Sau này là câu chuyện xoay quanh một cậu bé có năng lực siêu nhiên. Năng lực ấy có thể vừa là một điều kỳ diệu, vừa là một lời nguyền rủa. Và ngay cả khi cậu đã cố sống một cuộc đời bình-thường-nhất khi sở hữu năng lực khác thường, thì Jamie, trước sự phán quyết của số mệnh và những lựa chọn của chính bản thân mình, đã buộc phải trải qua những điều mà chỉ một từ “kinh hoàng” là chưa đủ để diễn tả.

Vài nét về tác giả - Stephen King

Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với câu chuyện kinh dị được chuyển thể thành bộ phim làm mưa làm gió trên phạm vi toàn cầu mang tên IT. Nói đến thể loại văn học kinh dị, có lẽ không ai là không biết đến Stephen King, ông vua của thể loại này. Với hơn 350 triệu đầu sách được bán ra trên toàn thế giới với vô vàn giải thưởng lớn như National Medal of Art, British Fantasy Society Award… Stephen King đã trở thành ông hoàng sách kinh dị cũng như của các tác phẩm chuyển thể.

Những ấn phẩm của King không chỉ đem lại nỗi sợ hãi cá nhân cho người đọc mà còn xây dựng nên cả một nền văn hóa kinh dị cho thế giới. Ông là tác giả duy nhất có hơn 30 cuốn sách từng đứng đầu trong danh sách bán chạy nhất thế giới và cũng là người định nghĩa lại 3 cảm xúc chính trong mảng kinh dị là Kinh hoàng (Terror), Ghê rợn (Horror) và Khiếp sợ (Revulsion).

Về cuốn sách Sau này

Tuy tác phẩm Sau này của Stephen King thuộc thể loại kinh dị và trinh thám, ấy vậy nhưng cuốn sách không mang lại sự ghê gớm đến nỗi ta phải co vòi sợ hãi. Ngược lại, chất kinh dị trong cuốn sách như một quả ớt ngọt cay kích thích vị giác của những đứa trẻ, khiến chúng càng đọc càng đắm chìm vào sâu bên trong thế giới của Jamie Conklin. 

Jamie Conklin là con trai độc nhất của một bà mẹ đơn thân, chỉ mong sống một cuộc đời bình thường. Thế nhưng, cậu lại không phải là một đứa trẻ bình thường. Jamie có thể nhìn thấy thứ mà không phải ai cũng thấy, cũng như biết được những điều đáng ra phải bị chôn giấu mãi mãi. Cái giá của năng lực này nằm ngoài những tưởng tượng điên rồ nhất của Jamie, và cậu chỉ phát hiện ra điều đó khi bị cuốn vào một cuộc rượt đuổi săn lùng người chết, khi kẻ điên cuồng vẫn sẽ giết người dù cho hắn đã ở dưới mồ. Đặc biệt, bên cạnh sự cuốn hút do đặc trưng của thể loại kinh dị thì khi đọc sách, ta cũng sẽ ngẫm ngợi được khá nhiều điều về những khía cạnh trong cuộc sống, đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng.

“Sau này”, có lẽ là hai từ rất ý nghĩa với Jamie Conklin

(...) Có một từ mà tôi cứ dùng mãi. Tôi học được rất nhiều từ có bốn chữ cái từ mẹ và tôi đã sử dụng chúng từ khi còn nhỏ, nhưng từ này thì có năm chữ cái. Từ đó là later - sau này; như trong “về sau này”, “sau này tôi biết được” hay “phải đến sau này tôi mới nhận ra”. Tôi biết mình bị lặp từ, nhưng chẳng còn cách nào khác, vì câu chuyện bắt đầu từ hồi tôi vẫn tin vào ông già Noel và cô tiên răng (dù hồi sáu tuổi tôi đã nghi ngờ). Bây giờ tôi đã hai mươi hai, có nghĩa là sau này rồi phải không nào? Tôi nghĩ khi mình bốn mươi mấy tuổi - luôn cho rằng bản thân sẽ sống được tới tận lúc đó - tôi sẽ nhìn lại những gì tôi tưởng là mình đã thấu hiểu ở tuổi hai mươi hai, và nhận ra thật sự còn có rất nhiều điều mình chẳng hiểu gì. Luôn có sau này, giờ thì tôi biết vậy. Ít nhất là cho đến khi chúng ta chết.

Một motif quen thuộc

Xét về chủ đề thì Sau này chưa có sự mới mẻ đặc biệt đối với độc giả. Motif (mô típ) người sống có thể nhìn thấy ma không còn là điều lạ lẫm và kích thích. Có lẽ vì vậy, Stephen King đã chọn nhân vật chính cho câu chuyện của mình là một cậu nhóc, một cậu nhóc gặp khá nhiều rắc rối và phiền não vì khả năng đặc biệt của mình. Từ đó, câu chuyện sẽ hứa hẹn có nhiều tình tiết thú vị thu hút những độc giả nhỏ tuổi.

Sự trần trụi trong từng ngóc ngách

Đầu tác phẩm, nhà văn đã đưa dẫn người đọc vào thế giới trong truyện bằng giọng văn hóm hỉnh, bông đùa và chất đời hiện lên trên những trang giấy với vẻ đẹp vốn có của nó. Những câu nói trong sinh hoạt, bao gồm cả những tiếng chửi cũng không sàng lọc, nó cứ trần trụi như chính đời thật, không cần tô vẽ. Mang lại cho người đọc một cảm giác thân thuộc, như câu chuyện đang diễn ra xung quanh mình, hay đúng hơn, mình đang dần trở thành một phần của câu chuyện. 

(...) Rồi những câu cuộc tranh luận dần dịch chuyển khỏi đề tài sách ảnh phim truyện nhìn chung là êm đềm, và trở nên gay gắt hơn. Liz thích một ông nghị nọ, John Boehner. Mẹ tôi gọi ông ta là John Boner. Vài đứa bạn tôi gọi trạng thái “Boner” là cửng. Có lẽ ý mẹ ở đây là ông ta chuyên làm trò ngốc nghếch (...)

*Giải thích: Nguyên văn “pull a boner”, nghĩa là làm những việc ngu ngốc sai lầm. Nhưng cách nói này đang ít được dùng vì hiện nay, khi nói tới “boner”, mọi người sẽ lập tức hiểu sang hình ảnh dương vật cứng.

Những giá trị của năng lực đặc biệt

Và nhân vật trung tâm của Sau này, cậu bé mang tên Jamie Conklin, đứa con trai duy nhất của một người mẹ đơn thân đã thành công khi đưa ta vào không gian của truyện. Năng lực đặc biệt của cậu bé là sợi dây xuyên suốt mạch truyện đưa ta đến các vụ án, những cuộc đụng độ nảy lửa cùng máu me, chết chóc, sự phân huỷ của thân xác con người, những đổ vỡ do năng lực siêu nhiên, những điều thật khó tin cứ trải dài trên trang giấy. Khá nhiều chi tiết thú vị và các tình huống mang tính điểm nhấn, càng về sau thì càng “đã” hơn. Đọc sách mà cứ ngỡ như xem phim bởi các sự việc được kể, tả thật sống động, giàu sức gợi hình.

(...) Hầu hết bọn họ, không phải tất cả nhưng hầu hết, đều bị thu hút bởi những người sống trong một khoảng thời gian, giống như loại bọ bị hút về những ngọn đèn bắt côn trùng. Thật là một cách so sánh kinh khủng, nhưng tôi chỉ nghĩ được đến thế. Tôi có thể đoán ra ông ấy đã chết ngay cả khi tôi không biết về cái chết của ông, nhờ vào những gì ông đang mặc. Hôm đó trời lạnh, nhưng ông chỉ mặc một chiếc áo phông trắng trơn, quần ngố rộng, và đi đôi sandal mà mẹ gọi là giày của Chúa. Ngoài ra, còn cái đai đeo vai màu vàng gắn ruy băng xanh biển. (...) “Cái ruy băng màu xanh để làm gì?” - “Là giải đánh vần cấp vùng mà bác từng thắng hồi học lớp sáu…”. Theo suy nghĩ của tôi, thật là kỳ quái khi ông ấy vẫn đeo thứ đó trên người, vì lớp sáu hẳn phải là một quá khứ cách đây cả nghìn tỉ năm đối với ông Thomas, nhưng ông kể ra chuyện này mà chẳng xấu hổ hay lúng túng gì hết. Một vài người chết có thể cảm nhận tình yêu thương - còn nhớ tôi đã kể với bạn chuyện bà Burkett hôn lên má ông Burkett không? - và họ có thể cảm nhận sự ghét bỏ (một điều mà cuối cùng tôi cũng phát hiện ra), nhưng hầu hết mọi cảm xúc khác đều có vẻ biến mất khi họ qua đời. Ngay cả tình yêu cũng không còn quá mãnh liệt nữa, theo cảm nhận của tôi. Tôi không vui thú gì phải kể với bạn việc này, nhưng sự ghét bỏ thì sâu sắc và kéo dài hơn. Tôi nghĩ con người ta nhìn thấy ma (khác với người chết), là vì chúng vẫn chất đầy thù hận. Mọi người nghĩ ma rất đáng sợ, vì chúng đúng là đáng sợ.

Và kể từ lần đó, Jamie đã bị rơi vào một loạt sự kiện không mấy được tốt đẹp bởi một người bạn của mẹ mình - Liz. Liz là một tay cớm bẩn. Vì mưu sinh mà chấp nhận làm người vận chuyển ma túy trung gian. Chính bởi Liz mà Jamie bất đắc dĩ phải va chạm với một tên sát nhân khét tiếng - Therriault Thumper -  kẻ mà đã đi đời nhà ma vì tự sát, để tìm ra quả bom hắn đã giấu ở đâu đó trước khi chết và cứu vô số mạng người (kèm theo công việc đang bên bờ vực thẳm của Liz). Therriault đã trở thành một bóng ma, ám ảnh Jamie bé nhỏ đến tận khi cậu lớn lên, hai mươi hai tuổi, và sự ám ảnh này còn kéo dài tới cả … sau này.

Hắn ta hẳn phải thuận tay phải, vì phần bên phải đầu của hắn trông không quá kinh khủng. Có một lỗ thủng ở thái dương, có lẽ là to cỡ đồng mười xu, hoặc nhỏ hơn một chút, và viền quanh chỗ đó là vết bầm hoặc thuốc súng. Chắc là thuốc súng. Tôi ngờ rằng cơ thể hắn chẳng có đủ thời gian tụ máu để một vết bầm được sinh ra.

Thương tổn thực sự nằm ở phần bên trái, nơi viên đạn thoát ra. Cái lỗ bên này to gần bằng một cái đĩa ăn món tráng miệng, và lỉa chỉa quanh nó là những đầu xương nhọn bất thường. Da thịt trên đầu hắn sưng to, như bị nhiễm trùng cực nặng. Mắt trái của hắn bị giật sang một bên và phồng ra khỏi hốc mắt. Điều kinh khiếp nhất là có những thứ màu xám đang nhỏ xuống má hắn. Đó chính là óc.

(...) Nếu đây là điều mà ta nhận được sau khi làm việc tốt, vào một đêm, tôi nghĩ tới việc này, nhìn ra ngoài cửa sổ và nhìn Thumper đứng trên phố, dưới cái đèn đường của hắn, thì mình không bao giờ muốn làm việc tốt nào nữa.

Lời kết

Nếu ở đầu truyện, các tình tiết có vai trò khơi gợi, đem lại sự tò mò và thú vị cho người đọc thì đến giữa truyện, độc giả có cơ hội bắt gặp một đại lộ thênh thang và bằng phẳng, chưa có gì quá đặc biệt. Đó lại chính là lúc ta lắng lòng cùng những vấn đề mang tính xã hội. Đó cũng là bàn đạp để đẩy các sự kiện ở cuối lên mức cao trào với những pha khá gây cấn, tiết tấu nhanh và yếu tố kinh dị cũng đậm đà hơn. Tuy nhiên, xin được nhấn mạnh lại rằng đây là một câu chuyện kinh dị không quá đáng sợ. 

Nếu đọc một mạch, cuốn sách chỉ chiếm khoảng một buổi của bạn, vì Sau này khá cuốn nên hãy cứ thả lỏng, bạn sẽ cứ trượt trên cốt truyện thuận lợi như đang trượt băng mà thôi. Phần kết của câu chuyện thật sự rất bất ngờ. Nhưng chính cái kết đã khiến giá trị hiện thực ở tác phẩm thêm phần sâu sắc. Nếu bạn còn đang tò mò về Sau này, đừng chần chừ bạn nhé, hãy để Jamie Conklin dẫn lối cho bạn.


Review chi tiết bởi: Trà My - Bookademy.

Hình ảnh: Thùy Linh.

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


Xem thêm

Đây chỉ là một trong số rất nhiều cuốn sách của Stephen King mà tôi đã đọc, và vì vậy tôi đã quen thuộc với (các) phong cách viết của ông ấy, thậm chí từ cuốn "The Stand" ban đầu. Ông ấy thường tung ra một cú twist ở cuối, và câu chuyện này cũng không ngoại lệ. Nhưng gần cuối, tôi bắt đầu nghĩ rằng câu chuyện sẽ kết thúc hơi nhanh khi còn quá ít trang để kết thúc - và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Thực ra, có hai "người twist", một người mà tôi đã phỏng đoán trước và một người mà tôi không bao giờ ngờ tới, một "đặc sản" của Stephen King. Mặc dù tôi đọc nó rất nhanh, mất ngủ để đọc xong sau nửa đêm, nhưng như thường lệ, tôi nghĩ rằng cái giá phải trả là xứng đáng. Sẽ rất khó để chọn một tác phẩm yêu thích trong nhiều tác tác phẩm khác, vì nhiều lý do, không ít trong số đó là sự lựa chọn chủ đề của King; Ngoài ra, tôi thấy, sự lựa chọn là khá chủ quan đối với mỗi độc giả. Thêm nữa, câu chuyện này sẽ không lọt vào top ba, hoặc thậm chí là top năm trong số các tác phẩm của King. Tôi có thể đọc lại nó, nhưng nếu vậy thì sẽ mất một thời gian nữa, ít nhất một phần là do kết thúc khá lạ thường ngay cả đối với SK!

Cuốn "Sau này" của Stephen King là một tiểu thuyết ngắn theo đúng tiêu chuẩn của ông, nhưng điều đó không có nghĩa là nó thiếu cảm giác ớn lạnh và hồi hộp. Mặc dù có một yếu tố siêu nhiên trong câu chuyện - bởi vì không có yếu tố thì đúng không phải là tiểu thuyết của Stephen King - ác nhân mà Jamie Conklin phải đối mặt hoàn toàn là con người. Thêm vào sự nguy hiểm là tuổi trẻ và sự thiếu kinh nghiệm của Jamie. Kết quả là một câu chuyện cá nhân trong đó một đứa trẻ trực tiếp học được rằng cái ác tồn tại nhưng nó cũng có thể ẩn náu trong một người mà vốn được coi là bạn. Jamie Conklin là một người kể chuyện dễ mến và câu chuyện của cậu bé rất hấp dẫn. Cách cậu bé kể câu chuyện của mình là một trong những điểm hay nhất của cuốn "Sau này". Sự hài hước, tự ti về những nhược điểm thời trẻ khiến người ta dễ dàng thích cậu bé. Bạn đồng cảm với những nỗi kinh hoàng mà cậu phải đối mặt khi còn trẻ như vậy và với những phản ứng của cậu trước những nỗi kinh hoàng đó. Giọng điệu gượng gạo khi thú nhận những điều như vậy càng khiến cậu ấy đáng quý mến hơn. Bạn có thể hy vọng vào một cái kết có hậu cho Jamie và mẹ của cậu bé, cả hai đều đã phải đối mặt với rất nhiều điều tồi tệ trong cuộc sống và xứng đáng được hưởng một chút hạnh phúc lâu dài. Tôi yêu Seth Numrich với tư cách là người kể chuyện. Cách kể chuyện của anh rất trôi chảy và tự nhiên. Trên thực tế, vai diễn của anh ấy không giống như đang diễn. Thay vào đó, tôi cảm thấy như ông Numrich đang kể cho tôi câu chuyện của mình. Đối với tôi, đây là lần đầu tiên người kể trở thành nhân vật kể chuyện. Trong tâm trí tôi, việc anh ấy là Jamie Conklin đã nâng cao mối liên hệ cảm xúc của tôi với những cuốn sách. Điều đó khiến cho những gì anh ấy đang nói rất chân thật. Cuốn Sau đó là một trong những cuốn tiểu thuyết mà tôi vốn không kỳ vọng trước khi bắt đầu đọc. Nó nhanh chóng khiến tôi mắc bẫy, và tôi thấy mình bị buộc phải lắng nghe câu chuyện rùng rợn và xoắn xuýt của Jamie. Sáu giờ của audiobook đã trôi qua. Khi đọc xong cuốn sách, tôi lại muốn đọc nhiều hơn. Tôi bị Jamie lôi cuốn, và câu chuyện củacậu bé khiến tôi vô cùng thích thú. Đối với những ai đang tìm kiếm một câu chuyện nhanh nhưng dữ dội và ma quái thì cuốn "Sau này" của Stephen King là một lựa chọn tuyệt vời.