Thất bại luôn là hai từ mà ai trong chúng ta cũng mong muốn rằng mình càng ít phải nhắc nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, chính là vì nó đại diện cho thất vọng, ê chề và hoài nghi bản thân. Nếu bạn có càng ít thất bại trong cuộc sống điều đó đồng nghĩa với việc bạn có càng nhiều thành công hoặc cũng có thể là ... bạn không hề làm gì cả. Đúng vậy, ngoại trừ việc bạn đủ may mắn và thông minh để luôn luôn thành công thì một cách để bạn có thể tránh được việc phải nhận lấy thất bại đó là bạn chẳng bắt đầu làm một điều gì cả. Bạn không cần phải cảm thấy thất vọng vì bạn đã bỏ công vô ích lại có thể tránh được tổn thương mà thất bại mang đến. Nhưng bạn thực sự muốn như vậy sao? Thất bại thật ra là điều không quá đáng sợ, điều đáng sợ chính là bạn không dám chấp nhận nó và đứng lên từ những thất bại đó.
Hillary Rodham Clinton
không phải là cái tên xa lạ với chúng ta qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm
2016, bà là người phụ nữ đầu tiên được một đảng lớn của Mỹ làm ứng cử viên Tổng
thống và kết quả như mọi người đã biết – bà đã thất bại. Trong hồi ký What
happened – điều gì đã diễn ra của bà kể về những cảm nhận của chính bà
trong cuộc bầu cử này. Phẫn nộ, tổn thương và những lý tưởng của bà được bày tỏ
một cách chân thực nhất thông qua cuốn sách này. Bỏ qua những vấn đề chính trị
nhạy cảm, chúng ta hãy chỉ nhìn vào sự kiên cường đứng lên sau thất bại của
Hillary. Hơn hết chính cái cách bà đối diện với nỗi đau đớn của sự thất bại và
vượt qua nó như thế nào là điều đáng để học tập và truyền cảm hứng đến chúng ta
– những bạn trẻ đã và đang trong quá trình trưởng thành vừa nhiệt huyết nhưng
cũng dễ tổn thương.
1. Can đảm đối đầu
Thất bại là một việc khó
khăn với bất kỳ ai, nhưng thất bại trong một cuộc chạy đua bạn nghĩ bản thân sẽ
thắng thì thật là kinh khủng. Thật không gì khó chịu hơn cảm giác khi
chúng ta nghĩ rằng mình đã có thể cầm chắc thứ gì đó trong tay nhưng cuối cùng
lại không thể có được. Một kết quả thua với số phiếu bầu chọn sát nút đã khiến
bà cảm thấy thật khó tin vì rằng với những kinh nghiệm của mình trong nhiều năm
làm việc tại nhà trắng, bà tự tin sẽ thắng được một doanh nhân, người mà chỉ
giỏi trong việc kinh doanh hơn là việc hoạch định các chính sách cho một quốc
gia. Kết quả này, theo miêu tả của bà, là một sự thất vọng khủng khiếp.
Song, thay vì cô lập mình
như cách mà mọi người hay làm khi đối diện với khó khăn thì bà tìm đến mọi
người. Trả lời hàng tấn email, các cuộc điện thoại, trò chuyện với bạn bè và
biết ơn. Bà đọc những bức thư của các bà mẹ, sinh viên hay những bé gái đã ủng
hộ mình gửi đến bà với những cảm xúc nghẹn ngào khi bà thua trong cuộc bầu cử.
Những sự yêu quý này đã an ủi phần nào nỗi đau của bà, hơn bao giờ hết khiến
chính bà cảm thấy cần có trách nhiệm với cách đối mặt thất bại của mình.
Tôi rất lo lắng rằng thất
bại của tôi sẽ làm nhụt chí thế hệ trẻ đã góp sức trong chiến dịch của mình,
nên biết rằng thất bại của tôi không làm họ thoái chí là một sự nhẹ nhõm to
lớn. Điều này còn làm tôi thức tỉnh. Nếu họ có thể tiếp tục bước tới thì tôi
cũng vậy. Và có lẽ nếu tôi cho thấy rằng tôi không bỏ cuộc, những người khác sẽ
lạc quan hơn và tiếp tục đấu tranh.
Tôi nhớ có một câu nói đại ý thế này: khi bạn muốn bỏ cuộc hãy nhớ tới lý do mà bạn bắt đầu. Lý do là một trong những điều cần thiết làm động cơ cho từng hành động hay quyết định của chính bạn, và dù lý do đó là nhỏ bé hay vĩ đại đều như một bản thảo thô giúp bạn định hình được bạn sẽ bắt đầu làm điều gì và bước tiếp theo nên diễn ra thế nào. Vậy lý do Hillary tranh cử là gì? Lý do chính là muốn làm những gì tốt nhất có thể để giúp giải quyết các vấn đề và chuẩn bị quốc gia cho tương lai. Và điều quan trọng chính là sự tự tin vào bản chính bản thân mình, rằng bà có thể làm tốt trong vai trò Tổng thống đã thúc đẩy bà đứng ra tranh cử.
Giới chính trị Mỹ quả thực là một nơi phức tạp, đầy những bất công và tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong môi trường công sở. Chính vì thế việc bà đứng ra tranh cử, trở thành nữ ứng cử viên đầu tiên được một đảng lớn ủng hộ, đồng nghĩa với việc đại diện cho những phụ nữ dám dấn thân vào những gì mình tin tưởng. Chúng ta có thể thấy được rằng đôi khi việc thực hiện lý tưởng và đức tin của chính mình quan trọng hơn cả việc chúng ta có thể thua cuộc trong một trận đấu.
2. Những khó khăn
a) Phân biệt giới tính
Vấn đề nữ quyền luôn là vấn đề nóng và hiện diện trên khắp mọi nơi. Dù muốn hay không chúng ta cũng thừa nhận rằng, đôi khi chúng ta vẫn tồn tại những suy nghĩ có màng chiều hướng phân biệt giới tính. Tỷ dụ như con gái là phải dịu dàng, nhẹ nhàng và con trai thì thích hợp để làm những công việc nặng nhọc. Và ở một nơi được xem như là có một nền văn minh cấp tiến nhất thì vấn đề phân biệt giới tính đối với phụ nữ vẫn diễn ra bằng cách này hay cách khác. Trong suốt chiến dịch tranh cử Hillary đã đồng thuận với Sheryl Sandberg, tác giả cuốn sách Dấn thân – Phụ nữ, công việc và quyết tâm lãnh đạo rằng Phụ nữ có được thuận lợi khi họ ủng hộ cho người khác nhưng thuận lợi đó sẽ không còn khi họ biện hộ cho chính mình. Lấy ví dụ như nếu đó là đàn ông, thì hầu như anh ta sẽ không gặp bất lợi khi anh ta yêu cầu đề bạt. Anh ta đạt được hoặc không, một trong hai, và cũng không phải chịu phạt cho hành động đó. Nhưng một người phụ nữ thực hiện điều tương tự thì phần nhiều phải trả giá. Thậm chí lương tăng vọt đi chăng nữa thì cô ấy cũng mấy đi phần nào sự tín nhiệm. Ngoại lệ chỉ xảy ra khi cô giúp người khác yêu cầu tăng lương và họ sẽ nhìn nhận một cách hào phóng rằng cô có tinh thần đồng đội.
Phụ nữ tham gia chính trị
quả là một điều không dễ dàng gì và bạn thấy đấy, bà ấy không những phải cố
gắng tranh cử như một ứng cử viên thông thường mà còn phải đấu tranh với những
sự phân biệt vì giới tính của mình.
Trong cuốn sách này, bà đã đưa ra những khó khăn cụ thể của người dân, những đau đớn vì mất đi người thân của họ khi tồn tại những lỗ hổng trong bộ luật sử dụng súng hay những người công nhân nữ bị quấy rối tình dục nơi công sở cho thấy được sự tận tâm trong cách làm việc của mình. Rằng bà đã lắng nghe từng tâm sự, nỗi khổ của người dân nhỏ bé ở những vùng đất bà đi qua mục đích là để đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất và giúp đất nước không những lớn mạnh hơn mà còn khiến người dân đất nước này tin rằng họ đang sống ở một đất nước đáng sống nhất. Tuy nhiên, bà đã thua, điều đáng nói hơn cả đó là thua với một người “chỉ biết công kích và khơi gợi những cảm xúc tiêu cực” để lấy sự đồng tình của dân chúng mà không hề đưa ra một chính sách cụ thể để giải quyết những khó khăn cụ thể.
b) Những email chết tiệt
Ngày 3/3/2015, tờ Thời
báo New York đăng tải bài viết có nhan đề “Bà Hillary có thể vi phạm quy định
về sử dụng email cá nhân trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ”. Bài viết nêu rõ,
trong suốt 4 năm giữ chức Ngoại trưởng (2009 - 2013), bà Hillary Clinton đã thiết lập một máy chủ email tại nhà
riêng ở Chappqua, New York và sử dụng máy chủ này để duy trì địa chỉ email cá
nhân cho tất cả liên lạc điện tử (gồm cả việc công lẫn việc tư). Bài báo đã
châm ngòi cho những rắc rối bà phải đối mặt trong quá trình tranh cử Tổng thống
và cũng là nguyên nhân chính khiến bà bị giảm số phiếu bầu. Tuy nhiên, trước
thời điểm bầu cử 2 ngày, FBI đã tuyên bố không tìm thấy bằng chứng phạm tội của
bà Hillary, bà vẫn không thể thắng được trong cuộc tranh cử này.
Khi tin tức này bùng nổ,
bà đã phải hứng chịu những sự chỉ trích gay gắt, những bình luận cay nghiệt mà
trong suốt nhiều năm tham gia hoạt động chính trị bà chưa từng phải chịu. Là
một người rất cẩn thận trước truyền thông thì giờ đây, bà như đang “đi trên một
cái dây” và mọi người dân Mỹ đều có thể đánh giá và soi mói những điều bà làm
từ công việc cũng như đời tư cá nhân. Tuy nhiên thì bà chấp nhận đánh
đổi.
3. Thừa nhận sai lầm và đi tiếp
Một sự thật là khi đứng
trước sai lầm của chính mình, chúng ta thường có xu hướng tìm cách đổ lỗi lên
một điều gì đó hay một ai đó khác. Việc thừa nhận rằng mình sai luôn là điều
khó khăn nhất và đòi hỏi sự khách quan ở mức độ nhất định. Nhìn vào cách
Hillary đối mặt với thất bại trong cuộc bầu cử trước đối thủ là Donald Trump có
thể thấy được sự can đảm đối mặt và chia sẻ chân thực về những cảm nhận về
nó.
Bà Hillary tiết lộ những
thông tin bùng nổ liên quan tới thất bại của mình trong cuộc tranh cử, bao gồm
việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, cuộc điều tra nhắm vào email cá nhân của bà khi
còn làm ngoại trưởng của cựu giám đốc FBI James Comey, cạnh tranh của ứng viên
cùng đảng Bernie Sanders… Bà cũng thẳng thắn thừa nhận sai lầm mình đã mắc phải
trong suốt chiến dịch và tuyên bố nhận mọi trách nhiệm.
Thông thường chúng ta sẽ
chọn cách cô lập chính mình và trốn tránh việc bắt đầu lại từ đầu, nhưng hãy
nhìn cách Hillary đã làm gì để đối mặt với thất bại cay đắng này. Đối mặt trực
tiếp. Dù thất bại có đau đớn thế nào, thì chúng ta cũng phải dũng cảm đối diện
với nó. Bởi vì, với Hillary Clinton, nỗi đau này không phải chỉ cho một mình bà
mà có là sự thất vọng của những người đã đồng hành và ủng hộ bà trong suốt cuộc
hành trình tranh cử gian nan và khốc liệt.
Đây là câu chuyện về
những điều tôi đã chứng kiến, cảm thấy và suy tư trong suốt hai năm dữ dội nhất
mà tôi từng trải qua. Đây là câu chuyện về hành trình đưa tôi đến ngã rẽ lịch
sử này, về cách tôi tiếp tục bước đi sau một thất bại cay đắng, về cách tôi kết
nối lại với những thứ quan trọng nhất trong cuộc đời và bắt đầu nhìn về phía
trước với nhiều hy vọng thay vì dằn vặt quá khứ đầy tiếc nuối.
Lời kết
Thất bại có thể là một
dấu tích đánh dấu sự yếu đuối của mỗi chúng ta trong một vài giai đoạn của cuộc
đời. Ta thường muốn tránh việc phải gợi nhớ đến chúng, sợ rằng sẽ lại tổn
thương hay đối diện lại với cảm giác thất vọng đã qua. Nhưng, bạn thân mến, rõ
ràng chúng ta không thể chỉ lấy thất bại để đo một giá trị của một con người.
Mỗi chúng ta khi sinh ra đã là một cá thể đặc biệt và hiếm có, hãy cho phép bản
thân mình có khuyết điểm. Hãy cứ tự tin và kiêu hãnh tiến vào thế giới với ánh
hào quang chói lọi để chứng tỏ với mọi người thực lực của bạn, phá tan những
rào cản vô hình cố hữu. Không khó khăn nào là không thể vượt qua, có thất bại
thì sẽ có cả thành công, cho nên đừng sợ rằng chúng ta sẽ thất bại mà không dám
bắt đầu nhé.
Tác giả: Alice
Hình ảnh: Alice
______________
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy
Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv
(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ “Tên tác giả - Bookademy”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
Theo như văn bản ... ugh. Chúng ta có thể tìm cho bà ấy một biên tập viên giỏi hơn ở đây không? ĐĂNG! Bà ấy cần nhắc lại những điểm giống nhau bằng những cách diễn đạt khác nhau bao nhiêu lần? Nói cùng một điều theo những cách khác nhau không có nghĩa là thông điệp sẽ khác nhau, nó chỉ có nghĩa là tôi sẽ cảm thấy khó chịu. Đó là những gì đã xảy ra ở đây. Những ý tưởng tương tự được lặp đi lặp lại nhiều lần và nó thực sự bắt đầu khiến tôi lo lắng. Cuốn sách này không cần phải dài dòng như vậy. Bà ấy chắc chắn đã hiểu rõ quan điểm của mình, nhưng nó thực sự có thể cô đọng và hùng hồn hơn. Nếu đúng như vậy, cô sẽ không cảm thấy cần phải lặp đi lặp lại những cảm xúc tương tự.
1/3 cuối cùng của cuốn sách có cảm giác như bị tra tấn. Tôi chỉ không cảm thấy muốn tiếp tục đọc nó. Cuối cùng, khi tôi thoát khỏi bọn Nga và những "EMAIL CHẾT!", và đến chương "Tại sao", tôi gần như phải dùng đến việc đọc lướt cho đến cuối, bởi vì tôi không còn caaaaare nữa. Đến thời điểm đó, nó tẻ nhạt và dư thừa đến mức TÔI KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC NỮA NỮA!
Tôi thích Hillary và rõ ràng tôi tin rằng bà ấy là một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn. Tôi ước gì bà ấy đã thắng. Tôi ước gì bà ấy là Tổng thống của tôi. Tuy nhiên, bà ấy không như vậy. Tôi thực sự không chắc liệu mình có muốn giới thiệu cuốn sách này cho mọi người hay không. Tôi nghĩ đây là một trường hợp mà mong muốn đọc về chủ đề này cần phải tồn tại từ trước để khuyến nghị của tôi thậm chí có ý nghĩa hoặc gây được tiếng vang. Nếu ai đó quan tâm đến việc đọc nội dung này hỏi tôi về nó và cảm thấy băn khoăn, tôi sẽ nói, "Có, hãy đọc nó. Nhưng cũng hãy chuẩn bị đọc lướt và không cảm thấy tội lỗi khi làm như vậy."
Giờ thì sao? Tôi không biết nữa, nhưng tôi thích câu tục ngữ châu Phi mà bà ấy đưa vào... "Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa hãy đi cùng nhau."