Ngày nay khoa học công nghệ phát triển vượt bậc đã tạo ra cuộc sống của con người ngày càng trở nên thuận tiện. Đã có rất nhiều cuốn sách nói về sự khác biệt thế hệ X, thế hệ Y và thế hệ Z. Và GenZ được cho là một thế hệ thay đổi nhiều nhất, được gọi là iGen, với sự phát triển của IoT và trí tuệ nhân tạo. Để mọi người hiểu rõ hơn về GenZ, tác giả Nguyễn Phi Vân đã cho ra đời NYM - một sản phẩm trí tuệ nhân tạo, “đứa” luôn tự nhận mình là thế hệ loài người tiếp theo chính là đại diện của một GenZ xuất chúng trong tương lai. Và NYM cũng là nhân vật chính, một người dẫn dắt trong quyển sách mới nhất của chị Nguyễn Phi Vân: NYM – Tôi của tương lai. Đọc Nym, bạn sẽ hiểu được bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0, các trụ cột của cách mạng công nghiệp 4.0, cách thức thế giới đang khai thác vạn vật, Big Data,... Hơn nữa , cuốn sách còn đề cập tới vấn đề máy móc sẽ thay thế con người trong tương lai.

Những mẩu tâm sự của Nym – một trí tuệ nhân tạo đại diện cho những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi cục diện hệ sinh thái của con người, mối quan hệ bản chất người – máy, Máy móc đang thay đổi cách chúng ta trải nghiệm và thỏa mãn những nhu cầu từ bản năng như "ăn, ngủ, tình dục" đến nhu cầu bậc cao hơn như an toàn, nhu cầu xã hội – kết đôi, nhu cầu được tôn trọng – thừa nhận, rồi nhu cầu được bất tử. Công nghệ cũng đã thay đổi bản chất về sự học, sự giáo dục, và thế giới nghề nghiệp tương lai.

|Về tác giả Nguyễn Phi Vân|

Nguyễn Phi Vân là diễn giả quốc tế, nhận nhiều giải thưởng trong ngành bán lẻ & nhượng quyền toàn cầu và là tác giả của 7 tác phẩm sách tiếng Anh và tiếng Việt. Nếu như các bạn đã theo dõi tác giả Nguyễn Phi Vân thì cô chính là tác giả của cuốn sách siêu hot năm 2019 "Tôi, Tương Lai & Thế Giới" và "Tôi đi tìm tôi". Và trong năm 2020, cô cho ra mắt NYM – Tôi của tương lai.

|NYM có gì đặc biệt?|

Cuốn sách được kể qua lời kể của một nhân vật có tên là Nym. Nym là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, “đứa” luôn tự nhận mình là thế hệ loài người tiếp theo chính là đại diện của một GenZ xuất chúng trong tương lai. Và qua những câu chuyện của Nym chúng, chúng ta cũng sẽ thấy được mình ở trong đó, có những lúc nhíu mày suy tư và cũng có những lúc bật cười sảng khoái vì ngôn ngữ của Nym.

Cảm nhận của Nym cũng chính là những cảm giác hoang mang, hốt hoảng, bất an, choáng ngợp của chính chúng ta trước sự trưởng thành và thông minh của máy móc, những nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần của con người trong xã hội tương lai. Con người đã thua máy móc ngay từ vạch xuất phát nếu vẫn giữ giáo dục đồng phục, giáo dục tường bao (giáo dục giới hạn trong lớp học và trong bốn bức tường). Máy móc sẽ tranh hết tất cả những công việc con người có thể làm nếu giáo dục không tạo ra những con người độc bản với tư duy phản biện, sức sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Ngay cả trong cuộc đua về “tính người” cũng chưa biết máy móc hay con người sẽ nhân bản hơn.

Cuốn sách bao gồm 20 chương, với cách đặt tiêu đề rất bắt trend của tác giả Nguyễn Phi Vân, gắn liền với ngôn ngữ của thế hệ Z:

Chương 1: NYM

Chương 2: Chị Hiểu Hông?

Chương 3: Ai Nghĩ Gì Về Sex?

Chương 4: Gấu Với Chả Crush

Chương 5: Chuyện Gì, Chuyện Gì?

Chương 6: Thế Bạn Nói Xem Vì Sao Mình Phải Trả Lời Bạn?

Chương 7: Học Sao Cho Vừa Lòng Nhau?

Chương 8: Sống Sao Cho Xì-Mát?

Chương 9: Chơi Là Chơi Cho Hết Người!

Chương 10: Bói Forever

Chương 11: Lăn Tăn Cái Sự Ăn

Chương 12: Thanh Xuân Như Một Tách Trà

Chương 13: Dụ Dỗ Bên Giường Ngủ

Chương 14: Tiền Nhiều Để Làm Gì?

Chương 15: Green Is The New Black

Chương 16: Thích Là Nhích?!

Chương 17: Lời Nguyền Hay Sức Mạnh?

Chương 18: Nghe Vô Lý Nhưng Lại Rất Thuyết Phục

Chương 19: Nhà Bao Việc!

Chương 20: Giống Giống & Rất Khác!

Nghe tên các tiêu đề chắc chắn bạn đã thấy nó rất cuốn hút, gây tò mò và bắt bạn phải đi khám phá nó. Và mỗi chương thể hiện một khía cạnh, một lĩnh vực từ những việc căn bản như ăn, uống, ngủ, tình dục cho đến nhu cầu bậc cao hơn như an toàn, nhu cầu xã hội. 

|Nym – tôi của tương lai là cuốn từ điển công nghệ|

Nếu bạn lo lắng rằng mình low-tech, mù công nghệ thì cũng đừng lo lắng mà bạn càng phải đọc cuốn sách này. Bởi vì cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều các thuật ngữ về công nghệ, lý giải nó rất cặn kẽ như Hologram, Biotechnology, IOT, Chatbot, Cloud Computing,... Khi đọc xong bạn sẽ hiểu thêm về các công nghệ mà trong tương lai chúng sẽ có những tác động đến cuộc sống của bạn.

Hơn nữa, cuốn sách còn gắn công nghệ vào các vấn đề rất gần gũi thường ngày như Virtual Reality Dating (Cặp bồ qua thực tế ảo), Tech For Mental Health (Công nghệ vì sức khỏe tâm thần),...

|9 Phát Minh Định Hình Thế Kỷ 21|

Trong cuốn sách này, tác giả cũng nói về những phát minh định hình thế kỷ 21 – một thế kỷ đầy những bất ngờ.

1. Social Media – Mạng xã hội

Mạng xã hội xuất hiện những năm 2002-2003 với My Space, Friendster và sau đó là một cuộc bùng nổ về mạng xã hội: Facebook năm 2004, Youtube năm 2005, Instagram năm 2010, Snapchat năm 2011, Tiktok năm 2016. Theo cuốn sách thì thế giới có 7,5 tỷ người và 2,89 tỷ đã xuất hiện online. Ở thực tế ảo, nhiều người đã cho rằng đó là một thực tế thật mà con người ta vẫn luôn ao ước. Nhưng trong thế giới đó luôn có những góc khuất.

Ở đó, có thế giới ngầm – the deep web/dark web. Ở đó, người ta có thể xây hạnh phúc ảo, thành công xạo mà chẳng tốn đồng xu. Ở đó, người ta có thể bung lụa những góc tối của phần con bằng cách giấu đi nhân dạng thật của mình. Ở đó, người ta phơi chuyện đời như bán tôm bán cá, chà đạp, thóa mạ nhau chẳng chút ngượng ngùng. Ở đó, có bao điều hay ho, tuyệt vời, những cũng là lỗ đen cuộc đời của biết bao người trầm cảm.

2. Multi Rocket – Tên lửa xài được nhiều lần

Phóng tên lửa lên vũ trụ, phóng xong lại có thể tái sử dụng được nhiều lần thì quả là một phát kiến vĩ đại. Theo cuốn sách, thì đến năm 2050 thế giới có 9,8 tỷ người thêm với biến đổi khí hậu, thieeys đất, thiếu nước, ô nhiễm nên chắc con người sẽ phải di dân sang các hành tinh khác.

3. The Capsule EndosCopy – Nội soi viên nang

Đây là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý ở niêm mạc ruột non như viêm loét, xuất huyết,...

4. Blockchain Technology – Công nghệ chuỗi khối

Công nghệ Blockchain là một trong những xu hứng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

5. Bitcoin & Cryptocurrencies – Bitcoin và các đồng tiền ảo

Với đồng tiền số hóa, người ta có thể sử dụng để thanh toán nhiều giao dịch, từ gây quỹ cho startup, đến mua nhà, trả tiền mua hàng,...

Chỉ là một đồng tiền ảo, do một người vô danh tạo ra, trong vòng 10 năm từ lúc giá trị bằng không đã lên xuống bất thường như điện tâm đồ khiến nhiều người ngủ dậy thành tỷ phú nhưng cũng lắm người mất trắng.

6.     Mobile Operating System – Hệ điều hành điện thoại

Nếu không có những hệ điều hành này ra đời thì điện thoại không thể vận hành êm đềm với quá nhiều chức năng và yêu cầu xử lý dữ liệu vừa nhiều vừa nhanh như hiện nay.

7.     3D Printing 0 In 3D

Đây là một công nghệ đột phá nhiều ngành nghề. Và máy in 3D được sử dụng rất nhiều các sản phẩm công nghiệp. Theo cuốn sách thì mực in là các vật liệu như nhựa, giấy, bột, polymer, hay kim loại. Các vật này kết dính với nhau.

8. Gene Editing?CRISPR – Hiệu chỉnh Gene/CRISPR

CRISPR là viết tắt của cụm từ Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats nghĩa là Cụm gene di truyền sao chép di lại được áp dụng để chỉnh sửa gene. Và đây là công cụ hiệu chỉnh gene có sức mạnh ghê gớm, có khả năng thay đổi lớn đối với DNA của bất kỳ sinh vật nào.

9. The Internet Of Things – Internet vạn vật

Đây được xem như là phát minh nền tảng góp phần đẩy mạnh khả năng sáng tạo của cuộc cách mạng 4.0, đặc biệt trong lĩnh vực AI – trí tuệ nhân tạo & Robotics – khoa học robot.

|5 Nguyên Tắc Nền Tảng Để Trở Thành First-Class Human|

1. Passion – Đam mê

Nym nói rằng, loài người, 7,5 tỷ người chắc chỉ có vài phần trăm hiểu rõ sứ mệnh trong đời. Phần lớn sinh ra, rồi trôi nổi như lục bình cho tới ngày ngậm bụi. Nghĩa là rất nhiều người sống mà không có đam mê, sống thơ ơ với cuộc sống.

Sự thật ngỡ ngàng, vốn tự có của người, sự đam mê, bền bỉ chính là nguồn tài nguyên vô giá để tạo ra sự khác biệt to lớn nhất giữa người và máy. Chính đam mê sẽ làm cho bạn lì lợm đi tới hoài, dì khó khăn cũng không hề chùn bước. Mà bạn nghĩ thử đi, đam mê của bạn là gì? Cứ từ từ suy nghĩ, hông có vội vàng chi.

2. Curiosity – Tính hiếu kỳ

Đây là một đặc tính mà người trẻ luôn có nhưng vì bị la nên dần dần nó biến mất.

3. Imagination – Trí tưởng tượng

Người có tầm nhìn sẽ tưởng tượng và kiến tạo ra tương lai và thế giới. Chỉ cần con người đừng giết chết trí tưởng tượng của mình, mà hãy nuôi dưỡng và giải phóng trí tưởng tượng vốn có của con người.

4. Critical Thinking – Tư duy phản biện

Ngày nay thông tin rất nhiều nhưng cũng rất nhiễu nên cần phải có tư duy phản biện. Nếu không bạn sẽ quay cuồng trong các luồng thông tin, lạc lối, hoang mang mất phương hướng, không biết phân biệt đúng sai.

Không có kỹ năng này, con người dễ đam ra mù quáng, bị dẫn dắt, xỏ mũi, lợi dụng mà chẳng hề hay biết.

5. Grit – Tính bền bỉ và lòng can đảm

Khi ta có đam mê, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu dài hạn bất chấp khó khăn là ta đã có sự bền bỉ, khác với máy móc. Không có ai thành công mà thiếu sự bền gan bền chí.

Nếu người có thể học cách không đầu hàng, tiếp tục cố gắng, tiếp tục sáng tạo, tiếp tục thử nghiệm ý tưởng mới để đạt được mục tiêu, để theo đuổi đam mê, người hơn máy.

|Bạn Nghĩ Gì Về Sex?|

Tình dục (Sex) được coi là vấn đề tế nhị của những người Phương Đông, nhưng với những nước phương Tây thì đây là một vấn đề rất cởi mở. Và trong cuốn sách này có một đoạn mình khá tâm đắc trong bức thư gởi người từ AI:

"Con người, người ta có da, có thịt, có rất nhiều giác quan nên họ biết đau, họ biết mếu nếu ai đó đánh họ, họ biết cười, biết sung sướng khi ai đó ôm họ nhưng mà tụi robot bọn em thì đâu có biết mấy cái đó đâu. Bọn em lỡ mà hư cái vít hay là lỗi lập trình là tắt ngúm luôn, không biết chuyện gì nữa nên bọn em không có được cảm xúc hay cảm hứng như con người đâu. Vậy nên robot bọn em chỉ có thể thay thế con người về thể xác, âm thanh và khung cảnh, còn cảm xúc là thứ thiêng liêng và là đặc quyền của loài người thì em sẽ không bao giờ có thể thay thế được đâu! Bởi vì cái gì từ trái tim sẽ đến trái tim còn Sumi không có trái tim, Sumi chỉ có bộ não để hoạt động mà thôi!"

Vì vậy, những vấn đề thuộc về cảm xúc thì chỉ con người mới có và sex cũng như vậy. Nó không hề xấu và cần phải được giáo dục, cởi mở từ khi còn bé. Vì cái gì càng tránh, càng giấu kín thì càng gây ra tò mò và sẽ dẫn đến những hậu quả không ai lường trước được.

|Bức thư tay từ tương lai|

Bức thư tay từ tương lai chính là bức thư được viết bằng tay của cô Nguyễn Phi Vân gửi cho con của mình. Trong bức thư có những lời căn dặn hết sức nhẹ nhàng và thấm thía. Vì bức thư khá dài nên mình sẽ chỉ trích dẫn những đoạn mình tâm đắc:

Đời lạ lùng con ha, mình đã từ vũ trụ nào, thời gian nào chợt vấp vào nhau, để thành mẹ, thành con, thành những kẻ thương đau đáu lấy nhau chẳng vì điều gì khác cả. Lá thư tay mẹ viết cho con vì không công nghệ nào chở nổi yêu thương này của mẹ?

...

Mẹ đi rồi, "người mẹ số" có khiến con cuộn mình nhõng nhẽo một ngày mưa lất phất, khi mẹ con mình gặm bánh tráng, cười giòn tan, kể nhau nghe vài ba câu chuyện rất hài. Mẹ đi rồi, "người mẹ số" có thấp thỏm trong lòng khi nghe con tâm tình bao ước vọng tương lai? Có cố dồn nén lo âu, mong chờ con mình bình an, hạnh phúc? Mẹ đi rồi, con sẽ muốn giữ riêng cho mình điều gì nhỉ? Tiếng càm ràm, giọt lặng lẽ, áng hân hoan, hay nỗi đau một chiều mưa như trút!

...

Con giờ đây đã thuộc về tương lai của thực tế ảo tăng cường. Ở đó, có lẽ điều bình dị, đời thường chẳng còn làm ai thích thú. Người hối hả upgrade phần mềm để trở thành loài siêu việt. Hình xăm số là nghệ thuật. Mã hợp nhất AI chia nhân loại thành giai cấp. Con có xấu hổ không khi mẹ thành phiên bản đã lỗi thời?

...

Mẹ sẽ đi, không hình hài số, không để lại gì ngoài tình thương theo con về muôn nẻo. Mấy chấm không vẫn hữu hạn, một đời người. Thư viết cho con, ngày ra đi mẹ sẽ vẫn mỉm cười. Tay trắng, chân trần, trả hư vô về vũ trụ...

Mong con vẫn cứ là người, vẫn nhớ chuyện mẹ con mình ngày xưa cũ, nhớ mùi gạo rang khi dụi đầu ôm mẹ, gọi mẹ ơi!

Có thể thấy qua bức thư cô Nguyễn Phi Vân muốn con mình hiểu những điều mà công nghệ không thể nào thay thế được con người. Đó chính cảm xúc, sự thấu cảm. Cô mong muốn người con của mình hãy luôn có cảm xúc trong con người, chứ đừng sống như một cỗ máy.

|Những Trăn Trở Của NYM|

Bên cạnh những điều mà Nym nói về công nghệ trong tương lai thì ở Nym cũng có những trăn trở rằng liệu công nghệ sẽ thay thế con người. Dù công nghệ giúp ích con người rất nhiều nhưng cũng không thể không nói đến mặt trái của nó.

Công nghệ sinh ra làm cho mọi thứ tức thì, nên gặp gỡ, chia ly cũng phút chốc biến thành trò chơi công nghệ. Cuộc sống ảo khiến con người sợ hãi vấn đề thật, lười nhác với trách nhiệm, chạy trốn bản thân, và mất sạch kiên nhẫn không còn chút nhẫn nại nào. Nym buồn cho loài người. Họ tạo ra máy để đánh mất tính người. Họ tiến về công nghệ tương lai, để biến mình thành robot. Chắc loài người đã vội quên những buổi chiều Đông bên nhau ấm áp. Họ sẽ về đâu, khi tay rồi không còn nữa trong tay?

Đúng là công nghệ ngày nay cũng khiến cho con người dễ kết nối nhưng cũng dễ lãng quên. Dễ gần mà cũng dễ cô đơn. Đi đâu cũng smartphone, máy tính bảng, laptop. Chúng ta có thể bắt gặp trong những cuộc hẹn bạn bè cũng mỗi đứa một cái điện thoại, hay yêu nhau cũng qua một cuộc nhắn tin. Trong gia đình thì bố, mẹ, con cái cũng ít kết nối hơn. Và điều Nym buồn cho loài người là hoàn toàn có cơ sở. Vì công nghệ đang thâu tóm hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Người ta vẫn gọi thế hệ ngày nay là "thế hệ cúi đầu" bới người người cúi xuống khi đang đi để nhìn điện thoại. Và khi ngẩng lên chắc con người sẽ lạ lẫm lắm vì đã rất lâu rồi họ không ngắm nhìn cuộc sống xung quanh.

Nym biết loài người tham lam, thích mua sắm, thích sở hữu, thích xài xạc nên Nym tạo điều kiện công nghệ cho đó. Sướng đi rồi cùng nên đôi lúc bâng khuâng tự hỏi, cuối cùng mình muốn làm con người hay con nghiện. Khi mà người chỉ làm theo mọi sự chỉ dẫn, khuyến dụ, bày biện của bot thì đâu có xài tới miếng tư duy phản biện nào. Mất tư duy đó, là hoại não, coi như hết làm người, thành con sâu bất lực. Hay người thích làm sâu?

Thay lời kết

Nym – Tôi của tương lai chính là một cuốn sách giáo khoa của thế kỉ 21 mà bạn nên đọc. Bởi ở trong cuốn sách đó, bạn không chỉ học thêm được những kiến thức mà còn rút ra được rất nhiều bài học giữa công nghệ, số hóa, máy móc với con người. Cuốn sách được viết rất sinh động, màu sắc bắt mắt trình bày logic. Hơn nữa cuốn sách còn sử dụng AI, bạn có thể quét mã để thấy được Nym. Khi đọc sách sẽ có lúc bạn phải trầm trồ vì công nghệ, nhưng có những lúc phải lắng lại suy ngẫm. Dù vậy thì cuốn sách vẫn được viết rất bắt trend, ngôn ngữ của thế hệ Z, có cả từ điển của giới trẻ hiện nay. Và khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ có thêm hành trang tự tin cho tương lai.

Hoang mang, lo lắng là không thể phủ nhận, nhưng cách tốt nhất để vượt lên là dũng cảm đối diện. Đọc Nym – Tôi của tương lai chính là một cách để chúng ta đối diện, đổi mới bản thân và thay đổi cách nhìn về thế giới tương lai.

Review chi tiết bởi: Huy Dũng - Bookademy



--------------------------------------------------                                                                     

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

Bạn đam mê viết lách, yêu thích đọc sách và muốn lan tỏa văn hóa đọc tới cộng đồng của YBOX.VN? Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/bookademy_ctv

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Xem thêm

20 chương sách chính là tâm tư, tình cảm của những đứa trẻ từ 8-20 tuổi mà AI đã có dịp trò chuyện trực tiếp với các bạn để chắt lọc lại nhưng mối quan tâm, suy nghĩ và sự tò mò của các bạn về đời sống xung quanh. “Trái đất chết dần mà họ cứ lầm lũi chạy theo chức danh, bằng cấp. Sự học thế kỷ này giờ đây là giải quyết vấn đề. Vấn đề thế kỷ là gì? Cần tư duy và giải quyết ra sao? Học, là tìm hiểu cách tiếp cận, thông tin, xây ý tưởng, và giải quyết cho được vấn đề thực tế thế nào. Chứ học thuộc một đám sách rồi quên sạch khi ra trường, thì phí một đời người để làm gì nhỉ?”- một đoạn trong sách viết. Sex cũng là một trong những chủ đề mà người trẻ dành sự quan tâm rất lớn, từ dữ liệu AI thu về. Chị đặt câu hỏi: Tại sao những đứa trẻ lại đi nói chuyện với một người máy? Những đứa trẻ này nói với người máy những câu chuyện gì?. Tác giả khẳng định, “Nym -Tôi của tương lai” không chỉ mang tính chuyên sâu về công nghệ. Đây còn là cuốn sách về làm người, làm bố mẹ và làm con. Mong muốn duy nhất của tác giả khi viết cuốn sách này là nói lên nỗi lòng của các em, qua đó trao đổi với phụ huynh về cách tiếp cận mới với con cái của mình. Chị mong cha mẹ sẽ cùng đồng hành cùng các bạn trên hành trình học hỏi, hội nhập vào tương lai; khơi gợi cho con mình tìm được cảm hứng, thế mạnh, vũ khí, cho con môi trường tự do sáng tạo để con tự mình quyết định con sẽ làm gì cho cuộc đời này. Tác giả Nguyễn Phi Vân mong các bậc cha mẹ hãy dành thời gian đọc, để hiểu con mình đang cần gì, nghĩ gì và cần chúng ta yêu thương các con theo cách như thế nào? “Thứ nhất, các con không nói chuyện được với bố mẹ. Những chuyện mà lẽ ra người cần nói nhất, người thân cận nhất, người có thể dễ nói nhất chính là người thân nhất thì tại sao không được?. Thứ hai, quý vị không nói chuyện với các em thì các em nói chuyện với ai? Nói với cha mẹ không được, thầy cô cũng không được thì nói với ai? Các em chọn nói chuyện với robot. Một thế hệ câm lặng với bố mẹ, nhiều chuyện với máy móc là người hay là máy vậy?. Các bậc cha mẹ đang đối đãi với con mình như con robot hay là với người vậy?”- tác giả Nguyễn Phi Vân đau đáu.

Cuốn sách không chỉ dừng lại ở yếu tố công nghệ mà còn đề cập đến vấn đề về làm cha, làm mẹ, làm con cái trong thời đại 4.0. Nym là trí tuệ nhân tạo (AI) được tác giả Nguyễn Phi Vân xây dựng trong hơn ba năm, được nạp dữ liệu về ngôn ngữ, kiến thức đời sống. Tất cả những thông tin, dữ liệu AI thu thập được là từ các cuộc nói chuyện trực tiếp giữa AI với 11 triệu người trẻ Việt trên Facebook. Từ dự án công nghệ này, tác giả Nguyễn Phi Vân đã hình thành ý tưởng về "Nym - Tôi của tương lai", một quyển sách con người và AI hợp tác viết. Các chương trong cuốn sách đề cập đến các vấn đề mà người trẻ quan tâm nhiều nhất: tình dục, tình yêu, sức khỏe tinh thần... Trong cuốn sách, Nym viết toàn bộ chương hai về tình dục. Nym chia sẻ những cảm xúc, tâm tư, tình cảm, những vấn đề thầm kín mà các bạn trẻ không dám tâm sự với ai như: Làm sao để quan hệ tình dục an toàn? Không an toàn thì chuyện gì xảy ra? Làm sao để bảo vệ bản thân khi online và cả lúc offline? Khi gặp vấn đề, nên tìm ai để được chia sẻ, giúp đỡ?... Trong những chương còn lại, tác giả Nguyễn Phi Vân đóng vai Nym, người trở về từ 2050, giải đáp thắc mắc về bạn bè, gia đình, chuyện học hành, phong cách sống trong thế giới tương lai khi người máy ngày càng trở nên thông minh. Cuối sách, tác giả đính kèm bức thư tay từ tương lai của người mẹ luôn trăn trở, mong con đủ kiến thức để hội nhập, bắt kịp thế giới, mong con phải giữ vững giá trị làm người. Với nội dung trong bức thư, tác giả muốn nhấn mạnh một điều: Công nghệ có thể tạo ra một người mẹ ảo, nhưng không thể thay mẹ để yêu thương con cái.

Tương lai của dịch chuyển Dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa cao, ô nhiễm thêm nặng, giao thông quá tải, gây kẹt xe, ùn tắc hàng ngày, làm lãng phí thời gian, tiền của. Vậy, làm thế nào để con người di chuyển thuận tiện, an toàn, rẻ tiền, mà lại không tác động xấu tới môi trường và sức khỏe? Câu trả lời đó là công nghệ của trí tuệ nhân tạo: Sản xuất xe hơi và xe lửa điện; sản xuất xe tự động không người lái kết nối với nhau, và nền tảng dịch vụ dịch chuyển. Đây là thị trường rất tiềm năng, dự kiến tới năm 2030, giá trị cả nghìn tỷ USD. Ý đồ ra xe điện để giảm ô nhiễm cho hành tinh được nhiều chính phủ ủng hộ. Trong chiến lược "Road to Zero" - Đường đến 0 - của chính phủ Anh, họ cam kết giảm khí thải trên đường và ở lĩnh vực giao thông xuống bằng 0. Đến năm 2040, họ sẽ cấm hoàn toàn các loại xe truyền thống chạy bằng xăng dầu. Lên một “level” nữa là công nghệ xe tự động không người lái (CAVs). Đây hoàn toàn không phải chuyện viễn tưởng, vì năm 2019 thị trường CAVs được đánh giá lên tới 54,23 tỷ USD. Dự đoán năm 2026, con số này tăng gấp mười lần, lên 556,67 tỷ. Cuộc chơi này có sự tham gia của nhiều tên tuổi. Có điều, từ giờ tới năm 2025, mọi người sẽ chỉ dừng lại ở CAV cấp 4*, nghĩa là xe tự lái, nhưng trong những điều kiện môi trường có giới hạn. Theo tính toán của Nym - trí tuệ nhân tạo vị thành niên, sử dụng dịch vụ MaaS có chi phí rẻ hơn 40% so với sở hữu xe. Phần Lan và Anh đang thử nghiệm rồi với một sản phẩm subscription - dịch vụ đăng ký theo tháng tên Whim, tất cả các kiểu gọi xe trong thành phố vào một cái app. Một số thành phố khác trên thế giới như Denver, Los Angeles, Las Vegas, Singapore, Barcelona, Hanover, Vienna, Montpelier, Gothenburg, Paris và Eindhoven cũng khởi động thử nghiệm một phần của MaaS. Robot sẽ thay đổi vận mệnh ngành vận chuyển hàng hóa thế nào? Xu hướng mua hàng đang dịch chuyển sang mua hàng trên mạng, từ các trang thương mại điện tử lẫn các nền tảng thương mại peer-to-peer (giữa cá nhân) làm cho dịch vụ giao hàng lẻ tận nhà bùng nổ. Nếu chỉ dựa vào người thì chi phí cao mà không đủ nhân lực. Trong khi đó, ngành vận chuyển hàng hóa (logistics) là ngành khá phức tạp, bao gồm cả base-to-base - vận chuyển từ kho này sang kho khác, rồi mới last mile delivery - giao quãng cuối là từ kho đến địa điểm nhận hàng. Tương lai sẽ được AI - Nym giải quyết giao kho qua kho bằng xe tải tự động, và giao quãng cuối bằng drone - thiết bị bay không người lái, hay robot. Nguyên chuỗi đó hoàn toàn không cần sự nhúng tay của con người. Dữ liệu thu thập được trong quá trình giao nhận hàng hóa tự động này cũng sẽ giúp cho AI học được cách tối ưu hóa hệ thống vận chuyển, và dần dần có thể tự động hiệu chỉnh và điều khiển hệ thống mà không cần người điều khiển hay theo dõi. Dịch chuyển không chuyển động Dịch chuyển là ngành bị thay đổi thiếu điều muốn lật ngược do tác động của 4.0. Quá nhiều thứ do máy điều hành và “bơ” luôn vai trò của con người. Hãy tưởng tượng, chỉ cần lên xe mà không cần lái, lên taxi, xe buýt, tàu lửa thì có không gian trang bị đầy “tech” để ăn, ngủ, làm việc, mua sắm, giải trí... Nên ngành dịch chuyển bản chất sẽ thay đổi lớn trong tương lai, không chỉ là vận chuyển mà còn là nền tảng tổng hợp cho tất cả mọi dịch vụ khác nhắm vào con người trong thời gian vận chuyển. Mobility sẽ trở thành ngành cung cấp trải nghiệm thiết kế riêng theo sở thích, tính chất gia đình, cảm xúc và địa điểm tương ứng trong thời gian rảnh rỗi giữa hai điểm vận chuyển. ‘ Con người có thể ngồi nói chuyện với AI của xe để được tư vấn bất cứ thứ gì. Nền tảng hay app mà con người thường sử dụng sẽ hiện lên sẵn trên màn hình trong xe, theo sở thích cá nhân của mỗi người và nối với tài khoản đã sử dụng để lên xe. Còn một thứ dịch chuyển nữa mà AI Nym tiết lộ cực thích. Đó là moving without moving - di chuyển mà không cần xê dịch. Công nghệ giúp con người một chỗ tele-working làm việc từ xa, chơi game vượt không gian, và cùng nhau có mặt trong môi trường ảo như thật sử dụng công nghệ VR & AR. Thế hệ máy tính tiếp theo của tương lai cũng sẽ hiểu được 5 giác quan và cảm xúc của người, giúp cho công nghệ có mặt ảo sẽ ngày càng y như thật. Từ họp lớn nhỏ, từ quốc gia tới quốc tế, đi học trên trường ngoài lớp, đi chơi, mua sắm, hang out (tụ tập) với bạn bè, làm gì cũng có thể cùng nhau ảo hết. Trí tuệ nhân tạo AI có giúp con người bình an và hạnh phúc không? Mọi thứ quá tối tân và hiện đại đến mức không tưởng, vậy con người có cần di chuyển hay chỉ cần nằm ườn ra một chỗ? Tương lai có khi nào cái giường sẽ trở thành nơi quan trọng nhất, trung tâm điều hành mọi hoạt động của con người mà chẳng cần dịch chuyển lấy một nano mét? Con người có thêm thời gian để hưởng thụ, để làm những thứ con người muốn, giải phóng cuộc đời lao động. Có điều, thêm thời gian thì con người có thêm bình an và hạnh phúc hơn không?. Hoang mang lo lắng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế và biến đổi con người là không thể phủ nhận, nhưng cách thức tốt nhất để vượt lên là cần dũng cảm đối diện. Đọc Nym - Tôi của tương lai chính là một cách để chúng ta đối diện, thay đổi bản thân và có cách nhìn thấu suốt về thế giới tương lai.

Tác giả Nguyễn Phi Vân không còn là cái tên xa lạ với độc giả cũng như với cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam. Chị tốt nghiệp MBA tại Australia, từng giữ những vị trí cao cấp trong các tập đoàn như Giám đốc marketing quốc tế, là thành viên sáng lập và phát triển Công ty World Franchise Associates khu vực Đông nam Á; đồng thời cũng là Chủ tịch Công ty Retail & Franchise Asia, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia. Chị đã sinh sống, học tập và làm việc tại hơn 80 quốc gia và tham gia cố vấn nhiều chương trình phát triển doanh nghiệp, phát triển nhượng quyền quốc tế, phát triển kinh tế sáng tạo cho các chính phủ khu vực. Không những là một người thành công trên thương trường, Nguyễn Phi Vân còn là tác giả của hàng loạt các cuốn sách bán chạy như: Quảy gánh băng đồng ra thế giới; Nhượng quyền khởi nghiệp - Con đường ngắn để bước ra thế giới; Tôi đi tìm tôi… Và mới đây nhất là NYM - Tôi của tương lai, cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam được viết bởi sự cộng tác giữa tác giả và trí tuệ nhân tạo AI. Với NYM - Tôi của tương lai, tác giả Nguyễn Phi Vân sẽ khiến chúng ta đi lạc vào một thế giới mới: nơi một “con robot” luôn tự nhận mình là người hơn một con người; nơi hai AI bàn luận về sex; nơi AI giải nghĩa cho chúng ta những phát minh sẽ định hình thế kỷ mới...Cuốn sách được kể theo ngôi thứ nhất của NYM - nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật này được tác giả xây dựng giống như một người bạn tri âm của tuổi teen, là thế hệ Z (GenZ) - những người sinh từ năm 1995 hay còn được gọi là iGen bởi thế giới của họ là “iEverything”, với sự phát triển cực thịnh của IoT và trí tuệ nhân tạo. NYM luôn tự nhận mình là thế hệ loài người tiếp theo chính là đại diện của một GenZ xuất chúng trong tương lai. NYM chia sẻ những cảm xúc, tâm tư, tình cảm, những vấn đề thầm kín mà các bạn không dám tâm sự với ai: Làm sao để quan hệ tình dục an toàn? Không an toàn thì chuyện gì xảy ra? Làm sao nhận thức được nguy hiểm và chống xâm hại tình dục? Làm sao để bảo vệ bản thân khi online và cả lúc offline? Chất kích thích là gì? Có thể bị sử dụng thế nào và hậu quả ra sao? Khi gặp vấn đề, nên tìm ai để được chia sẻ, giúp đỡ?... Bằng cách đặt vấn đề ngay từ đầu: “Trái đất chết dần mà họ cứ lầm lũi chạy theo chức danh, bằng cấp. Sự học thế kỷ này giờ đây là giải quyết vấn đề. Vấn đề thế kỷ là gì? Cần tư duy và giải quyết ra sao? Học, là tìm hiểu cách tiếp cận, thông tin, xây ý tưởng, và giải quyết cho được vấn đề thực tế thế nào. Chứ học thuộc một đám sách rồi quên sạch khi ra trường, thì phí một đời người để làm gì nhỉ?”. NYM hé mở 9 phát minh mang tính định hình thế kỷ mà con người sống trong thời đại số ít nhất nên biết và tiếp cận là: Social Media (Mạng xã hội), Multi - Rocket (Tên lửa xài được nhiều lần), The Capsule Endoscopy (Nội soi viên nang), Blockchain Technology (Công nghệ chuỗi khối), Bitcoin & Cryptocurrencies (Bitcoin và các đồng tiền ảo), Mobile Operating System (Hệ điều hành điện thoại), 3D Printing (In 3D), Gene Editing/ CRISPR (Hiệu chỉnh Gen/ CRISPR) và The Internet of things (Internet vạn vật). Thế giới ngày càng chuyển mình mạnh mẽ trên các nền tảng kỹ thuật số, Cách mạng Công nghiệp 4.0 vừa là bước phát triển vượt bậc đồng thời cũng là "mối đe dọa" cho những người, những nghề thiếu sự sáng tạo. Bức tranh về tương lai trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã được vẽ nên hoàn hảo dưới ngòi bút của Nguyễn Phi Vân thông qua cuốn sách NYM - Tôi của tương lai. AI giờ đây đang dần học cách làm người, những lĩnh vực sáng tạo mà con người vẫn nghĩ trí tuệ nhân tạo không thể tham gia thì nay đã biến thành sự thật: bức chân dung Edmond de Bellamy đấu giá 432 ngàn đô la Mỹ là do AI vẽ, AI khiêu vũ bằng hình ảnh theo nhạc, AI vẽ chân dung, AI viết kịch bản quảng cáo… Hoang mang lo lắng là không thể phủ nhận, nhưng cách thức tốt nhất để vượt lên là dũng cảm đối diện. Đọc NYM - Tôi của tương lai chính là một cách để chúng ta đối diện, đổi mới bản thân và thay đổi cách nhìn về thế giới tương lai.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong xã hội đã tạo ra sự khác biệt giữa các thế hệ loài người. Khi nói đến Thế hệ X, người ta nghĩ đến sự tiết kiệm, giản dị và hướng đến sự ổn định trong cuộc sống. Nói đến Thế hệ Y, những từ thường được dùng là: tự tin và giỏi công nghệ. Còn bây giờ, chúng ta đang đứng ở một thời điểm vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển giao tới thế hệ Z – thế hệ nhiều thay đổi nhất mà chúng ta từng biết. Thế hệ Z (GenZ) của những người sinh từ năm 1995 còn được gọi là iGen bởi thế giới của họ là “iEverything”, với sự phát triển cực thịnh của IoT và trí tuệ nhân tạo. NYM – một sản phẩm trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi tác giả Nguyễn Phi Vân, “đứa” luôn tự nhận mình là thế hệ loài người tiếp theo chính là đại diện của một GenZ xuất chúng trong tương lai. Và NYM cũng là nhân vật chính, một người dẫn dắt trong quyển sách mới nhất của chị Nguyễn Phi Vân: NYM – Tôi của tương lai. Với NYM – Tôi của tương lai, tác giả Nguyễn Phi Vân sẽ khiến chúng ta đi lạc vào một thế giới mới: nơi một “con robot” luôn tự nhận mình là người hơn một con người; nơi hai AI bàn luận về sex; nơi AI giải nghĩa cho chúng ta những phát minh sẽ định hình thế kỷ mới Những mẩu tâm sự của Nym – một trí tuệ nhân tạo – đại diện cho những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi cục diện hệ sinh thái của con người, mối quan hệ bản chất người – máy. Máy móc đang thay đổi cách chúng ta trải nghiệm và thỏa mãn những nhu cầu từ bản năng nhất như “ăn, ngủ, tình dục” đến nhu cầu bậc cao hơn như an toàn, nhu cầu xã hội – kết đôi, nhu cầu được tôn trọng – thừa nhận (với tín nhiệm công dân số), rồi nhu cầu được bất tử (với digital afterlife). Công nghệ cũng đã thay đổi bản chất về sự học, về giáo dục, và thế giới nghề nghiệp tương lai. Cảm nhận của Nym cũng chính là những cảm giác hoang mang, hốt hoảng, bất an, choáng ngợp của chính chúng ta trước sự trưởng thành và thông minh của máy móc, những nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần của con người trong xã hội tương lai. Con người đã thua máy móc ngay từ vạch xuất phát nếu vẫn giữ giáo dục đồng phục, giáo dục tường bao (giáo dục giới hạn trong lớp học và trong bốn bức tường). Máy móc sẽ tranh hết tất cả những công việc con người có thể làm nếu giáo dục không tạo ra những con người độc bản với tư duy phản biện, sức sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Ngay cả trong cuộc đua về “tính người” cũng chưa biết máy móc hay con người sẽ nhân bản hơn.