Nếu bạn đã chán những dòng ghi chú dày đặc, bạn yêu thích việc biểu diễn ý tưởng trực quan hay đang cần một phương pháp ghi chú mới, thú vị hơn, hiệu quả hơn thì cuốn sách Sketchnote lý thuyết (The sketchnote handbook) của Mike Rohde có lẽ là điều bạn đang tìm kiếm.

“Sketchnote” là một thuật ngữ được nhà thiết kế đồ họa Mike Rohde đưa ra. Là một người yêu thích phương pháp ghi chú thoải mái, trực quan và thất vọng với những trang văn bản tẻ nhạt kín đặc chữ, Mike đã tự tìm ra giải pháp cho riêng mình để tận hưởng công việc ghi chú này.

Cuốn sách Sketchnote lý thuyết nằm trong bộ sách gồm hai cuốn về sketchnote: lý thuyết và thực hành. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm quen với phương pháp ghi chú mới sketchnote thông qua bảy chương ngắn gọn:

Chương 1: Sketchnote là gì?

Chương 2: Tại sao lại là Sketchnote?

Chương 3: Hãy lắng nghe

Chương 4: Quá trình sketchnote

Chương 5: Các kiểu sketchnote

Chương 6: Các phương pháp sketchnote, hệ thống cấp bậc và cá nhân hóa

Chương 7: Kỹ năng và kỹ thuật Sketchnote

Trong mỗi trang của cuốn sách này, Mike Rohde đã sử dụng chính kỹ thuật sketchnote để phác thảo những ý tưởng của mình. Vì vậy, khi giở cuốn sách ra, bạn sẽ không nhìn thấy những dòng chữ kín trang giấy mà thay vào đó là những hình vẽ ngộ nghĩnh, dễ thương, và chúng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp ý tưởng của anh được truyền tải rõ ràng.

Sketchnote là gì?

Phương pháp ghi chú sketchnote là một cách tiếp cận trực quan và tổng thể với việc ghi chú, giúp kích thích trí óc của bạn, giúp bạn hiểu được các ý tưởng mà bạn nghe trong khi tay đang hoạt động để biến những ý tưởng đó trở thành các bản ghi chú trực quan, tổng thể.


Các bản sketchnote thường được thực hiện ngay trong khi một buổi thuyết trình, một buổi hội thảo,... đang diễn ra. Bạn cần lắng nghe và quan sát, đồng thời phân tích để tạo ra các hình vẽ về nội dung bài giảng, bài diễn thuyết trên trang giấy. Nó đòi hỏi một sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa khả năng lắng nghe, quan sát, khả năng tư duy và kỹ năng phác thảo nhanh chóng. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng những phân tích tỉ mỉ của Mike sẽ khiến bạn nhận ra nó được tạo ra từ những quy tắc rất đơn giản và dễ hiểu.

Với sự tiếp nhận thông tin bằng cả hai kênh từ ngữ và trực quan, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ và tập trung tốt hơn. Khi sử dụng phương pháp ghi chú truyền thống, các từ ngữ bạn nghe thấy được chuyển thành các từ ngữ trên trang giấy, không có sự xử lý đáng kể nào trong bộ não của bạn. Tuy nhiên, quá trình sketchnote chính là quá trình não bạn mã hóa cho hai khái niệm từ ngữ và trực quan cùng một lúc, chuyển những gì nghe được thành một bản đồ trực quan thông qua quá trình tư duy.

Đây không phải phương pháp ghi chú đầu tiên dựa trên ý tưởng kích thích bộ não một cách toàn diện. Sơ đồ tư duy (Mind map) của Tony Buzan cũng là một phương pháp nổi tiếng sử dụng kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh để hỗ trợ tư duy và ghi nhớ, tuy nhiên cũng có đôi chút khác biệt giữa hai phương pháp này. Theo những hướng dẫn của Mike trong cuốn sách về sketchnote, phương pháp này dường như có sự linh hoạt và khả năng sáng tạo cao hơn bởi nó không có quy định nghiêm ngặt nào về việc trình bày ý tưởng. Nó cho phép bạn tạo ra một bản ghi chú mang đậm phong cách cá nhân với sự tự do, thoải mái nhiều nhất có thể. Nhờ thế, các bản sketchnote mà tác giả đưa vào minh họa cho cuốn sách chứa rất nhiều cảm hứng và niềm vui trong việc ghi chú.

Có thể sketchnote không nếu bạn không biết vẽ?

Câu trả lời của Mike Rohde là có.

Dù cho sketchnote là một kỹ năng ghi chú sử dụng hình ảnh, điều đó không có nghĩa bạn phải là một người giỏi hội họa.

Trẻ con vẽ để thể hiện ý tưởng. Chúng không lo lắng về độ hoàn hảo của những bức vẽ, chỉ cần những ý tưởng của chúng được truyền tải.

Mike nhấn mạnh rằng, điều bạn cần là ý tưởng chứ không phải nghệ thuật. Sketchnote không nhằm vào việc tạo ra những bức tranh xuất sắc, mà là sử dụng hình ảnh và từ ngữ để tư duy trên giấy.  Dù bạn vẽ một con vịt xấu hay đẹp, đó vẫn là một con vịt. Kể cả những hình vẽ nguệch ngoạc cũng có khả năng truyền đạt ý tưởng hiệu quả.


Để giúp bạn bắt đầu những trang sketchnote đầu tiên, Mike đã chia sẻ một bí quyết: mọi thứ bạn muốn vẽ đều có thể được tạo ra từ 5 hình cơ bản. Đó là hình tròn, hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, dấu chấm. Một khi bạn nhận ra điều đó, bạn sẽ khám phá ra cách thức để phác họa các ý tưởng đơn giản và dễ dàng. Bằng sự quan sát và tập luyện theo những bài tập Mike đưa ra trong cuốn sách, khả năng phác họa nhanh chóng nhưng vẫn diễn đạt đầy đủ nội dung của bạn sẽ dần tăng lên.

Tạo ra một bản sketchnote

Một trong những băn khoăn của những người mới tiếp cận với phương pháp sketchnote chính là: Làm thế nào để có thể kịp thời sketchnote trong khi đang lắng nghe diễn giả? Liệu việc tạo ra các hình vẽ có tốn thời gian hơn so với ghi chú bằng chữ thông thường?

Trong cuốn sách này, Mike cũng sẽ chia sẻ các kỹ năng lắng nghe thông tin để nắm bắt và lưu trữ ý tưởng. Bạn sẽ không thể tạo ra một bản sketchnote như ý nếu không tổng hợp và tóm tắt những ý tưởng lớn vào bản ghi chú của mình. Phương pháp của Mike cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn luyện tập thường xuyên theo các chỉ dẫn này, việc nghe và vẽ cùng lúc sẽ diễn ra tự nhiên hơn.

Ngoài ra, Mike có các bước để bạn có thể tham dự một buổi hội thảo và sketchnote lại các ý tưởng hiệu quả nhất: các bước chuẩn bị, lựa chọn chỗ ngồi, những điều cần làm khi buổi hội thảo diễn ra,...Trong phần này, Mike cũng sẽ giải phẫu một bản sketchnote mà anh đã thực hiện để giúp bạn hiểu rõ hơn về từng yếu tố và hình dung ra quá trình tạo ra bản ghi chú này.

Các kiểu sketchnote và kỹ thuật sketchnote

Bạn có thể tìm thấy những bản sketchnote rất đẹp ở trên mạng. Chúng có thể được tạo ra từ những chuyên gia thiết kế và vẽ tranh minh họa với nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Nhưng dù hình vẽ đơn giản hay chau chuốt, bạn cần nhớ rằng chìa khóa của bản sketchnote vẫn là cấu trúc logic và nắm bắt được ý tưởng.

Vậy một bản sketchnote nên có cấu trúc như thế nào?


Mike không đưa ra một cấu trúc quy chuẩn nào cho bản sketchnote. Anh đã xem lại rất nhiều ghi chú sketchnote và rút ra kết luận về 7 kiểu khuôn mẫu phổ biến nhất, đó là:

  • Đường tuyến tính

  • Hình xuyên tâm

  • Theo chiều dọc

  • Hình con đường

  • Mô-đun

  • Hình tòa nhà cao tầng

  • Hình bỏng ngô

Mỗi khuôn mẫu lại có các điểm mạnh, điểm hạn chế khác nhau, từ đó sẽ phù hợp với các mục đích khác nhau của bản ghi chú. Bằng việc tìm hiểu và nắm được đặc điểm của các khuôn mẫu này, bạn sẽ chọn được một cấu trúc thích hợp cho bản sketchnote của mình.

Trong phần này, Mike cũng tập trung giới thiệu các kỹ thuật, các phương pháp tạo ra những hình vẽ, chữ vẽ tay hay ký hiệu hiệu quả cho bản sketchnote. Có một số phương pháp rất thú vị, như phương pháp vẽ người Gray, phương pháp vẽ biểu cảm khuôn mặt và tạo ra các kiểu chữ nhanh chóng mà vẫn đảm bảo thể hiện được đầy đủ nội dung bạn muốn.

Lời kết

Ghi chú là một hoạt động không thể thiếu trong học tập và làm việc. Sketchnote không phải là phương pháp ghi chú duy nhất, cũng không phải phương pháp ghi chú sáng tạo duy nhất. Tuy nhiên, với khả năng sáng tạo không giới hạn, khả năng kích thích tư duy và tạo ra nguồn cảm hứng, sketchnote là một kỹ năng ghi chú rất đáng để tìm hiểu. Cuốn sách Sketchnote lý thuyết được viết bởi chính người tạo ra phương pháp này, Mike Rohde, chắc chắn sẽ là nơi cung cấp các chỉ dẫn chính xác và tỉ mỉ nhất về sketchnote mà bạn có thể tìm đến.


Ảnh bìa: Sketchnote của Sacha Chua.


Tác Giả: Khánh Huyền - Bookademy

Link đặt sách: https://sketchnote.alphabooks.vn/

-------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:https://www.facebook.com/bookademy.vn

Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt


Xem thêm

"Sketchnote Lý Thuyết: Phương Pháp Ghi Chú Sáng Tạo"", xuất bản lần đầu vào năm 2012 tại Hoa Kỳ, chủ yếu thảo luận về công nghệ của ghi chú phác thảo, chúng ta có thể sử dụng những công nghệ này để ghi chép ghi chú hình ảnh theo thời gian thực trong cuộc họp.

Mike Rohde, một nhà thiết kế giao diện, đã làm việc với thiết kế đồ họa trước khi chuyển sang thiết kế trải nghiệm. Các tác phẩm đại diện: "Sketchnote Lý Thuyết: Phương Pháp Ghi Chú Sáng Tạo" và vân vân.

Mục lục

1. Sketchnotes là gì?

2. Tại sao lại sketchnote?

3. Lắng nghe!

4. Quy trình sketchnoting

5. Các loại sketchnotes

6. Các phương pháp, thứ bậc, và cá nhân hóa

7. Kỹ năng và kỹ thuật sketchnoting

"Dù bạn tin rằng mình có thể hoặc không thể vẽ, tôi ở đây để nói với bạn rằng bất kỳ ai có thể tạo ra dấu vết trên giấy đều có thể hưởng lợi từ cuốn sách này. Sketchnotes không phải về việc bạn vẽ cái gì, mà là về việc nghe và ghi lại ý tưởng có ý nghĩa."

Bằng cách vẽ để ghi chú, quả thật rất thú vị và có thể đồng thời kích hoạt nhiều giác quan tham gia vào thực hành. Nhưng mặt khác, hiệu quả của nó có thể không rõ ràng như ghi chú văn bản. Hồ sơ viết là đơn giản và rõ ràng hơn, và chúng cung cấp thông tin rõ ràng hơn về ý nghĩa, có thể cung cấp nhiều thông tin hơn.

Tôi nghĩ chỉ đơn thuần vẽ ghi chú có lẽ chưa đủ, nhưng nếu sử dụng hình ảnh như một phần bổ trợ cho những ghi chú văn bản thì sẽ rất tuyệt. Giống như một cuốn sách giáo khoa, chỉ có hình ảnh thì quá đơn điệu, chỉ có chữ thì khô khan, nên kết hợp cả hình và chữ có lẽ là cách thể hiện phù hợp nhất. Điều tôi mong bạn nhận thấy khi đọc đến cuối mỗi chương là mỗi người nhìn thế giới theo một cách khác nhau, xử lý thông tin khác nhau, có một phong cách độc đáo riêng, và điều đó làm cho việc vẽ ghi chú trở nên thú vị vô cùng! Không có đúng hay sai trong việc làm điều này. Ngay cả khi nghe cùng một nội dung, những ghi chú của những người khác nhau có thể khác nhau. Tương tự, cách chúng ta ghi chú cũng có thể khác nhau. Một số phương pháp có thể hiệu quả hơn, một số có thể không hiệu quả lắm, nhưng chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Quan trọng nhất vẫn là tìm ra cách làm và nhịp điệu riêng của mình. Phương pháp của người khác chỉ là mượn tham khảo mà thôi. Ghi chú phác thảo là những ghi chú trực quan phong phú được tạo ra từ sự kết hợp của chữ viết tay, hình vẽ, đoạn văn viết tay, hình dạng và các yếu tố trực quan khác như mũi tên, hộp, đường cong. Con người nhạy cảm với hình ảnh hơn rất nhiều so với văn bản. Vì vậy, người ta thường nói một hình ảnh đáng giá ngàn lời. Đồng thời, tạo ra một hình ảnh phù hợp cũng khó khăn và tốn thời gian hơn.

Tôi từng vô cùng bực bội với những ghi chú chi tiết chỉ toàn chữ mà mình cặm cụi viết trong các hội thảo, cuộc họp. Đúng là nhiều người có lẽ chẳng buồn nhìn lại những trang giấy đầy chữ ấy lần thứ hai sau khi hoàn thành. Nhưng theo tôi, dù ít khi quay lại, việc ghi chú đầy đủ ý nghĩa vẫn vô cùng quan trọng. Một mặt, nó giúp khắc sâu ấn tượng, tránh bỏ sót thông tin vì mải nghĩ cách vẽ. Mặt khác, nếu một ngày nào đó chợt nhớ lại cuộc họp đó và cần tìm thông tin liên quan, bạn sẽ có sẵn những ghi chép rõ ràng. Còn nếu chỉ vẽ hình, rất có thể sau một thời gian, bạn chẳng nhớ nổi mình đã vẽ gì. Điều đó có ý nghĩa gì? Nhiều người nói với tôi rằng họ không thể vẽ sketchnote vì không biết vẽ. Nhưng bạn hoàn toàn có thể vẽ, chỉ cần lấy lại khả năng vẽ của thời tiểu học thôi! Trẻ thơ thường vô cùng tò mò, thích khám phá mọi thứ. Khi lớn lên, khả năng này dần suy giảm, có lẽ vì chúng ta hiểu biết thế giới nhiều hơn, quen dần với cuộc sống. Nếu người lớn có thể ý thức và khơi dậy lại niềm hứng khởi đó ở trẻ, liệu tiềm năng của trẻ có được phát huy nhiều hơn không?

Cuốn sách "Sketchnote lý thuyết" (The Sketchnote Handbook) là bộ sưu tập các ghi chú sơ đồ nhằm giải thích chủ đề. Nhờ đó, những ưu nhược điểm của kỹ thuật này trở nên rõ ràng mặc dù sách chỉ đề cập đến những mặt tích cực. Một mặt, sketchnote (đặc biệt là vẽ theo thời gian thực) rất hữu ích để ghi lại những ý tưởng tổng quan và giúp ghi nhớ chủ đề dễ dàng hơn. Mặt khác, vì chúng ta đang làm việc với hình ảnh, nên việc sắp xếp một lượng lớn tài liệu và liên kết chúng với nhau trở nên rất khó khăn: việc chỉnh sửa phức tạp và không thể tìm kiếm ghi chú bằng "Ctrl+f", chẳng hạn. Tôi cho rằng cách tốt nhất để tổ chức các ý tưởng của bạn trong thời gian dài là sử dụng các ghi chú dạng văn bản. Chúng dễ dàng chỉnh sửa, tìm kiếm và liên kết với nhau bằng cách sử dụng các siêu liên kết (bạn có thể sử dụng một công cụ như Obsidian.md để hỗ trợ ở đây). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ kiểm soát phiên bản để duy trì lịch sử thay đổi. Bạn có thể đọc thêm về chủ đề này trong cuốn "How to Take Smart Notes" (https://www.goodreads.com/book/show/3...). Mặc dù sketchnote là một kỹ thuật hay, tôi cho rằng nó nên được sử dụng như một điểm khởi đầu cho việc lưu trữ kiến thức lâu dài dựa trên văn bản. Hoặc sử dụng khi bạn muốn truyền đạt nền tảng kiến thức lâu dài của mình cho người khác. Mặc dù tôi chỉ đánh giá 3 sao, tôi thực sự khuyên bạn nên đọc cuốn sách này. Đặc biệt là vì bạn có thể đọc hết nó trong khoảng một giờ nếu không ghi chép hoặc thực hiện các bài tập vẽ. Thực tế, thời gian đọc có thể còn ngắn hơn vì một số chủ đề được trình bày theo nhiều cách khác nhau trong các chương khác nhau và/hoặc bởi các họa sĩ sketchnote khác nhau.

“Sketchnote Lý thuyết” là một cuốn sách đẹp mắt, cuốn hút người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nội dung nhẹ nhàng, dễ tiếp thu nên đọc rất nhanh. Với những ai đã mỏi mệt với những trang sổ ghi chép khô khan, cuốn sách nhỏ xinh này như làn gió mới, khơi gợi hứng thú lắng nghe tích cực. Điểm mạnh của sách là ở phần hình ảnh, vô cùng bắt mắt. Tuy nhiên, nội dung thông tin lại khá ít ỏi. Mặc dù mượn sách từ thư viện, tôi vẫn đọc hết một hơi. Nhưng khi lật đến trang cuối, tôi thầm nghĩ: “May quá không mua!”. Thực tế, chính đặc trưng của hình ảnh đã làm giảm đi giá trị nội dung, điều trái ngược với một trong những ý chính của tác giả. Có những đoạn, tác giả ca ngợi sự tiện lợi của vẽ hình so với viết chữ, nhưng lại không đưa ra ví dụ cụ thể. Chẳng hạn, ở trang “Vẽ phép ẩn dụ”, tác giả minh họa các khái niệm như hòa bình thế giới và internet. Những hình vẽ này chắc chắn thú vị và giúp người ghi chép tương tác với bài giảng, nhưng không hề nhanh hay dễ hơn việc đơn giản là viết ra từ ngữ. Hãy thử một phép thử nhỏ với hình vẽ “hòa bình thế giới” của tác giả. Đếm thời gian bạn viết hai từ “hòa bình thế giới”. Sau đó, đếm thời gian bạn vẽ hai quả địa cầu đang nắm tay nhau và cười. Cách nào nhanh hơn, đơn giản hơn, gọn gàng hơn và ít cần suy nghĩ hơn? Tôi đoán rằng, trừ khi bạn gặp khó khăn về vận động tinh, viết từ sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với vẽ dù chỉ là một đường đơn giản. Có lý do cho việc loài người chuyển từ chữ tượng hình sang bảng chữ cái trừu tượng, đó là chữ viết hiệu quả hơn nhiều trong việc truyền tải ý tưởng phức tạp so với bất kỳ hình vẽ đơn giản nào. Cuốn sách này không đáng để mua, nhưng là một lựa chọn giải trí thú vị nếu bạn tìm thấy nó ở thư viện địa phương.

Tôi nghĩ, chỉ vẽ ghi chú có thể không đủ, nhưng nếu bạn sử dụng hình ảnh như một phần bổ sung cho ghi chú văn bản, có lẽ sẽ tốt hơn, giống như một cuốn sách giáo khoa, chỉ có hình ảnh không đủ sáng, chỉ có văn bản thì quá nhàm chán, vì vậy hình ảnh và văn bản có lẽ là cách thức biểu đạt phù hợp nhất.

Tôi hy vọng bạn sẽ nhận thấy khi nhìn vào cuối mỗi chương rằng mọi người nhìn thế giới theo cách khác nhau; mọi người xử lý thông tin khác nhau; mỗi người có một phong cách độc đáo, và điều đó làm cho việc ghi chú bằng hình ảnh trở nên thú vị! Không có cách đúng hay sai để làm điều đó.

Ngay cả khi bạn nghe cùng một nội dung, ghi chú do những người khác nhau làm có thể khác nhau. Tương tự, cách chúng ta ghi chú cũng có thể khác nhau từ người này sang người khác. Một số phương pháp có thể hiệu quả hơn, và có thể một số phương pháp không hiệu quả lắm, nhưng chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Quan trọng nhất, vẫn phải tìm ra cách làm việc và nhịp điệu của riêng mình. Phương pháp của người khác luôn chỉ là để mượn tham khảo.

GHI CHÚ HÌNH ẢNH LÀ GHI CHÚ TRỰC QUAN

ĐƯỢC TẠO RA TỪ SỰ KẾT HỢP CỦA

VIỆC VIẾT TAY, VẼ HÌNH,

ĐƯỜNG NÉT - VẼ ĐỒ HỌA,

HÌNH DẠNG, VÀ CÁC YẾU TỐ TRỰC QUAN

NHƯ MŨI TÊN, HỘP, ĐƯỜNG KẺ.

Nhạy cảm của con người với hình ảnh, để nhạy cảm hơn so với phạm vi của văn bản. Vì vậy, chúng ta đôi khi nói rằng một bức tranh có giá trị ngàn lời nói. Đồng thời, việc tạo ra một bức tranh phù hợp cũng khó khăn và tốn thời gian hơn.

Sketchnotes là về việc ghi lại và chia sẻ ý tưởng, không phải về nghệ thuật. Sketchnotes là một cách để suy nghĩ trên giấy bằng cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ. Nói cách khác, đối với sketchnotes, điều quan trọng nhất là sự nhanh chóng, biểu đạt ý tưởng của mình một cách chính xác nhất có thể, chứ không phải là vẽ đẹp ra sao. Một khi chúng ta tập trung vào việc vẽ đẹp hơn, chúng ta có thể bỏ qua hình thức của chính ý tưởng quan trọng hơn. Luôn phải rõ ràng rằng ý tưởng nào quan trọng hơn là cách bạn biểu đạt nó. Tất nhiên, cách thức biểu đạt cũng quan trọng, nhưng nó nên phục vụ cho chính tư duy. Tại sao phải dành 6 lần công sức để tạo ra sketchnotes khi mà ghi chú văn bản thông thường đã đủ tốt? Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả ở đây. Tôi nghĩ rằng việc sử dụng hình ảnh để biểu đạt nội dung cần ghi lại là trừu tượng hơn. Khi tôi quay lại với bức tranh này trong tương lai, tôi có thể nhớ lại ít thứ hơn. Việc sử dụng văn bản trong tâm trí, sau đó, là tương đối trực tiếp hơn, không dễ làm bạn cảm thấy bối rối. Tất nhiên, khi ghi chú dựa trên văn bản là tốt hơn, nhưng khi đến lúc giải thích cho người khác, hình ảnh là một công cụ rất mạnh mẽ.