Một trong những cuốn sách viết về mẫu tình với một màu sắc hoàn toàn mới, Người Mẹ Lang Thang – Hika Harada

Hika Harada

  • Sinh năm 1970, tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
  • Vở kịch “Nàng công chúa bé nhỏ 2” của bà từng đạt Giải đặc biệt cho vở kịch phát sóng trên Radio 2006.

  • Bà đã được vinh danh tại giải thưởng văn học Subaru cho cuốn sách “Thời gian thưởng trà bị bỏ lỡ."    

Người mẹ lang thang

  • Lời dịch: Thu Vũ

  • Gồm 361 trang, những trang sách cuối là lời phê bình của nhà biên kịch Kizara Izumi.

“Chỉ cần việc đó là cần thiết, tôi sẽ làm bất kể lí do. Quả thực, “bà cô” chính là nhân vật bản lĩnh số một."

·     Đúng với nhan đề, tiểu thuyết kể về hành trình người mẹ lang thang Hiromi chăm sóc cho những đứa trẻ bất hạnh trong suốt cả cuộc đời mà không màng đến khó khăn, gian khổ, để rồi bà nhận lại những sự cô đơn, vấp ngã trên đường đời.

Làm mẹ vốn dĩ đã rất khó, nhưng làm mẹ “tạm bợ” lại khó hơn gấp trăm lần, nhân vật Hiromi được dựng lên với một hình tượng vĩ đại mang tính tịnh hóa(khiến mọi thứ hỗn tạp trên đời trở lại quy cũ) của một nữ anh hùng thời hiện đại.


Khi nhắc đến những câu chuyện về mẹ, mọi người sẽ nghĩ đến một người mẹ tận tụy, yêu thương con cái, gia đình mà không màng đến khó khăn, gian khổ. Nhưng Người mẹ lang thang thì khác, đúng hơn cô là một người mẹ kì lạ.

Cuộc hành trình bắt đầu khi Hiromi 22 tuổi và kéo dài đến gần hết tuổi đời của cô, khi đã đến cực điểm của nỗi buồn và sự thất vọng, Hiromi mới tìm được hạnh phúc cho riêng mình.

Hiromi không sống ở một nơi cố định, cô lang thang nhiều nơi, khi hoàn thành nghĩa vụ “làm mẹ” ở nơi này, cô sẽ di chuyển đến nơi khác và cứ thế, hình ảnh người mẹ Hiromi đối với các con của cô vương vãi khắp mọi miền nước Nhật.

Với Hiromi, cô không chịu được cảnh những đứa trẻ bị bỏ rơi, bạo hành, những người cha thiếu tình cảm của phụ nữ, những sự lẻ loi mất mát trên đời… Cô đến và mang cho họ sự tận tụy, tình yêu thương, hơi ấm và hàn gắn sự sống bị vụn vỡ trong con người họ.

Tại sao Hiromi phải làm vậy? Tại sao cô không giống như những người phụ nữ bình thường, muốn có 1 gia đình hạnh phúc, 1 cuộc đời bình yên?

Là một người mẹ lang thang có rất nhiều con, những đứa con của cô rất ngoan và hiền lành. Chúng luôn nhớ đến cô, mơ cũng thấy cô và muốn cả cuộc đời ở bên cô.

Câu chuyện có thể khiến mọi người suy ngẫm về chính mình, có mẹ và sống bên mẹ quá lâu là lí do bạn quên mất đi sự thiêng liêng của mẹ dành cho mình, những hình ảnh gần gũi với mẹ đã quá quen thuộc và đôi khi bạn muốn xa vòng tay của mẹ để vươn tới những thứ cao siêu, bạn muốn được bay.

Nhưng các con của Hiromi không vậy, những đứa trẻ thiếu thốn ấy chỉ sống với cô một thời gian ngắn, có đứa vài ba tháng, có đứa tận 2-3 năm. Nhưng trong chúng, mẹ Hiromi là tất cả, là mẹ ruột.

Hiromi đã đối xử tốt như thế nào với những đứa trẻ tội nghiệp?

Hiromi làm mẹ lang thang như thế, vậy bà có yêu ai không, bà có con ruột của chính mình chứ? Nếu có thì tại sao bà lại khổ đến cuối đời?

Với lối kể chuyện song song giữa quá khứ và hiện tại, tác giả Harada đã lôi cuốn các độc giả với bí ẩn của từng nhân vật trong câu chuyện.

Đọc những trang đầu tiên, có thể bạn sẽ hơi khó hiểu bởi việc đan xen giữa các chi tiết, nhân vật của 20 năm trước và 20 năm sau trong hành trình gian khổ của Hiromi. Nhưng đó cũng chính là điểm lôi cuốn của toàn bộ câu chuyện, nó khiến người đọc bị đắm chìm trong tình thế phải đọc đến khi kết thúc quyển sách mới thực sự hiểu rõ.

Khi đọc truyện, các bạn sẽ được trải nghiệm hết mọi khía cạnh cuộc sống xoay quanh Hiromi, từ bồi bàn đến gái quán bar, từ sinh viên năm nhất tới những sinh viên đang vật lộn với nghề nghiệp, từ người làm nghề biển với những sóng gió đến thầy giáo đang quay cuồng trong các bằng cấp…được khắc họa sâu sắc một cách chân thật.

Không chỉ mang đến một người phụ nữ tràn đầy yêu thương, Hirada còn khắc họa Hiromi trở thành người kiên cường và đầy triết lý. Một trong những câu nói khiến tôi phải khựng lại và suy ngẫm từ Hiromi:

“Dù thế nào đi nữa, một khi con người còn tồn tại trên đời, thì sẽ không có chuyện không thể sống tiếp được”

Cả cuộc đời Hiromi như bị một cơn lốc xoáy quay quanh không thể thoát ra, bà không thể kìm chế được lòng nhân ái, yêu thương khi thấy sự bất hạnh. Cũng vì điều đó, đã khiến cho bà thoát khỏi khó khăn này rồi dẫn đến rắc rối khác. Nhưng Hiromi luôn lạc quan, bà cảm nhận sức sống trong bà luôn sục sôi mãnh liệt, bà yêu con đường gian khổ bà lựa chọn.


Tôi nhận ra nhiều điều từ Người mẹ lang thang

·        Hạnh phúc sẽ đến với ta khi ta ban hạnh phúc cho mọi người.

·        Hãy luôn luôn chuẩn bị tinh thần trước những sóng gió cuộc đời cho dù ta đang ở khoảnh khắc êm đềm nhất.

·        Biết rõ vị trí chính xác của mình ở đâu sẽ giúp con người có mục đích để tồn tại.

Lời kết

Là con gái, hãy biết yêu thương tuổi trẻ của các bạn, bởi đó chính là khoảng thời gian đẹp nhất trước khi bạn dấn thân vào cuộc đời của người phụ nữ. 

Khoảng thời gian mà bạn chưa hiểu được những cảm xúc nôn nao, lo lắng, bồn chồn…những tháng ngày vật lộn với công việc, tiền bạc, chi tiêu…những giọt nước mắt vì sự đổ vỡ…những vấp ngã bất chợt trong cuộc sống…

Những trải nghiệm khi LÀM MẸ…

Review chi tiết bởi: Trịnh Cát Viên – Bookademy

--------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhập thêm thông tin thú vị về sách tại link:

https://www.facebook.com/bookademy.vn

 Đăng kí để trở thành CTV của Bookademy tại link:

http://bit.ly/2Hxkazt

Xem thêm

Người mẹ lang thang là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Hika Harada sau Tokyo Laudering – tác phẩm đã gây tiếng vang lớn cho bà ở diễn đàn văn học Nhật Bản. Motif của hai cuốn sách này cũng có nhiều điểm tương đồng, cả hai đều xoay quanh một người phụ nữ đến chăm sóc cho những ngôi nhà đặc biệt. Ở Người mẹ lang thang, đó là những căn nhà thiếu vắng người mẹ, còn ở Tokyo Laundering là những căn nhà của người vừa mới qua đời. Nếu có điều gì khiến Người mẹ lang thang trở nên khác biệt so với tác phẩm trước đây của Hika Hirada thì đó chính là hơi ấm của tình người. Cái cách Hiromi hết lòng với mỗi đứa con mà cô chăm sóc, dạy chúng không được uống nước ép hoa quả trước bữa ăn, rồi cắt tờ rơi thành hình vuông để xếp giấy, hay cách nhắc nhở những đứa con khi đến trường thì lắng nghe thầy cô giảng bài, hàng đêm lại làm bài tập cùng con, tất cả đều rất giống với hình mẫu mà một đứa trẻ luôn tưởng tượng về người mẹ của mình. Với những người đàn ông, Hiromi có thể trao thể xác mình cho họ, nhưng với những đứa trẻ của anh ta, cô sẽ trao cả trái tim mình để ủ ấm cho chúng. Thông qua cuốn sách Người mẹ lang thang, Hika Hirada muốn gửi gắm đến những thế hệ làm cha mẹ hiện tại và cả sau này rằng: Cha mẹ phải dành thời gian cho con cái, chứ không phải chỉ cho chúng mỗi tiền đâu. Bởi tình yêu thương là không bao giờ đủ, kể cả khi con người ta đã trưởng thành lớn lên và già đi. Và cũng bởi với những trái tim bị tổn thương thì chỉ có một trái tim khác mới có thể chữa lành được.

Tác phẩm của Hika Harada được coi là cuốn tiểu thuyết cảm động nhất về mẹ trong văn học Nhật Bản đương đại. “Người mẹ lang thang” được hàng triệu bạn trẻ truyền tay nhau đọc và tác phẩm đã lấy đi nước mắt của biết bao độc giả đất nước hoa anh đào. Nếu bạn đã từng say mê đọc Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Shin Kyung Sook và trót phải lòng những trang văn cảm động của bà thì không nên bỏ lỡ Người mẹ lang thang của nữ văn sĩ Hika Harada. Người mẹ lang thang là câu chuyện về Hiromi – một người phụ nữ đã đi khắp nước Nhật và trở thành “mẹ nuôi” của những đứa trẻ kém may mắn trong cuộc sống. Cô đã chăm sóc những đứa trẻ chỉ có bố mà thiếu vắng tình yêu của mẹ, những ông bố thường xuyên vắng nhà dài ngày hay những đứa trẻ bị mẹ ngược đãi và bỏ nhà đi. Hành trình của Hiromi kéo dài từ khi cô 20 tuổi đến năm 40 tuổi. Dù thời gian chăm sóc những đứa trẻ khác nhau, có đứa vài tháng, cũng có đứa tận vài năm nhưng cô vẫn cố gắng coi chúng như con ruột. Khi những đứa trẻ đã cứng cáp, khi chúng có gia đình ổn định, khi “dịch vụ” của cô không còn cần thiết nữa, cô lặng lẽ bỏ đi. Tại sao cô lại làm như vậy ? Tại sao lại từ bỏ chính cuộc đời để làm tất cả những điều tưởng chừng vô nghĩa ấy? Sau bao năm chăm hạnh phúc của người mẹ lang thang sẽ đi về đâu? Người phụ nữ ấy làm tất cả những điều ấy vì cái gì? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp qua từng trang sách. Nhẹ nhàng, lắng đọng và buồn đến nao lòng, câu chuyện về một người mẹ giản dị, mộc mạc với đức hy sinh to lớn và tình yêu vô bờ bến dành cho các con đã lan toả đến trái tim của hàng triệu bạn đọc toàn Châu Á, trở thành một hiện tượng văn học của năm. Giản dị, đáng yêu và bất ngờ, Người mẹ lang thang là tiếng nói thức tỉnh dành cho những ai đang còn mẹ. Hãy yêu thương mẹ nhiều hơn và đừng để thời gian đanh cho gia đình trôi qua trong vô thức, bởi khi đã mất đi rồi sẽ thực sự khiến bạn phải hối hận. Như một luồng gió mát cho buổi cuối tuần sau những bộn bề của công việc.

Tiểu thuyết về mẹ cảm động nhất của văn học Nhật Bản được hàng triệu bạn trẻ xứ sở hoa anh đào truyền tay nhau. Bạn sẽ phải khóc khi đọc đến những trang cuối cùng! Người mẹ lang thang là một câu chuyện về Hiromi - một người phụ nữ đã đi khắp nước Nhật và trở thành “mẹ nuôi” của những đứa trẻ kém may mắn trong cuộc sống. Cô đã chăm sóc những đứa trẻ chỉ có bố mà thiếu vắng tình yêu của mẹ, những ông bố thường xuyên vắng nhà dài ngày hay những đứa trẻ bị mẹ ngược đãi và bỏ nhà đi. Hành trình của Hiromi kéo dài từ khi cô 20 tuổi đến năm 40 tuổi. Dù là thời gian ở cùng chăm sóc những đứa trẻ khác nhau, có đứa vài tháng, cũng có đứa tận vài năm nhưng cô vẫn cố gắng coi chúng như con ruột của mình và khi những đứa trẻ đã cứng cáp, gia đình ổn định, khi “dịch vụ” của cô không còn cần thiết nữa, cô lặng lẽ bỏ đi. Với sự tận tụy, hết lòng yêu thương những đứa trẻ ấy, Hiromi đã để lại trong tâm trí những đứa trẻ hình ảnh về một người mẹ đích thực và những kỉ niệm gia đình ấm áp trong quãng thời gian ngắn ngủi sống cùng cô. Tại sao cô lại làm như vậy ? Tại sao lại sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân để đi chăm sóc những đứa trẻ khác không phải con mình ? Tại sao người mẹ ấy tiếp tục làm công việc kỳ lạ là chăm lo cho bao đứa trẻ Nhật Bản mà không mong đợi một tình cảm hồi đáp? Tại sao lại từ bỏ chính cuộc đời mình để làm tất cả những điều tưởng chừng vô nghĩa ấy? Liệu sau bao biến cố xảy ra trong đời, sau những mất mát, tổn thương thì người mẹ ấy có được bù đắp và sống một cuộc đời không còn day dứt ? Sau bao năm chăm hạnh phúc của người mẹ lang thang sẽ đi về đâu? Người mẹ ấy sẽ sống như thế đến khi nào? Người phụ nữ ấy làm tất cả những điều ấy vì cái gì? Bởi điều cô theo đuổi không phải tình yêu, không phải gia đình, cũng không phải sự vĩnh hằng. Câu trả lời dành cho bạn khi đọc đến cuối trang sách tuyệt vời này! “Mẹ không phải là một người chỉ làm việc nhà”

Lâu lắm rồi tôi mới lại tiếp tục quay lại việc review một cuốn sách. Đây là cuốn sách cuối cùng tôi đọc trước khi quay trở lại quá trình ôn thi đại học sắp tới. Viết gì bây giờ nhỉ? Một cuốn sách hay về mẹ. Ngay từ cái tựa đề cũng đã bao quát sâu sắc nội dung chính của truyện rồi. Tưởng chừng là một câu chuyện hiếm thấy trong cuộc sống thật, nhưng cách viết của Harada lại khiến tôi cảm thấy nó khá chân thực. Cốt truyện của văn học Nhật chưa bao giờ khiến tôi thất vọng. Có một điều gì đó luôn cuốn hút và có nét rất riêng trong mỗi cuốn sách của tác giả người Nhật. Nó khác hẳn những câu chuyện ngôn tình với nhiều mô típ trùng lặp mà tôi đọc cách đây vài năm. Tôi đang cố nhớ về những người mẹ trong những câu chuyện mà mình từng đọc qua, nhưng trong đầu chẳng có tí ấn tượng nào cả. Hiromi thật sự là một người mẹ kỳ lạ. Trong suốt hành trình làm mẹ lang thang của Hiromi, tôi đã đếm lại được sáu ngôi nhà cô từng đi qua và chăm sóc cho lũ trẻ. Thêm một lần thực sự yêu và sinh ra đứa con của chính mình. Hình thức kể chuyện ban đầu có thể hơi khó hiểu, nhưng càng đọc càng về cuối sẽ hiểu ngay thôi. Đó là cách kể đan xen câu chuyện của hai khoảng thời gian khác nhau: 20 năm trước và 20 năm sau. Tất cả đều được kể từ ngôi thứ 3, nhưng mỗi chương truyện lại được kể từ góc nhìn của người đàn ông trong gia đình mà Hiromi đến tại thời điểm 20 năm trước. Và xen kẽ vào đó là góc nhìn của cô sinh viên Morisaki Aoi ở thời điểm 20 năm sau. Lý do thật sự mà Hiromi trở thành người mẹ lang thang, phải đọc tới phần kết mới có thể rõ ràng được. Vì mỗi lần kể về hoàn cảnh một gia đình lại xuất hiện thêm vài ba nhân vật mới, nên nhiều lúc tôi cảm thấy mạch truyện không được liền mạch lắm. Nhưng mỗi lúc như vậy, góc nhìn của Aoi lại kéo tôi về thực tại. Hiromi cũng từng yêu. Cô yêu một người mang họ Sakashita, là con trai của một gia đình danh giá. Mẹ chồng cô là cháu gái Bộ trưởng Bộ xây dựng, con gái nghị sĩ, vợ nghị viên hội đồng của tỉnh. Và như một lẽ thường thấy trong tiểu thuyết, cô không được chấp nhận. Hiromi hạ sinh Seinosuke rồi buộc phải để đứa trẻ lại cho gia đình Sakashita, ngây thơ nghĩ rằng để con ở lại con sẽ được hạnh phúc, nhưng cái giá phải đổi chính là việc tên cô bị xóa khỏi mối liên hệ trên giấy tờ với con trai. Nỗi nhớ con và trăn trở của người mẹ bắt đầu từ đây. Tôi sẽ đổi ngôi xưng hô của Hiromi từ “cô” sang “bà” cho phù hợp với cảm nhận của riêng mình. Trong cuộc đời bà, Hiromi đã chăm sóc ba đứa trẻ Momoko, Naosuke và Ryosuke cho Mochizuki Kensuke; bà chăm lo cho Koutarou – đứa con lai Nga Nhật của Tsudajima khi mẹ nó mất và cũng không được mẹ chồng chấp nhận. Koutarou thậm chí phải sống một cuộc sống không được ai biết đến sự tồn tại trừ bố nó và bà nội, cho tới khi Hiromi xuất hiện. Bà đã cứu rỗi cuộc đời của đứa trẻ này, tìm mọi cách để cậu bé được tồn tại và sẵn sàng ra ngoài thế giới ngoài kia. Hiromi đã chăm sóc Manami – con của người đàn ông làng chài Shindou Ikuta. Ngay cả trong tình thế bị lũ siết nợ đuổi đánh, Hiromi vẫn cố vực dậy người đàn ông tên Yukio chạy trốn, tìm tới một nơi mới để Akio, Natsuna và Haruhiko được sống bình yên. Bà cũng đã đi qua nhà của Naitou Nakao và chăm sóc bé Mitsuki. Và một điều bí ẩn nào đó, liệu Hiromi có phải người gây ra vụ tai nạn của Iida Hajime để cứu rỗi cho đứa trẻ Tamotsu khỏi cuộc sống bị bạo hành bởi người cha bạo lực này không? Nỗi lòng của người mẹ không được chăm lo cho đứa con của mình rốt cục lớn tới mức nào để khiến một người phụ nữ chấp nhận, cam tâm và tình nguyện tới những gia đình vắng bóng người phụ nữ, giúp đỡ người đàn ông nuôi nấng và chăm lo cho đứa trẻ không phải con mình đẻ ra? Hiromi không khao khát được yêu thương, bà cũng chẳng cầu một tình yêu ở tuổi này nữa. Thứ bà thiếu là đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Việc đi khắp chốn và chăm sóc những đứa trẻ là cách duy nhất để lấp đầy khoảng trống và nỗi nhớ nhung của Hiromi. Những đứa trẻ bà từng chăm sóc luôn có hoàn cảnh gia đình không bình thường: đứa thì mất mẹ, đứa lại bị cha giấu tiệt trong nhà không cho ra ngoài; đứa lại có người bố mắc bệnh về tâm lý; đứa phải chịu cảnh trốn nợ do người cha gây ra. Dù trong hoàn cảnh nào, Hiromi cũng dùng sự khéo léo, tình thương của mình vực dậy gia đình đó, nuôi dạy chúng từng chút mình bằng sự bao dung và dịu dàng của mình. Có những tình huống tưởng chừng như bà là mẹ đẻ của những đứa trẻ đó chứ không phải là một người phụ nữ lang thang với khát khao được ở bên con nữa. Để đến một ngày, Yuuri – bạn trai của Aoi nhận ra Hiromi là mẹ lang thang năm xưa từng nuôi nấng mình. Lúc này bà đang làm mama ở một quán rượu, sống một mình, hơn 40 tuổi, tính cách vẫn lãnh đạm như vậy, quên đi mọi chuyện ở từng ngôi nhà mình đi qua. Hiromi luôn cho rằng bản thân không xứng đáng được nhận tình cảm và sự kính trọng của những đứa trẻ như Yuuri, bởi những việc bà làm thật ra là sự ích kỉ của riêng bà, chỉ vì bà quá nhớ nhung đứa con của riêng mình mà thôi. Nhưng đối với Yuuri, Minako hay Akio, không có Hiromi thì bọn họ sẽ không có ngày hôm nay.

Đúng như nhan đề, người mẹ lang thang là câu chuyện về Hiromi - một người phụ nữ kỳ lạ. Suốt hơn hai mươi năm tuổi xuân, cô đi đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, sống cùng nhiều gia đình với vai trò một người mẹ, chăm sóc nhiều đứa trẻ, lang thang không chốn về, chẳng nói rõ lý do.Cô là người mẹ tốt, nhưng đồng thời cũng là người tàn nhẫn nhất. Dùng bản thân đánh đổi lấy việc được chung sống với những đứa nhỏ. Lựa chọn những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, và đều thiếu vắng người mẹ, sự xuất hiện của cô đối với những đứa trẻ, có lẽ giống như một vị cứu tinh, và chúng coi cô là "mẹ" thực sự. Dùng trái tim đón nhận cô, nhưng rồi đến một thời điểm, cô lại rời đi.Dường như ở Hiromi tồn tại bản năng của người mẹ, tính cách cô dịu dàng, mềm mại, cô lo lắng từng bữa ăn, tính cách, tâm sinh lý của chúng. Không nói rõ về những hành động chăm sóc, nhưng từ sự ỷ lại của những đứa trẻ đối với cô, có thể nói, cô dùng cả trái tim để bao dung chúng.Và Hiromi là một người mang đầy những bí mật: tại sao cô lại tốt đến vậy? Tại sao cô phải bỏ đi, mà không phải là ở lại chăm sóc những đứa trẻ đến hết cuộc đời? "Người mẹ lang thang" có lẽ đã nói đúng chính xác cuộc sống của cô, cô đáng khâm phục: đi khắp nơi, tự nuôi thân, dù cho công việc chẳng mấy huy hoàng, sống với những nghĩa cử tốt đẹp.Lối viết song song giữa những câu chuyện từ nhiều nhân vật khác nhau, đã xây dựng lên một Hiromi hoàn thiện trong mắt độc giả, quá khứ, hiện tai được lồng ghép, và một phần tương lai cũng được hé lộ, cái kết mở để lại cho ta một khoảng để ta tự bổ sung: Hiromi đi tiếp, hay Hiromi nghỉ lại...Câu nói rằng mẹ không phải chỉ là người làm việc nhà đâu, dường như đã chạm đến trái tim của tôi. Có người từng nói với tôi rằng: ta mải mê nói những điều hoa mỹ, cao cả, nhưng lại chẳng biết quý trọng những gì đơn giản của cuộc sống, vì ta không hiểu, chưa từng mất đi. Phải chịu cảnh thiếu thốn tình mẹ như những người con nuôi của cô mới hiểu được tình cảm ấy thiêng liêng tới mức nào. Phải rồi, mẹ không phải là người làm việc nhà, mà là người đem đến cho chúng tình cảm, là người chở che, bao bọc những đứa con của mình.Dù con khôn lớn, nhưng mẹ thì vẫn là mẹ, và vĩnh viễn là mẹ, lớn đến đâu, thì những đứa con của mẹ Hiromi vẫn luôn tìm được cảm giác bình yên khi gặp được mẹ.Nhẹ nhàng, sâu lắng, và đầy tình cảm...Điểm: 8/10

Cuốn sách Người mẹ Lang Thang của Hika Harada là một cuốn sách cảm động về một người phụ nữ một mình đem lại hơi ấm tình thương cho biết bao đứa trẻ Nhật Bản. Nhưng cùng với đó, cuốn sách đã thuật lại 1 phần hành trình của Hiromi - bà mẹ quốc dân của chúng ta - người đã bỏ lại đằng sau quá khứ đầy đau khổ để đi tìm lẽ sống cho chính mìnhBản thân mình nghĩ cuốn sách này không phải là xuất xắc nhất nhưng nó cũng để lại nhiều những thông điệp ngầm mang giá trị sâu xa hơn cả những nhận thức thông thường về gia đình nói chung và vai trò của mẹ nói riêng. Và đằng sau đó là vẻ đẹp nhân vật chính của chúng ta - Hiromi. Những tưởng bản thân đã có cuộc sống hạnh phúc với chồn g và đứa con trai, nhưng áp lực khủng khiếp từ bà mẹ chồng khiến cô phải bỏ đi trong dang dở. Thế nên, từ đó, cô quyết định trở thành "bà mẹ lang thang" - đi tìm những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh để trao cho chúng tình thương mà chúng đáng lẽ phải nhận được, như để chuộc lại lỗi lầm của mình ngày nào đã bỏ mặc con mà đi. Trong suốt cuộc hành trình của mình, Hiromi trao đi rất nhiều, nhưng cô chưa bao giờ cảm giác được nhận lại. Sau hơn chục năm, Hiromi dần bỏ cuộc và quyết định sống một cuộc đời "vô hồn", cho đến khi những "đứa con" của bà quay trở lại, đặc biệt là Yuuri, người có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định gặp đứa con ruột của bà. Đến cuối cùng, Hiromi chọn cách rời bỏ tất cả, cốt để làm lại cuộc sống. Nhưng không, sự xuất hiện của Kensuke khiến bà nhận ra mình vẫn còn khao khát được yêu thương đến nhường nào. Cả câu chuyện xoay quanh sự tồn tại kì bí "thoắt ẩn, thoắt hiện" của Hiromi. Một sự tồn tại kỳ diệu có thể hàn gắn biết bao xúc cảm (Akio và Minako), nhưng chính vì thế đó là sự tồn tại phá vỡ quy luật thông thường nên không thể nào chấp nhận được (bố mẹ Aoi và Makise) . Nhưng suy cho cùng, Hiromi cũng chỉ là một con người, một người phụ nữ bình thường sống dằn vặt với quá khứ và cố bước từng bướ c tới tương lai để được thay đổi và được công nhận.