồn gốc sâu nhất của nó chính là từ tâm thức mà ra. Thiết nghĩ rằng nếu như tâm thức giúp chúng ta gieo trồng những suy nghĩ tích cực và ám thị giúp chúng ta có thêm sức mạnh để hiện thực hóa những gì mình muốn làm, thì việc chúng ta biến những mục tiêu thành hiện thực là điều hoàn toàn có trong tầm tay. “Quy luật cuộc sống là quy luật của niềm tin. Niềm tin chính là ý nghĩ trong tâm khám của bạn. Đừng tin vào những gì sẽ gây hại hoặc tổn thương bạn. Hãy tin vào sức mạnh của tiềm thức để có thể chữa lành những tổn thương, để truyền cảm hứng và giúp bạn kiên vững. Tùy vào niềm tin của bạn mà sức mạnh tiềm thức sẽ có những tác động nhất định.” 

“Bất luận điều gì ý thức thừa nhận và tin là thật, tiềm thức sẽ chấp nhận và làm cho nó xảy ra. Vì thế, hãy tin tưởng vào hạnh vận, sự linh hướng, chính nghiệp và tất cả phúc lành của cuộc sống.” Góc nhìn này không phân biệt tính đúng sai của những điều mà ý thức thừa nhận, chỉ cần là niềm tin của chúng ta đặt ở chỗ nào thì nó sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn với điều đó. Chúng ta có thể áp dụng điều này trong việc tạo nên sự giàu có cho bản thân hoặc tạo ra những thói quen tốt đẹp, lành mạnh. Không nhất thiết phải là những việc đao to búa lớn, làm được những việc nhỏ nhất cũng là những thành tựu đáng tự hào của chúng ta và tâm thức cũng sẽ ghi nhớ những việc này cho chúng ta, giúp chúng ta tỉnh táo và tập trung hơn vào những gì thuộc về bản thân mình. Tâm thức trong não bộ chúng ta không chỉ là nơi thúc đẩy niềm tin mà còn là nơi lưu giữ những thiên hướng tích cực, quyết định đến hành động của chúng ta. 


Kết luận

“Hãy tập suy nghĩ từ góc nhìn của sự thật và những nguyên lý vĩnh cửu của cuộc sống chứ không phải từ góc nhìn của sự sợ hãi, ngu dốt và mê tín. Đừng để người khác chỉ phối suy nghĩ của bạn. Bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa sẽ suy nghĩ thế nào và quyết định ra sao đối với bất kỳ một vấn đề nào đó.” Có thể nói rằng tâm thức là người bạn trung thành với chúng ta, và cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức” cũng vậy. Cuốn sách đã giúp đỡ cho rất nhiều người trên thế giới, và tôi tin rằng bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng có thể học được rất nhiều từ cuốn sách này. Cuốn sách mặc dù đã được biết đến rộng rãi nhưng tôi mong rằng chúng ta đều có cơ hội được đọc cuốn sách này ít nhất 1 lần trong đời, không chỉ vì những bài học sâu sắc mà còn vì tính ứng dụng cao của những bài học đó. Hy vọng rằng các độc giả sẽ có thời gian đọc sách thật ý nghĩa khi đọc cuốn sách “Sức Mạnh Tiềm Thức”.


Tóm tắt và Review bởi: Quỳnh Trang - Bookademy

Hình ảnh: Quỳnh Trang

-------------------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

Không như nhiều cuốn sách phát triển bản thân hiện đại, “Sức Mạnh Tiềm Thức” có một cách tiếp cận khá tâm linh khi bàn về sự cầu nguyện. Tuy nhiên, điều đặc biệt là Joseph Murphy đã giải thích việc cầu nguyện dưới góc độ khoa học tâm trí, thay vì tôn giáo thuần túy.

Ông cho rằng cầu nguyện là một hình thức kết nối trực tiếp với tiềm thức. Khi ta thành tâm gửi đi một mong muốn – đi kèm cảm xúc mạnh mẽ và niềm tin tuyệt đối – thì tiềm thức sẽ tiếp nhận và tìm cách hiện thực hóa điều đó bằng mọi phương tiện sẵn có. Quan trọng là người cầu nguyện phải thực sự tin tưởng, không nghi ngờ hay lo sợ.

Murphy nhấn mạnh rằng: “Bạn không cầu xin, bạn khẳng định.” Điều này tạo nên sự khác biệt lớn với cách cầu nguyện thông thường. Thay vì van nài một thế lực bên ngoài, bạn trở thành chủ thể kiến tạo bằng sự đồng thuận giữa ý thức và tiềm thức. Đây là một tư tưởng mang tính cách mạng đối với độc giả hiện đại.

Sự kết hợp giữa cầu nguyện, khẳng định và hình dung tạo nên một bộ ba hiệu quả cao. Murphy khuyến khích thực hành những bài tập đơn giản mỗi ngày, ví dụ như hình dung kết quả mong muốn trước khi đi ngủ, hoặc thì thầm lời khẳng định trong trạng thái thư giãn.

Cuốn sách mở ra một cánh cửa mới: nếu biết cách giao tiếp với tiềm thức đúng đắn, thì cầu nguyện không còn là niềm hy vọng mơ hồ – mà trở thành một quá trình kiến tạo có định hướng và kết quả cụ thể.

Trong chương cuối cùng của “Sức Mạnh Tiềm Thức”, Joseph Murphy nhấn mạnh vai trò của mục tiêu sống như ngọn đuốc dẫn đường cho sức mạnh nội tâm. Ông cho rằng tiềm thức cần một “lệnh định hướng” rõ ràng để hoạt động hiệu quả. Nếu bạn sống mơ hồ, thì kết quả cũng sẽ mơ hồ.

Murphy gợi ý mỗi người nên viết ra những mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực – tài chính, sự nghiệp, sức khỏe, mối quan hệ – và lặp lại những điều này mỗi ngày như một bản tuyên ngôn cá nhân. Việc này giúp tiềm thức không ngừng “nạp dữ liệu”, từ đó kích hoạt những hành vi, cảm hứng và cơ hội đồng điệu với điều ta mong muốn.

Ông cũng cảnh báo rằng người không có mục tiêu dễ bị lôi kéo bởi ngoại cảnh và sống theo phản xạ, thay vì sáng tạo. Khi không có định hướng, tiềm thức trở thành “đất trống” dễ bị gieo vào những hạt giống tiêu cực từ xã hội, truyền thông và quá khứ cá nhân.

“Sức Mạnh Tiềm Thức” kết lại bằng lời nhắn nhủ mạnh mẽ: bạn có quyền định hình số phận mình, chỉ cần bạn biết mình muốn gì – và dũng cảm gieo trồng điều đó vào tiềm thức bằng sự kiên trì, tình yêu và niềm tin.

Một luận điểm quan trọng mà “Sức Mạnh Tiềm Thức” nhấn mạnh là: bạn không phải là nạn nhân của hoàn cảnh, mà là sản phẩm của tư duy. Điều này có nghĩa là, nếu muốn thay đổi cuộc sống, bạn phải thay đổi cách nghĩ.

Murphy giải thích rằng mọi tư duy đều bắt nguồn từ một mô thức (pattern) – đó là chuỗi niềm tin và suy nghĩ đã được lập đi lập lại đủ lâu để trở thành thói quen trong tiềm thức. Những mô thức tiêu cực như “Tôi không đủ tốt”, “Tôi không thể giàu”, “Tôi không xứng đáng yêu thương” chính là gốc rễ gây ra thất bại và đau khổ.

Cuốn sách không chỉ giúp người đọc nhận diện những mô thức sai lầm ấy, mà còn đưa ra lộ trình để thay đổi. Việc tái lập trình tiềm thức là một quá trình kiên nhẫn, bao gồm khẳng định, hình dung, thay đổi môi trường tinh thần và thực hành lòng biết ơn.

Murphy khẳng định: thay đổi tư duy không phải là mộng tưởng tích cực mù quáng. Đó là hành vi có chủ đích, được củng cố bằng cảm xúc và sự kiên trì. Ông nhấn mạnh vai trò của trạng thái thư giãn sâu (giữa thức và ngủ) là “cửa sổ vàng” để đưa thông tin vào tiềm thức.

Bài học then chốt của sách là: tự do đích thực bắt đầu từ tâm trí. Khi bạn làm chủ được dòng suy nghĩ, bạn sẽ làm chủ được cảm xúc, hành vi và vận mệnh của mình. “Sức Mạnh Tiềm Thức” là một bản đồ để bạn quay về làm chủ nội tâm – nơi mọi điều kỳ diệu bắt đầu.

Một trong những khía cạnh sâu sắc của “Sức Mạnh Tiềm Thức” là tác động của lời nói lên thế giới nội tâm. Joseph Murphy chỉ ra rằng những từ ngữ ta sử dụng hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc nhất thời, mà còn tạo nên “chất liệu” định hình tư duy lâu dài trong tiềm thức.

Theo ông, việc lặp lại những câu nói tích cực như “Tôi khỏe mạnh”, “Tôi xứng đáng”, “Tôi sẽ thành công” có thể lập trình lại các mô thức suy nghĩ tiêu cực từng tồn tại nhiều năm. Điều này không phải là mê tín, mà dựa trên nguyên lý hoạt động của não bộ: những gì được lặp lại nhiều lần sẽ trở thành chân lý đối với tiềm thức.

Murphy nhấn mạnh, việc chọn từ ngữ cẩn trọng, tránh nói điều tiêu cực hay than vãn không chỉ giúp ta cảm thấy dễ chịu hơn, mà còn là một cách bảo vệ tâm trí khỏi sự nhiễm độc thông tin. Ông khuyến khích người đọc xây dựng “thói quen ngôn từ”, xem mỗi câu nói như một mũi tên bắn vào tiềm thức – vì thế, hãy chọn mục tiêu thật tích cực.

Điều tuyệt vời là nguyên lý này có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực: sức khỏe, công việc, tình cảm, tài chính... Mỗi ngày, bằng những lời khẳng định đơn giản nhưng kiên trì, người đọc có thể dần dần “hô biến” thế giới bên trong – và kéo theo sự thay đổi của thế giới bên ngoài. Lời nói, khi kết hợp với cảm xúc và niềm tin, trở thành công cụ quyền năng nhất để tự chữa lành và phát triển.

Joseph Murphy dành nhiều chương trong sách để bàn về mối liên hệ giữa tiềm thức và sức khỏe thể chất. Ông cho rằng phần lớn bệnh tật là kết quả của những niềm tin tiêu cực, nỗi sợ hãi, lo âu và cảm xúc dồn nén. Khi tiềm thức bị “đầu độc” bởi những năng lượng này, cơ thể cũng biểu hiện sự tổn thương.

Murphy không phủ nhận y học hiện đại, nhưng ông nhấn mạnh sức mạnh chữa lành tự nhiên đến từ bên trong. Có nhiều ví dụ được trích dẫn trong sách, nơi bệnh nhân đã hồi phục ngoạn mục chỉ bằng niềm tin và lời cầu nguyện đúng cách. Dù có thể gây tranh cãi, những dẫn chứng này vẫn gợi mở cho người đọc một cái nhìn mới về tâm lý và y học.

Ngoài ra, hạnh phúc cũng được đề cập như một trạng thái tinh thần phụ thuộc hoàn toàn vào tiềm thức. Người luôn gieo vào tiềm thức những suy nghĩ về yêu thương, biết ơn và hài lòng sẽ dễ đạt được cuộc sống mãn nguyện. Ngược lại, người nuôi dưỡng oán trách, so sánh và ganh ghét sẽ mãi bị cuốn trong vòng lặp khổ đau.

Với “Sức Mạnh Tiềm Thức”, Murphy giúp người đọc hiểu rằng sức khỏe và hạnh phúc không phải là thứ để tìm kiếm ở bên ngoài, mà là điều có thể kiến tạo từ bên trong – thông qua cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và nói chuyện với chính mình.

Một trong những điểm nổi bật của “Sức Mạnh Tiềm Thức” chính là quan niệm về tiềm thức như một công cụ có thể lập trình để tạo nên vận mệnh. Joseph Murphy không hề thần bí hóa vấn đề, mà giải thích một cách logic: mọi hành vi, cảm xúc, và kết quả trong đời đều là phản chiếu từ những niềm tin sâu sắc đã in dấu trong tiềm thức.

Cuốn sách giúp người đọc hiểu rằng chính mình là người “lập trình” vận mệnh – thông qua lời nói, hình ảnh, và cảm xúc lặp lại mỗi ngày. Bằng phương pháp khẳng định (affirmation) và hình dung tích cực (visualization), chúng ta có thể tái thiết lập những niềm tin giới hạn, mở đường cho cuộc sống mới.

Joseph Murphy không hứa hẹn phép màu xảy ra qua một đêm. Ông nhấn mạnh đến tính kiên trì, lòng tin tuyệt đối và khả năng gieo mầm mỗi ngày. Chính sự lập đi lập lại của những suy nghĩ tích cực mới có thể thâm nhập vào tầng sâu của ý thức và thay đổi phản ứng tự nhiên của con người.

Tác phẩm là một lời nhắc tỉnh táo: ta không thể kiểm soát ngoại cảnh, nhưng hoàn toàn làm chủ được nội tâm. Và một khi kiểm soát được tiềm thức, ta có thể điều hướng cuộc sống theo cách mình mong muốn – đó là sức mạnh đích thực mà Joseph Murphy muốn trao truyền.

“Sức Mạnh Tiềm Thức” không đơn thuần là một cuốn sách tự lực, mà là một cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới nội tâm sâu thẳm của chính mình. Joseph Murphy đã đưa ra một luận điểm đầy thuyết phục: tiềm thức là chìa khóa quyết định cuộc sống của mỗi người – từ sức khỏe, hạnh phúc đến thành công.

Điều đặc biệt trong cách trình bày của Murphy là sự kết hợp giữa tâm linh và khoa học, khiến cho lập luận của ông không bị lệch về một phía. Ông cho rằng tiềm thức không nhận biết đúng sai, mà chỉ tiếp nhận điều được gieo vào như sự thật. Vì vậy, những suy nghĩ tiêu cực, hoài nghi hay lo âu sẽ tự động bị “lập trình” vào đời sống, gây ra nghịch cảnh.

Murphy sử dụng rất nhiều ví dụ đời thường để minh chứng cho lý thuyết của mình, từ những người chữa lành bệnh hiểm nghèo bằng niềm tin, đến những trường hợp chuyển đổi cuộc sống ngoạn mục chỉ bằng cách thay đổi suy nghĩ. Chính nhờ đó, cuốn sách trở nên dễ tiếp cận với cả những người mới làm quen với khái niệm tiềm thức.

Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của sách là khả năng truyền cảm hứng. Đọc xong, người ta không chỉ hiểu thêm về bản thân, mà còn có động lực để thay đổi. “Sức Mạnh Tiềm Thức” không chỉ dạy ta suy nghĩ tích cực, mà còn hướng dẫn cụ thể cách thực hành, khẳng định rằng mọi thay đổi đều bắt đầu từ trong tâm trí.