Chắc hẳn rằng trong cuộc sống, đặc biệt trong cuộc đầy áp lực như ngày nay bạn đã nghe thấy những lời than vãn “tôi hoàn toàn bế tắc, tôi không tìm được lối thoát nào cho bản thân”, “tôi không còn chút sức lực nào nữa”, “tôi cảm thấy nản lòng và không còn chút ý chí nào”, “cuộc sống của tôi đầy những khó khăn và thiếu thốn”,... Và những lời than vãn này ngày xuất hiện càng nhiều trong cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta rơi vào những bế tắc, những khó khăn, những nỗi đau và thất vọng. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu bạn cứ than vãn như vậy thì bạn có thoát khỏi bế tắc, khó khăn hay không? Câu trả lời là không. Nếu cứ than vãn thì bạn chỉ chìm trong bế tắc mà thôi. Điều quan trọng là bạn phải biết cách thoát khỏi bế tắc thay vì ngồi đó than vãn trong vô vọng. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để thoát khỏi nó thì chìa khóa vàng cho bạn chính là cuốn sách Thói quen thứ 8 – The 8th Habit của Stephen R. Covey. Cuốn sách sẽ là tấm bản đồ chỉ đường nhằm giúp bạn thoát khỏi nỗi đau và thất vọng.

Mục đích của cuốn sách này là cung cấp cho bạn một tấm bản đồ chỉ đường nhằm giúp bạn thoát khỏi những nỗi đau và thất vọng, để tìm đến sự mãn nguyện thực sự, đồng thời, mở rộng ý nghĩa và sự đóng góp của bạn – không chỉ trong công việc, trong tổ chức mà cả trong cuộc sống của bạn. [...] Một khi bạn đã tìm được tiếng nói của bản thân, bạn sẽ truyền cảm hứng cho những người mà bạn quan tâm thật sự để giúp họ tìm được tiếng nói riêng của họ và gia tăng gấp bội sự thành đạt và tầm ảnh hưởng của họ.

Thói quen thứ 8 – Một cách nhìn mới từ “7 thói quen để thành đạt”

Có một câu hỏi đặt ra là tại lại là thói quen thứ 8? Như chúng ta đã biết thế giới của chúng ta đã biến đổi sâu sắc từ khi cuốn sách 7 Habits of Highly Effective People được xuất bản lần đầu tiên năm 1989. Những dấu mốc sự kiện nổi bật năm 1989 như sụp đổ bức tường Berlin, khởi đầu của công nghệ thông tin, đánh dấu sự ra đời của một kỷ nguyên mới.

Trải qua bao nhiêu năm, liệu thói quen thứ 7 còn phù hợp hay không? Câu trả lời là thói quen thứ 7 càng ngày càng chứng minh được tính phù hợp của mình. Vậy thói quen thứ 8 sinh ra để làm gì? Câu trả lời là thói quen thứ 8 sinh ra để nối tiếp 7 thói quen và có một cái nhìn mới hơn.

Thói quen thứ 8 chính là việc nói về nhận biết và khai thác sức mạnh ở khía cạnh thứ 3 của 7 thói quen để đáp ứng đòi hỏi của thời đại lao động tri thức. Thói quen thứ 8 chính là việc tìm ra “tiếng nói” của bản thân và cổ vũ người khác tìm ra “tiếng nói” của họ. Như vậy, chúng ta thấy rằng Stephen R. Covey đã nói về thói quen thứ 8 như cái nhìn mớii với 7 thói quen trước đó:

·        Thói quen thứ 1: Luôn chủ động

·        Thói quen thứ 2: Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định

·        Thói quen thứ 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất

·        Thói quen thứ 4: Tư duy cùng thắng

·        Thói quen thứ 5: Lắng nghe và thấu hiểu

·        Thói quen thứ 6: Đồng tâm hiệp lực

·        Thói quen thứ 7: Rèn giũa bản thân

·        Thói quen thứ 8: Tìm ra tiếng nói của bản thân và truyển cảm hứng giúp người khác tìm ra tiếng nói của họ.

Thói quen thứ 8 đưa ra lời giải đáp cho những vấn đề mà mỗi chúng ta có thể đang vấp phải do yêu cầu phát triển của thời đại. Nó tương phản với những nỗi đau và thất vọng mà tôi đã mô tả trong cuốn sách trước. Đó là một thực tại muôn thuở, là tiếng nói của tinh thần nhân văn – chứa đựng niềm tin và trí tuệ, bản lĩnh và tiềm năng vô tận để phụng sự cho một mục đích cao cả.


Ý nghĩa của tiếng nói

Trong thói quen thứ 8, tác giả nói về tìm ra tiếng nói của bản thân và truyền cảm hứng giúp người khác tìm ra tiếng nói của họ. Vậy tiếng nói có những ý nghĩa gì?

Trước hết, tiếng nói mang ý nghĩa độc nhất về hình ảnh cá nhân. Ý nghĩa này được bộc lộ khi chúng ta đối mặt với những thách thức lớn nhất của bản thân và tạo thêm sức mạnh giúp chúng ta dám đương đầu với thách thức đó. Theo Stephen R. Covey, tiếng nói là ở vùng giao nhau giữa Tài năng (năng khiếu), Niềm đam mê (cái đem lại cho bạn sự nhiệt tình, hăng hái và nguồn cảm hứng), Nhu cầu (bao gồm tất cả những thứ mà thế giới này cần bạn mang lại), và Lương tâm (tiếng nói nhỏ nằm sâu trong lòng bạn cho bạn biết đâu là có lẽ phải và thúc giục bạn làm theo). Và khi một công việc kích thích tài năng bản thân và khiến đam mê bạn bùng cháy thì đó voice (tiếng nói), calling (tiếng gọi), chuẩn mực đạo đức (soul’s code) sẽ xuất hiện trong bạn. Và chắc chắn trong chúng ta ai cũng khao khát tìm được tiếng nói của mình.

Tìm ra tiếng nói của bản thân – món quà của thiên phú

Khả năng tìm được tiếng nói của bản thân là một sức mạnh bẩm sinh trong ta. Có thể coi đó những hạt mầm ẩn sâu bên trong ta mà chưa đạt khác. Chúng ta đều được ban tặng những “món quà thiên phú” từ lúc chào đời: tài năng, năng lực, trí lực thông minh và các cơ hội. Những món quà này phần lớn vẫn ở nguyên ở vị trí của nó và luôn chờ đợi chúng ta mở ra. Khi chúng ta sinh ra là một sinh linh bé bỏng, nhưng trải qua thời gian thì chính sinh linh bé nhỏ ấy lại có sức mạnh thần kỳ. Chúng ta càng sử dụng và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân thì chúng ta càng có thêm nhiều tài năng và năng lực mới.

Và trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra 3 món quà quan trọng nhất:

·        Món quà thứ nhất: sự tự do và sức mạnh để chọn lựa.

·        Món quà thứ hai: những quy luật tự nhiên và nguyên tắc sống.

·        Món quà thứ ba: bốn năng lực của chúng ta: thể chất/ kinh tế, tình cảm/ xã hội, trí tuệ và tinh thần. Hay cái này gọi tắt là PQ, EQ, IQ, SQ.

MÓN QUÀ THIÊN PHÚ THỨ NHẤT: SỰ TỰ LỰA CHỌN

Chắc chắn với chúng ta món quà mà chúng ta đều may mắn có được là sự tự lựa chọn, quyền tự do lựa chọn. Đây có lẽ là món quà vĩ đại nhất mà chúng ta được ban tặng và không ai có thể đoạt được nó. Trong ngày nay, có được sức mạnh để lựa chọn đang tương phản với tư tưởng victimism (nạn nhân chủ nghĩa) và culture of blame (văn hóa đổ lỗi) đang thịnh hành trong ngày nay. 

Sức mạnh của lựa chọn nghĩa là chúng ta không chỉ là snar phẩm của quá khứ hay di truyền. Chúng ta không phải là sản phẩm của một ai đó. Chúng ta không phủ nhận ảnh hưởng của họ đến chúng ta mà không ai có quyền quyết định chúng ta. Chúng ta tự quyết định mọi thứ bằng lựa chọn của chúng ta thay vì lựa chọn của người khác.

Quyền tự do chọn lựa có một khoảng cách giữa việc kích ứng và phản ứng. Trong khoảng cách đó luôn có sự tự do và sức mạnh để chúng ta lựa chọn phản ứng của mình. Với những ai được lớn lên trong môi trường thuận lợi thì khoảng cách này sẽ rất rộng. Còn những ai do ảnh hưởng của môi trường và gen di truyền thì khoảng cách này nhỏ hơn. Nhưng dù rộng hay hẹp thì vẫn luôn luôn có một khoảng cách và bạn nên biết sử dụng khoảng cách đó thật khôn ngoan. Có những người khoảng cách rộng nhưng vẫn đầu hàng với nghịch cảnh, còn nhiều người khoảng cách hẹp nhưng họ vẫn có thể lách qua.

Bất luận điều gì đã xảy ra, đang xảy ra, hoặc sẽ xảy ra, thì vẫn luôn tồn tại một khoảng cách  giữa sự kiện xảy ra và phản ứng của chúng ta. Thậm chí nếu chỉ tồn tại một khoảnh khắc rất nhỏ giữa kích thích và phản ứng, thì chính khoảnh khắc đó đã thể hiện quyền tự do lựa chọn phản ứng của chúng ta trước hoàn cảnh.


MÓN QUÀ THIÊN PHÚ THỨ HAI: QUY LUẬT TỰ NHIÊN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC

Ở món quà thứ nhất, chúng ta đã thảo luận về việc sử dụng một cách khôn ngoan khoảng cách giữa kích ứng và phản ứng. Vậy “sử dụng khôn ngoan” ấy là gì? Sự khôn ngoan được thể hiện ở đâu? Về cơ bản, nó có nghĩa là sống theo các nguyên tắc hay quy luật tự nhiên, chứ không phải chạy theo văn hóa tốc độ, hiệu quả tức thời như hiện nay.

Quyền lực tự nhiên, quyền lực tinh thần là gì?

Quyền lực tự nhiên (natural authority) là sự thống trị vạn vật của các quy luật tự nhiên. Bạn không thể bỏ qua, phớt lờ các quy luật tự nhiên và cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo các quy luật đó. Tự nhiên cũng ban cho bạn, cho con người quyền tự do và sức mạnh để chọn lựa, vì thế con người cũng có quyền lực tự nhiên hoặc quyền chi phối của riêng mình đối với những thứ khác.

Quyền lực tinh thần (moral authority) là việc sử dụng sức mạnh tự do và sức mạnh của chọn lựa một cách có nguyên tắc. Nếu chúng ta tuân theo nguyên trong mối quan hệ giữa người với người thì chúng ta sẽ khai thác được tối đa tính năng của quy luật tự nhiên. Những người khiêm tốn, sử dụng sự tự do lựa chọn có nguyên tắc sẽ có được quyền lực tinh thần đối với người khác, với tổ chức và cả xã hội.

Những người mắc “bệnh ngôi sao”

Những người mắc bệnh gọi là “bệnh ngôi sao” là ví dụ điển hình về các giá trị không gắn liền với các nguyên tắc. Họ để sự nổi tiếng định hình phẩm cách của họ. Họ không biết mình là ai và mất phương hướng với hành động của chính mình. Họ cũng không biết nên theo nguyên tắc nào bởi cuộc sống của họ không dựa trên cơ sở các giá trị chung của xã hội. Nhiều người đang sống trong một tình trạng mất cân bằng như thế. Vậy nhiệm vụ then chốt là cần xác định đâu là “kim chỉ nam” và điều chỉnh mọi hoạt động của chúng ta theo hướng đó, bằng không, bạn sẽ khó tránh khỏi những hậu quả tiêu cực có thể dễ dàng xảy ra.

Hãy luôn nhớ rằng tuy giá trị chi phối hành vi, song các nguyên tắc mới chi phối kết quả. Quyền lực tinh thần đòi hỏi sự hy sinh những lợi ích cá nhân nhất thời, dũng cảm đặt những giá trị xã hội phục tùng các nguyên tắc. Và lương tâm của chúng ta chính là kho chứa những nguyên tắc như thế.

MÓN QUÀ THỨ BA: BỐN NĂNG LỰC CỦA CON NGƯỜI

Bốn thành phần của bản chất con người gồm thể xác, trí tuệ, tâm hồn và tinh thần. Tương ứng với bốn thuộc tính này là bốn năng lực (hay sức mạnh) của con người mà tất cả chúng ta đều có: năng lực thể chất (PQ – Physical Quotient), năng lực trí tuệ (IQ – Intelligent Quotient), năng lực tình cảm (EQ – Emotional Quotient) và năng lực tinh thần (SQ – Spiritual Quotient). Bốn năng lực này biểu hiện rõ nét của món quà thiên phú thứ ba mà chúng ta được ban tặng.

Năng lực trí tuệ (IQ)

Khi nói đến trí tuệ, chúng ta thường nghĩ đến chỉ số IQ, khả năng phân tích, lập luận, tư duy trừu tượng, sử dụng ngôn ngữ, sức tưởng tượng và khả năng lĩnh hội của chúng ta.

Năng lực thể chất (PQ)

Năng lực thể chất là khả năng mà tất cả chúng ta đều nhận ra nhưng thường xem nhẹ. Hãy thử nghĩ về những gì cơ thể bạn đang thực hiện mà không cần đến sự cố gắng có ý thức nào của bạn. Các hệ cơ quan không ngừng sàng lọc, tiêu diệt những tế bào nhiễm bệnh và đấu tranh sinh tồn. Cơ thể của chúng ta là một bộ máy kỳ diệu vượt trội hơn với mọi chiếc máy tính hiện đại nhất. Đó là khả năng chúng ta hành động dựa vào suy nghĩ tình cảm. Chính vì thế, khả năng làm ra sản phẩm là sức mạnh vô song của con người trên Trái Đất.

Năng lực xúc cảm (EQ)

Năng lực xúc cảm là vốn kiến thức tự có, sự tự ý thức, sự nhạy cảm của xã hội, sự thấu cảm và khả năng giao tiếp thành công với người khác. Để vượt trội trong công việc, trong mọi lĩnh vực thì năng lực cảm xúc quan trọng gấp đôi so với khả năng nhận thức đơn thuần. Xây dựng và phát triển năng lực cảm xúc là một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ và các nhà lãnh đạo ở mọi cấp trong các tổ chức.

Năng lực tinh thần (SQ)

Năng lực thứ tư của con người là năng lực tinh thần. Cũng giống như EQ, SQ được rất nhiều người quan tam trong nghiên cứu và trong cuộc sống. SQ là trọng tâm và là yếu tố cơ bản nhất trong mọi khả năng của con người bởi nó chính là nguồn gốc định hướng cho ba năng lực còn lại. Năng lực tinh thần giúp chúng ta nhận ra những nguyên tắc đích thực, biểu thị sự khao khát tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và sự liên hệ của chúng ta với vĩnh hằng.


Hoàn thiện bốn năng lực của con người

Vì bốn mặt cơ bản của con người đan xen nhau, do đó bạn không thể tập trung vào riêng lẻ vào một mặt nào mà không trực tiếp hoặc gián tiếp đụng chạm đến những mặt khác. Việc phát triển và sử dụng các khả năng này sẽ cho bạn niềm tin, sức mạnh nội tâm, sự chín chắn và sức mạnh tinh thần của bản thân. Stephen R. Covey đã đưa ra cách để hoàn thiện bốn năng lực của con người bằng những giả thiết. Những giả thiết này giúp bạn bắt đầu ngay cuộc sống cân bằng hơn, hòa hợp và mạnh mẽ hơn.

Đối với thể xác: Giả sử bạn bị mắc bệnh tim, bây giờ bạn phải sống trong tình trạng đó như thế nào?

Đối với trí tuệ: Giả sử thời gian đi làm chỉ còn hai năm nữa, bạn sẽ chuẩn bị cho việc nghỉ hưu như thế nào?

Đối với tâm hồn: giả sử người khác nghe lỏm được tất cả những gì bạn nói với họ, bạn cần phải nói năng thế nào?

Đối với tinh thần: Giả sử cứ 15 phút bạn lại thấy hình ảnh của thượng đế, bạn phải sống thế nào?

Ngoài tìm ra tiếng nói của bản thân, cuốn sách còn chỉ ra cho bạn làm thế nào để cổ vũ người khác tìm ra tiếng nói của mình. Hơn nữa tác giả còn chỉ ra những quy tắc, những lợi ích, phân tích mọi thứ đều rất chi tiết trên cơ sở nghiên cứu khoa học, kế thừa những giá trị khoa học của những nghiên cứu trước đó.

Thay lời kết

Thói quen thứ 8 – The 8th Habit của tác giả Stephen R. Covey là cuốn sách đáng để đọc và nghiên cứu với bất kỳ ai. Dù bạn là những người đã thành công, hay đang vật lộn với cuộc sống này. Nhưng nó đặc biệt phù hợp với ai đang than vãn về những khó khăn, những bế tắc và đang gặp phải những nỗi đau trong cuộc sống của mình. Cuốn sách như một tấm bản đồ chỉ đường, soi sáng giúp bạn vượt qua để đạt được những thành công trong cuộc sống, tìm thấy tiếng nói của bản thân và cổ vũ người khác tìm ra tiếng nói của chính mình. Hy vọng các bạn sẽ học được những điều bổ ích trong cuốn sách này.

Tác phẩm của Covey đã tác động đến hàng chục triệu người trên khắp thế giới. Trong quyển sách này, ông đã thực hiện một bước nhảy vĩ đại trong tư duy để giới thiệu những ý tưởng và ứng dụng có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thói quen thứ 8 là một quyển sách tuyệt vời, một thành tựu lớn về tinh thần, và theo tôi, là cuốn sách hay nhất mà Covey đã từng viết.

Tác giả: Huy Dũng - Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

Xem thêm

Xuyên suốt cuốn sách, Covey đề cập đến người đọc nhiều bộ phim và bài tập khác nhau để củng cố quan điểm của mình. Hai trong số những video này là video truyền cảm hứng nhất mà tôi từng xem. Tôi xem chúng điều đầu tiên vào mỗi buổi sáng trước khi tôi bắt đầu làm việc hướng tới mục tiêu của mình. Một khi bạn nhìn thấy chúng, bạn sẽ hiểu tại sao. Để xem các video, hãy truy cập www.8thhabit.com/offers, nhưng vui lòng chỉ làm như vậy nếu bạn đã mua sách. Hai điều mà tôi đang đề cập đến có tên là Di sản và Bản chất của Lãnh đạo. Họ rất truyền cảm hứng. Thông qua việc tìm kiếm tiếng nói của bạn, anh ấy cho thấy sức mạnh mà nó có thể có đối với phong cách lãnh đạo của bạn và cách làm việc với những người khác. Lãnh đạo là trao cho mọi người tầm nhìn và động lực để hoàn thành mục tiêu. Vấn đề với hầu hết các tổ chức là họ được lãnh đạo và quản lý quá mức. Hãy nhớ rằng mọi thứ được quản lý và kiểm soát, nhưng mọi người được lãnh đạo và trao quyền. Một quan niệm sai lầm phổ biến là chỉ có một số ít người trên thế giới này là những người lãnh đạo và những người còn lại sẽ bị lãnh đạo. Khi bạn nghĩ về nó, lãnh đạo là một trạng thái tinh thần hơn bất cứ điều gì khác. Bạn phải luôn dẫn dắt người khác trong khi cũng bị dẫn dắt. Tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, bạn đều có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo; để chủ động. Nếu không có gì khác, bạn là người lãnh đạo cuộc sống của chính bạn. Bạn có thể nghĩ về một vai trò hoặc vị trí quan trọng hơn việc trở thành người lãnh đạo của bạn và số phận của bạn không? Nó thực sự không nhận được bất kỳ điều hành nhiều hơn thế. Điều Covey thực sự muốn chúng ta hiểu là bạn phải luôn nhớ rằng chính bạn là người có quyền kiểm soát cuộc sống và hoàn cảnh của mình, nhưng bạn cũng phải luôn nhớ rằng những người khác cũng có quyền đó đối với chính họ. Đó là toàn bộ ý tưởng tìm kiếm tiếng nói của bạn và truyền cảm hứng cho những người khác tìm thấy tiếng nói của họ. Đây là nơi bạn tìm thấy sự vĩ đại. Tôi sẽ kết thúc bằng một điểm mà Covey đưa ra khiến tôi ấn tượng nhất. Đây là điều đã trở thành một trong những phương pháp hay nhất của tôi (bạn biết đấy, điều mà bạn cố gắng thực hiện thường xuyên nhất có thể khi bạn sống cuộc sống của mình). Đó là, “Luôn cố gắng hoạt động bên ngoài vùng an toàn của bạn.” Nó rất dễ bị khuất phục bởi sự thoải mái và nó có thể là đối tượng truyền nhiễm nhất cho thành công của bạn. Đừng hiểu sai ý tôi, rất khó để bạn hoạt động bên ngoài khu vực này. Rất ít người làm điều đó, và đó là nơi mọi thành tựu thực sự xảy ra.